Để Sơ Cứu Vết Thương Chảy Máu Hãy đọc Ngay Cách Sau | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Menu xem nhanh:
- 1. Cách sơ cứu vết thương chảy máu ngoài
- 1.1. Ép trực tiếp lên vết thương đang chảy máu
- 1.2. Nâng cao vùng bị tổn thương
- 1.3. Để người bệnh nghỉ ngơi
- 1.4. Chuyển người bệnh đến cơ sơ y tế gần nhất nếu cần thiết
- Đối với những vết thương nhẹ
- Đối với vết thương nặng
- 2. Cách sơ cứu vết thương chảy máu trong
1. Cách sơ cứu vết thương chảy máu ngoài
Mục đích chính của việc sơ cứu vết thương chảy máu là:
- Giúp cầm máu
- Khống chế sự chảy máu
- Phòng hoặc điều trị sốc
- Duy trì chức năng sống (giúp nạn nhân thở, lưu thông tuần hoàn)
- Tránh các biến chứng (đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm khuẩn)
Đối với tình huống bị chảy máu ngoài, nguyên tắc sơ cấp cứu được thực hiện như sau:
1.1. Ép trực tiếp lên vết thương đang chảy máu
Cần nhanh chóng ép trực tiếp lên vết thương. Nếu có gạc hoặc vải sạch thì dùng gạc hoặc vải sạch ép trực tiếp lên vết thương tại vị trí gây ra chảy máu.
Nếu vết thương chảy máu quá nhiều, hãy dùng chính bàn tay của bệnh nhân hay bàn tay của người sơ cứu để ép trực tiếp lên vết thương. Việc này giúp hạn chế chảy quá nhiều máu. Sau đó hãy tìm kiếm bằng gạc hoặc vải sạch băng bó vết thương.
1.2. Nâng cao vùng bị tổn thương
Sau khi dùng miếng gạc hay miếng vải (thậm chí là tay của bạn) ép chặt lên vết thương, hãy đặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất, nâng cao vùng bị tổn thương đã băng bó để giúp làm giảm áp lực máu tới vùng này.
Sau đó dùng băng cuộn hoặc dây vải băng ép miếng gạc hoặc miếng vải vào vết thương. Không nên băng quá chặt vì như vậy máu sẽ khó lưu thông được đến khu vực bị tổn thương.
Nếu vết thương còn nguyên dị vật như khi bạn bị vật nhọn bằng gỗ hay kim loại đinh, dao, kéo,… đâm trực tiếp vào cơ thể và các vật này vẫn cắm ở vết thương thì bạn không được tự ý rút dị vật ra. Nguyên do vì làm vậy có thể gây chảy máu mất kiểm soát hoặc không vệ sinh sạch sẽ có thể gây nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Trường hợp này hãy bịt kín vết thương bằng cách ép mép vết thương sát với dị vật. Tiếp đó dùng miếng vải vuông hoặc khăn tam giác, quấn lại thành vòng đệm xung quanh dị vật. Sau đó dùng ép lại như với vết thương không có dị vật. Đặc biệt không nên gây ra áp lực trực tiếp lên dị vật.
1.3. Để người bệnh nghỉ ngơi
Kể cả khi bị thương ở tay hay nửa trên của người, bệnh nhân cũng cần được nghỉ ngơi. Hãy để người bệnh nằm ở tư thế thoải mái nghỉ ngơi trong khoảng 10 phút. Qúa trình này giúp bệnh nhân cầm máu và tránh tì, đè nặng lên vết thương.
1.4. Chuyển người bệnh đến cơ sơ y tế gần nhất nếu cần thiết
Đối với những vết thương nhẹ
Lúc này, việc cầm máu làm ngừng chảy máu. Khi đó người bệnh có thể chỉ cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng mà không cần đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên đối với một số trường hợp vết thương rộng, khó cầm máu, nên cho người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí sớm. Bạn có thể gọi cấp cứu 115 càng sớm càng tốt. Nếu vết thương không quá lớn người bệnh có thể đi được hãy cho người bệnh di chuyển bằng ô tô, xe máy đến cơ sở y tế gần đó nhất. Cần chú ý trong quá trình vận chuyển nhẹ nhàng, tránh va đạp mạnh vào vị trí tổn thương.
Ngoài ra nếu thấy vết thương chảy nhiều thấm qua lớp gạc, vải đã băng bó, thì bạn hãy dùng lớp băng thứ hai quấn chặt lên lớp bằng cũ. Các vết thương chảy máu quá mạnh hãy nhanh chóng thay lớp gạc và băng thứ nhất đã sũng máu bằng lớp gạc và băng mới. Máu không cầm được có thể do tấm gạc thứ nhất dùng để chèn vết thương đã bị trượt khỏi vị trí ban đầu. Sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Những vết thương bị trầy xước, đụng dập có dính cát, bụi bẩn trước hết cần vệ sinh sạch sẽ vùng vết thương bằng cách có thể rửa nhẹ vùng tổn thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch. Sau đó mới thực hiện cách sơ cứu trên.
Đối với vết thương nặng
Với những vết thương đứt lìa, hãy làm sạch vùng tổn thương, sơ cứu theo cách trên và chú ý bảo quản bộ phận bị đứt lìa trong túi ni lông hoặc túi nhựa được đòng kín, sạch sẽ. Sau đó đưa người bệnh và cầm theo bộ phận bị đứt đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Các vết thương đâm thủng có khả năng gây bệnh uốn ván cần làm sạch vết thương bằng nước muối, để vết thương khô hoàn toàn rồi mới che kín vì nha bào uốn ván có thể kẹt sâu trong đó. Sau đó bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng uốn ván.
2. Cách sơ cứu vết thương chảy máu trong
Các va đập mạnh như đập vào đầu, ngực hay bụng do ngã hoặc bị xe đâm có thể khiến các mạch máu bên trong cơ thể bị vỡ ra và máu thoát ra khỏi hệ tuần hoàn. Những trường hợp này được gọi là chảy máu trong.
Chảy máu trong khó nhận biết vì không biểu hiện ra bên ngoài như chảy máu ngoài. Khi bị chảy máu trong người bệnh thường hay có các biểu hiện như nôn ra máu, ho ra máu, tiểu ra máu, đại tiện phân dính máu,… Khi đó bạn cần chú ý cách sơ cứu người bị chảy máu trong như sau:
- Đặt người bệnh nằm nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái và dễ chịu nhất. Bệnh nhân nên nằm ở khu vực yên tĩnh, ít người đi qua lại xung quanh
- Đắp chăn giữ ấm cho người bệnh
- Trái tấm lót cho nạn nhân nằm lên trên nếu mặt đường gồ ghề hoặc nóng quá, lạnh quá
- Sau đó gọi cấp cứu và chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
Trong lúc chờ xe cấp cứu đến, bạn nên nới rộng quần áo cho bệnh nhân nhất là vùng cổ và thắt lưng, xử trí các vết thương khác, an ủi để trấn an tinh thần người bệnh. Tuyệt đối không cho người bệnh ăn, uống hay hút thuốc lá trong thời điểm này.
Từ khóa » Hình ảnh Băng Bó Tay
-
Hình Ảnh Băng Bó Tay - BeeCost
-
Hình Ảnh Bàn Tay Bị Băng Bó - BeeCost
-
370000+ Băng Bó Vết Thương Hình ảnh Tải Xuống - Lovepik
-
Băng Bó Tay Sau Khi Bị Thương | Vinmec
-
Hình ảnh Băng Bó Vết Thương ở Chân?
-
Hình Ảnh Băng Bó Tay
-
Hình ảnh : Chân, Ngón Tay, Bị Hỏng, Vượt Qua, Dược Phẩm, Cánh Tay ...
-
Cuộn Băng Gạc Co Giãn Băng Bó Vết Thương Sơ Cứu Thoáng Khí Có ...
-
Hình Ảnh Băng Bó Vết Thương Ở Chân
-
Cánh Tay Băng Bó Với Ngón Tay Bị Gãy Bức ảnh Sẵn Có - IStock
-
Các Bước Sơ Cứu Và Băng Bó Cho Người Gãy Xương Cẳng Tay
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Băng Bó Bột Và Nẹp Bột - Bệnh Viện FV
-
Cách Xử Lý Vết Thương Cho Từng Trường Hợp Khoa Học Nhất | Medlatec