Để Slide Báo Cáo Nghiên Cứu Trở Nên ấn Tượng | RCES

Slide báo cáo nghiên cứuBên cạnh nội dung nghiên cứu, việc chuẩn bị bài thuyết trình thật ấn tượng với Hội đồng phản biện sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu có được nhiều điểm cộng khi đánh giá kết quả của công trình. Để có được điều này, ngoài kỹ năng trình bày nhóm nghiên cứu còn cần phải chuẩn bị thật tốt slide báo cáo của mình nữa. Điều này sẽ giúp nhóm nghiên cứu tạo được hiệu ứng thị giác mạnh và hấp dẫn các giám khảo trong phần trình bày của mình. Hãy cùng Cộng đồng RCES tìm hiểu về các nội dung của slide báo cáo cần chuẩn bị để làm được những điều này nhé!

1. Ni dung

1.1. Các ni dung cn trình bày trong slide

Với thời lượng báo cáo nghiên cứu giới hạn chỉ từ 10 – 15 phút, việc lựa chọn những thông tin “key” nhất là điều bạn cần chú ý. Tùy từng công trình nghiên cứu, các nội dung có thể được tác giả lựa chọn khác nhau; tuy nhiên bạn có thể tham khảo chia sẻ từ các RCESer về những nội dung nên lưu ý trình bày trong phần báo cáo nghiên cứu tại đây.

1.2. Trình bày ni dung trong slide

– Các từ ngữ trong slide nên ngắn gọn, dễ hiểu và chứa các từ khóa; tránh trường hợp viết tất cả các nội dung cần nói lên slide vì sẽ khiến slide quá nhiều chữ.

– Slide nên có cả chữ và hình ảnh, biểu đồ, hiệu ứng để truyền đạt hiệu quả nhất và mang lại hứng thú cho người xem.

– Việc trình bày các nội dung nên tuân theo quy tắc 10/10: tối đa 10 từ/dòng, tối đa 10 dòng/1Slide.

– Trong phần nội dung, nên ngắt dòng khi hết ý, việc ngắt dòng không đúng sẽ làm cho người học rất khó đọc và ghi nhớ thông tin trình bày. Ví dụ:

  • Ngắt dòng sai: Niềm tin là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát

triển của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

  • Ngắt dòng đúng: Niềm tin là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển

của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

2. Hình thc

2.1. T l slide

Có 2 tỷ lệ chính thường được sử dụng khi thiết kế slide, đó là 16:9 và 4:3. Tuỳ thuộc vào màn chiếu và máy chiếu mà người thuyết trình sẽ lựa chọn tỷ lệ nào cho phù hợp nhất. Trên thực tế, máy chiếu tại các phòng hội thảo và trường đại học thường là màn hình vuông, nên người thuyết trình nên lựa chọn tỷ lệ 4:3 để tối đa được việc hiển thị các nội dung trong slide của mình.

2.2. Ch trong slide

2.2.1. Kiu ch

Kiểu chữ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và tốc độ đọc. Có hai loại kiểu chữ chính: kiểu chữ có chân và kiểu chữ không có chân (sans serif). Kiểu chữ có chân ví dụ như Time, Times New Roman, Cambria. Kiểu chữ không có chân ví dụ là Arial, Verdata, Calibri. Trong một slide thuyết trình chúng ta nên chọn kiểu chữ không chân, vì có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu chữ có chân làm người ta tốn thì giờ đọc hơn là kiểu chữ không có chân. Điều này sẽ giúp người đọc thoải mái và tập trung hơn vào slide thuyết trình.

2.2.2. C ch

Cần lựa chọn kích thước chữ đủ lớn để đảm bảo cho tất cả người học thu nhận được thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng trên màn chiếu. Các bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn sau đây:

Khoảng cách từ người quan sát tới màn chiếu (m) 3 6 9 12 15 18 21 24
Chiều cao tối thiểu của chữ (mm) 12 25 40 50 60 75 80 100

Chú ý: Kích thước của chữ trên màn chiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách từ máy chiếu tới màn chiếu, khả năng phóng to, thu nhỏ của máy chiếu, … Do vậy, tùy thuộc vào phòng học và trang thiết bị cụ thể mà chọn kiểu chữ và cỡ chữ để đáp ứng được tiêu chuẩn trên. Trong thực tế, nên chọn cỡ chữ tiêu đề tối thiểu 32, cỡ chữ của phần nội dung tối thiểu là 24, kiểu chữ không chân (vì đây là kiểu chữ dễ đọc). Trong cùng một slide nên lựa chọn và sử dụng không quá 2 kiểu chữ nhằm đảm bảo tính cân bằng và nhất quán trong bài trình bày.

2.2.3. Trình bày ch

Trong phần nội dung KHÔNG NÊN VIẾT HOA TOÀN BỘ NHƯ THẾ NÀY. Chữ viết hoa được hiểu là nhấn mạnh nhưng nếu lạm dụng sẽ gây bất lịch sự, khó đọc và khó theo dõi. Để nhấn mạnh một nội dung, có thể sử dụng chữ viết nghiêng, tô đậm, gạch chân hoặc sử dụng màu sắc khác biệt.

2.3. Màu sc

Chọn màu cho chữ cũng là một nghệ thuật. Màu đỏ và màu cam là màu “high-energy” nhưng rất khó tập trung. Màu xanh lá cây, xanh nước biển, và nâu là những màu “ngọt dịu”, nhưng khó gây chú ý. Màu đỏ và xanh lá cây có thể khó thấy đối với những người với hội chứng mù màu.

Cách chọn màu còn tùy vào bối cảnh và môi trường. Cũng cần phân biệt màu chữ (text color) và màu nền (background color), màu của 2 đối tượng này nên được chọn sao cho tương phản với nhau. Các cách kết hợp màu phổ biến là:

Màu nền Màu trắng Màu đen Màu vàng Màu xanh
Màu chữ ●      Màu đen

●      Màu đỏ

●      Màu xanh

●      Màu trắng

●      Màu đỏ

●      Màu vàng

Màu đen Màu trắng

Tựu chung lại, kinh nghiệm cho thấy:

– Nếu hội trường nhỏ hay giảng dạy (lecture): chọn chữ màu tối trên nền sá Ví dụ như chữ màu đen hay màu xanh đậm và nền trắng.

– Nếu hội trường rộng lớn: chọn chữ sáng trên nền tối, như chữ màu trắng/vàng trên nền xanh đậm.

Bạn nên tránh thiết kế slide với chữ màu xanh lá cây và màu nền đỏ (hay chữ màu đỏ trên nền màu xanh lá cây), vì rất nhiều người bị mù màu với sự kết hợp này.  Bạn nên tránh chọn màu nền đỏ vì đây là loại màu “high energy” dễ làm cho mắt bị mệt và khó theo dõi.

Ngoài ra, trong một slide cũng không nên có quá 4 màu và màu sắc trong tất cả các slide nên được thống nhất theo một chủ đề chính.

2.4. Hiu ng

Bạn không nên lạm dụng hiệu ứng đồ họa, hoạt hình; chỉ sử dụng nếu thật cần thiết để nhấn mạnh chi tiết không thể biểu đạt bằng màu sắc.

Tài liu tham kho:

1. Nguyễn Văn Tuấn (2012), “Kĩ năng trình bày: Cách soạn powerpoint slide. Truy cập tại đây.

2. Lại Công Chí (2010), “9 quy tắc soạn Slide thuyết trình”. Truy cập tại đây.

3. Phạm Thị Hằng (2015), “Kỹ năng thiết kế powerpoint khi thuyết trình”. Truy cập tại đây.

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)

Từ khóa » Slide Powerpoint Báo Cáo Khoa Học