Đề Kiểm Tra Chất Lượng Học Kì 1 Môn Ngữ Văn 10
Có thể bạn quan tâm
Bộ đề kiểm tra học kì môn Ngữ văn khối 10. Đọc hiểu Con lừa và người nông dân, Nghị luận xã hội Thử thách trong cuộc sống, hình ảnh người phụ nữ qua bài ca dao
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Năm học 2016 – 2017
Môn: Ngữ Văn 10
(Thời gian làm bài: 90 phút)
MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA – Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 10 (Chương trình cơ bản). – Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu,vận dụng các đơn vị tri thức: + Kiến thức về tiếng việt và làm văn: Nhân vật giao tiếp và nội dung giao tiếp; Phương thức biểu đạt. + Kiến thức văn học : Trữ tình dân gian ( ca dao hài hước) + Kĩ năng tạo lập văn bản: Tạo lập một đoạn văn; một bài văn nghị luận. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng số | |
Thấp | Cao | ||||
I.Đọc– hiểu: | 1. Nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản. 2. Xác định được yếu tố miêu tả trong đoạn văn. 3. Xác định nội dung của văn bản | ||||
Số câu Số điểm Tỷ lệ | 3 30 30% | 3 3,0 30% | |||
II. Làm văn: NLXH | -Giới thiệu vấn đề cần viết trong đoạn văn: thử thách trong cuộc sống | -Thế nào là thử thách? -Cách mỗi người vượt qua thử thách. Vai trò của những thử thách trong tôi luyện con người | -Liên hệ với bản thân mình | ||
Số câu Số điểm Tỷ lệ | 0,5 5% | 1 10% | 0,5 5% | 1 2 20% | |
III.Làm văn NLVH | – Nhận biết được nhân vật trữ tình (người phụ nữ) qua bài ca dao than thân. – Giới thiệu về hình tượng người phụ nữ qua bài ca dao. -Nhận biết được những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao. | – Hiểu được các nội dung + Vẻ đẹp và ý thức về vẻ đẹp của người phụ nữ + Ý thức về thân phận của người phụ nữ – Vai trò của các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ… trong việc diễn tả nội dung | – Dựa vào nội dung phân tích đưa ra nhận xét, suy nghĩ của bản thân về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến – Lấy dẫn chứng từ một số ngữ liệu khác để bàn luận, so sánh, mở rộng | – Liên hệ với người phụ nữ trong xã hội hiện đại: dám khẳng định vị trí và tài năng, cống hiến tài năng cho xã hội. | |
Số điểm Tỷ lệ | 1,5 15% | 2 20% | 1 10% | 0,5 5% | 1 5,0 50% |
Tổng số câu: Số điểm Tỷ lệ | 5,0 50% | 3,0 30% | 1,0 10% | 1,0 10% | 5 10 100% |
BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học 2016-2017
Môn: Ngữ Văn 10
(Thời gian làm bài:90 phút)
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Cho ngữ liệu sau: CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình Họ xúc đât đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. Câu 1 ( 1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? Câu 2 ( 1 điểm): Chỉ ra yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn sau: Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. Câu 3 ( 1 điểm): Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là gì? Phần 2: Làm văn(7 điểm) Câu 1 ( 2 điểm): Qua ngữ liệu phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn không quá 10 câu về: Thử thách trong cuộc sống Câu 2 ( 5 điểm): Phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài ca dao sau:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai.”
( Bài số 1 – Ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa, Ngữ văn 10, tập 1, NXBGD 2006)) —————– Hết ———— XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 1, Hướng dẫn chung: – Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. – Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. 2, Đáp án và biểu điểm:
Câu | Nội dung | Điểm |
I. Đọc hiểu | a. Yêu cầu về kĩ năng: – Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản. – Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: | |
1 | Văn bản sử dụng phương thức tự sự. | 01 |
2 | Yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn trích trên: + lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên + đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao + lóc cóc chạy | 01 |
3 | Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa: – Người nông dân nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc – Con lừa khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình lên khỏi giếng. | 01 |
II Làm văn Nghị luận xã hội | a. Yêu cầu về kĩ năng: – Biết cách viết đoạn văn. – Vận dụng được các thao tác nghị luận. – Diễn đạt ngắn gọn, chặt chẽ, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và đặt câu. – Có những cách viết sáng tạo. b. Yêu cầu về kiến thức: | |
Đoạn văn cần đạt được những ý sau: * Giới thiệu vấn đề cần viết trong đoạn văn: thử thách trong cuộc sống *Thế nào là thử thách? *Cách mỗi người vượt qua thử thách. Vai trò của những thử thách trong tôi luyện con người *Liên hệ với bản thân mình | 0,5 0,5 0,5 0,5 | |
Nghị luận văn học | *Giới thiệu: Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong bài ca dao:Ý thức được vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm, đồng thời ý thức được thân phận của mình trong xã hội cũ * Triển khai: – Người phụ nữ tự ý thức về vẻ đẹp của bản thân: + Môtip thân em : quen thuộc. ( phù hợp với cảm nhận về thân phận bé nhỏ, hẩm hiu) + Thủ pháp so sánh: Thân em – tấm lụa đào + Hình ảnh ẩn dụ: Tấm lụa đào(đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa nhẹ, mềm và mát, lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý) =>Người phụ nữ tự ý thức được vẻ đẹp của bản thân. Đó là vẻ đẹp ngoại hình: đẹp đẽ , mềm mại, rực rỡ, tươi trẻ và vẻ đẹp nhân phẩm: đáng quý, đáng trân trọng.Tiếng thở dài than thân xen lẫn niềm tự hào, sự kiêu hãnh kín đáo về sắc đẹp cũng như phẩm hạnh của người con gái. – Ý thức về thân phận: + Hình ảnh ẩn dụ: Chợ ( Nơi ồn ào, xô bồ , nơi ngã giá, mặc cả. Giá trị và vẻ đẹp của con người trở thành một món hàng trao tay) + Từ láy: phất phơ ( chông chênh, không có gì đảm bảo) + Cụm từ nghi vấn: biết vào tay ai ( như câu hỏi chua xót, lo lắng, băn khoăn về tương lai vô định phía trước.) => Người phụ nữ trong xã hội xưa không tự định đoạt được số phận của mình. Cuộc đời họ lênh đênh, chìm nổi giữa “chợ đời” ồn ào, xô bồ. – Nỗi đau xót của nhân vật trữ tình trong lời than thân chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi băn khoăn lo lắng về thân phận lại ập đến ngay với họ. – Có rất nhiều bài ca dao có cùng môtip “thân em” trong chùm ca dao than thân. Nhân vật trữ tình thường là người phụ nữ trong xã hội bất công. ” Thân em như miếng cau khô…”, ” Thân em như hạt mưa rào…”. Nguồn cảm hứng và cách thức thể hiện này còn được lắp lại trong một số tác phẩm văn học viết. *Kết thúc : Liên hệ với người phụ nữ trong xã hội hiện đại: dám khẳng định vị trí và tài năng, cống hiến tài năng cho xã hội. ( Hoặc đánh giá vấn đề nghị luận, liên hệ thực tế cuộc sống, bản thân) | 0,5 1 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 |
Lưu ý: Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cần trên, có thể còn mắc một số lỗi diễn đạt Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cần trên, có thể còn mắc một số lỗi diễn đạt Điểm 2-3:Đáp được một phần các yêu cần trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. Điểm 1: Không đáp ứng được các yêu cần trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt,chính tả. Điểm 0: Không làm bài. ………..Hết…………. Xem thêm :
- Đề thi học kì môn văn lớp 10
- Tuyển tập những đề thi về những bài ca dao đã học : Ca dao
Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản Một Ngày Nọ Con Lừa
-
Một Ngày Nọ, Có Một Con Lừa Của Người Nông Dân Bị Rơi Xuống đáy ...
-
Đề Kiểm Tra 1 Tiết Văn Lớp 11 Học Kì 2 Có đáp án (4 đề)
-
Một Ngày Nọ, Con Lừa Của Một ông Chủ Trang Trại Sẩy Chân Rơi Xuống ...
-
Đề Thi Học Kì 2 Văn 11 Có đáp án - Đề 11 - Toploigiai
-
Đọc Văn Bản Sau: CON LỪA VÀ CÁI GIẾNG Một ...
-
CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN Một Ngày ...
-
Đáp án đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn 2019 Nam Định
-
118 Công Phá đề 2019 Ngữ Văn đề 22 File Word Có Lời Giải Chi Tiết ...
-
Đọc đoạn Văn Bản Sau Và Trả Lời Các Câu Hỏi - Ngữ Văn Lớp 6
-
Đề Số 11 - Đề Kiểm Tra Học Kì 1 - Ngữ Văn 10
-
Chỉ Ra Phép Liên Kết Câu Trong 2 Câu Sau "1 Ngày Nọ, Con Lừa ... - Hoc24
-
Các đề Luyện Thi Cuối Kì Môn Ngữ Văn Năm 2019 Theo Chuẩn
-
Bộ ĐỀ ĐỀ : Đọc Văn Bản Sau Và Thực Hiện Các Yêu Cầu Từ Câu đến ...
-
Đề Số 11 - Đề Kiểm Tra Học Kì 1 - Ngữ Văn 10