Đệ Nhất Kỳ Thôn Bát Quái Trận - Làng Gia Cát, Có Vào Thí ắt Sẽ Có Ra

Là một nhà quân sự, chính trị gia nổi tiếng của nước Thục thời Tam Quốc “Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, được người đời kính trọng. Cho tới ngày nay, hậu duệ của ông vẫn còn sinh sống ở làng Gia Cát, cũng chính là địa điểm mà hành trình sẽ đưa các bạn cùng tới khám phá thông qua những câu hỏi thắc mắc tiêu biểu.

Sự thật thú vị của những lỗ hổng giữa các ngôi nhà cao tầng ở Hồng Kông Sự thật thú vị của những lỗ hổng giữa các ngôi nhà cao tầng ở Hồng Kông

Là một nhà quân sự, chính trị gia nổi tiếng của nước Thục thời Tam Quốc “Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, được người đời kính trọng. Cho tới ngày nay, hậu duệ của ông vẫn còn sinh sống ở làng Gia Cát, cũng chính là địa điểm khám phá Trung Quốc mà Vietsense Travel sẽ đưa các bạn cùng tới khám phá thông qua những câu hỏi thắc mắc tiêu biểu.

1. Vị trí của cổ thôn này nằm ở đâu? Thôn Gia Cát nằm ở mảnh đất Lan Khê, tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc, với diện tích tương đối rộng, đủ để hình thành nên một cổ thôn có hình bát quái.

 

Đệ nhất kỳ thôn bát quái trận - làng Gia Cát, có vào thí ắt sẽ có ra - Ảnh 1

2. Kiệt tác này được xây dựng bởi ai? Cổ thôn được thiết kế và xây dựng vào năm 1340 dưới thời Gia Cát Đại Sư, con cháu đời thứ 27 của Gia Cát Lượng. Thôn được dựng lên từ mô hình “Bát quái trận” được Khổng Minh Gia Cát sử dụng trên chiến trường. Thế nhưng, chúng ta là những người tham quan nên không cần phải tìm hiểu sâu về cấu tạo của các trận đồ, bởi lẽ để học và hiểu về “Thuật bày trận” ước tính cũng phải mất đến nửa đời người, do vậy chúng ta chỉ cần biết rằng “Trận pháp thường được sinh ra từ những vị trí của các vì sao trên trời”.

 

Đệ nhất kỳ thôn bát quái trận - làng Gia Cát, có vào thí ắt sẽ có ra - Ảnh 2

3. Vậy những ai hiện đang sống ở trong đấy, và cuộc sống của họ như thế nào so với lối sống hiện đại bên ngoài? Do sự phát triển của nhân loại ngày càng tăng cao, nên chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới tỉ lệ khoảng 90% người dân trong thôn đều có họ là Gia Cát, cuộc sống của họ rất giản dị mang đậm một sắc của thôn cổ xưa, cho dù đồ dùng hiện đại như phương tiện di chuyển bằng xe máy được hội nhập đưa vào thôn thì cũng không thể nào làm lu mờ được những hình ảnh độc đáo này.

 

Đệ nhất kỳ thôn bát quái trận - làng Gia Cát, có vào thí ắt sẽ có ra - Ảnh 3

4. Kiến trúc bên trong thôn thế nào và có gì để ta khám phá? Là một thôn cổ, hiển nhiên các ngôi nhà bên trong đều có kiến trúc truyền thống, chúng được bố trí theo từng con hẻm lối đi trên nền tảng của hình bát quái. Điều đặc biệt người ta có thể thấy, các ngôi nhà nằm san sát nhau, nhưng cửa chính giữa các nhà bên đường đều không đối diện, bởi lẽ chúng thể hiện cho một tư tưởng “Môn không đăng, hộ không đối”, chính điều này đã tạo nên được sự hài hòa trong tình làng nghĩa xóm, tránh được những cuộc mâu thuẫn cãi vã không đáng có.

 

Đệ nhất kỳ thôn bát quái trận - làng Gia Cát, có vào thí ắt sẽ có ra - Ảnh 4

Giữa thôn còn có một chiếc ao nhỏ, mô phỏng theo hình âm dương, được coi là trung tâm của 8 hướng di chuyển, nó thể hiện cho tính bù trừ hòa hợp, hàng năm tại đây sẽ diễn ra một sự kiện thả đèn lồng Gia Cát. Dạo quanh các lối đi chúng ta còn bắt gặp những nét sinh hoạt truyền thống từ người dân trong thôn, bao gồm cả giặt giũ nấu nướng.

5. Người ta thường nói, xưa kia Khổng Minh Gia Cát am hiểu cả về khí tượng thủy văn, vậy trong thôn có tránh được các điều kiện của tự nhiên hay không? Câu trả lời cũng rất đơn giản, chính vì quân sư hơn người ở chỗ có thể nắm bắt được nguyên lý của tự nhiên nên ông có thể đoán được “Mây nhiều ắt sẽ có mưa, nắng nhiều đương nhiên sẽ phải có gió”. Bởi vậy, cổ thôn nằm trên đất nước Trung Quốc nhưng cũng thuộc hành tinh trái đất nên hiển nhiên vẫn phải chịu các yếu tố về thời tiết. Nhưng đặc biệt ở chỗ, vì được thiết kế theo thuật bát quái nên các ngôi nhà có tường màu trắng và có mái màu đen, nên mỗi khi hứng lấy những tia nắng của mặt trời thì khung cảnh hiện ra cực kỳ ấn tượng.

 

Đệ nhất kỳ thôn bát quái trận - làng Gia Cát, có vào thí ắt sẽ có ra - Ảnh 5

6. Cổ thôn tồn tại bao nhiêu năm rồi, và nó đã được tu sửa lần nào hay chưa? Xét về niên đại thì thôn Gia Cát được tồn tại tới ngày hôm nay cũng khoảng 700 năm lịch sử, bền vững trải qua những biến cố thăng trầm dưới 3 triều đại Nguyên - Minh - Thanh mà không bị ảnh hưởng gì từ các cuộc chiến. Còn về việc tu sửa “Kim loại dù bền cũng bị oxy hóa, giấy đẹp đến mấy cũng bị mục nát về sau”, bởi vậy các kiến trúc bên trong cũng được bảo tồn thường xuyên từ người dân trong thôn.

 

Đệ nhất kỳ thôn bát quái trận - làng Gia Cát, có vào thí ắt sẽ có ra - Ảnh 6

7. Trước đây bát trận đồ còn được sử dụng để bảo vệ phòng thủ, vậy cổ thôn có hệ thống này không? Câu trả lời là có, bởi do cấu tạo quanh co khúc khuỷu từ những lối đi, ngõ cụt nên việc di chuyển bên trong sẽ khá khó khăn. - Với thời quốc chiến, thôn bát quái đã sử dụng những làn khói sương mờ ảnh ảo tạo ra một không gian “Hư hư, thực thực”, khiến cho người ngoài không thể định hướng, chưa kể tiến vào bên trong khói nhiều dày đặc thì ai mà mò được đường. - Với thời ngoài quốc chiến, cũng đã có nhiều tên trộm vặt muốn vào thôn xin ít vật tư, nhưng khổ một nỗi bên trong lại mịt mờ rối tung nên đã khiến chúng không chỉ buông tay mà còn chịu trói.

 

 

Đệ nhất kỳ thôn bát quái trận - làng Gia Cát, có vào thí ắt sẽ có ra - Ảnh 7

8. Thôn Gia Cát bố trí tinh xảo như vậy thì đi vào sẽ không thể ra được à? Câu trả lời rất tế nhị rằng “Đã vào được thì chắc chắn sẽ ra được” chẳng qua là bạn ra bằng cách nào mà thôi.

- Nếu ta đứng từ trên cao nhìn xuống, thì sẽ thấy được tổng thể cả thôn làng với hình bát quái, vậy tại sao không gọi một chuyến cứu hộ từ máy bay đến đón bạn ở trên cao.

- Thời đại công nghệ ngày càng phát triển, định vị GPS đã được sử dụng nhiều, đến điện thoại cũng được sử dụng ở bên trong thôn, thì google map hiển nhiên chúng ta cũng sử dụng được.

- Với trường hợp ngoại lệ, khi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, mưa to gió lớn bão bùng đã làm gián đoạn nghẽn mạng kết nối, khiến bạn không thể sử dụng các dịch vụ truyền thông, thì chính người dân sẽ là những người đưa bạn ra ngoài. Nhưng buồn ở chỗ đang mưa to gió lớn thì thà ở lại 1 đêm tại nhà nghỉ trong thôn, sáng hôm sau mạng thông sóng thoáng, chiếc điện thoại lại định vị ngon lành thì tất yếu chúng ta sẽ lại ra được mà không cần làm phiền đến dân thôn.  

 

 

Đệ nhất kỳ thôn bát quái trận - làng Gia Cát, có vào thí ắt sẽ có ra - Ảnh 8

Nói thật ra, chúng ta là những người tham quan khám phá giống như bao bước chân khác đã từng tới đây, thì việc họ đã đến và cũng đã ra khỏi thôn để trở về là điều bình thường. Nhưng cái quan trọng mà Chương trình Trung Quốc muốn chia sẻ tới các bạn rằng, chúng ta đến để khám phá những thành tựu to lớn của một cổ thôn và những điều huyền diệu từ một vị quân sư lỗi lạc.

 

Từ khóa » Hình ảnh Bát Quái Trận