Đề Số 18 - THPT | Luyện Dạng đọc Hiểu
Có thể bạn quan tâm
Đề bài
Đọc văn bản:
Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng
Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa
Ầu ơ…thương nhớ lắm!
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông
(“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Hai dòng thơ đầu có sử dụng những thành phần biệt lập nào? Dùng để diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?
Câu 2. Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”…có tác dụng gì?
Câu 3. Những hình ảnh nào trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương?
Câu 4. Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức điều gì trong cái tôi trữ tình của tác giả?
Câu 5. Chữ “tím” trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông” có sự chuyển đổi từ loại như thế nào? Tác dụng của sự chuyển đổi ấy trong việc biểu đạt nội dung?
Lời giải chi tiết
Câu 1.
Hai dòng thơ đầu có sử dụng các thành phần biệt lập:
- Thành phần cảm thán: “Ôi”
- Thành phần tình thái: “Có ngờ đâu”
=> Thể hiện tâm trạng xúc động rưng rưng của nhà thơ khi trở về quê cũ.
Câu 2.
Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”… nhằm thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và nỗi xúc động, bồi hồi của tác giả khi trở lại quê nhà sau bao năm năm xa cách.
Câu 3.
Những hình ảnh trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương: xanh biếc bóng dừa, những mặt người ta yêu biết mấy, đoạn đường xưa. tiếng võng đưa, những bông trang trắng những bông trang hồng, con sông nước chẳng đổi dòng, hoa lục bình tím cả bờ sông.
Câu 4.
Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp, thật yên bình gắn với hình ảnh của bà, của mẹ trong cái tôi trữ tình của tác giả.
Câu 5.
- Trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông”, chữ “tím” ở đây có sự chuyển đổi từ loại từ tính từ sang động từ [tím: nhuộm tím cả bờ sông]
- Tác dụng: gợi ra hình ảnh dòng sông quê đẹp, gần gũi và thanh bình, êm ả mà tràn đầy sức sống với màu tím triền miên, trải dài như vô tận.
Loigiaihay.com
Từ khóa » Kẽo Kẹt Nhà Ai Tiếng Võng đưa
-
Đọc Hiểu - Đề Số 18 - THPT
-
Bộ đề Đọc Hiểu Trở Về Quê Nội - TopLoigiai
-
Chi Tiết Câu Hỏi: Đọc đoạn Thơ Sau Và Thực Hiện Các Yêu Cầu Từ
-
Đề Bài - đọc Hiểu - đề Số 18 - Thpt
-
Từ "nạo" Trong Câu: "Tiếng Võng đưa Kẽo Kẹt Như...
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Văn Năm 2016 - Đề Số 1
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Văn Năm 2016 - Đề Số 1 - Lop12.
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Văn Năm 2016 - Đề Số 2 - Lop12.
-
Văn 12 - ĐỌC - HIỂU ĐỀ 22 - HOCMAI Forum
-
Đọc Hiểu đề Số 18 THPT - Tài Liệu Text - 123doc
-
Ôi Quê Hương Xanh Biếc Bóng Dừa Có Ngờ đâu Hôm Nay Ta Trở Lại ...
-
Tiếng Võng đưa.
-
Mưa Khuya Nhớ Mẹ - Nguyễn Đông
-
THÁNH CA VỀ CHA MẸ| VOL 37 KẼO KẸT VÕNG ĐƯA - YouTube