Đề Số 7 đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Văn - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. THPT Quốc Gia
  4. >>
  5. Ngữ Văn
Đề số 7 đề thi thử THPT quốc gia môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.73 KB, 8 trang )

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2017 - Đề số 7ĐỀ BÀIPhần 1: Đọc hiểu (3 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:(1) Cách đây ba năm, con tôi học lớp 12 ở một trường trung học tại Indiana, Mỹ.Trong một dịp lễ hội đã có kẻ trộm vào trường và lấy cắp một số đồ dùng của họcsinh, trong đó có chiếc máy ảnh mini của con tôi. Sau khi nhà trường biết sự việc đãbáo cáo cho cảnh sát vào cuộc. Một tháng sau thì chúng tôi được biết tên trộm đãbị bắt và các học sinh phải kê khai giá trị của các món đồ đã mất để làm thủ tụcbuộc tên tội phạm hoàn trả. Trị giá chiếc máy ảnh lúc đó chỉ khoảng 100 USD,chúng tôi cũng không quá bận tâm về chuyện này. Tuy nhiên khi con tôi trở về ViệtNam, chúng tôi vẫn thường xuyên nhận được thông tin về diễn biến sự việc đã vàđang được giải quyết đến đâu. Và mới đây, ngày 12.8.2015, sau ba năm, nay con tôiđã vào năm thứ ba đại học ở một tiểu bang khác, chúng tôi lại nhận được thông tintừ gia đình người đỡ đầu của cháu: cảnh sát đã chuyển tiền bồi hoàn và lời xin lỗicủa tên trộm đến cháu. Kết quả này có được là do nhà trường và người đỡ đầu củacháu đã kiên trì theo đuổi và nhắc nhở cảnh sát không được quên, vì cháu là họcsinh thuộc diện trao đổi văn hóa.(2) Nước Mỹ cũng có ăn trộm đó thôi! Những người được xem là làm mất thể diệnquốc gia ở đâu cũng có. Nhưng cách hành xử của nhà trường và những người dântốt bụng đã âm thầm, kiên trì đòi lại cái họ bị mất, và chứng minh rằng “quốc thể”phải được bảo vệ từ những việc rất nhỏ, từ những người dân bình thường, và nhữngđiều đó diễn ra hằng ngày như một việc hiển nhiên, chứ không có gì là to tát.(Đặng Mai)1. Xác định hai phương thức biểu đạt của văn bản trên.2. Xác định câu chủ đề của đoạn văn (1)3. Nêu nội dung chính của văn bản.4. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu ý kiến của anh (chị) về những điều người ViệtNam cần thực hiện để giữ thể diện quốc gia khi đi ra nước ngoài.Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:1|TrangCon bị thương, nằm lại một mùa mưaNhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽNhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhàTrái chín rụng suốt mùa thu lộp độpNhững dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao...Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đàoCon nhạt miệng, có canh tôm nấu khếKhoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thếMỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.Ba con đầu đi chiến đấu nơi xaTình máu mủ mẹ dồn con hết cả,Con nói mớ những núi rừng xa lạTỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!(Mẹ - Bằng Việt)5. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên.6. Hãy cho biết vì sao tác giả lại viết:Con nói mớ những núi rừng xa lạTỉnh ra rồi, có mẹ, hóa thành quê!2|Trang7. Tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ gì trong văn bản trên?8. Anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu để so sánh hai đoạn thơ sau:Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đàoCon nhạt miệng, có canh tôm nấu khếKhoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thếMỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.(Mẹ- Bằng Việt)Ta đi, ta nhớ những ngàyMình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…Thương nhau chia củ sắn bùiBát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng(Việt Bắc - Tố Hữu)Phần 2: Làm văn (7 điểm)Câu 2 (3 điểm):Thầy giáo cho cả lớp đề làm văn về nhà: “Nghề nghiệp em mơ ước”. Một học sinhđã viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài nổi tiếng. Người bố vô tình đọcđược, phê bình học sinh ấy: “Con không có chí lớn”. Khi bài văn được chấm điểmvà phát ra, thật bất ngờ, thầy giáo đã ghi trong phần nhận xét như sau: “Thầy chúcem mang tiếng cười cho toàn thế giới”.Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề “tháiđộ đối với ước mơ của trẻ em” rút ra từ câu chuyện trên.Câu 3 (4 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:Ta với mình, mình với taLòng ta sau trước mặn mà đinh ninhMình đi, mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…3|Trang(Việt Bắc - Tố Hữu)Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)ĐÁP ÁNPhần 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: (1.5 điểm)1. Hai phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: nghị luận, tự sự. (0.25)2. Câu chủ đề trong đoạn văn (1): Kết quả này có được là do nhà trường và ngườiđỡ đầu của cháu đã kiên trì theo đuổi và nhắc nhớ cảnh sát không được quên, vì cháulà học sinh thuộc diện trao đổi văn hóa. (0.5)3. Nội dung chính của văn bản: nêu lên cách giữ gìn quốc thể của người Mĩ thôngqua những hành động cụ thể, những việc làm âm thầm và kiên trì đối diện với sựviệc du học sinh bị kẻ trộm vào trường và lấy cắp một số đồ dùng. (0.5)4. (0.25) Có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần hướng đến nhữngnội dung cụ thể sau:- Đọc kĩ cuốn cẩm nang “Những điều cần biết khi du lịch nước ngoài” được phátcho du khách.- Không gây ồn ào, xếp hàng trật tự, văn minh, không xả rác bừa bãi, không lãng phíthức ăn; trang phục cư xử phù hợp xã giao chuẩn mực; có ý thức bảo vệ môi trườngvà tài nguyên.- Tuân thủ giờ giấc và trật tự công cộng, đạo đức xã hội và phong tục địa phương;hỗ trợ đoàn kết nhau; không lấy những gì không thuộc về mình; không ở lại quốcgia du lịch quá thời gian cho phép.(Lưu ý: phải viết thành đoạn văn hoàn chỉnh).Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8: (1.5 điểm)4|Trang5. Phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên: biểu cảm (0.25)6. Tác giả viết: “Con nói mớ những núi rừng xa lạ/ Tỉnh ra rồi, có mẹ, hóa thànhquê”! vì muốn nhấn mạnh chính người mẹ nuôi quân này và những tình cảm, sựchăm sóc của bà khiến tác giả cảm thấy bình yên, gần gũi, thân thuộc, gắn bó sâusắc như chính mẹ là quê hương của ông. (0.5)7. Trong văn bản trên, tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ, trân trọng, biết ơn, xúcđộng chân thành và kính yêu tha thiết trước những gì người mẹ nuôi quân đã làmcho ông. (0.5)8. (0.25) Có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần hướng đến nhữngnội dung cụ thể sau:- Tương đồng: ngợi ca tình quân dân thắm thiết qua việc liệt kê những sản vật giảndị bình thường nhưng ấm áp ân tình; thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn của ngườichiến sĩ với những gì đã nhận được từ nhân dân.- Khác biệt:+ Mẹ: thể thơ tự do dạt dào cảm xúc, tình cảm ngợi ca hướng về người mẹ nuôi quân.+ Việt Bắc: Thể thơ lục bát quen thuộc, tình cảm ngợi ca hướng về người dân ViệtBắc, tình cảm quân dân lồng trong tình cảm đồng chí - đồng đội.(Lưu ý: phải viết thành đoạn văn hoàn chỉnh).Câu 2 (3 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện1. Giải thích vấn đề: (0.5)- Đối diện với ước mơ của em học sinh trong câu chuyện, người bố đã không hàilòng khi con mình trở thành diễn viên hài; ngược lại, thầy giáo lại đưa ra lời chúcvừa mang tính động viên vừa cho thấy ý nghĩa mà công việc em mơ ước sẽ mangđến cho xã hội.- Câu chuyện trên đặt ra hai thái độ ứng xử của người lớn với những ước mơ của trẻem: khuyến khích ủng hộ hoặc lên án đả kích. Mỗi thái độ này dù đúng dù sai vẫncó những tác động sâu sắc tới tâm lí của trẻ em nên cần nhìn nhận đầy đủ về vấn đềnày.2. Bàn luận về vấn đề: (2.0)a. Thái độ lên án, đả kích:5|Trang- Thái độ này bắt nguồn từ việc người lớn thường đặt ra những yêu cầu, kì vọng quácao đối với trẻ em. Người lớn cũng có sự sai lầm khi có sự phân loại về ước mơ củacon trẻ: những ước mơ phù hợp với ý định, quan điểm sống của họ sẽ được xem làđúng đắn, phụ huynh cũng dựa vào mơ ước để đánh giá sự chín chắn của con trẻ.(0.5)- Khi thái độ này gắn với ước mơ lập nghiệp, chọn ngành nghề của trẻ em, vô tìnhngười lớn đã khiến các em chạy theo lối sống thực dụng, có sự phân biệt nghề nghiệptrên cơ sở thu nhập, danh vị chứ không ở ý nghĩa cống hiến cho xã hội. (0.5)b. Thái độ ủng hộ, khuyến khích:- Thái độ này rất cần thiết vì qua sự động viên, khuyến khích, người lớn sẽ thể hiệnđược tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, thấu hiểu và đồng cảm với những nguyệnvọng, ước mơ của con trẻ. (0.5)- Quan trọng hơn, khi ủng hộ các em thực hiện những khao khát của bản thân, ngườilớn đã mở rộng khái niệm thành công để trẻ em thỏa sức mơ ước. Đồng thời, ngườilớn đã giúp các em thu nhận được bao nhiêu bài học trên con đường thực hiện ướcmơ (tích cực mở rộng kiến thức, khả năng ứng phó với khó khăn và đương đầu cùngthất bại, việc điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế và năng lực củabản thân…). Những bài học này là vô giá và chỉ có ý nghĩa khi nảy sinh từ nhữngtrải nghiệm thực tế. (0.5)3. Bài học nhận thức và hành động: (0.5)- Người lớn cần tránh thái độ ép con cái đi theo con đường mình vạch sẵn, buộc cácem thực hiện những mơ ước trước đây của bản thân. Người lớn cần học cách chấpnhận những quan điểm khác biệt (do khoảng cách về thế hệ, do xã hội biến chuyểnkhông ngừng), cần cùng trẻ em nuôi dưỡng ước mơ, không chỉ là lắng nghe và chấpnhận mà còn phải sát cánh bên trẻ để định hướng và động viên các em tiếp tục theođuổi mục tiêu, đạt thành mơ ước.- Trẻ em cũng cần lắng nghe những lời khuyên bảo của người lớn trên con đườngthực hiện mơ ước, cần nhận thức được ý nghĩa của sự hỗ trợ từ gia đình. Các emcũng cần học cách thuyết phục ngời khác chấp nhận những ước mơ của mình bằngtất cả sự tự tin, cầu thị và kiên định.Câu 3: Cảm nhận hai đoạn thơ trong Việt Bắc và Đất Nước (4 điểm)1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0.5)6|Trang- Tố Hữu (1920-2002) được đánh giá là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Namhiện đại. Thơ của Tố Hữu là thơ trữ tình, chính trị, mang đậm tính dân tộc, chấttruyền thống. Hoàn thành vào tháng 10/1954, bài thơ đã được lấy làm tên chung chocả tập thơ Việt Bắc (1947-1854). Tác phẩm là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng làmột sáng tác xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên - Huế. Thơ ông hấp dẫn bởi sựkết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước,con người Việt Nam. Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ởchiến khu Trị Thiên năm 1971 nhằm thức tỉnh tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếnmiền Nam xuống đường tranh đấu. Đoạn trích này (trích từ phần đầu chương V củatrường ca) thể hiện cảm nhận sâu sắc, mới mẻ của nhà thơ về đất nước và khẳng địnhtư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.2. Cảm nhận hai đoạn thơ (3 điểm)a. Đoạn thơ trong “Việt Bắc”:- Nội dung:+ Đoạn thơ thể hiện được tình cảm thủy chung son sắt giữa người ra đi và người ởlại, đặt trong không khí buổi chia tay đầy lưu luyến. Cách so sánh “bao nhiêu - bấynhiêu” mang đậm màu sắc ca dao và tô đậm nghĩa tình son sắt. Sự tương đồng nàyrất lớn lao, không thể đong đếm được. Thêm vào đó, hai từ “mặn mà – đinh ninh”khiến tình cảm càng thêm sâu nặng. (0.5)+ Câu thơ “Mình đi mình lại nhớ mình” như một lời khẳng định không bao giờ đánhmất những tình cảm quí giá một thời đã qua. Sự hoán đổi vị trí “mình – ta” thể hiệntình cảm quất quýt, hòa quyện, gắn bó, sâu nặng, bền chặt; đồng thời củng cố niềmtin cho người ở lại. (0.5)- Nghệ thuật: Bằng lối đáp và cách sử dụng đại từ “mình”, “ta” cùng nhiều yếu tốgợi ra âm hưởng ca dao, dân ca, những câu thơ lục bát trau chuốt biến thành nhữnglời đối thoại và cả độc thoại nội tâm, mở ra thế giới cảm xúc phong phú của chủ thểtrữ tình. Giọng thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu cùng bộc lộ cảm xúc nhớ thương, day dứtkhiến đoạn thơ giống như một lời hát giao duyên rất đằm thắm, thiết tha. (0.5)b. Đoạn thơ trong “Đất Nước”:- Nội dung:7|Trang+ Tác giả mở rộng khái niệm Đất Nước gắn với những gì gần gũi, thân thiết của mỗingười – đó là không gian quen thuộc như “nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi tahẹn hò”, cả nỗi lòng tương tư đôi lứa cũng là một phần trong Đất Nước. (0.5)+ Đất Nước là sự kết hợp hài hòa của riêng chung, là “nơi ta hẹn hò”, là không giancủa tình yêu, của anh và em. Đất Nước bất chợt trở thành nơi chứng kiến, ghi dấucủa tình yêu, nơi se kết nên bao mối lương duyên tốt đẹp. Và từ tình yêu đôi lứa ngọtngào, say đắm ấy, dần dần nhà thơ kết nối với tình yêu khác ý nghĩa hơn. (0.5)- Nghệ thuật: Sử dụng đậm đặc, đa dạng và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, ngôntừ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi cảm, giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt, sứctruyền cảm lớn từ sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình. (0.5)3. So sánh hai đoạn thơ (0.5)a. Tương đồng: Hình thức thể hiện của hai đoạn thơ mang tính chất tình cảm lứa đôinhưng mục đích hướng đến lại là tình cảm đối với đất nước, cách mạng. Cái tôi trữtình phân thân tạo hình thức đối thoại để da dạng hóa cảm xúc, hình ảnh thơ gần gũi,quen thuộc, vừa có ý nghĩa biểu tượng, giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết. Vận dụngsáng tạo những chất liệu dân gian (chủ yếu là ca dao) để thể hiện những ý nghĩa sâusắc.b. Khác biệt:- Việt Bắc: Thời điểm sáng tác khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa hoành thành,trong không khí cuộc chia tay lịch sử đầy lưu luyến. Đoạn thơ chủ yếu thể hiện tìnhcảm gắn bó sâu sắc, thủy chung của người chiến sĩ cách mạng với Việt Bắc, đề caoân tình cách mạng thiêng liêng, là lời đối thoại những đồng thời cũng là lời tự hứađể thể hiện tấm lòng thủy chung, sắt son. Thể thơ lục bát quen thuộc, kết cấu “mình– ta”, vận dụng từ ca dao khiến đoạn thơ đậm đà tính dân tộc.- Đất Nước: Thời điểm sáng tác vào lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ rất khốc liệt.Đoạn thơ nêu bật ý nghĩa: Đất Nước là tất cả những gì gần gũi, thân thiết nhất củamỗi người, từ đó khơi gợi lòng yêu nước, như lời trò chuyện, tâm tình để thuyết phụcngười nghe về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân cộng đồng.Thể thơ tự do với âm hưởng trường ca, đầy cảm xúc nhưng vẫn giàu chất trí tuệnhưng vẫn nhiều suy tưởng.8|Trang

Tài liệu liên quan

  • đề thi thử thpt quốc gia môn văn đề thi thử thpt quốc gia môn văn
    • 13
    • 622
    • 0
  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắc Nông Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắc Nông
    • 10
    • 531
    • 2
  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh
    • 2
    • 488
    • 2
  • 23 đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2015 23 đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2015
    • 126
    • 1
    • 1
  • Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Văn 2015 trường MỸ ĐỨC A – Hà Nội (Có ĐÁP ÁN) Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Văn 2015 trường MỸ ĐỨC A – Hà Nội (Có ĐÁP ÁN)
    • 2
    • 575
    • 1
  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn chuyên Đại học Vinh lần 1 năm 2015 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn chuyên Đại học Vinh lần 1 năm 2015
    • 4
    • 575
    • 0
  • Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn 2015 - Sở GD Bắc Giang Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn 2015 - Sở GD Bắc Giang
    • 3
    • 3
    • 3
  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn THPT Đoàn Kết 2015 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn THPT Đoàn Kết 2015
    • 3
    • 374
    • 0
  • Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn THPT Hưng Nhân 2015 Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn THPT Hưng Nhân 2015
    • 3
    • 679
    • 2
  • Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2015 Thái Hòa - Nghệ An Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2015 Thái Hòa - Nghệ An
    • 3
    • 558
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(399.73 KB - 8 trang) - Đề số 7 đề thi thử THPT quốc gia môn văn Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tỉnh Ra Rồi Có Mẹ Hóa Thành Quê