Đề Số 4 - Olm
Có thể bạn quan tâm
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
bà mẹ đón tôi trong gió đêm
– nhà mẹ chật nhưng còn mê chỗ ngủ
mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kém bọc tằm
tôi thao thức trong hương mật ngọt của ruộng
trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
của những cọng rơm xơ xác gày gò.
(Nguyễn Duy, Hơi ấm ổ rơm, dẫn theo Thơ Nguyễn Duy,
NXB Hội Nhà văn, H., 2010, tr. 15)
Câu 1. Đoạn trích trên được nhà thơ sáng tác theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh “hương mật ong của ruộng”?
Câu 4. Cảm nhận của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện trong đoạn thơ.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm)
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa gợi ra từ những câu thơ sau và liên hệ với cuộc sống hôm nay:
tôi thao thức trong hương mật ngọt của ruộng
trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
của những cọng rơm xơ xác gày gò.
Câu 2. (5 điểm)
(1) …Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá toang rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung tít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào.
(2) Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân, dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất mà mình sắp đổ ra sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch gương chiếu vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.
(trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 187 – 188, 191)
Hai đoạn trích trên tiêu biểu cho hai nét tính cách của hình tượng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Bằng hiểu biết của anh (chị) về tác phẩm, hãy phân tích hình tượng sông Đà để làm nổi bật những nét tính cách ấy.
Từ khóa » đọc Hiểu Tôi Gõ Cửa Ngôi Nhà Tranh Nhỏ Bé
-
Đọc Hiểu Bài Hơi ấm ổ Rơm Hay Nhất Thi THPT Quốc Gia - Top Lời Giải
-
Bộ đề Đọc Hiểu Hơi ấm ổ Rơm Hay Nhất - Toploigiai
-
Bài Tập đọc Hiểu Ngữ Văn 12 - Ngữ Liệu Thơ | ThayHieu.Net
-
Tôi Gõ Cửa Ngôi Nhà Tranh Nhỏ Bé Ven đồng Chiêm Bà Mẹ đón Tôi ...
-
Đề Kiểm Tra HK2 Môn Ngữ Văn Lớp 12 Năm 2017-2018, Trường ...
-
TỔNG HỢP 35 ĐỀ THI VÀO LỚP 10 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ...
-
Xem Nhiều 8/2022 # Bài Tập Đọc Hiểu Ngữ Văn 12 # Top Trend
-
Hãy đọc Văn Bản Sau Và Trả Lời Câu Hỏi Từ 1 đến 4 - 123doc
-
Tôi Gõ Cửa Ngôi Nhà Tranh Nhỏ Bé Ven đồng Chiêm Bà Mẹ đón ...
-
Đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 12 Trường THPT Chương Mỹ A, Hà ...
-
Môn Văn Lớp: 9 Tôi Gõ Cửa Ngôi Nhà Tranh Nhỏ Bé Ven đồng Chiêm ...
-
[PDF] MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Ngữ Văn THPT