Đề Tài Lý Thuyết Của Keynes Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Và Sự Vận ...
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Luận văn, đồ án, đề tài, tiểu luận, luận án
Cộng đồng chia sẻ luận văn, đồ án, tiểu luận, đề tài tham khảo cho các bạn học sinh, sinh viên
- Trang Chủ
- Tài Liệu
- Upload
Trong hệ thống tư tưởng , trường phái kinh tế , nhiều nhà lý luận đã đề cập đến vai trò kinh tế của nhà nước .Trong số họ , Keynes là người đăc biệt đề cao vai trò kinh tế của nhà nước thông qua các chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước .Lý luận này của ông trở thành cơ sở quan trọng cho việc phát huy vai trò kinh tế của nhà nước trong điều kiện hiện nay . Ở nước ta , sau đại hội VI ( 12/1986 ) đường lối đổi mới toàn diện kinh tế ,xã hội đã nhanh chóng được thực hiện .Một trong những nội dung đổi mới quan trọng nhất là đổi mới cơ chế kinh tế : Chuyển từ có cơ chế tập trung , quan liêu bao cấp sang cơ chế tập trung nhưng có sự quản lý vĩ mô của nhà nước .Do đó ,việc nghiên cứu lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước .Do vậy chúng tôi đã thực hiện đề tài “lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước và sự vận dụng ở nước ta hiện nay ĐỀ CƯƠNG: Chương 1. Sơ lược về lý thuyết của Keynes. 1.1. Tiểu sử của Keynes. 1.2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của lý thuyến Keynes. 1. 2.1. Hoàn cảnh ra đời . 1. 2.2. Những đặc điểm cơ bản của trường phái Keynes. Chương 2. Lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước 2.1. Chính sách đầu tư 2.2. Chính sách tài chính tín dụng ,tiền tệ và thuế khóa 2.3. Chính sách tạo việc làm 2.4. Khuyến khích tiêu dùng cá nhân Chương 3. Sự vận dụng ở nước ta hiện nay về lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước. 3.1 Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2007- 2008 với các gói giải cứu và kích thích kinh tế theo Keynes 3.2.Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam và các gói kích cầu ở Việt Nam theo nguyên tắc của Keynes 3.2.1.Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam 3.2.2.Các gói kích cầu 3.2.2.1.Tác động tích cực của các gói kích cầu 3.2.2.2.Tác động tiêu cực của các gói kích cầu 3.2.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các gói kích cầu
19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13270 | Lượt tải: 1 Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lý thuyết của Keynes vai trò kinh tế của nhà nước và sự vận dụng ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênĐỀ CƯƠNG SƠ LƯỢC Đề tài : Lý thuyết của Keynes vai trò kinh tế của nhà nước và sự vận dụng ở nước ta hiện nay Chương 1. Sơ lược về lý thuyết của Keynes. 1.1. Tiểu sử của Keynes. 1.2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của lý thuyến Keynes. 1. 2.1. Hoàn cảnh ra đời . 1. 2.2. Những đặc điểm cơ bản của trường phái Keynes. Chương 2. Lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước 2.1. Chính sách đầu tư 2.2. Chính sách tài chính tín dụng ,tiền tệ và thuế khóa Chính sách tạo việc làm Khuyến khích tiêu dùng cá nhân Chương 3. Sự vận dụng ở nước ta hiện nay về lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2007- 2008 với các gói giải cứu và kích thích kinh tế theo Keynes 3.2.Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam và các gói kích cầu ở Việt Nam theo nguyên tắc của Keynes 3.2.1.Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam 3.2.2.Các gói kích cầu 3.2.2.1.Tác động tích cực của các gói kích cầu 3.2.2.2.Tác động tiêu cực của các gói kích cầu 3.2.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các gói kích cầu MỞ ĐẦU Trong hệ thống tư tưởng , trường phái kinh tế , nhiều nhà lý luận đã đề cập đến vai trò kinh tế của nhà nước .Trong số họ , Keynes là người đăc biệt đề cao vai trò kinh tế của nhà nước thông qua các chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước .Lý luận này của ông trở thành cơ sở quan trọng cho việc phát huy vai trò kinh tế của nhà nước trong điều kiện hiện nay . Ở nước ta , sau đại hội VI ( 12/1986 ) đường lối đổi mới toàn diện kinh tế ,xã hội đã nhanh chóng được thực hiện .Một trong những nội dung đổi mới quan trọng nhất là đổi mới cơ chế kinh tế : Chuyển từ có cơ chế tập trung , quan liêu bao cấp sang cơ chế tập trung nhưng có sự quản lý vĩ mô của nhà nước .Do đó ,việc nghiên cứu lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước .Do vậy chúng tôi đã thực hiện đề tài “lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước và sự vận dụng ở nước ta hiện nay . Chương 1: Sơ lược về lí thuyết của keynes 1.1.Tiểu sử của Keynes J.M. Keynes sinh ngày 05 tháng 6 năm 1883 tại Cambridge (Anh) trong một gia đình có văn hoá và được chăm sóc đầy đủ. Bố ông là John Neville Keynes, làm giảng viên trường đại học Cambridge, dạy môn logic và kinh tế chính trị học. Mẹ ông tên là Florence Ada, một trong những người phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp trường đại học Newham. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên trở thành cố vấn cho thị trưởng Cambridge. Năm 1932, bà được bầu làm thị trưởng và nổi tiếng về chủ nghĩa nữ quyền.Năm 14 tuổi, ông vào trường đại học Eton, một trường chuyên đào tạo ra những nhân vật ưu tú của nước Anh. Khi học ở đây, ông đạt toàn điểm ưu nên năm 1902, ông được chuyển về học tại Học viện Hoàng gia thuộc trường Đại học Cambridge và học chuyên về môn toán. Sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục ở lại trường Cambridge học thêm triết học và kinh tế học.Năm 1906, ông vào làm việc ở Bộ Sự vụ Ấn Độ của Chính phủ trong 2 năm. Năm 1908, ông nhận lời mời của A. Marshall về làm việc tại Học viện hoàng gia thuộc trường đại học Cambridge, giảng dạy nguyên lý kinh tế chính trị học và lý luận về tiền tệ, cùng năm đó, ông biên soạn cuốn sách: "Bàn về sắc suất", nhờ đó ông trở thành cán bộ nghiên cứu của Học viện hoàng gia của trường. Từ đó về sau, ông vừa giảng dạy ở trường Đại học Cambridge, vừa phục vụ Chính phủ hoặc giới tài chính tiền tệ cho đến năm 1942.Năm 1909, ông sáng lập ra câu lạc bộ kinh tế chính trị học và đạt giải thưởng Adam Smith do viết cuốn "Phương pháp xây dựng chỉ số". Trong suốt thời gian dài từ năm 1911 đến 1944, ông kiêm chức chủ nhiệm "Tạp chí kinh tế" của Hiệp hội kinh tế Hoàng gia. Từ năm 1913 đến 1914, ông giữ chức thư ký uỷ ban tiền tệ và tài chính Ấn Độ của hoàng gia. Năm 1914, nước Anh bước vào cuộc chiến, ông trở thành một chuyên gia tin cậy của Sở kho bạc, ông đã hoạt động cuồng nhiệt đến kiệt sức để giải quyết vấn đề cấp tài chính cho chiến tranh.Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ông chuyển từ luôn luôn được trọng dụng và đề bạt. Năm 1919 là trưởng đoàn đại biểu tài chính tham dự Hội nghị Hoà ước Versailles ở Paris, nhưng do ý kiến bất đồng, nên ông tách khỏi đoàn đại biểu Anh. Sau khi về Cambridge, với nỗ lực bản thân, ông thành lập "Hệ kinh tế học đo lường". Từ năm 1921 đến năm 1938, ông hoạt động đầu tư tiền tệ và trở thành thương gia giàu có, đồng thời kiêm chức Hội đồng quản trị Công ty Hỗ trợ bảo hiểm nhân thọ toàn quốc. Năm 1925, ông kết hôn với nữ diễn viên chính Liubovskaia của đoàn ba lê Nga, sinh được 02 người con. Năm 1930, ông giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban cố vấn kinh tế nội các.Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông lại là thành viên chủ yếu của Uỷ ban tư vấn của Bộ Tài chính, trở thành nhân vật có tác dụng hết sức quan trọng của giới tài chính Anh trong thời chiến.Từ năm 1941 trở đi, ông công tác tại Ngân hàng Anh. Năm 1942, ông được phong làm nam tước Tilton (Lord Keynes of Tilton). Năm 1944, ông dẫn đầu đoàn đại biểu của Anh đến Mỹ tham dự Hội nghị tài chính tiền tệ quốc tế, trong hội nghị này, ông đã có tác dụng rất quan trọng, ông đã tích cực vạch kế hoạch lập hai tổ chức là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới về tái thiết và phát triển (tức Ngân hàng thế giới - WB ngày nay) do ông làm thống đốc. Ông mất năm 1946 do bệnh tim, thọ 63 tuổi.J.M. Keynes viết nhiều tác phẩm, tác phẩm đầu tiên "Tiền tệ và tài chính Ấn Độ", "Hậu quả kinh tế của hoà ước" năm 1919, "Thuyết cải cách tiền tệ" năm 1923, "Hậu quả kinh tế của ngài Churchill" năm 1925, "Thuyết tiền tệ" năm 1930. Năm 1926, ông phát biểu bài "Sự kết thúc của chủ nghĩa tự do thả nổi". Năm 1933, ông phát biểu bài "Con đường đi tới phồn vinh". Năm 1936, ông xuất bản cuốn "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ". Sau khi tác phẩm được công bố đã diễn ra một cuộc tranh luận kịch liệt, những người tranh luận đều công nhận phương pháp tư tưởng mới của ông. "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ" diễn đạt toàn diện nhất tư tưởng kinh tế của Keynes. Giới kinh tế học phương Tây đánh giá quyển sách đã dẫn đến một cuộc cách mạng của Keynes trong kinh tế học.J.M. Keynes được các học giả phương Tây coi là người có tính sáng tạo, ông là nhà kinh tế học cả ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của các Chính phủ.Vào những năm 30 của thế kỷ XX, ở các nước phương Tây, khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên, tình trạng thất nghiệp trở nên nghiêm trọng. Lý thuyết kinh tế của trường phái cổ điển và trường phái tân cổ điển, mà nội dung cơ bản của nó là sự điều tiết của cơ chế thị trường sẽ đưa nền kinh tế đến sự cân bằng, không cần có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế đã không thể giúp ích cho việc khắc phục khủng hoảng và thất nghiệp. Lý thuyết kinh tế tự điều chỉnh bị thất bại trước thực tế phũ phàng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặc biệt một cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933 đã làm tan rã tư tưởng tự do kinh tế.Mặt khác, vào đầu thế kỷ XX, lực lượng sản xuất và sự xã hội hoá sản xuất phát triển, độc quyền ra đời và bắt đầu bành trướng thế lực. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa. Vì thế, lý thuyết kinh tế "Chủ nghĩa tư bản có điều tiết" ra đời, sáng lập ra nó là John Maynard Keynes.Sau khi Keynes mất, làm thế nào để kế thừa và phát triển tư tưởng của Keynes, các nhà kinh tế học theo học thuyết Keynes đều đưa ra sự kiến giải của mình, đặc biệt là sau khi áp dụng rộng rãi học thuyết Keynes đã nảy sinh hàng hoạt vấn đề mới, nạn thất nghiệp và lạm phát xảy ra cùng một lúc, mỗi người một ý, tranh cãi liên miên và hình thành cái gọi là "học thuyết hậu Keynes", "học thuyết Keynes mới", "học thuyết Keynes hiện đại". Việc sửa đổi, bổ sung lý thuyết của Keynes chủ yếu biểu hiện: Phát triển việc phân tích trạng thái tĩnh, ngắn hạn sang phân tích trạng thái động, dài hạn; lấy phân tích quá trình bổ sung cho việc phân tích bình quân; lấy nguyên lý gia tốc bổ sung cho nguyên lý số nhân; đưa ra các loại thuyết giao động kinh tế và tăng trưởng kinh tế, cụ thể hoá các chính sách kinh tế; phác hoạ ra con đường tăng trưởng ổn định. 1.2.Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của lí thuyết keynes 1.2.1. Hoàn cảnh ra đời Vào những năm 30 của thế kỉ hai mươi tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như ở nước Anh có nhiều biến đông lớn .Chủ nghĩa tư bản phát triển một cách nhanh chóng ,lực lượng sản xuất phát triển mạnh cả về quy mô trình độ với tính xã hội hóa ngày càng cao.Với sự phát triển mạnh mẽ đó của chủ nghĩa tư bản thì đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. các mâu thuẫn kinh tế xã hội diễn ra ngày càng gay gắt .Khủng hoảng kinh tế , thất nghiệp lạm phát xảy ra và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.. Điều này đã chứng tỏ “học thuyết tự điều chỉnh”của trường phái cổ điển mới,lý thuyết bàn tay vô hình của A.smith ,và cân bằng tổng quát của walras đã không còn phù hợp với tình hình mới nữa . Trước những hàng loạt các vấn đề của kinh tế thị trường ,chủ nghĩa tư bản đứng trước nguy cơ sụp đổ . Điều này được đặt ra nhu cầu thực tiễn là phải có một học thuyết kinh tế mới ra đời để bảo vệ chủ nghĩa tư bản đang gặp rất nhiều khó khăn.,giúp chủ nghĩa tư bản thoát khỏi khủng hoảng . Cuối cùng là sự thành công của lý thuyết mark và nền kinh tế kế hoạch hóa trong thực tiễn ở liên xô vừa bắt bắt buộc vừa tạo tiền đề cho các nhà tư sản nghĩ tới sự can thiệp nhiều hơn của nhà nước vào nền kinh tế . Tất cả những hoàn cảnh đó đã dần tới sự ra đời ls thuyết của trường phái keynes 1.2.2 .Những đặc điểm cơ bản của trường phái keynes 1. 2.2.1. Đặc điểm về nội dung Thứ nhất , đối lập với lí thuyết của trường phái cổ điển keynes không ủng hộ quan điểm tự do kinh tế về sự cân bằng của nền kinh tế dựa trên sự tự điều tiết của thị trường mà không có sự can thiệp của nhà nước . Ông cho rằng sự khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ngày càng trầm trọng không phải là hiện tượng nội sinh của chủ nghĩa tư bản mà là do thiếu sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế .Theo ông vấn đề nan giải nhất của chủ nghĩa tư bản không phải là lạm phát hay khủng hoảng mà là vấn đề thất nghiệp và việc làm.Do đó trong lý thuyết của ông tập trung giả quyết hai vấn đề chính là tăng trưởng và việc làm dựa trên cơ sở là sự điều tiết của nhà nước . Thứ hai., ông chỉ ra rằng điều kiện đảm bảo cho tái sản xuất bình thường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giải quyết khủng hoảng và thất nghiệp là đầu tư bằng tiết kiệm khuyến khích đầu tư và giảm tiết kiệm. Thứ ba ,lý thuyết của keynes là lý thuyết trọng cầu .Ông đánh giá vai trò của tiêu dùng của lĩnh vực trao đổi ,coi đây là nhiệm vụ số một mà các nhà kinh tế học phải giải quyết .Theo ông khi việc làm tăng lên thì thu nhập cũng tăng lên do đó có sự tăng lên của tiêu dùng .Tuy nhiên do khuynh hướng tâm lí nên mức tăng tiêu dùng nhỏ hơn mức tăng của thu nhập làm cho cầu có hiệu quả bị giảm xuống .Đây là nguyên nhân gây ra khủng hoảng ,thất nghiệp trì trệ trong nền kinh tế tư bản chủ nghiã.do đó muốn đảm bảo phát triển sản xuất ,cân bằng cung cầu thì phải tăng tiêu dùng ,thực hiện các biện pháp kích cầu có hiệu quả. 1.2.2.2. Đặc điểm về phương pháp luận Thứ nhất, phương pháp phân tích của keynes dựa trên cơ sở tâm lý chủ quan.Nhưng khác với trường phái cổ điển mới dựa vào tâm lý cá biệt thì ông dựa vào tâm lý chủ quan xã hôi. Thứ hai, ngược với các nhà cổ điển mới ông phân tích nền kinh tế với những đại luợng vĩ mô có hệ thống .Theo ông việc phân tích kinh tế phải xuất phát từ các tổng lượng lớn để nghiên cứu mối quan hệ giữa các tổng lượng đó và khuynh hướng chuyển biến của chúng .Trên cơ sở đó có thể rút ra những kết luận vận dụng cho từng đơn vị cá biệt trong nền kinh tế . Chương 2: Lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước 2. 1.Chính sách đầu tư Keynes cho rằng : Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết việc làm thì trước hết nhà nước phải có một chương trình đầu tư lớn với hai nội dung chính: Nhà nước phải trực tiếp đầu tư vào các chưong trình công cộng bằng ngân sách nhà nước dể thu hút việc làm. Nhà nước phải thông qua các chính sách và công cụ để khuyến khích tư nhân đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước,hệ thống thu mua của nhà nước ,trợ cấp của nhà nước về tài chính tín dụng.... Mục đích của các chương trình đầu tư lớn này của nhà nước là nhằm sử dụng số tư bản nhàn rỗi và lao động thất nghiệp.Số người được tuyển vào làm việc mới khi nhận được thu nhập sẽ lại tham gia vào thị trường tiêu dùng hàng hóa .Do đó cầu hàng hóa tăng làm cho giá cả hàng hóa tăng dẫn đến hiệu quả của tư bản đầu tư cũng tăng theo. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất .Từ đó sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn giải quyết được vấn đề thất nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế và đẩy lùi khủng hoảng kinh tế. 2. 2.Chinh sách tài chính tín dụng ,tiền tệ và thuế khóa Theo Keynes vai trò của hệ thống tài chính tiền tệ tín dụng ,thuế là hết sức quan trọng . Đây là những công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế rất có hiệu quả . theo ông để đạt được mục tiêu sử dụng hệ thống tài chính tín dụng tiền tệ nhằm kích thích doanh nhân đầu tư thì phải tăng thêm tiền mặt vàolưu thông ,thực hiện “lạm phát có điều tiết” một mặt tăng khối lượng tiền trong lưu thông để giảm lãi suất cho vay khuyến khích doanh nhân đầu tư mở rộng sản xuất .Mặt khác lạm phát khi khối lượng tiền tệ trong lưu thông tăng và có lạm phát giá cả hàng hóa sẽ tăng lên do đó lợi nhuận của nhà tư bản sẽ tăng nếu chi phí chưa thay đổi .Ông chủ chương in thêm tiền giấy để cấp phát cho ngân sách nhà nước hoạt động và bù dắp những thiếu hụt của ngân sách nhà nước, đây là nguồn bổ sung ngân sách cho những hoạt động đầu tư của nhà nước. Ông chủ chương sử dụng công cụ thuế để điều tiết nền kinh tế. Ông chủ chương tăng thuế đối với người lao động để tăng ngân sách nhà nước từ đó tăng đầu tư .Còn giảm thuế đối với các doanh nhân để khuyến khích họ đầu tư mở rộng sản xuất. 2.3.Chính sách tạo việc làm Đối với keynes, cân bằng tiết kiệm và đâu tư không phải là vấn đề đơn giản với nền kinh tế mà được quyết định bằng nhiều yếu tố phức tạp ngoài lãi suất ra, và không có đảm bảo rằng hai yếu tố nhất thiết bằng nhau ở mức hoạt động kinh tế tạo ra việc làm vừa đủ. Keynes lập luận, thất nghiệp chỉ có thể giải quyết hiệu quả bằng việc vận dụng tổng cầu. công nhân sẵn sàng chấp nhận việc tăng giá gây ra từ tăng cầu,dựa vào mức lương danh nghĩa ổn định. Tăng nhu thế sẽ làm giảm tiền lương danh nghĩam, qua đó kích thích việc làm. Keynes xoay quanh đề xuất của phái cổ điển: việc làm không tăng, bằng cách giảm tiền lương thực tế, nhưng tiền lương thực tế giảm vì việc làm tăng do tăng tổng cầu. Keynes không xem cơ cấu kinh tế của bộ phận tư nhân như một dự phòng đảm bảo an toàn chống lại nạn thất nghiệp kéo dài. Sự cân bằng có thể tồn tại ở việc làm đủ có ít hơn. Sự tồn tại của tiền lương và giá cả thay đổi đi xuống sẽ không đảm bảo có đủ việc làm. Vì những hạn chế khác, nghĩa là những nhu cầu hình thức đầu cơ tiền mặt và hàm đầu tư, chính sách tiền tệ không hữu ich theo dự án.Keynes lập luận trên cơ sở lý thuyết của ông cho rằng chính phủ nên sử dụng quyền hạn để đánh thuế và chi tiêu để ảnh hưởng chu kỳ kinh doanh. Chi tiêu của chính phủ là khoản đầu tư công cộng bơm thêm vào dòng chảy thu nhập. chi tiêu của chính phủ có thế được lấy từ đánh thuế(làm giảm tiêu dùng, nhưng ít hơn số thuế đánh), bằng việc bán trái phiếu cho quỹ dự trữ liên bang, hay bằng những biện pháp khác. ảnh hưởng sinh ra từ việc làm và thu nhập của tất cả những biện pháp thay thế này phải đánh giá, và sau đó phải có hành động đạt đến sự ổn định kinh tế.Keynes không nghĩ khoản tiền đầu tư bơm vào đơn giản hay “kích thích kinh tế” là đủ.điều cần phải có là chương trình quy mô rộng và có kế hoạch trong chính sách tài chính nhiệm ý cũng tăng cường những yếu tố ổn định có sẵn(như đành thuế luỹ tiến). tóm lại, chính phủ phải sẵn sàng cung cấp điều kiện để có đủ việc làm. Thông điệp kinh tế cơ bản của Keynes đã rõ. 2.4.Khuyến khích tiêu dùng cá nhân Keynes không bất đồng việc người ta nắm tiền vì mục đích giao dịch hay nhu cầu giao dịch liên quan đến thu nhập. thế nhưng ông lập luận rằng cá nhân nắm tiền ít nhất vì lý do quan trọng khác-đầu cơ vào thị trường trái phiếu. nói cách khác, Keynes lập luận, họ nắm tiền để đầu cơ vào thị trường trái phiếu. Ông cho rằng lãi suất sẽ giảm thấp đến mức(giá trái phiếu quá cao) làm cho mọi người tin rằng trái phiếu là đầu tư không phù hợp. tóm lại, tất cả đều muốn nắm giữ nhiều tài sản bằng tiền mặt hơn, xã hội xem việc nắm giữ trái phiếu là không an toàn và nắm giữ số dư tiền mặt thay vì mục đích đầu cơ. Keynes cho rằng mặc dù lãi suất được quyết định bằng sự kết hợp các yếu tố thực và tiền tệ trong hệ thống kinh tế, sự tồn tại của nhu cầu đầu cơ tiền có nghĩa là cơ cấu qua đó tiền ảnh hưởng tới thu nhập và việc làm trong hệ thống kinh tế không giản đơn và có thể dự đoán như các nhà kinh tế học cổ điển thường nghĩ. Một trong những tác động của tiền tệ và chi tiêu, thu nhập, việc làm là thông qua ảnh hưởng của nó đối với lãi suất. lãi suất thấp khiến tiêu dùng hiện tại hấp dẫn hơn so với chi tiêu dùng kỳ hạn, nghĩa là tiết kiệm. điển hình, chính sách tiền tệ làm giảm lãi suất và bằng cách này làm tăng chi tiêu. Chương 3: Sự vận dụng ở nước ta hiện nay về lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước 3.1.Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2007-2008 với các gói giải cứu và kích thích kinh tế theo Keynes Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu xảy ra từ tháng 8-2007 sau đó đã lan khắp các thị trường tài chính lớn trên thế giới. Chỉ trong vòng 12 tháng của 2008 đã làm bốc hơi trên 30 ngàn tỉ USD trong tổng số 62 ngàn tỉ USD vốn hóa toàn cầu. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, thế giới bước vào một cuộc suy thoái kinh tế được ví là nghiêm trọng nhất trong vòng gần 100 năm qua. Chính phủ các nước không thể khoanh tay đứng nhìn. Hàng loạt các gói giải cứu lên đến cả ngàn tỉ USD ở hầu khắp các nước trên thế giới đổ ra khiến cho người ta nhớ đến một nhà kinh tế vĩ đại của những năm 30 của thế kỷ trước:John Maynard Keynes . Nhìn lại các gói kích cầu lên tới cả ngàn tỉ USD của Mỹ, gần 600 tỉ USD của Trung Quốc, hàng trăm tỉ USD của Nhật Bản và Châu Âu, người ta thấy các biện pháp để xử lý tình huống chặn đà suy giảm tăng trưởng của chính phủ các nước này, về cơ bản, vẫn là chính sách tài khóa và chính sách tín dụng theo các nguyên tắc của Keynes. Về chính sách tài khóa, các chính phủ chủ trương giảm thuế để hỗ trợ tái đầu tư cho các nhà sản xuất, thực hành tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mở rộng các dịch vụ công và trợ cấp cho các khu vực thu nhập thấp, dễ tổn thương nhằm tạo cầu nội địa, đảm bảo an sinh xã hội và giảm thiểu các xung đột xã hội, thậm chí có thể chấp nhận cả thâm hụt ngân sách để mở rộng thị trường nội địa – một sự bù đắp khoảng sụt giảm đột ngột của thị trường xuất khẩu. Do đó, sau các gói giải cứu mang tính chất tình thế, các chính phủ tiếp tục gia tăng các gói kích cầu nhằm tạo đà cho tăng trưởng khi đã chạm tới điểm uốn tại đáy của cuộc khủng hoảng. Cũng tương tự như vậy, chính sách tín dụng rẻ với mức lãi suất thấp nhất so với nhiều chục năm qua, hiện đã trở thành đặc trưng phổ biến trong chính sách tiền tệ của các quốc gia. Chính phủ các nước tạo mọi điều kiện để mọi chủ thể tiếp cận dễ dàng các nguồn tín dụng, chủ trương hỗ trợ lãi suất theo hướng tăng tổng dư nợ tín dụng nhằm khởi động lại cầu tiêu dùng và cầu đầu tư nội địa. Nói cách khác, với việc tiền được bơm ra như cái phao cứu sinh cho các nền kinh tế, ngay cả trong tình trạng không dễ kiểm soát, có vẻ người ta đã coi tiền tệ và tín dụng là công cụ vạn năng điều tiết nền kinh tế giống như Keynes đã quan niệm. Sự thực là các gói kích cầu đó mang lại hiệu quả rõ rệt cho các nền kinh tế. Các nền kinh tế chủ chốt bước đầu ngăn chặn được đà suy giảm tăng trưởng. Đầu tư của nhà nước và nhu cầu nội địa tăng đã giúp kinh tế Trung Quốc ra khỏi giai đoạn giảm tăng trưởng kéo dài 8 quý liên tiếp từ nửa đầu năm 2007, bất chấp động lực xuất khẩu bị thiệt hại nặng nề do sức cầu từ các thị trường bên ngoài sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các chỉ số kinh tế chính của các nền kinh tế Mỹ, EU và Nhật Bản đồng loạt chuyển hướng đi lên từ tháng 3 – 4, báo hiệu chu kỳ suy giảm ở các nền kinh tế này có khả năng sẽ kết thúc trong khoảng tháng 9 đến tháng 10-2009. Những thành quả trên đây cho thấy, các nguyên lý của Keynes vẫn có vai trò tác dụng chặn đà suy giảm kinh tế, nhất là trong các tình huống “sốc”, ngắn hạn. Hiện tại, dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới vẫn còn yếu ớt và chưa vững chắc. Điều này còn bị quy định bởi tính chất của cuộc khủng hoảng lần này, đó là sự bùng nổ đồng thời của khủng hoảng chu kỳ, khủng hoảng cơ cấu và khủng hoảng về thể chế kinh tế. Theo đó, các giải pháp của Keynes sẽ là không đủ và nó sẽ không có tác động tích cực nếu chính phủ các nước không nhân cơ hội này tái cấu trúc lại nền kinh tế của mình và nỗ lực phối hợp toàn cầu để đưa nền kinh tế thế giới ra khỏi suy thoái. Đó là chưa kể sau các giải pháp này, các nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nguy cơ rơi vào “bẫy thanh khoản” trì trệ kéo dài khi chính sách tiền tệ “hết dư địa” – lãi suất cơ bản đã ở sát mức 0%. Việc các chính phủ phụ thuộc quá mức vào công cụ tài khóa để duy trì tăng trưởng sẽ khiến thâm hụt ngân sách tăng cao, có thể kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng như thuế tăng, lãi suất dài hạn lên cao, gia tăng lạm phát tiền tệ, làm đình trệ hoạt động kinh doanh, thậm chí có thể gây vỡ nợ quốc gia. Nguy cơ đình trệ – lạm phát của kinh tế thế giới do lượng tiền cung ra quá lớn trên toàn cầu hoàn toàn có thể xảy ra như đã từng xảy ra trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Cũng tương tự như vậy, khả năng giá năng lượng và nguyên liệu tăng cao trở lại cũng là một nguy cơ cản trở quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Tại sao vậy? Chúng ta có thể giải thích các hệ lụy này trên một số lý do sau đây: Thứ nhất, như lịch sử đã chứng minh, việc vận dụng những nguyên tắc của Keynes là nguyên nhân của tình trạng trì trệ và lạm phát diễn ra đồng thời suốt thập kỷ 70. Hay nói cách khác, tình trạng đình trệ – lạm phát tiến thoái lưỡng nan trong nền kinh tế các nước công nghiệp giai đoạn 1974 – 1983 là do sự vận hành lâu dài và quá mức theo các quan điểm điều chỉnh kinh tế của chủ nghĩa Keynes. Các nội dung trong hệ thống điều tiết của Keynes như: cho vay tín dụng, cấp phát tài chính theo nguyên tắc thiếu hụt của chính phủ và ngân hàng trung ương đã mở hết tốc độ, khiến cho cùng lúc giá cả tăng vọt trong khi đó, sức lao động và năng lực sản xuất lại không được huy động và vận hành một cách hiệu quả. Các biện pháp của chính phủ, về thực chất, chỉ mới dừng lại ở các biện pháp đối phó tình hình. Cụ thể là để khắc phục suy thoái, các biện pháp vẫn chỉ là tăng chi ngân sách, tín dụng rẻ, mở rộng thị trường công và để khắc phục lạm phát như là điều đe dọa mới, các biện pháp lại là thắt chặt tín dụng, giảm chi ngân sách và tăng thu nhà nước. Trong bối cảnh ấy, ngay cả khi đã có chú ý đến việc kết hợp với các chính sách thu nhập, chính sách chống chu kỳ và chính sách phát triển dài hạn, tình trạng đình – lạm của nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục kéo dài hơn một thập kỷ. Như vậy, cũng có thể nói do lạm phát và suy thoái diễn ra đồng thời, các biện pháp điều tiết theo Keynes đã biểu hiện ra như con lắc thường xuyên giao động từ lạm phát sang giảm phát và ngược lại. Điều này chứng tỏ lý thuyết Keynes có những hạn chế không thể vượt qua từ chính trong bản chất và đặc trưng của nó. Thực tiễn này là một cảnh báo cho những ai ưa thích và đơn giản hóa khi vận dụng Keynes Thứ hai, những giải pháp của chủ nghĩa Keynes không phải đã phù hợp hoàn toàn với việc ứng phó cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu 2008 bởi các lẽ: 1) thiếu hụt cầu hiện nay không mang tính cục bộ, khu biệt trong các nền kinh tế công nghiệp phát triển như cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 mà là trên toàn bộ chỉnh thể của nền kinh tế thế giới; 2) tín dụng rẻ, dưới chuẩn và dễ tiếp cận trong gần một thập kỷ qua cũng như sự ủng hộ tài chính vô hạn từ chính phủ đối với các tập đoàn tư nhân là nguyên nhân tích tụ các khoản nợ xấu, gây mất khả năng thanh toán của các ngân hàng và các tập đoàn đầu tư tài chính, trước hết là ở Mỹ và sau đó lây lan ra toàn thế giới và trong bối cảnh ấy, mọi giải pháp chống suy thoái theo các chính sách tín dụng trước đây sẽ rất ít hiệu quả, có thể làm trầm trọng và rối loạn thêm thị trường tài chính – tiền tệ; và 3) các giải pháp kích cầu bằng chính sách tài khóa sẽ có tác động, nhất là chính sách giảm thuế, mở rộng cầu tiêu dùng và đầu tư, chú trọng duy trì sản xuất, việc làm đầy đủ nhưng trong điều kiện đẩy mạnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc giữa các nền kinh tế sẽ đưa đến 2 tình huống: a) gói kích cầu sẽ không tác dụng nếu không đạt tới sự đồng bộ quốc tế và khu vực, rất có thể sự hỗ trợ này sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho các nước bên ngoài; và b) gói kích cầu có khuynh hướng kích cầu nội địa và để đưa nền kinh tế của mình ra khỏi suy thoái, các nước sẽ bất chấp tiến trình tự do hóa, bất chấp các cam kết với WTO, sẽ chủ trương bảo hộ mạnh mẽ thị trường trong nước. Rốt cuộc, các giải pháp tình thế, ngắn hạn đã vô hình chung trở thành vật cản ngáng trở tiến trình tự do hóa và toàn cầu hóa với tính cách là xu thế phổ biến của sự phát triển toàn cầu hiện nay. Do đó, có thể nói các giải pháp theo Keynes có thể tạo nguy cơ đi ngược tiến trình tự do hóa. Thứ ba, như trên đã chỉ ra, về mặt ngắn hạn, để chặn đà suy giảm, người ta không còn cách nào khác là phải mở rộng cầu hiệu quả (cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng) cho nền kinh tế nhưng là cầu hiệu quả trên quy mô toàn cầu và vấn đề đặt ra chính là gia tăng trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm toàn cầu của các nền kinh tế lớn và chủ yếu (cơ chế G-2: Mỹ và Trung Quốc; nhóm G-7 và G-20) và sự nỗ lực của mọi quốc gia, thúc đẩy sự phối hợp và hợp tác toàn cầu để chống lại sự co rút quá mạnh của các động lực tăng trưởng. Về mặt dài hạn, xét theo thực chất của cuộc khủng hoảng, đây không thuần túy là khủng hoảng chu kỳ mà còn là cuộc khủng hoảng về mặt cơ cấu (một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu bùng nổ quá mức các ngành dịch vụ dựa trên sự phát triển rất mạnh của công nghệ mới và tri thức trong khi đại bộ phận khác vẫn phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng nhiều vốn, lao động và tài nguyên và chính vì sự bất đối xứng về cầu trên quy mô toàn thế giới đã đưa các quốc gia trở lại tự tạo cầu cho một năng lực sản xuất dư thừa nhưng lại thiếu đầu ra do chính sự lựa chọn cách thức phát triển của mình cung ứng). Các nền kinh tế hướng về xuất khẩu, nếu không cơ cấu lại theo hướng giảm sự lệ thuộc từ bên ngoài, phát huy lợi thế so sánh để có giá trị gia tăng cao, rất có thể bị suy sụp trước các rủi ro khó lường của nền kinh tế thế giới. Đồng thời, đây còn là cuộc khủng hoảng về thể chế khi sự buông lỏng vai trò định hướng, sự xem nhẹ chức năng giám sát của nhà nước đã và đang khiến cho thị trường và hệ thống tài chính của các nước chao đảo. Chưa bao giờ trong khoảng 40 năm nay người ta lại bàn nhiều đến vấn đề định vị lại mối quan hệ giữa vai trò nhà nước và nền kinh tế thị trường trong bối cảnh mới. Sự thật là chưa biết điều gì sẽ xẩy ra nếu không có sự cứu trợ của các nhà nước đối với cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế hiện nay. Nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu sau sự kiện này, sự can dự của nhà nước sẽ được tăng cường mạnh và khuynh hướng bảo hộ của các quốc gia sẽ trở thành chủ đạo và theo đó, kinh tế thị trường theo hướng tự do hóa sẽ bị cản trở. Nói cách khác, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch sẽ lại hiện hữu – một lực cản to lớn nhất đối với lô-gic phát triển của nền kinh tế thế giới hiện đại. Cũng bởi vậy, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế cũng như thể chế kinh tế toàn cầu rất cần một lý thuyết mới và khác với lý thuyết Keynes, cho dù Keynes ngày nay đã mang hình hài của một Keynes mới – “Keynes toàn cầu”. 3.2.Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam và các gói kích cầu ở Việt Nam theo nguyên tắc của keynes 3.2.1.Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam Với tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới như vậy, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới, vả lại ngày nay kinh tế nước ta đã hội nhập khá sâu với nền kinh tế thế giới, chúng ta không thể không tính đến những tác động sâu xa, mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng toàn cầu đối với Việt Nam, không thể không nghĩ tới một số vấn đề nảy sinh đối với nước ta. Thị trường chứng khoán, nguồn vốn đầu tư hơn 90% vào nền kinh tế VN đã sụp đổ hoàn toàn từ hôm 25.03.2008 với cơ mai hồi phục không còn, chỉ số VN-Index từ 1.200 điểm rơi thẳng đứng liên tục trong nhiều phiên giao dịch của nhiều ngày qua xuống còn chỉ còn dưới ngưỡng chết 500 điểm, trong khi các nhà đầu tư sự thật không còn lòng tin vào thị trường và nền kinh tế do một chính thể cộng sản điều hành. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đổ vỡ. Sản xuất của tất cả các ngành kinh tế đều bị tê liệt do không còn vốn và nhiều tác động khác của kinh tế, xã hội và nhất là chính trị tác động. Thâm thủng mậu dịch tăng cao. Lạm phát tăng cao và đang diễn ra từng ngày ở Việt Nam… Giá lương thực thực phẩm tăng theo từng giờ, với mức tăng cao và nhanh, uy hiếp đời sống của tuyệt đại đa số người dân, chỉ trừ quan tham cộng sản đã no túi . Lòng tin của các nhà đầu tư và mọi người dân Việt Nam kể cả công nhân viên chức bộ máy quản lý nhà nước, các ngành kinh tế, và đặc biệt là đông đảo công chức ngành giáo dục và y tế vốn ăn lương và chịu thiệt nhiều nhất do gá cả tăng nhanh đã không còn tin tưởng vào chính thể cộng sản đang hoành hành đất nước, với quốc nạn tham nhũng mà hậu quả “nhãn tiền” đang đến. Không thoát khỏi qui luật, nền kinh tế của Việt Nam với những biến động nhanh chóng và dồn dập thời gian gần đây, chỉ trong vòng 1 tháng, nhất là sau tết Mậu Tý. Từ việc giá cả tăng cao đột biến, với mức giá tiêu dùng sinh hoạt của chợ búa, thịt cá rau cải …tăng trung bình là 50%; giá bất động sản nhà đất tăng gấp 3 lần (có nơi lên đến 7.000 USD/m2 sàn sử dụng), giá vàng lên cao trên 18 triệu 200 ngàn/ lượng. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng lên đến mức chóng mặt từ hơn 10% năm đã lên đến trên 40% năm. Không có đủ tiền mặt để lưu thông và thanh khoản tại tất cả ngân hàng trong nước. Ngân hàng nhà nước đã bơm ra thị trường qua hệ thống ngân hàng và thanh toán trên 60.000 Tỷ VNĐ tiền mặt trong thời gian gần đây nhưng cũng không cứu vãn được tình hình ngày một bi đát hơn…và sẽ “ hết thuốc chữa “ Tất cả đó là dấu hiệu cho thấy một sự thật, sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng đang diễn ra hàng ngày và nhanh chóng tại VN. Điều này hoàn toàn theo đúng qui luật kinh tế và thực tế khách quan diễn ra tại VN trong suốt quá trình phát triển vừa qua, đặc biệt trong thời gian gần đây. Nguyên nhân của tình trạng hiện nay có rất nhiều mặt, bắt nguồn từ nhận thức đối với các vấn đề kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và từ thực tiễn giữa lý luận, chính sách và cuộc sống chưa gắn chặt với nhau. Về mặt luật pháp, vấn đề sở hữu cũng chưa phải đã rành rọt, luật pháp chưa quan tâm đầy đủ đến tất cả các thành phần kinh tế nên ảnh hưởng đến quan hệ sản xuất và sức sản xuất. Kinh tế Nhà nước chưa thể hiện được vai trò chủ đạo. Hệ thống các thị trường tài chính, vốn, lao động, khoa học cũng còn có nhiều chỗ lúng túng, bất cập. Tất cả những hạn chế đó đã làm giảm sức bật đối với khả năng phản ứng lại với tiêu cực do khủng hoảng toàn cầu gây ra. 3.2.2.Các gói kích cầu Các thành phần trong gói kích thích kinh tế của Việt Nam đang trở nên rõ ràng hơn trong một vài tuần trở lại đây và đang có vẻ tạo được ảnh hưởng. Tốc độ khẩn trương của gói kích thích được công bố vào đầu năm 2009, cho thấy các nhà làm chính sách ở Việt Nam nhận thức rõ sự khẩn thiết phải giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới nền kinh tế nội địa.Chính phủ đã đưa ra gói kích cầu thứ nhất trị giá gần 1 tỷ USD và gói kích cầu thứ 2 trị giá 8 tỷ USD để cứu trợ nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng.Trong đó có: Hỗ trợ lãi suất những khoản vay ngắn hạn Một trong những thành tố chính của gói kích thích kinh tế là khoản hỗ trợ lãi suất 4% cho những khoản vay ngắn hạn, gói này đang được khối doanh nghiệp rất háo hức đón nhận. Mục tiêu của gói kích thích này là giúp giảm lạm phát, hỗ trợ các công ty trong việc duy trì khả năng sản xuất và giữ công ăn việc làm.Tuy nhiên, quy mô của việc cho vay theo chương trình này cho thấy nó được sử dụng chủ yếu để các doanh nghiệp đảo nợ. Tất cả các công ty, trừ những đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực được coi là “tiêu cực” (như môi giới chứng khoán, nhập khẩu hàng tiêu dùng và đầu tư bất động sản) đều có quyền được tiếp cận gói hỗ trợ này.Tất cả các ngân hàng thương mại và công ty tài chính đều có trách nghiệm cung cấp các khoản vay ngắn hạn cho doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi và đương nhiên sẽ nhận được khoản bù lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước (SBV). Cho đến giữa tháng 4, khoảng 220 nghìn tỉ đồng tức khoảng 12,4 tỉ đô la Mỹ tiền vay mới đã được giải ngân theo chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất này. SBV dự tính con số này sẽ tăng lên tới 420 nghìn tỉ đồng vào cuối năm 2009 (khi chương trình hỗ trợ lãi suất kết thúc).Các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước là những đơn vị năng động nhất trong việc cung cấp các khoản vay này còn chi nhánh các ngân hàng nước ngoài ít tích cực hơn cả. Khoảng 60% khoản vay đã được cung cấp cho các công ty tư nhân, phần còn lại chảy vào khối doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã. Thực hiện chương trình bảo lãnh tín dụng mới Một thành tố khác trong chương trình kích thích kinh tế của chính phủ là chương trình bảo lãnh tín dụng mới để hỗ trợ ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay. Việt Nam đã từng lưỡng lự khi triển khai những quỹ bảo lãnh tín dụng trong quá khứ, chủ yếu là ở cấp tỉnh, với thành công hết sức hạn chế. Chương trình mới này là ở cấp độ quốc gia.Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) được uỷ quyền là đơn vị cấp vốn duy nhất. Khác với thường lệ, VDB có thể đảm bảo 100% khoản vay, cho cả khoản vay đôla Mỹ lẫn tiền đồng. Những doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn phải có ít hơn 500 nhân viên, vốn đăng ký ít hơn 20 tỉ đồng và đảm bảo không có những khoản nợ ngân hàng hoặc nợ thuế quá hạn. Khác với chương trình hỗ trợ lãi suất, VDB có quyền quyết định công ty nào sẽ nhận được khoản đảm bảo. Gói kích thích hướng tới khu vực nông nghiệp Thông báo mới đây của chính phủ ngày 18/4 cho biết có hàng loạt những biện pháp kích thích khác nhắm vào khu vực kinh tế nông nghiệp, khu vực bị tổn thương nặng nề nhất bởi suy thoái toàn cầu.Chính sách mới bao gồm các khoản vay phi lãi suất để mua thiết bị nông nghiệp và vay hỗ trợ lãi suất cho phân bón và các đầu vào cho nông nghiệp khác. Khu vực nông nghiệp của Việt Nam tạo công ăn việc làm cho 2/3 dân số và góp phần khá lớn vào xuất khẩu. Chương trình kích cầu nông thôn cũng nhanh chóng được chính phủ thực hiện nhằm hỗ trợ nông nghiệp thoát khỏi khủng hoảng. Về thực chất, chúng ta đã chú trọng tạo cầu nội địa để bù đắp sự giảm mạnh của thị trường xuất khẩu, thực hiện hỗ trợ lãi suất và giảm thuế để giải phóng hàng tồn kho, kích thích đầu tư vào các khu vực còn nhiều dư địa cho tăng trưởng như xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sự phát triển của khu vực nông nghiệp và nông thôn, hỗ trợ tiêu dùng cho các đối tượng thu nhập thấp ở vùng sâu, vùng xa, thực hiện chính sách an sinh xã hội và bảo đảm các ổn định cho sự phát triển. Rõ ràng, chúng ta đã vận dụng các nguyên tắc của Keynes thông qua việc mở rộng chính sách tài khóa và nới lỏng tín dụng. 3.2.2.1.Tác động tích cực của các gói kích cầu Kinh tế Việt Nam trong quý II đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức tăng 3,1% của quý I. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 3,9% so với cùng kỳ 2008. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp cũng đi lên liên tục trong các tháng quý II (tháng 4 là 5,4%, tháng 5 là 6,8%, tháng 6 là 8,2%) so với mức 0,4% của quý I. Lĩnh vực xây dựng bùng nổ trở lại, tăng trưởng 6,9% trong quý I và có thể đạt mức tăng trưởng trên 10% cả năm, đóng vai trò một trong những lĩnh vực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế do có sức lan tỏa cao. Điểm sáng là khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng 5,5%. Đặc biệt, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 547,5 ngàn tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, chứng tỏ chính sách kích cầu đã phát huy tác dụng tích cực, đẩy sức cầu trong nước phục hồi mạnh. Hơn 40 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập trong 6 tháng vừa qua cho thấy, môi trường kinh doanh đã hồi phục trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý II tăng 1,35% so với quý I là quý có mức tăng 1,33%. Như vậy, lạm phát nửa đầu 2009 chỉ ở mức 2,68% cho phép kỳ vọng sẽ được kiểm soát ở mức dưới 2 con số trong cả năm 2009. Nhìn chung, Việt Nam trở thành một trong những nước có thành tích chặn đà suy giảm ấn tượng, thuộc số ít các nền kinh tế trên thế giới đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao ngay trong bối cảnh nhiều nền kinh tế khác vẫn ngụp sâu trong suy thoái. Sở dĩ chúng ta đạt được như vậy vì chúng ta có 2 gói kích cầu kịp thời, bắt đúng mạch, đúng đối tượng và có được sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của chính phủ 3.2.2.2.Tác động tiêu cực của các gói kích cầu – Thâm hụt ngân sách có nguy cơ tăng mạnh. Do yêu cầu thực hiện các gói kích thích tài khóa được dự kiến sẽ đẩy thâm hụt ngân sách lên mức 7% – 8% trong năm 2009, tức là cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Chi phí vốn vay để tài trợ cho thâm hụt này đang tăng lên với việc hàng loạt phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ bằng VNĐ từ đầu năm đến thất bại do không đáp ứng được kỳ vọng lãi suất của thị trường ngày một tăng. Cộng với khả năng “nhập khẩu” lạm phát trên toàn cầu, lạm phát trong nước có nguy cơ quay trở lại trong 1 – 2 năm tới; – Mất cân đối trên thị trường ngoại tệ. Do gói hỗ trợ lãi suất 4% trị giá 17 ngàn tỉ đồng (tương đương 1 tỉ USD) với tổng lượng tín dụng 430 ngàn tỉ đồng của hệ thống ngân hàng trong năm 2009 sẽ tạo ra chênh lệch đáng kể về lãi suất đối với tín dụng trên thị trường ngoại tệ, gây ách tắc tín dụng ngoại tệ: thừa đô-la vay, nhưng thiếu đô-la bán; – Nhập siêu tăng trở lại và có thể trầm trọng hơn trong những năm tới. Vì lẽ, nếu các doanh nghiệp trong nước không kịp thời tranh thủ giai đoạn vừa qua để chiếm lĩnh thị phần trong nước, thì khi nền kinh tế Việt Nam bứt khỏi tình trạng suy giảm, tỷ lệ nhập khẩu biên sẽ nhanh chóng quay lại trạng thái bình thường khiến nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. Thâm hụt cán cân thương mại có thể chỉ khoảng 7 tỉ USD trong năm nay, nhưng có thể tăng nhanh trong 1 – 2 năm tới, gây tác động tiêu cực đến cung cầu ngoại tệ và ổn định tiền tệ trong nước; – Thị trường chứng khoán và bất động sản lại có biểu hiện tăng trưởng bong bóng. Vì sau tác động của gói kích cầu, chỉ số VN-Index tăng tốc vượt các thị trường chứng khoán trong khu vực. Thị trường bất động sản đô thị tăng trưởng nóng tại một số ít phân khúc như đất nền, trong khi phân khúc căn hộ và văn phòng cho thuê lại kém sôi động. Không loại trừ khả năng một phần vốn kích cầu đổ sang đầu cơ ngắn hạn tại các thị trường chứng khoán và bất động sản, mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo vẫn kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn này. 3.2.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các gói kích cầu - Kịp thời điều chỉnh linh hoạt liều lượng, cơ cấu và tiến độ các gói giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế trong nước và thế giới. Cần chuẩn bị “kế hoạch rút lui” giảm bớt đầu tư công vào thời điểm thích hợp để khuyến khích các nguồn đầu tư từ xã hội. - Trong điều kiện các thị trường suy yếu, các doanh nghiệp gặp khó khăn và đầu tư từ các nguồn ngân sách nhà nước tăng mạnh, cần chủ động ngăn chặn sự trở lại của cơ chế xin – cho và khả năng bùng nổ các loại giấy phép con. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, nâng cao chất lượng hoạt động của khu vực công. - Trong điều kiện thực hiện các gói kích thích tài khóa mạnh để ngăn chặn suy giảm kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách dùng cho kích cầu là yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp làm giảm những gánh nặng nợ và méo mó vĩ mô sau đó. Vì vậy, song song với nỗ lực kích cầu, càng cần tăng cường các biện pháp giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với tình hình thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế, kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh việc sử dụng phí phạm, sai mục đích. Cần xem xét đẩy sớm việc “hậu kiểm” thực hiện các khoản kích cầu ngay trong năm nay. - Kinh nghiệm chống khủng hoảng của các nước cho thấy, các đợt sát hạch kiểu “thử tải” đối với các chủ thể có thể gây rủi ro hệ thống là đặc biệt cần thiết để đánh giá, phát hiện và xử lý sớm các rủi ro tiềm ẩn. - Tăng cường vai trò giám sát rủi ro tài chính của NHNH đối với toàn bộ lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Xây dựng các chuẩn mực đánh giá, xếp hạng rủi ro tài chính đối với các sản phẩm tài chính, các chủ thể thị trường, cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng, các thị trường chứng khoán, bất động sản, các luồng tiền lớn luân chuyển giữa các thị trường. Thúc đẩy các đổi mới tài chính, từng bước phát triển các công cụ phòng chống rủi ro. - Thiết lập cơ chế đánh giá rủi ro hệ thống đối với các doanh nghiệp có vị thế độc quyền và tầm ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế, lồng ghép cơ chế này vào mô hình thí điểm các tập đoàn kinh tế sắp được ban hành. - Trong điều kiện kinh tế các nước lớn và thế giới sẽ có những điều chỉnh lớn trong giai đoạn “hậu khủng hoảng”, cần kịp thời nắm bắt tình hình, chủ động tạo bước đột phá về cơ chế, chính sách đẩy mạnh tái cơ cấu lại các doanh nghiệp, các lĩnh vực sản xuất và các thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế. Tóm lại, những lưu ý trên đây là rất đáng quan tâm vì xuất phát từ các hệ lụy tất yếu của việc vận dụng Keynes quá mức và thực tiễn mới đang khiến cho các nguyên tắc của Keynes là không phù hợp hoàn toàn, chúng ta cần chú trọng giải quyết hài hòa giữa chặn đà suy giảm với vấn đề phát triển dài hạn; giữa vấn đề tài chính – tiền tệ với vấn đề phát triển tổng thể nền kinh tế; giữa vấn đề khắc phục chu kỳ với vấn đề thay đổi cơ cấu; giữa các nội hàm phát triển với việc hoàn thiện thể chế…, nghĩa là chúng ta không thể chỉ đánh cược vào tính “vạn năng” của một lý thuyết kinh tế nào đó, kể cả Keynes. Trong khi chưa có các lý thuyết mới, cũng giống như trường phái “tổng hợp hậu Keynes”, “ kinh tế hỗn hợp” của P. Sa-mu-en-sơn và sau đó là “tân cổ điển của Rê-gân-nô-míc” trước kia…, hầu hết các chuyên gia và giới hoạch định chính sách trên thế giới đều thể hiện rõ tính thực dụng trong việc tìm kiếm các lý thuyết phục vụ cho các giải pháp chính sách của mình. Đây là kinh nghiệm rất đáng để chúng ta tham khảo. KẾT LUẬN Như vậy ,lý thuyết của Keynes đặc biệt đề cao vai trò kinh tế của nhà nước .Theo ông sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế là điều kiện đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội . Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế diễn ra và ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng hơn đối với nền kinh tế xã hội của cả thế giới chứng tỏ đảng và nhà nước ta đã vận dụng một cách sáng tạo lý thuyết của Keynes trong việc phát huy vai trò kinh tế của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý thuyết của Keynes vai trò kinh tế của nhà nước và sự vận dụng ở nước ta hiện nay.doc
- Luận án Đầu tư phát triển công nghiệp tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
167 trang | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
- Luận án Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay
182 trang | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0
- Đề tài Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang
90 trang | Lượt xem: 3491 | Lượt tải: 1
- Đề tài Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn dệt may Việt Nam (vinatex), trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
95 trang | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 1
- Tiểu luận Khoa học công nghệ P.1
46 trang | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 0
- Đề tài Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt nam sang thị trường Mỹ
55 trang | Lượt xem: 2487 | Lượt tải: 1
- Luận án Thực trạng cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khaosn Việt Nam
12 trang | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0
- Báo cáo Tại tổng công ty xăng dầu Petrolimex
36 trang | Lượt xem: 5837 | Lượt tải: 1
- Thực trạng, nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
80 trang | Lượt xem: 1990 | Lượt tải: 2
- Tiểu luận Tình hình phá sản chung của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và đi vào phân tích cụ thể một doanh nghiệp_ tập đoàn kinh tế Vinashin
30 trang | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 2
Copyright © 2024 Chia sẻ Thư viện luận văn, luận văn thạc sĩ, tài liệu, ebook hay tham khảo
Chia sẻ:Từ khóa » Tiêu Luận Các Lý Thuyết Kinh Tế Của Keynes
-
Đề Tài: Học Thuyết Kinh Tế Của John Maynard Keynes Và ứng Dụng ...
-
Tiểu Luận "Quan điểm Của Keynes Về Lí Thuyết Tiền Tệ Và Giá Cả, ứng ...
-
[PDF] LÝ THUYẾT CỦA JOHN MAYNARD KEYNES VỀ VIỆC LÀM ... - VNU
-
Học Thuyết Kinh Tế Của John Maynard Keynes Và ứng Dụng ... - 123doc
-
Chương 6 Học Thuyết Kinh Tế Của Trường Phái Keynes
-
Tiểu Luận Lịch Sử Các Học Thuyết Kinh Tế - StuDocu
-
Tài Liệu Học Thuyết Kinh Tế Của John Maynard Keynes Và ứng Dụng ...
-
[PDF] LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ - Topica
-
Học Thuyết Kinh Tế KEYNES (KEYNESIAN ECONOMICS) Là Gì ?
-
[PDF] Lý Thuyết Kinh Tế Vĩ Mô Kể Từ Keynes Và Những Hàm ý Cho
-
Kinh Tế Học Keynes Là Gì? Tác động Của Kinh Tế Học Keynes Tới Các ...
-
Kinh Tế Học Keynes Là Gì? Kinh Tế Học Keynes Và Cuộc Đại Suy Thoái?
-
Lý Thuyết Tăng Trưởng Kinh Tế Của Keynes Và Vài Suy ... - ResearchGate
-
[PDF] Trường Phái Cổ điển Và Trường Phái Keynes