Để Làm Nhượng Quyền Thương Mại Thành Công - Luật Việt Tín

Chuyển đến nội dung

Ý thức của mọi người về kinh doanh nhượng quyền đã có sự thay đổi rõ rệt. Trước đây khi được hỏi về khái niệm nhượng quyền thương mại thì nhiều người ngỡ ngàng nhưng bây giờ rất nhiều doanh nghiệp biết đến khái niệm này. Kinh doanh nhượng quyền đang phát triển ở Việt Nam và theo dự đoán trong những năm tới hoạt động này sẽ rất nhộn nhịp. Từ nửa đầu năm nay, các công ty nước ngoài âm thầm vào Việt Nam để tìm hiểu về thị trường kinh doanh nhượng quyền. Dự đoán trong năm tới các đại gia trong lĩnh vực này như McDonald, Pizza Hut, Seven-Eleven… sẽ xuất hiện. “Xa lộ” nhượng quyền là con đường tốt nhất để những thương hiệu xa xôi đến được nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

Vậy tại sao Việt Nam lại không thông qua xa lộ này để xâm nhập thị trường nước ngoài. Vậy tại sao cần kinh doanh nhượng quyền? Lý do chính là để chia sẻ rủi ro và gánh nặng về quản lý khi một doanh nghiệp nào đó muốn bành trướng thương hiệu ra nhiều thị trường.

Một doanh nghiệp khi phát triển thương hiệu thường đặt ra những câu hỏi như nên tự đầu tư hay hợp tác? Nếu tự đầu tư thì lãi được hưởng hết, nhưng lỗ doanh nghiệp cũng phải chịu hết, song khi hợp tác thì lãi, lỗ được san sẻ cho nhau trong khi khả năng vốn của doanh nghiệp thì luôn hữu hạn.

Để làm nhượng quyền thương mại thành công

>> Nhượng quyền thương mại là gì? >> Dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương mại

Lấy ví dụ với Phở 24, thương hiệu này đã được phát triển rất tốt bằng hình thức nhượng quyền. Phở 24 dự kiến sẽ có mặt tại Tokyo vào tháng 3/2007. Nếu không thông qua hình thức nhượng quyền việc có mặt tại thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới như Tokyo đối với Phở 24 sẽ rất khó khăn, chẳng hạn như việc tìm kiếm và thuê mặt bằng, tuyển dụng lao động… và để mở một cửa hàng tại thành phố này phải cần đến nửa triệu USD. Không chỉ ở Nhật, Phở 24 còn có kế hoạch mở cửa hàng tại Mỹ, Trung Quốc… theo hình thức nhượng quyền.

Phát triển nhượng quyền không chỉ có lợi cho doanh nghiệp như thu phí chuyển quyền, nhân rộng thương hiệu…, mà còn cho cả nền kinh tế vì thông qua đó nhiều sản phẩm của Việt Nam được tiêu thụ trong nước và ở nước ngoài nhờ những hợp đồng ràng buộc sử dụng nguyên phụ liệu Việt Nam.

Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong lĩnh vực này. Theo Mark Siebert, một chuyên gia tư vấn kinh doanh nhượng quyền của Entrepreneur, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành của iFrancise Group Inc., một công ty tư vấn giúp các doanh nghiệp đánh giá tiềm năng về kinh doanh nhượng quyền, phát triển và hoàn thiện các hệ thống nhượng quyền hiện đại, để làm nhượng quyền thành công cần phải có những yếu tố sau đây:

1. Ý tưởng kinh doanh độc đáo: Một franchisor không thể thành công nếu đi theo bước chân của những người khác. Một ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang nét đặc thù riêng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của một hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Nhưng điều đó không có nghĩa là ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp phải là ý tưởng đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Tính độc đáo có thể chỉ đơn giản là một công thức chế biến mới, cung cách phục vụ mới, chiến dịch tiếp thị mới, làm mới một sản phẩm hay dịch vụ cũ…Điều quan trọng là ý tưởng đó phải giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí trên thị trường mà các đối thủ cạnh tranh khác khó thể theo kịp.

2. Ý tưởng phái có tính khả thi: Dù ý tưởng có độc đáo đến đâu, doanh nghiệp làm kinh doanh nhượng quyền cũng khó thành công nếu khôgn có tính khả thi, được hiểu là ý tưởng kinh doanh tạo ra lợi nhuận thật sự cho doanh nghiệp. Không ai muốn mua lại một ý tưởng kinh doanh hay quyền sử dụng thương hiệu (tức trở thành các franchisee) nếu họ phải bỏ ra quá nhiều vốn đầu tư ban đầu nhưng lợi nhuận thu được không là bao. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của doanh nghiệp làm nhượng quyền khi muốn mở rộng thêm nhiều chi nhánh nhượng quyền là phải nghĩ ra những cách để giảm vốn đầu tư ban đầu cho các chi nhánh này.

3. Bắt đầu bằng một kế hoạch: Thành công của kinh doanh nhượng quyền không đến một cách tình cờ mà đòi hỏi doanh nghiệp phải có một kế hoạch xuyên suốt ngay từ đầu. Việc lên kế hoạch phải bắt đầu bằng việc tìm hiểu bức tranh tổng thể về cạnh tranh và những đối thủ cạnh tranh gần nhất của doanh nghiệp. Dù cho ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp có độc đáo đến mấy, doanh nghiệp cũng phải có một số đối thủ cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu xem các chi nhánh nhượng quyền đánh giá mình như thế nào khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.

4. Xây dựng một giá trị: Để trở thành một McDonald’s thứ hai, doanh nghiệp làm kinh doanh nhượng quyền cần phải xây dựng được một giá trị mạnh. Các tập đoàn kinh doanh nhượng quyền lớn đã tồn tại lâu năm thường xây dựng được những nhãn hiệu rất có giá trị và phải mất nhiều năm đầu tư quảng bá. Các tổ chức kinh doanh nhượng quyền mới hơn, do đang sở hữu các nhãn hiệu chưa được nổi tiếng bằng, cần tập trung vào những yếu tố khác tạo ra giá trị như: nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hậu cần…

5. Một kế hoạch tiếp thị: Tương tự như trường hợp một doanh nghiệp cần thu hút vốn đầu tư bằng việc bán cổ phiếu, các doanh nghiệp làm nhượng quyền cũng cần phải đầu tư cho các hoạt động quảng cáo, PR (quan hệ công chúng) một cách chuyên nghiệp để thu hút các chi nhánh nhượng quyền.

6. “Chọn mặt gửi vàng”: Không phải ai cũng có thể trở thành một chi nhánh nhượng quyền. Toàn bộ hệ thống các cơ sở kinh doanh theo hình thức nhượng quyền sẽ bị thất bại nếu các chi nhánh nhượng quyền không có khả năng vận hành một doanh nghiệp sinh lợi và đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cũng như những trải nghiệm tích cực về dịch vụ có giá trị. Khả năng tài chính vững mạnh là một trong những tiêu chuẩn để chọn một chi nhánh nhượng quyền. Bên cạnh đó, một chi nhánh nhượng quyền cũng cần phải hội đủ những yêu cầu khác như sự đam mê, tình cảm dành cho nhãn hiệu mà mình muốn kinh doanh, khả năng lãnh đạo, tác nghiệp tốt…

7. Xem quản lý chất lượng về công việc quan trọng nhất: Khi đã chọn ra được các chi nhánh nhượng quyền, một trong những điều thử thách nhất, quyết định đến sự tăng trưởng nhanh chóng của một hệ thống nhượng quyền là việc quản lý chất lượng. Hệ thống franchse sẽ không thể phát triển nếu các chi nhánh nhượng quyền khác nhau đem đến cho khách hàng những sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng không giống nhau. Để tạo ra chất lượng đồng nhất, doanh nghiệp cần phải lập ra các nguyên tắc, quy trình làm việc chuẩn và phổ biến chúng đến tất cả các chi nhánh nhượng quyền. Bên cạnh đó, nên thường xuyên đào tạo cho các chi nhánh nhượng quyền về việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình làm việc này.

8. Vốn liếng: Làm nhượng quyền đòi hỏi không cần phải có quá nhiều vốn đầu tư nhưng điều đó không có nghĩa là có thể xem nhẹ yếu tố này, nhất là khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động.

9. Một đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm: Công việc chính của một tổ chức nhượng quyền là bán quyền sử dụng nhãn hiệu, các bí quyết, quy trình kinh doanh và hỗ trợ các chi nhánh nhượng quyền. Nếu không có được một đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, doanh nghiệp khó có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi hệ thống nhương quyền đang được mở rộng quá nhanh.

10. Các kế hoạch dự phòng cho những thay đổi trên thị trường: Để đảm bảo cho sự thànhcông lâu dài, doanh nghiệp cần phải dự báo tình hình cạnh tranh trên thị trường trong tương lai, đặt ra câu hỏi ai sẽ là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai và chuẩn bị trước các rào cản để ngăn chặn sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh này. Một trong những rào cản chắc chắn nhất là một nhãn hiệu mạnh. Hoặc đó có thể là một bằng phát minh cho ý tưởng độc đáo của doanh nghiệp. Nên nhớ rằng ngay cả McDonald’s cũng không thể trở thành McDonald’s như hiện nay sau một đêm mà đó là kết quả của một quá trình vượt lên các đối thủ cạnh tranh từng ngày, từng năm để đáp ứng những thay đổi không ngừng của thị trường.Tuy nhiên, phát triển kinh doanh nhương quyền không phải không gặp khó khăn và thách thức. Đó là những khó khăn như kiểm soát, quản trị đối tác, nguồn hàng cung cấp, nhân sự chuyên trách và bảo hộ thương hiệu.Nếu vướng phải những điều sau đây thì nên cân nhắc việc trở thành một chi nhánh nhượng quyền:

1. Không biết chắc khả năng sinh lợi.

Đa số các doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu (franchiser) thường không cung cấp đầy đủ thông tin cho các chi nhánh nhượng quyền về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà các chi nhánh nhượng quyền mua lại. Điều này làm cho các chi nhánh nhượng quyền không đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư. Ngay cả khi các chi nhánh nhượng quyền cung cấp thông tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì họ cũng chỉ cung cấp các số liệu không mấy hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả thật sự của việc đầu tư.

2. Chi phí ban đầu quá cao.

Trước khi mở ra một doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền, các chi nhánh nhượng quyền thường trả một loại phí nhượng quyền ban đầu và nó không được hoàn lại. Ngoài loại phí này, có thể các chi nhánh nhượng quyền còn phải mất nhiều loại phí khác để vận hành doanh nghiệp mới thành lập như mua sắm các máy móc, thiết bị, hàng trữ sẵn trong kho. Những chi phí đó có thể lên rất cao và doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền đó có khi phải mất mấy năm mới khấu hao hết.

3. Có quá nhiều chi nhánh nhượng quyền khác ở gần địa bàn doanh nghiệp.

Việc này thường rất xảy ra khi tổ chức nhượng quyền bán lại quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho quá nhiều doanh nghiệp trong cùng một thị trường hẹp, chẳng hạn trên một con phố ngắn có quá nhiều tiệm McDonald’s.

4. Quyền lợi của doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền theo pháp luật không được bảo vệ.

Khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, những tổ chức nhượng quyền thường loại bỏ các quyền lợi mà lẽ ra các chi nhánh nhượng quyền phải được hưởng theo luật pháp hiện hành của địa phương.

5. Bị hạn chế sự tự do. 

Khi tham gia một hệ thống kinh doanh nhượng quyền, doanh nghiệp không chỉ mua lại quyền sử dụng tên, nhãn hiệu của tổ chức nhượng quyền mà còn mua cả phương án kinh doanh. Kết quả là các tổ chức nhượng quyền thường áp đặt giá cả, cách bài trí, thiết kế lên các chi nhánh nhượng quyền, làm hạn chế sự tự do của các chi nhánh nhượng quyền trong việc vận hành doanh nghiệp. Tất nhiên những quy định này nhằm tạo ra bộ mặt nhất quán cho doanh nghiệp chi nhánh nhượng quyền, nhưng nó có thể kiềm hãm sự phát triển của những doanh nhân năng động, có khả năng vận hành doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền hiệu quả hơn nếu họ được làm theo cách riêng của mình.

6. Tiền sử dụng nhãn hiệu (royalty) quá cao. 

Các chi nhánh nhượng quyền thường phải trả tiền sử dụng hàng tháng cho tổ chức nhương quyền dựa trên một tỷ lệ phần trăm của doanh số bán. Số tiền này nếu quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận của các chi nhánh nhượng quyền.

7. Bị lệ thuộc vào các nguồn cung cấp. 

Trong nhiều trường hợp, tổ chức nhượng quyền thường chỉ định các chi nhánh nhượng quyền phải mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ của một số nhà cung cấp nào đó. Lý do mà họ đưa ra là nhằm đảm bảo chất lượng đồng nhất. Doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền sẽ bị thiệt thòi nếu các nhà cung cấp vì lý do nào đó tăng giá bán quá cao.

8. Bị các hạn chế về cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng. 

Sau một số năm làm chi nhánh nhượng quyền, chủ các chi nhánh nhượng quyền cảm thấy rằng họ có thể tự mở ra một doanh nghiệp tương tự và làm việc hiệu quả hơn (chất lượng cao hơn, giá cả thấp hơn), nhưng họ thường không được phép làm điều này vì đã bị khống chế trong các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu. Khi tham gia một hệ thống nhượng quyền, các doanh nhân có thể tình tự hạn chế các cơ hội kinh doanh của mình trong nhiều năm sau khi kết thúc hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

9. Chi phí quảng cáo quá nhiều. 

Nhiều chi nhánh nhượng quyền buộc phải đóng góp thường xuyên vào ngân quỹ quảng cáo cho tổ chức nhượng quyền, trong khi các tổ chức nhượng quyền được toàn quyền quyết định việc quản lý, sử dụng ngân quỹ này.

10. Điều kiện chấm dứt hợp đồng không công bằng. 

Khi chi nhánh nhượng quyền có những vi phạm tuy nhỏ như đóng tiền royalty không đúng hạn hay vi phạm các trình tự, quy tắc hoạt động theo các chuẩn mực mà các tổ chức nhượng quyền đưa ra, các tổ chức này có thể chấm dứt ngay hợp đồng, làm cho chủ các chi nhánh nhượng quyền bị mất trắng khỏan tiền đầu tư của mình.

Subscribe Nhận thông báo khi có bình luận mới khi có người phản hồi Tôi cho phép sử dụng địa chỉ email của mình và gửi thông báo về các bình luận và trả lời mới (bạn có thể hủy đăng ký bất kỳ lúc nào). guest Label {} [+] Tên của bạn* Địa chỉ Email* Tôi đã xem chính sách bình luận guest Label {} [+] Tên của bạn* Địa chỉ Email* Tôi đã xem chính sách bình luận 0 Bình luận cũ nhất mới nhất Inline Feedbacks Xem tất cả bình luận Xem thêm
  • Trang chủ
  • Công Bố Sản Phẩm
    • Công bố mỹ phẩm
    • Công bố thực phẩm
    • Công bố thực phẩm chức năng
    • Công bố hợp quy sản phẩm
    • Công bố sản phẩm bánh kẹo
  • Đăng ký kinh doanh
    • Thành lập công ty
    • Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
    • Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
    • Thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
    • Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh
    • Thay đổi đăng ký kinh doanh
    • Thay đổi tên công ty
    • Thay đổi địa chỉ công ty
    • Thay đổi ngành nghề kinh doanh
    • Thay đổi người đại diện
    • Thay đổi thành viên góp vốn
    • Tăng vốn điều lệ
    • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
    • Giải thể công ty
    • Bảng tra cứu mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
  • Xin giấy phép
    • Sở hữu trí tuệ
    • Con dấu
  • Thông tin pháp luật
Insert

Từ khóa » Nhượng Quyền Xôi Nhất