Đề Kiểm Tra Học Kì 2 (Đề Thi Học Kì 2) – Tiếng Việt 4 - Học Tốt
Có thể bạn quan tâm
Đề bài
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)
2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)
3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)
4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)
5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)
6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)
7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)
8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...
Theo Băng Sơn
1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (0.5 điểm)
A. Do cây xanh tốt quanh năm.
B. Do những cô tiên không bao giờ già.
C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.
D. Do thầy giáo chăm sóc tốt.
2. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? (0.5 điểm)
A. Mùi thơm mát của sương đêm.
B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
C. Mùi thơm của một loại bánh
D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành
3. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0.5 điểm)
A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên
B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên
C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà.
4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0.5 điểm)
A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc.
B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.
C. Tưởng như nếp sống của thầy.
D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.
5. Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? (1.0 điểm)
6. Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen”? (0.5 điểm)
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ mục đích
7. Câu “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là kiểu câu gì? (0.5 điểm)
A. Câu kể “Ai làm gì?”
B. Câu kể “Ai là gì?”
C. Câu kể “Ai thế nào?”
D. Câu cảm
8. Theo em, nội dung chính của bài văn là gì? (1.0 điểm)
9. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết. (1.0 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Trích: Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - trang 102)
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy tả một loài cây mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết
A. KIỂM TRA ĐỌC
I/ Đọc thành tiếng
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu
1. (0.5 điểm) C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.
2. (0.5 điểm) B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
3. (0.5 điểm) B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên
4. (0.5 điểm) D.Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.
5. (1.0 điểm) Tác giả đã quan sát cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo bằng những giác quan: Thị giác (màu sắc của hoa), khứu giác (hương thơm của hoa)
6. (0.5 điểm) A.Trạng ngữ chỉ thời gian - (Sáng sáng)
7. (0.5 điểm) C.Câu kể “Ai thế nào?”
8. (1.0 điểm) Nội dung chính của bài văn đó là: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.
9. (1.0 điểm) Chuyển thành câu cảm: Chao ôi, cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị và tinh khiết quá!
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)
A. Mở bài (0.75 điểm)
Giới thiệu về mà mình yêu thích.
B. Thân bài (2.5 điểm)
a. Tả bao quát
- Hình dáng: to hay bé, hình dáng ra sao?
- Chiều cao: ước chừng chiều cao của cây
- Thân cây: có màu gì? nhẵn bóng hay sần sùi?
b. Tả chi tiết
- Gốc bàng: to hay nhỏ?
- Rễ cây: Trồi lên hay đâm sâu vào lòng đất?
- Lá: Hình dạng ra sao? Có màu gì? Mùa sắc lá có thay đổi theo mùa không?
- Quả: Có hình dáng ra sao? Màu sắc như thế nào? Thường có vào mùa gì?
....
C. Kết bài (0.75 điểm)
Cảm nghĩ của em về cây mà em yêu thích
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài văn tham khảo (tả cây bàng)
Trong sân trường của chúng tôi có rất nhiều loại cây xòe tán rộng che bóng mát như bằng lăng, phượng vĩ,.... Mỗi loài cây một dáng, một sắc, một vẻ điểm tô cho ngôi trường nhưng cây bàng vẫn luôn ghi một dấu ấn vô cùng khó phai trong lòng tôi.
Cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Nhìn từ xa thật giống một chiếc ô màu xanh khổng lồ. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Cây bàng đã trải qua biết bao năm tháng nắng mưa, dấu vết của thời gian đều hằn in trên thân cây bàng.
Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.
Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.
Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Biết bao lần cùng nhau học tập,vui chơi cũng dưới gốc cây. Cây bàng như là chứng nhân cho những năm tháng học tập dưới mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sững sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời ngây ngô.
HocTot.Nam.Name.Vn
Từ khóa » Hoa đang Nở Rộ Có Mấy Danh Từ
-
Soạn Bài : Cụm Danh Từ
-
Đặt Câu Với Từ "nở Rộ"
-
NHỮNG BÔNG HOA ĐANG NỞ RỘ Tiếng Anh Là Gì - Tr-ex
-
NỞ HOA - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Bài 11: Cụm Danh Từ - Soạn Văn Lớp 6 - Tập 1
-
Đề Bài Số 28 - Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Tiếng Việt Lớp 5
-
Đề Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 3 - Đề 6 - Tìm đáp án
-
Đề Thi Tiếng Việt Lớp 5 Học Kì 2 Trường TH Nam Thành Năm 2016 Có ...