TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ TOÀN THƯ » MỤC LỤC | NGUYÊN | HANH | LỢI | TRINH HANH TẬP 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐỆ NHỊ TIẾT KHẨU QUYẾT AN THẦN TỔ KHIẾU, HẤP TỤ TIÊN THIÊN 第 二 節 口 訣 : 安 神 祖 竅, 翕 聚 先 天 Nội phụ Pháp Luân tự chuyển, Long Hổ giao cấu nhị pháp 內 附 法 輪 自 轉, 龍 虎 交 媾 二 法 Tổ khiếu xưa nay ít ai biết được. Không được Thầy truyền, thí như bắn bia ban đêm. Tổ Khiếu, đức Lão Tử gọi là Huyền Tẫn chi môn.[1] Ngộ Chân Thiên nói: Yêu đắc Cốc Thần trường bất tử, 要 得 谷 神 長 不 死, Tu bằng Huyền Tẫn lập căn cơ. 須 憑 玄 牝 立 根 基. Nếu muốn Cốc Thần trường bất tử, Phải lập căn cơ trên Huyền Tẫn. Chính vì vậy mà Tử Dương Chân Nhân nói: Tu luyện Kim Đơn toàn tại Huyền Tẫn. Trong bài tựa sách Tứ Bách Tự có viết: Huyền Tẫn Nhất Khiếu, thái thủ[2] tại đó, giao cấu[3] tại đó, phanh luyện[4] tại đó, mộc dục[5] tại đó, ôn dưỡng[6] tại đó, kết thai[7] tại đó, ngay cả đến chuyện Thoát Thai, Thần Hoá,[8] cũng không ngoài khiếu đó. Người tu sĩ muốn tu luyện, phải biết khiếu này. Đạo Kim Đơn chỉ có vậy thôi. Cho nên mới nói: Đắc Nhất, vạn sự tất 得 一 萬 事 畢.[9] Nhưng Đan Kinh thường nói bằng ví dụ, làm cho học giả không biết đường vào. Tiền bối chỉ là: Tiên Thiên chủ nhân, Vạn tượng chủ tể, Thái Cực chi đế, Hỗn Độn chi căn, Chí Thiện chi địa, Ngưng Kết chi sở, Hư Vô chi cốc, Tạo Hoá chi Nguyên, Bất Nhị Pháp Môn, Thậm Thâm Pháp Giới, Qui Căn Khiếu, Phục Mệnh Quan, Trung Hoàng Cung, Hi Di Phủ, Tổng Trì Môn, Cực Lạc Quốc, Hư Không Tạng, Tây Nam Hương, Mậu Kỷ Môn, Chân Nhất Xứ, Huỳnh Bà Xá, Thủ Nhất Đàn, Tịnh Thổ, Tây Phương, Hoàng Trung, Chính Vị, Giá Cá,Thần Thất, Chân Thổ, Huỳnh Đình, trăm nghìn tên khác nhau, khó mà ghi ra hết được. Cái Khiếu này, phải cầu nơi thân: Không phải mồm, Không phải mũi, không phải Tâm, không phải thận, không phải gan, không phải phổi, không phải Tì Vị, không phải Rốn, không phải Vĩ Lư, không phải bàng quang, không phải Cốc đạo, không phải huyệt giữa hai Thận, không phải Huyệt dưới rốn một tấc ba phân, không phải Minh Đường, Nê Hoàn, không phải Quan Nguyên, Khí Hải. Như vậy nó thực sự nằm ở đâu? Thuần Dương Tổ Sư (Lữ Động Tân) nói: Huyền Tẫn, Huyền Tẫn, Chân Huyền Tẫn, 玄 牝 玄 牝 真 玄 牝, Bất tại Tâm hề, bất tại thận. 不 在 心 兮 不 在 腎. Cùng thủ sinh thân thụ khí sơ, 窮 取 生 身 受 氣 初 Mạc quái Thiên Cơ đô tiết tận. 莫 怪 天 機 都 泄 盡. Huyền Tẫn, Huyền Tẫn, Chân Huyền Tẫn, Không phải ở Tâm, không ở Thâïn, Ở tại chỗ người vừa thụ khí, Không sợ Thiên Cơ đã tiết lộ. Vả lấy cái lý sinh thân mà nói, khi cha mẹ vừa có một niệm giao cấu, có một vật tròn tròn, sáng rờ rỡ, là Tiên Thiên một điểm Linh Quang, gieo vào bào thai của mẹ. Nó như một vòng tròn. Nho Gia gọi là Nhân, là Vô Cực; Phật gia gọi là Châu, là Viên Minh: Đạo gia gọi là Đan, là Quang Minh. Tất cả đều chỉ cái Tiên Thiên Nhất Khí đó, cái Hỗn Nguyên Chí Tinh đó. Nó thật là Căn Nguyên sinh ra thân người, là chỗ Bắt Đầu Thụ Khí của con người, là Căn Bản Tính Mệnh, là Ông Tổ sinh ra mọi biến hoá. Khi cha mẹ giao cấu xong, tinh huyết bao bọc nó bên ngoài, nó vẫn là cái vòng tròn ấy. Nho gia gọi đó là Thái Cực. Do đó mà ngũ tạng, lục phủ sinh, do đó mà có Tứ Chi, Bá Hài, do đó mà có thể Thấy, Nghe, Cầm, Đi. Do đó mà có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Do đó mà có thể thành Thánh, Thần, Văn, Võ. Tất cả đều do từ Một Điểm trong Thái Cực phát xuất ra. Chu Dịch Tham Đồng Khế nói: Con người được phú bẩm là do Bản Thể Nhất Vô. Nguyên Tinh phân bá, bắt đầu thụ khí, khí đã ngưng định, thì Huyền Tẫn lập thành. Trên kết Linh Quan, dưới kết Khí Hải. Linh Quan tàng giác Linh Tính; Khí Hải tàng sinh Khí Mệnh. Tính Mệnh tuy phân Long Hổ nhị huyền, nhưng căn cốt vẫn do Tổ Khiếu tổng trì. Cho nên Lão Tử nói: Huyền tẫn chi môn, thị vị Thiên Địa Căn.[10] Sao lại gọi Huyền Tẫn chi môn là Thiên Địa Căn? Đó há chẳng phải nói về Trời Đất trong ta hay sao? Há chẳng phải nói về Huyền Tẫn trong ta hay sao? Con người ta là gốc đất trời, là gốc sinh Huyền Tẫn hay sao? Nơi mà cửa Trời Đất sinh ra, chẳng phải là Cái sinh trước đất trời, và là Gốc của Đất Trời hay sao? Cho nên nói Thiên Địa chi căn, chính là chỗ sinh ra Đất, ra Trời, và cửa Huyền Tẫn cũng do đó mà sinh ra. Há chẳng phải cái gì sinh ra trước Huyền Tẫn là cái sinh ra gốc Huyền Tẫn hay sao? Cho nên gốc sinh Huyền Tẫn chính là nơi sinh ra Huyền Tẫn và chia nó thành Huyền, thành Tẫn.[11] Tại sao lại gọi là Huyền? Đó là Cái sinh ra từ cái Hữu Danh trong lòng mẹ. Thế nào là Huyền chi hựu Huyền? Đó là cái sinh ra từ Vô Danh vậy. Cái Vô Danh ấy, Thích gọi là Bất Nhị pháp môn. Tử Tư gọi là: Kỳ vi vật bất nhị, tắc kỳ sinh vật bất trắc 其 為 物 不 二, 則 其 生 物 不 測.[12] Đạo Trời Đất một câu tóm hết, Làm muôn loài không biết hai khuôn. Nhưng mà sinh hóa khôn lường Trang Tử nói: Chiêu chiêu sinh vu minh minh, Hữu luân sinh vu Vô Hình 昭 昭 生 于 冥 冥, 有 倫 生 于 無 形(Cái sáng sinh ra từ Cái tối, cái Hữu Hình sinh ra từ Cái Vô Hình). Nay muốn kiến tính, muốn giác ngộ, thì phải cầu Cái Chiêu Chiêu và Hữu Luân, hay cầu Cái Minh Minh và Vô Hình? Minh Minh Vô Hình, không nhìn thấy đầu đuôi, không biết hình dung, Nho Gia gọi là Vô Thanh, Vô Xú,[13] Thích Gia gọi là Uy Âm Vương. Tại sao gọi là Vương? Vì Uy Âm chính ra cũng là Thái Cực, cho nên gọi là Vương.[14] Do đó ta biết rầng muốn học Tiên, học Phật, thì phải tìm xem Vua mình ở đâu, mà tôn sùng, đó là Tôn Vương vậy. Tôn vương như vậy là đi ngược dòng mà tìm ra Thái Cực, và Vô Cực vậy. Vô Cực là CHÂN TRUNG vậy. Cho nên Thánh Thánh tương truyền cho nhau cái Trung này. Nghiêu Thuấn gọi thế là: Doãn chấp quyết Trung 允 執 厥 中. Khổng Tử gọi thế là Thời Trung 時 中. Tử Tư gọi thế là: Vị phát chi trung 未 發 之 中.[15] Dịch kinh gọi thế là: Hoàng trung thông lý 黃 中 通 理.[16] Độ Nhân Kinh gọi là: Trung Lý Ngũ Khí 中 理 五 氣. Thích Gia gọi là: Không trung 空 中. Lão tử gọi laø: Thủ Trung 守 中.[17] Chữ Trung có hai nghĩa: Nếu nói Trung là một vị trí cố điïnh, thì là Trung này. Nếu nói Trung là một vị trí vô định, thì đó là CHÂN TRUNG của Kiền Khôn, nơi Kiền Khôn hợp nhất. Nói rằng có thể Cầm Giữ (Doãn Chấp) được, là nói về Cái Tâm có vị trí cố định. Nhưng cái Trung này đâu phải chỉ trong thân ta mới có. Nó cũng ở ngoài thân ta, ở cùng khắp trời đất. Đâu đâu cũng là trung tâm con người ta. Cái Trung Tâm này vưà ở trong trời đất, vừa ở ngoài trời đất. Nó tràn đầy khắp vũ trụ, Hư Không, đâu đâu cũng là Trung Tâm con người. Dịch Kinh viết: Chu lưu lục Hư 周 流 六 虛 [18] (Ruổi rong khắp sáu phương trời). Nhưng chu lưu ngoài lục Hư cũng chưa vừa, còn phải tàng ẩn nơi khiếu (Tâm) trong người mà vẫn đủ. Cho nên Khiếu đó tàng nạp Hư Vô không trung. Đạo Kinh nói: Chỗ Trời cao nhất, cách chỗ đất thấp nhất, là 8400 dậm. Cho nên Thiên Địa chính trung là 4200 dặm. Nếu con người là Tiểu Thiên Địa thì thì từ Tim đến Rốn đúng là 8 tấc 4 phân, thì Trung tâm con người phải ở chỗ 4 tấc 2. Khiếu này ở dưới Kiền, trên Khôn, ở phía Tây quẻ Chấn, phía Đông quẻ Đoài, bát mạch,[19] cửu khiếu,[20] kinh mạch liên lạc với nhau. Nơi đây chính là Đan Điền (Hư nhàn nhất huyệt, Không Huyền thử châu). Đó chính là Tâm Điểm Trời Đất, là Nguyên Thủy Tổ Khiếu (tiên Thiên khí) vậy. Nếu biết Khiếu này mà không biết cái diệu dụng của nó, thì cũng như biết Trung, mà chưa biết Nhất. Người xưa nói: Tâm là Đất mà Tính là Vương. Khiếu là Trung, mà Diệu là Nhất. Nhất có nhiều loại: Có Nhất của Đạo, có Nhất của Thần, có Nhất của Khí, có Nhất của Nước, có Nhất của Số, có Nhất của Nhất Quán, có Nhất của Hiệp Nhất, có Nhất của Tinh Nhất, có Nhất của Duy Nhất, có Nhất của Thủ Nhất, có Nhất của Qui Nhất. Qui Nhất là từ Nhất về Trung; Thủ Nhất là từ Nhất mà nắm giữ cái Trung. Có Trung là có Nhất. Nhất mà không phải Trung thì không phải là cái Nhất của Thánh Hiền. Có Nhất thời có Trung. Trung mà không phải Nhất thì không phải là Trung của thánh hiền. Cho nên cái Nhất của Khổng Tử, là từ cái Trung mà tìm ra lẽ Nhất quán vậy, còn cái Trung của Nghiêu Thuấn, là từ cái Nhất mà tìm ra lẽ Chấp Trung vậy. Phục Hi vẽ Hà Đồ để trống giữa, đó là Tiên Thiên vậy. Đó là Tổ Khiếu trong thân ta vậy. Khổng Tử nói: Tiên Thiên nhi Thiên phất vi [21] 先 天 而 天 弗 違. Lão Tử nói: Vô danh, vạn vật chi thủy 無 名, 萬 物 之 始.[22] Thích Ca nói: Mang hồ vô trẫm, nhất phiến Thái Hư 茫 乎 無 朕, 一 片 太 虛 (Mang mang không dấu vết, đó là Thái Hư).[23] Lạc Thư cũa Đại Võ thì trong đặc. Đó là Hậu Thiên. Đó cũng là một Tổ Khiếu vậy. Khổng Tử nói: Hậu Thiên, nhi phụng Thiên Thời 後 天, 而 奉 天 時.[24] Lão Tử nói: Hữu danh, vạn vật chi mẫu 有 名, 萬 物 之 母.[25] Đạo gia gọi thế là: Lộ xuất đoan nghê, nhất điểm Linh Quang 露 出 端 倪, 一 點 靈 光 (Lộ ra đầu mối, đó là Nhất điểm Linh Quang vậy).[26] Nhưng Trung trong Hà Đồ trước tiên vẫn là Nhất. Nhất trong Lạc Thư trước tiên vẫn là Trung. Trung Ôm lấy Nhất, Nhất làm chủ cái Trung. Há chẳng phải là cái Tinh Vi của Diệu Lý, cái Thần Cơ của Vô Vi hay sao? Đạo Đức Kinh viết: Đa ngôn số cùng, Bất như thủ Trung 多 言 數 窮, 不 如 守 中.[27] Đỗng Huyền Kinh viết: Đan thư vạn quyển, bất như thủ Nhất. Nhất giả sinh sinh bất tức chi Nhân dã 丹 書萬 卷, 不 如 守 一. 一 者 生 生 不 息 之 仁 也(Kinh thư vạn quyển, không bằng thủ Nhất. Nhất là đức Nhân của Trời sinh hoá khôn lường). Trung Dung nói: Tu Đạo dĩ Nhân 修 道 以 仁.[28] Luận Ngữ viết: Thiên Hạ qui Nhân 天 下 歸 仁. Lễ Ký viết: Trung Tâm an nhân 中 心 安 仁. Chu Dịch viết: An thổ đôn Nhân 安 土 敦 仁.[29] Ta thường ví Nhân là hột trái cây. Trong có một điểm là Thái Cực. Có Hai cái ôm bên ngoài là Lưỡng Nghi. Dich viết: Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi 易 有 太 極 是 生 兩 儀 . Cho nên Dịch là hai, mà luôn biến hoá. Thái Cực là Một, là Thần. Lấy một điểm Thần này đem hàm dưỡng trong Tổ Khiếu, không siêng, không lười, thế chẳng phải là An thần tổ khiếu, hồi phục lại vị trí của quẻ Kiền thì là gì. Đem một điểm Nhân ấy, đôn dưỡng trong giữa quẻ Khôn, không quên, không giúp, thì gọi là An Thổ đôn Nhân, thế chẳng phải là trở về với Thái Cực trong ta hay sao? Lại ví như hột sen, trong đó có một mầm nhỏ, lại có hai mảng bao, Thế chẳng phải là Nhất dĩ quán chi hay sao? Một sinh Hai, hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật. Cho nên Trương Tử Dương nói: Đạo thị Hư Vô sinh nhất khí, 道 是 虛 無 生 一 氣, Tiện tòng Nhất Khí sản Âm Dương. 便 從 一 氣 產 陰 陽. Âm Dương giả hợp thành tam thể, 陰 陽 者 合 成 三 體, Tam Thể trùng sinh vạn vật xương. 三 體 重 生 萬 物 昌. Đạo tự Hư Vô sinh một khí, Một Khí sinh ra được Âm Dương. Âm Dương hợp lại thành Tam Thể, Tam Thể trùng sinh vạn vật xương. Xưa Văn Thủy tiên sinh hỏi Lão Tử: «Bí quyết Tu Thân, nằm tại chương nào?» Lão Tử nói: «Tại giữ cho gốc rễ bền chặt, tại thủ Trung bão nhất mà thôi.» [30] Thế nào là Thủ Trung? Đó là: Cần thủ Trung, mạc phóng dật, ngoại bất nhập, nội bất xuất. Hoàn Bản Nguyên, Vạn sự tất 勤 守 中, 莫 放 逸, 外 不 入, 內 不 出, 還 本 源, 萬 事 畢 (Giữ cái Trung, không trễ nải, ngoài không vào, trong không ra, trở vể Bản Nguyên, thế là xong.) Lão Tử gọi là Thủ Trung, là giữ cái Trung của Bản Thể. Khổng Tử gọi là Chấp Trung, là giữ lấy cái Trung của Bản Thể. Nhà Phật gọi là Không Trung là giữ cho cái Bản Thể ấy được trống rỗng vậy. Lão Tử gọi là Bão Nhất, là giữ lấy cái Nhất của Bản Thể. Nhà Phật gọi là Qui Nhất, là trở về với Cái Một của Bản Thể. Khổng Tử gọi là Nhất quán, là quán xuyến lấy cái Nhất Quán của Bản Thể. Duy Tinh duy Nhất 唯 精 唯 一chính là Tinh Nghĩa nhập thần 精 義 入 神 vậy.[31] Doãn chấp quyết Trung 允 執 厥 中là Vương trung tâm Vô Vi 王 中 心 無 為. Đó là Mầm trong Tâm, đó là Thiên Quân (Thái Cực) trong ta vậy. Thế nghĩa là gì? Ta chỉ cần giữ cho ta được Chí Chính thì Mệnh sẽ lập, thì Tính sẽ nguyên vẹn. Tính Mệnh tuy là hai tên, nhưng cùng một gốc. Trang Tử gọi là Thúc và Hốt. Thúc ở Bể Nam, Hốt ở Bể Bắc. Hai bên gặp nhau tại đất Hỗn Độn. Tu Sĩ luyện đơn nếu chẳng biết Tổ Khiếu này, thì Chân tức không có chỗ trú, Thần hoá sẽ không có cơ sở, dược vật không đủ và đơn không kết thành. Khiếu này gọi là Tổng Trì Môn, là kinh đô Vạn Pháp. Nó không có biên cương, không trong ngoài. Không dùng Hữu Tâm mà giữ được, không dùng Vô Tâm mà cầu đưọc. Lấy Hữu Tâm mà cầu, sẽ sa vào hình tướng, lấy Vô Tâm mà cầu sẽ lạc không vong. Như vậy phải làm sao? Thầy có khẩu quyết là: Không Động vô nhai thị Huyền Khiếu, 空 洞 無 涯 是 玄 竅, Tri nhi bất thủ thị công phu. 知 而 不 守 是 功 夫. Khiếu này trống rỗng không bờ bến, Biết mà không giữ ấy công phu. Nếu đem Chân Ngã an chỉ vào giữa, như như bất động, tịch tịch tĩnh tĩnh, trong ngoài đều quên, hồn nhiên vô sự, thời thần sẽ luyến khí mà ngưng, mệnh sẽ luyến tính mà trú. Không Qui Nhất mà Nhất sẽ tự qui, không thủ trung, mà Trung tự thủ. Trung tâm mà thực, trung tâm ngũ hàng sẽ hư. Đó chính là Thủ Trung, Bão Nhất của Lão tử, đó chính là Bản Chỉ của Hư Tâm, Thực Phúc vậy. Trương Tử Dương nói: Hư tâm, thực phúc nghĩa câu thâm, 虛 心 實 腹 義 俱 深, Chỉ vị Hư Tâm yếu thức Tâm. 只 為 虛 心 要 識 心. Hư Tâm Thực Phúc nghĩa đều thâm, Muốn nhận ra Tâm, phải Hư Tâm. Bạch Ngọc Thiềm nói: Trung Ương Thần Thất bản hư nhàn, 中 央 神 室 本 虛 閑, Tự hữu tiên thiên Chân Khí đáo. 自 有 先 天 真 氣 到. Trung Ương Thần Thất vốn hư vô, Tiên Thiên Chân Khí tự nhiên đến. Lữ Thuần Dương nói: Thủ Trung, Tuyệt Học phương tri áo, 守 中 絕 學 方 知 奧, Bão Nhất, Vô Ngôn thuỷ kiến giai. 抱 一 無 言 始 見 佳. Thủ Trung, Tuyệt học mới thấy kỳ, Bão Nhất, Vô Ngôn, mới thấy hay. Trần tử Khanh nói: Thúc Hốt ngao du qui Hỗn Độn,[32] 倏 忽 遨 游 歸 混 沌, Hổ Long bàn cứ nhập trung hoàng.[33] 虎 龍 蟠 踞 入 中 黃. Thúc Nam, Hốt Bắc qui Hỗn Độn, Hổ Tây, Long Đông nhập Trung Hoàng.[34] Chính Dương Ông viết: Yêu thức Kim Đan đoan đích xứ, 要 識 金 丹 端 的 處, Vị sinh thân xứ hạ công phu. 未 生 身 處 下 功 夫. Kim Đan phải biết nơi sinh xứ, Trước lúc ta sinh hạ công phu. Như Như Cư Sĩ vân: Khôn chi thượng, Kiền chi hạ, 坤 之 上 乾 之 下, Trung gian nhất bảo, nan thù giá. 中 間 一 寶 難 酬 價. Khôn trên, Kiền dưới: Huyệt trung cung. Đấy có bảo châu quí vô giá. Lý Thanh Am (Trung Hòa Tập) nói: Lưỡng Nghi triệu phán phân tam cực, 兩 儀 肇 判 分 三 極, Kiền dĩ trực chuyên, Khôn tịch hấp. 乾 以 直 專 坤 辟 翕 Thiên Địa trung gian Huyền Tẫn môn, 天 地 中 間 玄 牝 門, Kỳ động dũ xuất, tĩnh dũ nhập. 其 動 愈 出 靜 愈 入. Lưỡng Nghi phân cực hóa ra Ba, Kiền để sinh sôi, Khôn mở đóng, Trung Ương chính thị Huyền Tẫn môn, càng động càng ra, Tĩnh càng vào. Vương Ngọc Dương (Vân Quang Tập) nói: Cốc Thần tòng thử lập Thiên căn, 谷 神 從 此 立 天 根, Thượng thánh cưỡng danh Huyền Tẫn Môn, 上 聖 強 名 玄 牝 門, Điểm phá thế nhân «Sinh Tử huyệt», 點 破 世 人 生 死 穴, Chân tiên vu thử định Kiền Khôn. 真 仙 于 此 定 乾 坤. Cốc Thần do đó lập Thiên Môn, Thượng Thánh gượng kêu Huyền Tẫn Môn. Chỉ cho nhân thế Sinh Tử huyệt, Chân tiên do đó định Kiền Khôn. Đàm Xứ Đoan (Thủy Vân Tập) nói: Âm cư ư thượng, Dương cư hạ, 陰 居 於 上 陽 居 下, Dương khí tiên thăng, Âm khí tùy. 陽 氣 先 升 陰 氣 隨. Phối hợp Hổ Long, giao cấu xứ, 配 合 虎 龍 交 媾 處, Thử thì như quá tiểu kiều thì. 此 時 如 過 小 橋 時. Âm ở bên trên Dương ở dưới, Dương khí sinh thăng, Âm khí tùy. Biết chỗ Hổ Long giao hợp xứ, Lúc này như lúc vượt cầu đi. Hà Thượng Công (Quá Minh tập) nói: Yểu yểu, minh minh khai chúng diệu, 杳 杳 冥 冥 開 眾 妙, Hoảng hoảng, hốt hốt bao Chân Khiếu. 恍 恍 惚 惚 葆 真 竅. Liễm chi tiềm tàng nhất lạp trung, 斂 之 潛 藏 一 粒 中, Phóng chi di man Lục Hợp biểu. 放 之 彌 漫 六 合 表. Chúng diệu sinh ra từ một điểm, Chân Khiếu trong ta nhớ kiếm ra, Thu nhỏ lọt vừa trong hạt thóc, Tung ra trùm khắp sáu phương trời. Trương Tử Dương (Ngộ Chân Thiên) nói: Chấn Long Mộc tự xuất Ly hương, 震 龍 木 自 出 離 鄉, Đoài Hổ Kim sinh tại Khảm phương, 兌 虎 金 生 在 坎 方. Nhị vật tổng nhân nhi sản Mẫu, 二 物 總 因 儿 產 母, Ngũ hành toàn yếu nhập Trung Ương. 五 行 全 要 入 中 央. Chấn Long sinh xuất tự Ly Hương, Đoài Hổ thì sinh tại Khảm phương. Hai vật đều do con sinh mẹ, Ngũ Hành vốn phải nhập Trung Ương. Trương Cảnh Hòa (Chẩm Trung Ký) nói: Hỗn Độn nhất khiếu thị Tiên Thiên, 混 沌 一 竅 是 先 天, Nôïi diện Hư Vô lý tự nhiên. 內 面 虛 無 理 自 然. Nhược hướng vị sinh tiền kiến đắc, 若 向 未 生 前 見 得, Minh tri tất thị Đại La Tiên. 明 知 必 是 大 羅 仙. Hỗn Độn khiếu kia gọi Tiên Thiên, Trong thấy Hư Vô hợp tự nhiên. Từø trước khi sinh, tìm ra được, Biết ra chắc phải Đại La Tiên. Cát Tiên Ông (Huyền Huyền Ca) nói: Kiền Khôn hợp xứ nãi Chân Trung, 乾 坤 合 處 乃 真 中, Trung tại Hư Vô thậm không khoát, 中 在 虛 無 甚 空 闊. Thốc tương Long Hổ Khiếu trung tàng, 簇 將 龍 虎 竅 中 藏, Tạo Hóa khu cơ qui chưởng ốc. 造 化 樞 機 歸 掌 握. Kiền Khôn hợp xứ gọi Chân Trung, Ở giữa Hư Vô, rộng mênh mông. Rồng Cọp bắt về tàng trong đó, Chốt then Tạo Hóa nắm như không. La Công Viễn (Mộng Cửu tập) nói: Nhất khiếu Hư Vô thiên địa trung, 一 竅 虛 無 天 地 中, Triền miên bí mật bất thông phong. 纏 綿 秘 密 不 通 風. Hoảng hốt yểu minh vô sắc tượng, 恍 惚 杳 冥 無 色 象, Chân Nhân hiện tại bảo châu trung. 真 人 現 在 寶 珠 中 . Một Khiếu Hư Vô giữa đất trời, Triền miên bí mật, gió không chui. Khiếu đó sắc trần không có bợn, Chân Nhân coi nó, ngọc châu thôi. Thiên Lai Tử (Bạch Hổ ca) nói: Huyền Tẫn chi môn trấn nhật khai, 玄 牝 之 門 鎮 日 開, Trung Gian nhất khiếu hỗn Linh Đài. 中 間 一 竅 混 靈 臺. Vô quan vô tỏa, vô nhân thủ, 無 關 無 鎖 無 人 守, Nhật Nguyệt đông tây tự vãng lai. 日 月 東 西 自 往 來 . Huyền tẫn chi môn một khiếu khai, Khiếu này có thể gọi Linh Đài. Khoá then hờ hững không ai giữ, Nhật Nguyệt Đông Tây mặc tới lui. Trương Hòng Mông (Hoàn Nguyên Thiên) nói: Thiên Địa chi căn thủy Huyền Tẫn, 天 地 之 根 始 玄 牝, Hô Nhật hấp Nguyệt,[35] trì bả bính, 呼 日 吸 月 持 把 柄, AÅn hiện câu không, không bất không, 隱 現 俱 空 空 不 空. Tầm chi bất kiến, hô chi ứng. 尋 之 不 見 呼 之 應. Thiên Địa căn cơ là Huyền Tẫn, Hô hấp trời trăng, cầm cân mực. Ẩn hiện vào ra, chẳng có gì, Tìm chẳng thấy tông, hô thời ứng. Cao tượng Tiên (Kim đơn ca) nói: Chân Nhất chi Đạo hà sở vân? 真 一 之 道 何 所 云, Mạc nhược tiên sao Mậu Kỷ môn, 莫 若 先 敲 戊 己 門 . Mậu kỷ môn trung hưũ Chân Thủy, 戊 己 門 中 有 真 水, Chân Thủy tiện thị Hoàng Nha [36] côn. 真 水 便 是 黃 芽 根. Đạo Trời, Chân Nhất đâu xa, Cánh cửa Hoàng Trung cố mở ra. Chân Thủy, Hoàng Nha đều ở đó, Lòng Trời, lòng đất, cũng lòng ta! Đinh Dã Hạc (Tiêu Diêu Du) viết: Tam giáo nhất nguyên giá cá viên, 三 教 一 元 這 個 圓, Sinh tại Vô Vi, tượng đế tiên. 生 在 無 為 象 帝 先. Ngộ đắc thử Trung Chân Diệu Lý, 悟 得 此 中真 妙 理, Thủy tri Đại Đạo tổ căn nguyên. 始 知 大 道 祖 根 源 . Tam giáo Hư Vô vẽ một vòng, Sinh tại Vô Vi, vạn tượng tông. Có hiểu Trung Hoàng chân diệu lý, Rồi ra nguồn đạo sẽ khai thông. Tiêu Tổ Hư (Đại Đơn quyết) viết: Học nhân nhược yếu mịch Hoàng Nha.[37] 學 人 若 要 覓 黃 芽, Lưỡng xứ [38] căn nguyên, cộng nhất gia, 兩 處 根 源 共 一 家. Thất phản, cửu hoàn [39] tu thức chủ, 七 返 九 還 須 識 主, Công phu hào phát bất dung sai. 功 夫 毫 髮 不 容 差 . Người đời nếu muốn kiếm Hoàng Nha, Hai ngả Âm Dương hợp một nhà. Thần Khí hiệp hoà, cần biết chủ, Công phu hào phát chẳng sai ngoa. Lý Linh Dương (Tổ Khiếu Ca) viết: Cá cá vô sinh, vô tận tạng, 個 個 無 生 無 盡 藏, Nhân nhân bản thể, bản hư không. 人 人 本 體 本 虛 空. Mạc đạo Cù Đàm danh Cực Lạc, 莫 道 瞿 曇 名 極 樂, Khổng Nhan lạc diệc tại kỳ Trung. 孔 顏 樂 亦 在 其 中. Nguồn sinh vô tận tỏa đôi nơi, Vô Cực, Hư Không, Bản Thể người. Chớ nói Cù Đàm kêu Cực Lạc, Khổng Nhan vui cũng ở trong thôi. Trần Trí Hư (Chuyển Ngữ kệ) viết: NHẤT giả danh vi Bất Nhị Môn, 一 者 名 為 不 二 門, Đắc môn nhập khứ tiện an thân. 得 門 入 去 便 安 身. Đương niên Tăng Tử nhất thanh duy, 當 年 曾 子 一 聲 唯, Ngộ liễu Diêm Phù (thế gian) đa thiểu nhân. 誤 了 閻 浮 多 少 人 . Nhất còn được gọi Bất Nhị Môn, Vào được cửa này, thân sẽ an. Tăng Tử xưa kia kêu tiếng Dạ, Thế gian vài kẻ hiểu nguồn cơn. Tiết Tử Hiền (Hư Trung Thi) viết: Thiên Địa chi gian do thác thược, 天 地 之 間 猶 橐 籥, Thác thược tu tri cổ giả thùy. 橐 龠 須 知 鼓 者 誰. Động tĩnh căn tông do thử đắc, 動 靜 根 宗 由 此 得, Quân khan phóng thủ đắc phong vô. 君 看 放 手 得 風 無 . Thiên địa không trung như lò bễ, Thổi được bễ này sẽ là ai? Căn nguyên động tĩnh là do đó, Bạn muốn thử xem hãy giơ tay. Lữ Tổ (Thuần Dương văn tập) viết: Âm Dương nhị vật ẩn trung vi, 陰 陽 二 物 隱 中 微, Chỉ vị ngu nhân tự bất tri. 只 為 愚 人 自 不 知. Thật thật nhận vi nam nữ thị, 實 實 認 為 男 女 是, Chân chân thuyết tố Khảm Ly phi. 真 真 說 做 坎 離 非. Âm dương hai vật ẩn bên trong, Chỉ vị người ngu nên không biết. Nam nữ bên trong là có thật, Nói đúng mà nghe, chính Khảm Ly. Lý Đạo Thuần (Vô nhất ca) viết: Đạo bản Hư Vô sinh Thái Cực, 道 本 虛 無 生 太 極, Thái Cực biến nhi tiên hữu Nhất, 太 極 變 而 先 有 一. Nhất phân vi Nhị, Nhị sinh Tam, 一 分 為 二 二 生 三, Tứ Tượng, Ngũ Hành tòng thử xuất. 四 象 五 行 從 此 出 . Đạo vốn hư vô, sinh Thái Cực, Thái Cực biến rồi, trước sinh Nhất, Nhất chia ra Nhị, Nhị sinh tam, Tứ tượng, Ngũ hành do đó xuất. Thọ Nhai thiền sư ngữ lục viết: Đà La Môn [40] khải, diệu nan cùng, 陀 羅 門 啟 妙 難 窮, Phật phật tương truyền chỉ thử trung, 佛 佛 相 傳 只 此 中. Bất thức Tây Lai chân thật nghĩa, 不 識 西 來 真 實 義, Không xuyên thiết tỉ tẩu Tây Đông. 空 穿 鐵 屣 走 西 東. Đà La rộng mở lạ vô cùng, Phật Phật tương truyền một chữ Trung. Áo ngữ, chân thuyên bằng chẳng hiểu, Như mang giày sắt ruổi tây đông. Mã đơn Dương (Túy Trung Ngâm) viết: Lão Tử Kim Đan,Thích thị Châu, 老 子 金 丹 釋 氏 珠, Viên minh vô khiếm, diệc vô dư. 無 明 無 欠 亦 無 餘 . Tử Hộ, Sinh Môn tông thử khiếu, 死 戶 生 門 宗 此 竅, Thử Khiếu do năng đoạt Thái Hư. 此 竅 猶 能 納 太 虛. Lão gọi Kim Đơn, Thích gọi Châu, Dáng tròn vành vạnh, chẳng thiếu thừa. Tử Hộ, Sinh Môn cùng Khiếu ấy, Nó cũng đủ to, nạp Thái Hư. Tào Văn Dật ( Đại Đạo ca) viết: Tá vấn Chân Nhân hà xứ lai, 借 問 真 人 何 處 來, Tòng tiền nguyên chỉ tại Linh Đài, 從 前 原 只 在 靈 臺. Tích niên vân vụ thâm già tế, 昔 年 雲 霧 深 遮 蔽, Kim nhật tương phùng, đạo nhãn khai. 今 日 相 逢 道 眼 開 . Chân Nhân ướm hỏi tới từ đâu? Tâm khảm tiềm tàng sẵn đáy sâu, Thủa trước Linh Đài vân vụ phủ, Ngày nay gặp gỡ hết xa nhau. Lưu Trường Sinh (Tiên Dược Tập) viết: Nhất khiếu Hư Không, Huyền Tẫn Môn, 一 竅 虛 空 玄 牝 門, Điều đình tiết hậu yếu thường ôn. 調 停 節 候 要 常 溫 . Tiên Nhân đỉnh nội vô tha dược, 仙 人 鼎 內 無 他 藥, Tạp khoáng tiêu thành, bách luyện côn (Kim). 雜 礦 銷 成 百 煉 金. Nhất khiếu Hư Không, Huyền Tẫn Môn, Giữ sao chốn ấy được thường ôn. Tiên Nhân trong đỉnh không thuốc khác, Tạp khoáng tiêu rồi, độc Hoàng Côn (Kim). Lý Đạo Thuần (Trung Hòa Tập) có bài: Kiền Khôn hạp tịch vô hưu tức,[41] 乾 坤 闔 辟 無 休 息, Ly Khảm [42] thăng trầm hữu hợp Li. 離 坎 升 沉 有 合 離. Ngã vị chư quân minh chỉ xuất, 我 為 諸 君 明 指 出, Niệm đầu phục xứ lập Đan Ki.[43] 念 頭 復 處 立 丹 機 . Kiền Khôn mở đóng chẳng suy vi, Ly Khảm xuống lên có hợp Li. Ta vì chư vị nên chỉ rõ, Nơi ấy là nơi lập Đan Ki. Lưu Hải Thiềm (Kiến Đạo ca) viết: Hàm Cốc Quan đương thiên địa trung, 函 谷 關 當 天 地 中, Vãng lai nhật nguyệt tự Tây Đông. 往 來 日 月 自 西 東 . Thí tương thốn quản khuy Huyền Khiếu. 試 將 寸 管 窺 玄 竅, Hổ cứ, Long bàn khí tượng hùng. 虎 踞 龍 蟠 氣 象 雄. Hàm Cốc vương cao ngất trời mây, Nhật Nguyệt lại qua tự Đông Tây. Nếu có ống nhòm nhòm Tổ Khiếu. Sẽ thấy Hổ Long núp nơi đây. Vô Tâm Xương Lão bí quyết viết: Tự hiểu Cốc Thần thông thử Đạo, 自 曉 谷 神 通 此 道, Thùy năng lý tính dục tu chân. 誰 能 理 性 欲 修 真 . Minh Minh thuyết hướng Trung Hoàng lộ, 明 明 說 向 中 黃 路, Tích Lịch thanh trung tự đắc Thần. 霹 靂 聲 中 自 得 神. Cốc Thần khuất nẻo mấy ai hay, Tính Lý tu chân nhẽ khó bày. Ta cố chỉ bày Trung Hoàng lộ, Ầm ầm sấm chớp thấy Thần ngay. Ngọïc Thiềm Bạch Chân Nhân viết: Tính chi căn, Mệnh chi đế, 性 之 根 命 之 蒂, Đồng xứ, dị danh, phân lưỡng loại, 同 處 異 名 分 兩 類 . Hợp qui Nhất xứ kết thành đơn. 合 歸 一 處 結 成 丹, Hoàn vi Nguyên Thủy, Tiên Thiên Khí. 還 為 元 始 先 天 氣 . Tính Căn, Mệnh đế, vốn chung nơi, Khác tên nên mới biến thành hai. Nếu mà xum họp thành một lại, Tiên Thiên Nhất khí đã đành rồi. Lục Đốc Triệu Chân Nhân viết: Hư Vô nhất khiếu chính đương trung, 虛 無 一 氣 正 當 中, Vô sinh, vô diệt, tự vô cùng. 無 生 無 滅 自 無 窮. Chiêu chiêu, Linh Linh, tướng phi tướng, 昭 昭 靈 靈 相 非 相, Yểu yểu, minh minh, không bất không. 杳 杳 冥 冥 空 不 空. Hư Vô Nhất Khiếu, giữa không trung, Vô sinh, vô diệt, vốn vô cùng. Chiêu chiêu, Linh Linh, vốn không tướng, Yểu yểu, minh minh, Không chẳng Không Tử Dương Trương Chân Nhân ( Kim Đơn) viết: Thử Khiếu phi phàm Khiếu, 此 竅 非 凡 竅, Kiền Khôn cộng hợp thành. 乾 坤 共 合 成 . Danh vi Thần Khí Huyệt, 名 為 神 氣 穴, Nội hữu Khảm Ly tinh. 內 有 坎 離 精 . Khiếu này chẳng phải khiếu phàm, Kiền Khôn cộng lại, mới toan hợp thành. Thần Khí Huyệt, bảng đề danh, Bên trong chứa đựng tinh huỳnh Khảm Ly. Huỳnh Thiềm Lý Chân Nhân (Đạo đức tụng) nói: Hạp tịch ứng Kiền Khôn, 闔 辟 應 乾 坤, Tư vi Huyền Tẫn Môn. 斯 為 玄 牝 門 . Tự tòng vô xuất nhập,[44] 自 從 無 出 入, Tam giới [45] diệc xưng tôn. 三 界 亦 稱 尊 . Mở đóng tựa Kiền Khôn, Tên gọi Huyền Tẫn Môn. Trong ngoài không chi lọt, Tam giới đều sùng tôn. Tư Mã Tử Vi nói: Hư Vô nhất khiếu hiệu Huyền Quan 虛 無 一 竅 號 玄 關, Chính tại Nhân Thân Thiên Địa gian, 正 在 人 身 天 地 間 . Bát vạn tứ thiên phân thượng hạ, 八 萬 四 千 分 上 下, Cửu, tam, ngũ, lục[46] liệt tuần hoàn. 九 三 五 六 列 循 環 . Đại bao Pháp giới hồn vô tích, 大 包 法 界 渾 無 跡, Tế nhập trần ai, bất kiến nhan, 細 入 塵 埃 不 見 顏 . Giá cá danh vi Tổ Khiếu Huyệt, 這 個 名 為 祖 氣 穴, Thử châu nhất lạp Chính Trung huyền. 此 珠 一 粒 正 中 玄. Hư Vô một khiếu gọi Huyền Quan, Giữa lòng Trời đất với nhân gian Tám vạn bốn nghìn phân thượng hạ, 9, 3, 5, 6 Liệt tuần hoàn. Lớn trùm Pháp Giới không lưu vết, Nhỏ nhập trần ai, chẳng thấy nhan. Cái Đó gọi là Chân Tổ khiếu, Trường sinh, Limh Bảo vốn hàm tàng. Những khẩu quyết trên đều xiển minh cái áo diệu của Tổ Khiếu. Lão Tử nói: Thiên địa chi gian, kỳ do Thác Thược hồ? 天 地 之 間 其 猶 橐 籥 乎 [47] Trang Tử nói: Khu đắc nhược hoàn trung dĩ ứng vô cùng 樞 得 若 環 中 以 應 無 窮. Quẻ Khôn nói: Chính vị cư thể.[48] Quẻ Đỉnh viết: Chính vị, ngưng Mệnh 正 位 凝 命.[49] Quẻ Cấn nói: Quân tử tư bất xuất kỳ vị 君 子 不 出 其 位.[50] Mạnh Tử cũng nói: Lập thiên hạ chi chính vị 立 天 下 之 正 位.[51] Cũng chỉ là cái Chính vị này mà thôi. Nói lớn ra, thì nó bao trùm thiên hạ, cho nên nói: Ở vào chỗ rộng rãi thiên hạ, và Đại Đạo do đó phát sinh. Kinh Thi viết: Bỉnh tâm tắc uyên 秉 心 塞 淵.[52] Thái Huyền Kinh viết: Tàng tâm vu uyên, mỹ quyết Linh Căn 藏 心 于淵 美 厥 靈 根. Tham Đồng Khế viết: Chân Nhân tiềm thâm uyên, Phù du thủ qui trung 真 人 潛 深 淵 浮 游 守 規 中 (Chân nhân sống rất thâm trầm, nhởn nhơ, khinh khoát, ôm cầm khuôn thiêng). Nói Tắc, nói Tàng là Tiềm nhi thủ chi. Còn hai chữ phù du không thể không biết. Phù Du là ưu du, là thung dung, như Mạnh Tử nói: Vật vong, vật trợ 勿 忘 勿 助 (Chớ quên, chớ giúp), Phật gia nói: Ưng như thị trụ, như thị hàng phục kỳ tâm 應 如 是 住, 如 是 降 伏 其 心 cũng là nghĩa này. _________________________ [1] Đạo Đức Kinh, Chương 6. [2] Thái thủ Nguyên Thần. [3] Nguyên Thần, Nguyên Khí hoà hợp tại Đan Điền. [4] Chỉ Ý dẫn Khí; thủ Khí. [5] Tẩy Tâm, địch lự. [6] Điều Lý trung hoà. [7] Tức Đan thành. [8] Trở thành tiên. [9] Nam Hoa Kinh, chương XII, Thiên Địa, A. [10] Đạo Đức Kinh, VI. [11] Tức là Thái Cực, vì Huyền là Dương, Tẫn là Âm. [12] Trung Dung. ch. 26. [13] Trung Dung, ch. 32. [14] Như vậy, Huyền chi hựu Huyền chính là Vô Cực. [15] Trung Dung, ch. I. [16] Xem Văn Ngôn, Hào Cửu Ngũ quẻ Khôn. [17] Đạo Đức Kinh, ch. 5. [18] Hệ Từ Hạ, chương VIII, Tiết 1. [19] Bát mạch là: Dương Duy, Âm Duy, Âm Kiều, Dương Kiều, Xung, Đới, Nhâm, Đốc. [20] Là 7 khiếu Dương, 2 khiếu Âm. Đó là: Nhãn, Nhĩ, Tị, Khẩu, và Đại, Tiểu tiện 2 khiếu. [21] Văn Ngôn, hào Cửu Ngũ quẻ Kiền. (Đó là Thiên dữ Nhân hợp) [22] Đạo Đức Kinh, ch. I. [23] Tức là Bàn về Vô Cực vậy. [24] Văn Ngôn, hào Cửu Ngũ quẻ Kiền. (Đó là Nhân dữ Thiên hợp). [25] Đạo Đức Kinh, ch. I. [26] Tức là Bàn về Thái Cực vậy. [27] Đạo Đức Kinh, ch. 5. [28] Trung Dung, ch. 20. [29] Chu Dịch, Hệ Từ Thượng, chương IV, tiết 3. [30] Đạo Đức Kinh, ch. 5. [31] Hệ Từ Hạ, chương V, tiết 1. [32] Thúc, Hốt là Hậu Thiên, Hỗn Độn là Tiên Thiên, là Vô Vi, là Tĩnh Định. [33] Hổ Long là Nguyên Thần, Nguyên Khí; Hoàng Trung là Đan Điền. [34] Thúc là vua Nam Hải, Hốt là vua Bắc Hải, Hỗn Độn là vua ở Trung Ương. Xem: Nam Hoa Kinh, Ứng Đế Vương. [35] Nguyên Thần, Nguyên Khí. [36] Đại dược. [37] Kim Đan. [38] Âm Dương, Nguyên Thần, Nguyên Khí. [39] Thần, Khí tương giao. [40] Thượng Đan Điền. [41] Thượng Đan Điền hạ đan điền khai hợp. [42] Nguyên Thần, Nguyên Khí. [43] Căn ki tức Đan Điền. [44] Ngoại khí bất nhập, nội khí bất xuất, đạt cảnh giới Thai Tức. [45] Dục giới, sắc giới, vô sắc giới. [46] Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ ngũ hành. [47] Đạo Đức Kinh, ch. 5. [48] Văn Ngôn, Quẻ Khôn, Hào Lục ngũ. [49] Đại tượng quẻ Đỉnh. [50] Đại tượng quẻ Cấn. [51] Mạnh Tử, Đằng Văn Công chương cú hạ, 2. [52] The She King, James Legge, p. 44. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 |