Để Mỗi Cán Bộ, đảng Viên Thực Sự Là Công Bộc Của Dân Theo Tư ...
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh những gì tốt đẹp, ưu tú nhất của trí tuệ và tư tưởng, tình cảm và đạo đức, nhân cách và lối sống của con người và dân tộc Việt Nam. Một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng của Người là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là công bộc của dân.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, để có những công bộc của dân thực thụ phải bắt đầu bằng việc xây dựng tiêu chuẩn đức và tài cho đội ngũ cán bộ của Đảng, trong đó Người xem đức là gốc, là cái căn bản của người cán bộ cách mạng: “Không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(1). Người thường nói cán bộ, đảng viên phải xứng đáng là công bộc, là đầy tớ trung thành của nhân dân. Quan điểm cán bộ là công bộc của dân của Người thể hiện tư duy hết sức hiện đại về công chức nhà nước trong chế độ dân chủ pháp quyền; mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân.
Trong xu thế hội nhập và phát triển toàn diện đất nước với mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, vấn đề quan trọng là cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp thật sự là những công bộc của nhân dân, phải là những người có đủ phẩm chất và năng lực, đủ đức và đủ tài.
Tuy nhiên, trong thời gian qua không ít cán bộ, đảng viên chưa nhận thức rõ được mục tiêu quan trọng đó, dẫn đến có những biểu hiện không đúng với chuẩn mực đạo đức cách mạng, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, còn hách dịch, cửa quyền, đứng trên dân, chưa làm tròn bổn phận của một người đầy tớ, công bộc của nhân dân.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã thẳng thắn chỉ ra rằng: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc.
Trước tình hình trên, để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự trở thành công bộc của dân trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Một là, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tâm niệm và hành động theo phương châm việc gì lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì hại cho dân, phải hết sức tránh. Trong khi thi hành công vụ, người cán bộ suy nghĩ và hành động theo đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Đối với những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra mà chính sách và pháp luật có sự bất cập, ý kiến nhìn nhận khác nhau, người cán bộ chân chính cần đặt ra và có câu trả lời đúng đắn cho câu hỏi: Lợi ích của dân trong vấn đề này là gì và làm thế nào để mang lại lợi ích cho dân nhất? Khi các phương án được đưa ra khác nhau, tiêu chuẩn để lựa chọn là phương án nào được sự đồng thuận của đông đảo nhân dân hơn cả, đem lại nhiều lợi ích cho dân nhất và phương án đó không trái đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ phải xem người đó có thực sự suy nghĩ và hành động vì dân hay vì lợi ích riêng của bản thân, của một nhóm người.
Hai là, luôn thực hành cần, kiệm, liêm, chính. Mỗi cán bộ theo vị trí, chức trách, môi trường công tác của mình mà cụ thể hóa những phẩm chất ấy thành những yêu cầu thiết thực. Cần là cần mẫn, tận tâm, hăng hái trong mọi công việc, kiên trì thực hiện cho được kế hoạch công tác, không vì khó khăn mà bỏ dở công việc. Kiệm là luôn chú ý tiết kiệm cả sức lực, tiền của của dân; tài chính và vật chất của Nhà nước; thời gian làm việc của bản thân. Liêm là “Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình” . Chính là chính trực; nói và làm chính danh, không lộng quyền, lạm quyền, bảo vệ cái đúng, mạnh dạn đổi mới, đấu tranh với cái xấu…
Ba là, ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực để có cống hiến cao nhất cho nhân dân. Muốn vậy, tất cả cán bộ không nên tự thỏa mãn với trình độ và kinh nghiệm đã có; phải ham học tập, ham tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết, thành thạo một việc và biết nhiều việc, không ngừng nâng cao năng lực công tác, hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có sự năng động, sáng tạo rất cao; mỗi cán bộ phải có sự phấn đấu vượt bậc, cần có ý thức tự giác và sự nỗ lực vươn lên, tiến bộ, trưởng thành, không để mình bị tụt hậu, thoái hóa.
Bốn là, phải yêu dân, tin dân, trọng dân, gần dân, học dân. Có yêu dân, cán bộ mới hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Có tin dân, cán bộ mới tìm mọi cách phát huy sức mạnh trí lực, nhân lực và tài lực của nhân dân. Có trọng dân, cán bộ mới tích cực lắng nghe ý kiến của nhân dân, gặp việc khó phải bàn bạc với dân, kiên quyết đấu tranh với những người vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Có gần dân, cán bộ mới truyền đạt, giảng giải cặn kẽ cho dân về các đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chủ trương của địa phương; mới nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân để đề ra các chủ trương, biện pháp phù hợp.
Có học hỏi dân, cán bộ mới mở mang, làm giàu thêm hiểu biết của mình bằng trí tuệ sáng tạo và kinh nghiệm phong phú của nhân dân. Cách rèn luyện đức tính yêu dân, tin dân, trọng dân, gần dân, học dân theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải luôn khiêm tốn, thật lòng nhớ rằng mọi thành công của mình đều là nhờ công sức của nhân dân, của tập thể, nếu tách rời nhân dân thì cán bộ không tài nào lập được công trạng.
Năm là, nghiêm túc và thường xuyên thực hành tự phê bình và phê bình. Làm cán bộ, nhất là các cán bộ năng nổ, dám nghĩ, dám làm, khó tránh khỏi có sai sót, khuyết điểm. Điều quan trọng là kịp thời nhận rõ khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa trên cơ sở tâm huyết với sự phát triển của đất nước, hạnh phúc của nhân dân. Không can đảm sửa chữa khuyết điểm thì không xứng đáng là cán bộ, là công bộc của dân. Tự mỗi cán bộ nghiêm khắc với thiếu sót, khuyết điểm của mình, cấp trên làm gương trước cho cấp dưới trong tự phê bình, thẳng thắn nhận khuyết điểm và sửa chữa sẽ thúc đẩy phê bình trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; làm cho tự phê bình và phê bình trở nên lành mạnh, loại trừ được các lệch lạc, nội bộ đoàn kết, từng cá nhân và cả tập thể không ngừng tiến bộ.
Trong điều kiện tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đối với cán bộ, đảng viên và thực hiện việc lấy tín nhiệm hằng năm đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nếu từng cán bộ không thật sự nghiêm túc tự phê bình, tiếp thu ý kiến phê bình, kịp thời sửa chữa khuyết điểm, thì có thể khuyết điểm nhỏ sẽ thành khuyết điểm to, sớm muộn sẽ bị bãi miễn bất cứ lúc nào.
1. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.252-253.
Từ khóa » Công Bộc Của Dân Là Gì
-
Công Bộc Là Gì ? Khái Niệm Công Bộc Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh.
-
Công Bộc Là Gì? Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Công Bộc Của Dân?
-
Cán Bộ, đảng Viên Phải Là Công Bộc Của Dân - Tin Tức, đọc Báo, Sự Kiện
-
Chính Phủ Là Công Bộc Của Dân - - Phường Cam Phú
-
Khi Cán Bộ Là Công Bộc Của Dân - Hồ Chí Minh
-
Bài Học “Cán Bộ Là Công Bộc Của Nhân Dân” - Thành ủy TPHCM
-
Chính Quyền Công Bộc Của Dân - Báo Điện Tử Đại Biểu Nhân Dân
-
“Chính Phủ Là Công Bộc Của Dân” - Bộ Tư Pháp
-
Cán Bộ Là Công Bộc Của Dân - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Văn Hóa Công Bộc - Hànộimới
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nhà Nước Của Dân, Do Dân, Vì Dân
-
Công Bộc Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC