đề Tài Phân Tích Chiến Lược Marketing Mix đối Với Sản Phẩm Trà Xanh ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Kinh tế - Thương mại
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.69 KB, 29 trang )
TRƯỜNG ĐẠI KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH - MARKETINGMÔN: MARKETING CĂN BẢNBÀI TIỂU LUẬNĐề tài: Phân tích chiến lược Marketing Mix đối với sản phẩm trà xanh 0 độ của côngty TNHH TMDV Tân Hiệp PhátGV: Nguyễn Văn TrưngSinh viên thực hiện:Nguyễn Bá Hoàng (Nhóm trưởng) – TC06 – K37Nguyễn Thị Thanh Yên – TC05 – K37Phạm Thị Thương Thương – TC05 – K37Nguyễn Ngọc Toàn – TC06 –K37Diệp Thiên Long – TC04 – K37MỤC LỤCChương 1: Cơ sở lý luận.1.1 Marketing mix. 1.1.1 Khái niệm. 1.1.2 Các thành phần của Marketing Mix. 1.1.2.1 Sản phẩm. 1.1.2.2 Giá. 1.1.2.3 Phân phối. 1.1.2.4 Xúc tiến.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix.Chương 2: Thực trạng việc áp dụng Marketing Mix ở Tân Hiệp Phát về Trà Xanh 0độ.2.1 Giới thiệu chung về Tân Hiệp Phát. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2 Thành tựu đạt được của công ty 2.1.3 Sứ mệnh 2.1.4 Mục tiêu2.2 Chiến lược Marketing mix đối với sản phẩm trà xanh không độ. 2.2.1 Marketing mix sản phẩm. 2.2.2 Marketing mix giá. 2.2.3 Marketing mix phân phối. 2.2.4 Marketing mix xúc tiến.2.3 Thực trạng việc thực hiện các chiến lượcChương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing Mix đối với sản phẩm trà xanh 0 độ.3.1 Định hướng phát triển của công ty Tân Hiệp Phát.3.2 Phân tích SWOT của Trà xanh không độ.3.3 Một vài đề xuất để phát triển sản phẩm.KẾT LUẬNCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1. Marketing Mix1.1.1 Khái niệm:Marketing mix là một trong những khái niệm chủ yếu của Marketing hiện đại.Marketing-mix(marketing hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanhnghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Thuật ngữ lần lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịchcủa hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuậtngữ Marketing-mix.1.1.2 Các thành phần của Marketing Mix:Theo J.Mc Cathy, Marketing gồm có 4 công cụ: sản phẩm (Product), giá (Price),phân phối (Place) và xúc tiến (Promotion), thường gọi là 4P. Tùy vào tình hình thực tếcủa thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thịtrường.Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướngtriển khai từ 4 yếu tố này thành 7 yếu tố để phản ánh sự chú tâm của mình đối với sựđặc thù của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mạihay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con người (people), Quy trình(process) và Chứng minh thực tế (phycical evidence).1.1.2.1 Sản phẩm (Product or Service):Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào thị trường để đạt được mục đích nhấtđịnh, thỏa mãn được một ước muốn hay một nhu cầu.Sản phẩm có thể tồn tại ở dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bao gồm hàng hóa,dịch vụ, con người, nơi chốn, tổ chức, hoạt động, tư tưởng hay sự hứa hẹn thỏa mãnmột hay nhiều nhu cầu của thị trường.Được cấu thành ở bốn mức độ:+ Sản phẩm cốt lõi: thể hiện ở lợi ích hoặc dịch vụ.+ Sản phẩm cụ thể: bao gồm đặc điểm, thương hiệu, bao bì, chất lượng, kiểudáng của sản phẩm.+ Sản phẩm gia tăng: đó là các vật phẩm trang bị thêm nơi phục vụ, dịch vụ saubán, bảo hành, giao hàng và cho hưởng tín dụng.+ Sản phẩm tiềm năng: những sáng tạo vượt ra khỏi cung cách cạnh tranh thôngthường.Sản phẩm có thể được phân loại dưới nhiều hình thức như sau:+ Theo mục đích sử dụng của khách hàng+ Theo thời gian sử dụng+ Theo đặc điểm cấu tạo+ Theo cách mua+ Theo tính chất phức tạp của các loại sản phẩm Sản phẩm gồm 4 đặc tính:+ Đặc tính kĩ thuật, lí hóa: công thức, thành phần vật liệu, kiểu dáng, màu sắc,cỡ khổ, vật liệu,….+ Đặc tính sử dụng: thời gian sử dụng, tính đặc thù, độ bền, an toàn, hiệu năng,…+ Đặc tính tâm lý: vẻ đẹp, vẻ trẻ trung, sự thoải mái, sự vững chắc,+ Đặc tính kết hợp: giá cả, nhãn hiệu, sự đóng gói, tên gọi, các dịch vụ, Chu kì sống của sản phẩm: Gồm 4 giai đoạn: mở đầu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái.Nghiên cứu những giai đoạn khác nhau của sản phẩm giúp doanh nghiệp có chiếnlược Marketing mix thích hợp với từng giai đoạn đó.Nhãn hiệu và bao bì-sự đóng gói là hai yếu tố quan trọng của sản phẩm. Trong khithương hiệu xác định quyền sở hữu của doanh nghiệp thì bao bì-sự đóng gói bảo vệsản phẩm, tạo điều kiện cho việc chuyên chở, bán hàng, mua hàng, tiêu dùng và dễdàng bảo quản sản phẩm.Chiến lược sản phẩm tồn tại dưới ba hình thức: món hàng, dòng sản phẩm, tậphợp sản phẩm. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào chiến lược phát triểnsản phẩm mới nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường đồng thời thể hiệnsức mạnh của doanh nghiệp.Nhìn chung, sản phẩm là yếu tố đầu tiên và nền tảng của Marketing Mix, là kếthợp “vật phẩm và dịch vụ” mà doanh nghiệp cống hiến cho thị trường mục tiêu. Khixem xét, đánh giá sản phẩm trên thị trường cần chú ý vào những đặc tính của nó.1.1.2.2 Giá (Price):Giá cả là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.Hay nói rộng hơn nó là tổng giá trị mà khách hàng bỏ ra để nhận được lợi ích từ mộtsản phẩm hoặc dịch vụ. Cụ thể hơn thì nó mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanhnghiệp và chi phí cho khách hàng.Là nhân tố tác động đến sự lựa chọn của người mua. Là yếu tố duy nhất mang lạidoanh thu và linh hoạt nhất trong Marketing Mix.Bao gồm giá bán lẻ, giá bán sỉ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng.Khi định giá giữa mức giá tối đa mà khách hàng chấp nhận với mức giá thấp nhấtmang lại lợi nhuận cho khách hàng cần xem xét đến một số yếu tố bên trong và bênngoài, bao gồm tổng thẻ chiến lược Marketing và Marketing mix, bản chất và nhu cầucủa thị trường, chiến lược cũng như giá của các đối thủ cạnh tranh… Các chiến lược định giá thường thay đổi khi sản phẩm trải qua chu kỳ sống củanó, cần tập trung vào cả ba yếu tố chi phí ,khách hàng, cạnh tranh khi xây dựng mộtchiến lược giá. Bên cạnh đó khi định giá một sản phẩm mới hoàn toàn, doanh nghiệpcó thể đi theo chính sách định giá nhằm chắt lọc thị trường hoặc thâm nhập thịtrường. Ngoài ra doanh nghiệp còn hàng loạt các chiến lược điều chỉnh giá, thay đổigiá,….để thực hiện cho phù hợp với biến động phức tạp của ngành nói chung và sảnphẩm nói riêng.1.1.2.3 Phân phối (Place):Là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùngcuối cùng, làm thay đổi quyền sở hữu sản phẩm thông qua các thành viên trung gian.Những quyết định của phân phối có ảnh hưởng đến các quyết định khác củaMarketing. Ngoài ra, chi phí và lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng bởi những quyết địnhlựa chọn kênh phân phối.Phân phối tốt , hợp lý, thuận tiện cho người mua sẽ gópphần làm cho sản phẩm lưu thông thông suốt, nhanh chóng, dễ xâm nhập thị trường. Phân phối gồm các mặt khác nhau của doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến tayngười tiêu dùng mà doanh nghiệp mong muốn hướng đến như: kênh phân phối, lựachọn các trung gian, mức độ bao phủ thị trường, kiểm kê, vận chuyển, dự trữ,….Để thâm nhập thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều kênh phânphối trực tiếp cũng như gián tiếp. Đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất thường dùngkênh bán hàng trực tiếp qua các hình thức trung gian như catalog, mail, điện thoại,internet , lực lượng bán hàng của công ty. Đối với khách hàng công nghiệp, nhà sảnxuất lại thường dùng hệ thống phân phối gián tiếp như nhà bán lẻ, nhà bán sỉ, nhàphân phối, đại lý, môi giới,…Quyết định phân phối giữ vai trò quan trọng trong Marketing mix vì nó ảnh hưởngđến doanh số, chi phí và thị phần của công ty. Vì vậy, khi xây dựng hệ thống phânphối các doanh nghiệp phải cân nhắc nhiều yếu tố như mục tiêu phân phối, đặc trưngthị trường, đặc điểm sản phẩm, khả năng tài chính, năng lực trung gian, chiến lượccủa đối thủ cạnh tranh….từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh phân phối cùng vớihình thức phân phối rộng rãi, chọn lọc, độc quyền.Bên cạnh những hoạt động xây dựng, để có được kênh phân phối tối ưu nhà sảnxuất cần tuyển chọn các thành viên của kênh, khuyến khích họ và thường xuyên đánhgiá để có những biện pháp ngăn chặn, sửa chữa, cải thiện cũng như đẩy mạnh pháttriển kịp thời. Ngoài ra những hoạt động phân phối vật chất cũng góp phần làm giatăng giá trị cho sản phẩm, giúp công ty gia tăng mức độ hài lòng nơi khách hàng.1.1.2.4 Xúc tiến (Promotion):Xúc tiến (hay là chiêu thị) là những hoạt động truyền thông về những giá trị cungcấp cho khách hàng để tạo ra và duy trì những mối quan hệ với khách hàng, cũng nhờđó mà doanh nghiệp có thể bán ra nhiều hơn và nhanh hơn.Những hoạt động xúc tiến được thể hiện qua nhãn hiệu, bao bì, gian hàng trưngbày, bán hàng cá nhân, dịch vụ khách hàng, hội chợ, cuộc thi, và những thông điệpqua các phương tiện thông tin giúp doanh nghiệp truyền thông trực tiếp với kháchhàng.Trong bối cảnh mới, do phân khúc khách hàng được xác định cụ thể hơn và do sựphát triển của công nghệ thông tin, phương cách truyền thông có nhiều thay đổi. Hiệnnay, các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động truyền thông tới khách hàng bằng mộthỗn hợp xúc tiến, bao gồm: quảng cáo, tuyên truyền và quan hệ công chúng, khuyếnmãi, bán hàng trực tiếp, marketing trực tiếp.Mục tiêu của xúc tiến là thông tin, thuyết phục, nhắc nhở khách hàng. Các mụctiêu này liên quan đến các tiến trình lựa chọn từ quan tâm, đánh giá, thử đến quyếtđịnh và khẳng định của khách hàng.Khi quyết định về hỗn hợp xúc tiến cần xem xét các nhóm yếu tố: loại sản phẩm/thị trường, các giai đoạn sẵn sàng mua, các giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm vàchiến lược thúc đẩy và lôi kéo công ty.Quảng cáo sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền đạt tin tức về chấtlượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng, là một phương tiện hiệu quả đểthông tin đến nhiều người mua phân tán với chi phí bình quân thấp nhất, mục tiêuquảng cáo bao gồm hai nhóm: thứ nhất là tạo ra và kích thích số cầu sản phẩm, thứhai là xây dựng hình ảnh công ty. Từng phương tiện quảng cáo như: báo chí tạp chí,truyền thanh, truyền hình, internet, ngoài trời,…có những ưu nhược điểm riêng, phạmvi tác động và mức độ lặp lại khác nhau.Quan hệ công chúng (gọi tắt là PR) là hoạt động truyền thông để xây dựng và bảovệ danh tiếng của công ty, sản phẩm trước các giới công chúng, có sự tin cây cao, làmmất sự phòng thủ của khách hàng và kịch tính hóa. Những hoạt động PR thường đượcsử dụng thông qua các công cụ như xuất bản phẩm, tổ chức sự kiện, tài trợ là quan hệbáo chí, tuyên truyền sản phẩm, tuyên truyền của công ty, vận động hành lang và tưvấn.Khuyến mãi được sử dụng để khuyến khích khách hàng mua nhanh hơn, nhiềuhơn trong một thời gian ngắn. Mục tiêu của khuyến mãi thường hướng đến nhu cầuvà tùy thuộc vào đối tượng tác động là trung gian phân phối, người tiêu dùng, haynhà sử dụng công nghiệp mà khuyến mãi có những mục tiêu và công cụ khác nhauBán hàng trực tiếp (bán hàng cá nhân) là sự giao tiếp mặt đối mặt của nhân viênbán hàng với khách hàng tiềm năng để trình bày,giới thiệu và bán sản phẩm. Hoạtđông này có sự tương tác linh động, có thể khiến khách hàng mua hàng trong khiquảng cáo không thể làm được. Mục tiêu của bán hàng trực tiếp có thể theo hướngtạo nhu cầu hay xây dựng hình ảnh nhưng mục tiêu chủ yếu vẫn là hướng khách hàngđến với sản phẩm.Marketing trực tiếp là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công cụ tiếpxúc khác (không phải là người) để tiếp cận với nhóm khách hàng lựa chọn với mụctiêu làm khách hàng mua ngay.Mô hình 4P thể hiện quan điểm của người bán về Marketing có thể sử dụngđể tác động vào người mua. Mặt khác, theo quan điểm của người mua thì mỗiyếu tố Marketing đều có chức năng cung ứng một lợi ích cho khách hàng.Robert Lauterborn cho rằng 4P tương ứng với 4C: Chữ C đầu tiên - Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) đượcgắn với chữ P - Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưara thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằmgiải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phảichỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp. Chữ C thứ hai - Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn vớichữ P - Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần đượcnhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chi phí này không chỉ baogồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủybỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lạicho người mua.Chữ C thứ ba - Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P - Place (phânphối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sựthuận tiện cho khách hàng. Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phânphối có thể kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng. Chữ C cuối cùng - Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P -Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phảilà sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng.Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và “nói” chokhách hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đónhư thế nào. 4P 4CSản phẩm(Products)Đòi hỏi và mong muốn của khách hàng(Customer needs and wants)Giá(Price)Chi phí đối với khách hàng(Cost to the customer)Phân phối Thuận tiện(Place) (Convenience)Xúc tiến(Promotion)Thông đạt(Communication)1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing-mix:Hoạt động Marketing hỗn hợp trong kinh doanh được biểu hiện khá uyển chuyểnvà linh hoạt. Marketing mix không có khuôn mẫu chung nào cho mọi trường hợp mànó thay đổi theo các yếu tổ ảnh hưởng như:1.2.1 Vị trí uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Nếu doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được thị phần cao thì lúc đó không cần tốn nhiềuchi phí cho các hoạt động xúc tiến nhưng vẫn bán được hàng.Tâm lý mua hàng của khách hàng thường theo sự tín nhiệm về nhãn hiệu sản phẩmmà họ quen sử dụng. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua sảnphẩm càng lớn thì uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường càng cao. 1.2.2 Yếu tố sản phẩm: Sản phẩm khác nhau phải có cách bán hàng, xúc tiến khác nhau. Do đó, doanhnghiệp phải thiết kế hệ thống phân phối và sử dụng các công cụ xúc tiến khác nhau…Căn cứ vào tính chất của mỗi loại hàng hoá mà nhà kinh doanh có cách tổ chứcnhững hoạt động kinh doanh thích hợp. Thật vậy, nếu tổ chức kinh doanh mặt hàngthực phẩm, nhân viên bán hàng không cần thiết phải am hiểu kỹ thuật chế biến và mặthàng được bày bán trong các cửa hàng tổng hợp. Ngược lại, nếu kinh doanh mặt hàngđiện máy đòi hỏi phải có cửa hàng chuyên dụng và nhân viên giới thiệu mặt hàng phảiam hiểu kỹ thuật và công nghệ của sản phẩm 1.2.3 Thị trường: Sự hình thành và chuyển hoá từ hình thái thị trường này sang hình thái thị trườngkhác trong nền kinh tế thị trường đối với một loại hàng hoá nào đó sẽ tạo nên nhữngtình huống kinh doanh khác nhau với những ứng phó không giống nhau giữa các nhàkinh doanh. Chẳng hạn, đối với một loại sản phẩm ở giai đoạn này nằm trong hình tháithị trường độc quyền, song ở thời kỳ khác có thể nằm trong hình thái thị trường cạnhtranh. Vì vậy ứng với từng tình huống cụ thể của thị trường, đòi hỏi nhà kinh doanhphải có những đối sách thích hợp để cho sản phẩm của mình tham gia vào thị trườngvừa đạt được lợi nhuận vừa thoả mãn được nhu cầu. Tùy thuộc vào khả năng mua hàng của từng thị trường mà doanh nghiệp phải cóMarketing-mix khác nhau. Ví dụ sức mua của thị trường thành thị cao hơn sức muacủa thị trường cùng sau vùng xa. Vì vậy Marketing-mix cho các sản phẩm ở các thịtrường đó phải khác nhau.1.2.4 Giai đoạn của chu kì sống sản phẩm:Mỗi giai đoạn của chi kì sống sản phẩm có đặc điểm khác nhau nên cần cóMarketing-mix khác nhau.Chu kì sống sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường trongđó các giai đoạn trong lịch sử thương mại của một sản phẩm được mô tả khác nhau,nhờ đó các công ty có thể hoạch định được tốt hơn các kế hoạch Marketing. Một sản phẩm từ khi xuất hiện trên thị trường cho đến khi rút khỏi thị trường đềuphải trải qua những giai đoạn nhất định. Nội dung hoạt động kinh doanh ở mỗi giaiđoạn khác nhau đều không giống nhau. Sự nhận định sai về giai đoạn của vòng đời sảnphẩm tất yếu dẫn đến việc xây dựng nội dung hoạt động kinh doanh không đúng và dođó sự thất bại là không thể tránh khỏi. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG MARKETING MIX Ở TÂN HIỆPPHÁT VỀ SẢN PHẢM TRÀ XANH O ĐỘ2.1 Giới thiệu chung về Tân Hiệp Phát:CÔNG TY TNHH TM-DV TÂN HIỆP PHÁT(TAN HIEP PHAT BEVERAGE GROUP)− Tên công ty: Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát− Tên giao dịch quốc tế : Tan Hiep Phat− Tên viết tắt: THP GROUP− Người thành lập: Tiến sĩ Trần Quí Thanh.− Trụ sở chính : Tọa lạc tại 219 quốc lộ 13,huyện Thuận An ,tỉnh Bình Dương,Việt Nam. Có quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000m2,với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.− Điện thoại: 0650 755 161− Website: www.thp.com.vn− Email: hoặc − Ngành: Đồ uống và thực phẩm2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994 với tiền thân lànhà máy bia và nước giải khát Bến Thành, có chức năng sản xuất , kinh doanh sản xuất rượu, bia, nước giải khát.Trụ sở chính tọa lạc tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, có quy mô nhà máy sảnxuất rộng hơn 110.000m2, với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuấthiện đại bậc nhất Đông Nam Á.Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát là thành viên của Hiệp hội rượu bia vànướcgiải khát Việt Nam. Định hướng phát triển của công ty là “Hôm nay phải hơn ngàyhôm qua nhưng không bằng ngày mai” cùng với phương châm “thỏa mãn cao nhất mọinhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng”. Định hướng trên được xem là kim chỉ namcho mọi hoạt động của tập đoàn và cũng chính là động lực để vươn lên đến hoài bão đưacông ty TNHH TM- DV Tân Hiệp Phát trở thành tập đoàn cung cấp thức uống tầm cỡchâu Á.2.1.2 Thành tựu đạt được của công ty :Từ khi thành lập đến nay, với trên 13 năm hoạt động kinh doanh, sản xuất, phục vụcác tầng lớp người tiêu dùng, Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đã được kháchhàng tin cậy và đánh giá cao chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ. Công ty đơn vịđạt liên tục 10 năm liền (từ 1999 – 2008) danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao dongười tiêu dùng bình chọn”Công ty Tân Hiệp Phát là một đơn vị kinh doanh có uy tín lớn,mạng lưới phân phốirộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam,với các chi nhánh đại diện và đại lý phân phốiđảm bảo khả năng phân phối nhanh chóng và hiệu quả các sản phẩm bia và nước giảikhát đóng chai đến mọi nơi khi có nhu cầu,với giá cả hợp lý. Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cốgắng trong đầu tư xây dựng,cải tạo,nâng cấp cơ sở sản xuất,mua sắm trang thiết bị mớihiện đại phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm,được nhiều tổ chức,cơ quanquản lý nhà nước tặng bằng khen,giấy khen,kỷ niệm chương…về chất lượng sản phẩm vàdịch vụ chăm sóc khách hàng. Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàngtrước,trong và sau bán hàng có chất lượng tốt nhất,thể hiện văn hóa văn minh thươngnghiệp cao nhất trong kinh doanh.Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình độkhoa học kỹ thuật,nhiệt tình,có trách nhiệm cao,sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phục vụ củamọi khách hàng.Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đặc biệt chú trọng đến chất lượng.Tháng1/2007,công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát được cơ quan quản lý chất lượng quốc tếDet Norske Veritas (Hà Lan) đánh giá đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp gồm 9001:2000,14001 và Vệ sinh an toàn Thực phẩm HACCP.2.1.3 Sứ mệnh:“Tập đoàn Tân Hiệp Phát sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏengười tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và tiêu chuẩn quốc tế”2.1.4 Mục tiêu:Mục tiêu của công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát là tạo ra những sản phẩmthức uống tốt nhất, qua nhiều thương hiệu: Number One, Laser, Bến Thành, Gold BếnThành…đến với người tiêu dùng bởi hệ thống phân phối rộng khắp và trải đều trên 64tỉnh thành ở Việt Nam.“Trở thành tập đoàn hàng đầu Châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: Ngànhthức uống, thực phẩm ăn liền, bao bì nhựa”.2.2 Chiến lược Marketing mix đối với sản phẩm trà xanh không độ:2.2.1 Marketing Mix sản phẩm:Sản phẩm trà xanh gẫn gũi với người tiêu dùng Việt nam,uống trà thậmchí được nâng lên tầm nghệ thuật và trà thì rất tốt cho sức khỏe con người và đểđưa trà xanh gần gũi hơn với nhịp sống hiện đại Tân Hiệp Phát đóng chaitrong những điều kiện sản xuất đặc biệt để giữ lại các chất bổ dưỡng,có lợicho cơ thể của trà và đó sự biến tấu từ một thức uống gần gũi bình dị trở thành trà đóngchai tiện dụng. .Chai PET để đựng trà xanh chịu được nhiệt độ cao vì phải chiết rót khicòn nóng.Ngay thời điểm bạn đầu,Tân Hiệp Phát đã đầu tư riêng cho mình dây chuyềnsản xuất chai PET này.Trà xanh Không độ cũng được đầu tư khá kĩ từ việc chọn lựa tênthương hiệu,logo,kiểu dáng bao bì với màu xanh lá cây tạo được cảm giác nhẹ nhàng mátmẻ gắn kết với thiên nhiên cho đến việc sử dụng Number One làm thương hiệu bảo trợ.2.2.2 Marketing Mix giá:Định giá dựa vào mục tiêu dẫn đầu về chất lượng:Dẫn đầu về chất lượng đồnghành với giá bán cao,Giá cao vừa tương xứng với hình ảnh chất lượng cao.Định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng:Giá cả mà khách hàng chấp nhậnphụ thuộc vào giá trị cảm nhận được của khách hàng đối với sản phẩm,vì sự chấp nhậncủa người bán.Công ty nghiên cứu thị trường để hiểu được nhận thức của khách hàng vềgiá trị sản phẩm trong các điều kiện khác nhau.Công ty sử dụng các biến số phí giá cả(như bao bì sản phẩm ,địa điểm bán hàng,đội ngũ nhân viên bá hàng…) để tạo nên ấntượng giá trị cảm nhận về sản phẩm trong con mắt khách hàng.Công ty Tân HIệp Phát đã đặt giá trà xanh không độ với giá cao hơn các sản phẩmcùng loại khác như C2,100,trà xanh lipton…Giá bán 1 chai dung tích 500ml với giá bánsỉ là 4500d/chai và giá bán lẻ là 7000-8000d/chai.2.2.3 Marketing Mix phân phối: Phân phối đã được khẳng định là khâu quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý khimuốn chiếm lĩnh thị trường nội địa .Trà xanh không độ tạo nên hệ thống phân phối phủrộng,sẵn sang để sản phẩm tiếp cận người tiêu dung khắp mọi nơi.Trà xanh không độ đãduy trì được sự hiện diện khắp nơi,từ thành phố tới nông thôn,từ kênh phân phối truyềnthống đến hiện đại.Vào bất cứ tiệm tạp hóa này,ghé bất cứ quán nước nào,người tiêudung cũng có thể thấy và mua được sản phẩm trà xanh không độ.Tân Hiệp Phát có hệthống nhà phân phối rộng khắp trên cả nước với 268 nhà phân phối cấp 1,điều này chothấy sức mạnh kênh phân phối của Trà xanh không độ là rất rộng lớn bao quát. Mạnglưới phân phối kênh dài(4 kênh chính): nhà sản xuất,nhà bán sỉ,nhà bán lẻ,người tiêudùng.Tân Hiệp Phát cũng đang xây dựng,mở rộng nhiều văn phòng đại diện,đại lý bánhàng tại các nước trong khu vực như Campuchia,Thái Lan và thế giới như thị trườngchâu Âu,Hoa Kỳ…nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ ra bên ngaoif theo xu thế hội nhập vàphát triển chung hiện nayHệ thống phân phối của Tân Hiệp Phát:Thị trường êu dùngNhân viênbán hàngNhà phânphốiNhà bán sỉNhà phânphốiNhà bán lẻNhà phânphốiNhà sản xuất2.2.4 Marketing Mix xúc tiến: Xúc tiến truyền thông cổ động là công cụ quan trọng giúp Tân hiệp Phát giới thiệusản phẩm tới người tiêu dùng,giúp khách hàng hiểu về các sản phẩm của công ty để từ đóhọ sử dụng các sản phẩm.Thấy được tầm quan trọng này,công ty luôn quan tâm tới chínhsách xúc tiến, truyền thông hiệu quả.Công ty đã sử dụng nhiều công cụ và phương tiệntruyền thông như quảng cáo,PR,khuyến mãi,bán hàng trực tiếp và marketing trực tiếp. Quảng cáo:Trà xanh không độ là 1 sản phẩm tiêu dùng.Do vậy Tân Hiệp Phát cần tạo sự hiểubiết sâu rộng tới người tiêu dùng.Vì thế quảng cáo sẽ giúp Tân Hiệp Phát giới thiệu vềbản thân mình,về sản phẩm trà xanh không độ và các sản phẩm khác,tạo dựng uy tín hìnhảnh tập đoàn hình ảnh sản phẩm.Đối tượng mà Tân Hiệp Phát hướng tới và cung cấpthông tin chính là những người đã đang và sẽ tiêu dùng sản phẩm trà xanh không độ.Trong thời gian qua,Tân Hiệp Phát đứng trong top 10 các doanh nghiệp chi chohoạt động quảng cáo nhiều nhất tại Việt nam và hoạt động tài trợ chiếm thị phần khôngnhỏ trong ngân sách này.Trong đó, có sản phẩm trà xanh không độ.Tại Tân Hiệp Pháthoạt động quảng bá để tăng cường độ nhận biêt cho thương hiệu thông qua tài trợ chủyếu là quảng cáo trên truyền hình, báo in, internet…Sản phẩm trà xanh không độ nổi bật trên VTV3 với các hình ảnh tươi trẻ,năngđộng,những đoạn nhạc gây ấn tượng với người xem.Những hình ảnh tươi mát tràn đầynhựa sống với những công dụng đặc biệt sản phẩm đánh mạnh vào tâm lí người tiêu dùngnhư thanh nhiệt giải độc,chống lão hóa,đem lại sự tươi trẻ …để lại ấn tượng tốt trongngười tiêu dùng.Quảng cáo kết hợp giữa lý tính và cảm tính. Quan hệ công chúng:Mỗi năm công ty tài trợ cho rất nhiều giải thể thao từ lớn tới nhỏ,từ chuyên nghiệpđến phong trào.Đặc biệt năm 2008 Tân Hiệp Phát là nhà tài trợ độc quyền cho dự án “Đưa người Việt chinh phục đỉnh EVEREST”,cúp xe đạp truyền hình…Công ty đã vinhdự trở thành nàh tài trợ chiến lược cho Đại hội thể thao Châu Á trong nhà AIG 3 và cũnglà nhà tài trợ độc quyền nước uống của Đại hội này.Trước đó vì mục tiêu chăm sóc sứckhỏe cộng đồng,THP đã hợp tác cới Tổng bộ y học VN thực hiện “Chương trình mục tiêuquốc gia về phòng chống bệnh đái tháo đường. Ngoài ra còn một số chương trình khácnhư tiếng ca học đường,Siêu mẫu Việt Nam Tân Hiệp Phát tài trợ kênh truyền hình dànhcho giới trẻ là YAN TV.Từ những ví dụ trên cho thấy Tân Hiệp Phát đã tham gia vào hoạt động tài trợnhiều lĩnh vực khác nhau,từ thể thao,văn hóa nghệ thuật đến các hoạt động xã hộiDù là tài trợ từ thiện ha thương mại thì cũng không năm ngoài mục đích chính đểcho người tiêu dùng biết đếm sản phẩm và thương hiệu của mình.Vì thế,mỗi khi lựa chọnchọn một chương trình để tài trợ,THP thường dựa trên 2 tiêu chí chủ yếu chủ yếu là mứcđộ thu hút của chương trình(có lượng khán giả cao nếu đã phát sóng hoặc đơn vị chào tàitrợ chứng minh được khả năng thu hút khán giả sau khi chương trình phát song) và đốitượng khán giả phù hợp với phân khúc thị trương mục tiêu của sản phẩm trà xanh khôngđộ. Khuyến mãi:Các chương trình bốc thăm trúng thưởng Xé nhãn trúng vàng,chương trình bốcthăm trúng thưởng,hoặc như mua nhiều thì được khuyến mãi thêm,những chiêu thức đólàm cho sản phẩm trà xanh không độ ngày càng gần gũi hơn với người tiêu dùng.2.3 Thực trạng việc thực hiện các chiến lược:Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing mix đối với sản phẩm trà xanh 0độ.3.1 Định hướng phát triển của công ty Tân Hiệp Phát: 3.1.1 Định hướng phát triển chung của công ty:Định hướng phát triển của công ty là “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai” cùng với phương châm: thoả mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện có vả tiềm ẩn của khách hàng”. Định hướng này được thẻ hiện qua quan điểm. 3.1.2 Quan điểm hướng vào sản xuất:Thay vì chạy theo xu hướng tập trung tăng quy mô sản xuất hạ giá thành sản phẩm, làm cung vượt cầu, thì Tân Hiệp Phát, với quan niệm “không cung cấp cho thị trường những sản phẩm mình có, chỉ cung cấp những sản phẩm thị truờng cần”, không dừng lại mà càng quyết tâm hơn để cung cấp những sản phẩm tốt nhất. Tân Hiệp Phát đã xây dựng 1 phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trong tương lai sẽ phát triển thành 1 trung tâm phát triển sản phẩm mới.Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, Tân Hiệp Phát còn ứng dụng công nghệ quản lí hiện đại ERP (Enterprise Ressource Planning). Nhờ đó, quy trình và hệ thống quản lí các hoạt động đạt hiệu quả đáng kể, chi phí hoạt động giảm thiểu, năng suất lao động được gia tăng. 3.1.3 Quan điểm hướng vào sản phẩm:Với sự đầu tư nghiêm túc vào hệ thống công nghệ sản xuất hiện đại, bao bì được sản xuấttheo quy trình chiết nóng PET, nước giải khát được đóng gói ở nhiệt độ trên 100 độ C vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng chai , sản phẩm của Tân Hiệp Phát, đặc biệt là Trà xanh không độ chiếm lĩnh được thị trường. Đây là một bước đột phá, khi lần đầu tiên trong 15 năm qua, nước ngọt có gaz phải nhường chỗ cho trà xanh. Không những thế, cácsản phẩm còn được đầu tư khá kỹ càng từ việc lựa chọn logo, bao bì, mẫu mã, dung tích chai 3.1.4 Quan điểm hướng vào bán hàng:Tân Hiệp Phát có một kênh phân phối rộng lớn nên ở bất kỳ tiệm tạp hoá nào, người ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Khách hàng của những sản phẩm này rất đa dạng, mọi lứa tuổi: người lớn, thanh niên, trẻ em.Không những thế, Tân Hiệp Phát, với sự linh hoạt trên thương trường, sự năng động trong các hoạt động mang ý nghĩa xã hội, luôn hiện diện trên hầu hết các mặt trận: thể thao, y tế, học đường 3.1.5 Quan điểm hướng vào khách hàng, người tiêu dùng:Tại công ty Tân Hiệp Phát, có một bộ phận tập trung toàn diện vào việc chăm sóc khách hàng. Công ty còn có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hang trước, trong và sau bán hangcó chất lượng tốt, thể hiện văn hoá văn minh thương nghiệp cao nhất trong kinh doanh. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ khoa học kĩ thuật, nhiệt tình có trách nhiệm cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu được phục vụ của mọi khách hàng.Công ty đối xử với khách hàng như đối xử với một đối tác kinh doanh thật sự của mình, luôn tìm mọi cách để có thể thoả mãn một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. 3.1.6 Quan điểm hướng vào Marketing xã hội:Công ty dành sự đầu tư cho việc truyền thông, quảng bá thương hiệu, chất lượng sản phẩm của mình. Thật vậy, mức chi tiêu cho quảng cáo một vài năm trước tăng rất đáng kểvà sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm kế tiếp. Lãnh đạo công ty còn nhận định rằng để chinh phục thị trường nội địa, không chỉ cần kênh phân phối, chất lượng và giá cả sản phẩm mà còn có sự khác biệt trong sản phẩm và trên hết trong chiến lược Marketing.Tân Hiệp Phát là nhà tài trợ vàng cho chương trình gây quỹ từ thiện, tích cực cho các hoạt động nhân đạo với tâm niệm “ mỗi thành công của doanh nghiệp phải luôn gắn kết với lợi ích chung của cộng đồng” cũng như phải đặt mình v ào v ị tr í cùng chia sẻ với những mảnh đời khó khăn, phát huy tinh thần lá lành đùm lá rách.Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường là phần quan trọng gắn liền với các phương án kinh doanh và sản xuất của công ty. Phương án bảo vệ môi trường của công ty được Sở khoa học và môi trường tỉnh Bình Dương kiểm tra và công nhận, công ty được chọn làm mô hình nhà máy có hệ thống xử lý nước thải tiêu biểu của tỉnh Bình Dương.Tân Hiệp Phát có hệ thống kỹ thuật đảm bảo an toàn sản xuất đến từng bộ phận trực thuộc nhà máy, trang bị đầy đủ phương tiện phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động đảm bảo cho sự an toàn người lao đông và tài sản.3.2 Phân tích SWOT của trà xanh 0 độ: 3.2.1 Điểm mạnh (Strengths): Nguồn nhân lực có chất lượng cao. Hiện tại, Tân Hiệp Phát là một trong những doanh nghiệp đứng đầu của cả nước, đạt hệ thống tiêu chuẩn tích hợp ổn định: ISO 9001- 2004, 14001- 2000, HACCP… Nguyên liệu tại chỗ nên tiết kiệm được chi phí về thời gian và khoảng cách địa lý. Hệ thống vật chất, cơ sở hạ tầng có quy mô, máy móc thiết bị hiện đại; dây chuyềncông nghệ nghiên cứu, sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á. Các chiến lược quảng cáo tương đối thành công và đi vào tiềm thức người tiêu dùng. Đội ngũ công nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, có khả năng điều hành. Sản xuất và quản lý hiệu quả, có hệ thống phân phối rộng khắp từ Nam chí Bắc. Giá tương đối chấp nhận được, nhưng chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với hang ngoại nhập. Môi trường văn hoá mạnh, Tân Hiệp Phát luôn đạt chữ Tâm lên hang đầu, lấy sức khoẻ người tiêu dùng làm tiêu chí thành công. Trà xanh không độ năm 2008 tăng trưởng 800% và đang trên đà tăng trưởng. Trà xanh không độ đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và kiểu dáng, mẫu mả, bao bì. Có được lợi thế của người tiên phong. 3.2.2 Điển yếu (Weakness): Trong điều kiện khí hậu khằc nghiệt, chưa có các biện pháp cất giữ nguyên, vật liệu hiệu quả. Giá sản phẩm còn cao so với thu nhập và khả năng chi trả của người Việt Nam. Sản phẩm chưa đủ khả năng cạnh tranh toàn diện với hàng nước ngoài. Thị trường còn tập trung ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội 3.2.3: Cơ hội (Opportunity): Nhiều người tiêu dùng đã thấy các sản phẩm nước uống có gaz không có lợi cho sức khoẻ và chọn trà xanh làm sản phẩm thay thế. Trà xanh được sử dụng làm thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng ngàn năm, đặc biệt là ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Tất cả mọi lứa tuổi và thành phần kinh tế đều có thể sử dụng sản phẩm trà xanh không độ, khách hàng mục tiêu nhiều. Thị trường nước giải khát ngày càng sôi động. Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hoá ra ngoài nhiều hơn. 3.2.4: Thách thức (Threats): GDP Việt Nam còn thấp mà giá sản phẩm trà xanh không độ còn thấp nên người tiêu dùng có xu hướng dùng thức uống rẻ tiền hơn. Luật pháp Việt Nam chưa hoàn chỉnh, chưa xử lý nghiêm minh những công ty làmnhái sản phẩm không độ, dễ bị người tiêu dùng đánh giá không đúng về chât lượng sản phẩm. Giới trẻ có xu hướng thích dùng hàng ngoại hơn hàng trong nước. Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã, khó thoả mãn nhu cầu của họ. Sự cạnh tranh dữ dội từ các sản phẩm về trà xanh khác như C2, 100, Lipton Pure Green Trong nền kinh tế thị trường, phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào mở các cơ sở sản xuất và kinh doanh, càng làm tăng thêm áp lực cạnh tranh.3.3 Phân tích bảng câu hỏiĐối tượng khảo sát của nhóm thì sử dụng sản phẩm trà xanh không độ nhiều nhất rơi vào độ tuổi từ 20-25 độ tuổi rất trẻ,khá năng động cần nhiều năng lượng để hoạt động.Công ty tương đối thành công với khách hàng mục tiêu này.Ngoài ra thì giới trung niên cũng là dạng khách hàng tiềm năng cần được khai thác.Theo biểu đồ ta có thể thấy mức giá được nhiều người chấp nhận nhất là khoảng từ 7000 đến 8000 VND,điều này có nghĩa là chiến lược về giá của công ty là tương đối đúng đắn được người tiêu dùng chấp nhận.Tuy nhiên nhiều ý kiến cũng cho rằng trà xanh không độhiện nay đang mắc hơn so với các sản phẩm khác.Nhưng không phải rẻ hơn lúc nào cũng bán chạy hơn cả.Có tới 51% người được khảo sát trả lời là có nhầm lẫn sự nhầm lẫn ở đây là do chiến lược bắt chước sản phẩm của công ty khác như trà xanh 100 của tribeco,Green Tea của Wonderfarm.Không còn cách nào khác để khẳng định thương hiệu thì trà xanh không độ phải có được chất lượng tốt vốn có của mình.Mức độ hài lòng của khách hàng từ kiểu dáng,bao bì đến nhãn hiệu dịch vụ đều ở mức trung bình duy chỉ có chất lượng là hài lòng.Khảo sát cho thấy công ty cần phải cố gắng đẩy mạnh nâng cao chiến lược sản phẩm.Thay đổi bao bì kiểu dáng sản phẩm đẹp hơn ấn tượng hơn,phát triển dịch vụ hơn nữa,vì đây là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của sản phẩm.Đa số khách hàng mua sản phẩm ở tiệm tạp hóa ven đường cho thấy sự thành công của chiến lược phân phối sản phẩm trà xanh không độ của tập đoàn THP.Bất kì nơi đâu cũng có tiệm tạp hóa và bất kì tiệm tạp hóa nào cũng có sản phẩm trà xanh không độ.Tuy nhiên công ty cũng nên chú ý đến những kênh phân phối khác. Người tiêu dùng biết đến sản phẩm trà xanh không độ chủ yếu qua Tivi,công ty đã thực hiện rất tốt khả chiến lược xúc tiến sản phẩm.Bằng chứng là trên kênh VTV,HTV luôn cóquảng cáo của trà xanh không độ với những quảng cáo ấn tượng tươi mát và đầy sức sống.Quảng cáo trà xanh không độ cũng chiếm thời lượng lớn trong hoạt động quảng cáo của các đài.Đã coi tivi thì chắc sẽ biết đến trà xanh không độ.Một khảo sát thú vị câu hỏi có nên khuyến mãi không thì phần lớn trả lời là có.Tâm lí củangười Việt nam chung của người Việt nam là thế cho nên khuyến mãi là phần không thể thiếu để kích cầu tăng tiêu dùng sản phẩm trà xanh là điều mà Tân Hiệp Phát nên chú ý đến.3.4 Các biện pháp hoàn thiện chiến lược Marketing 3.4.1 Chiến lược sản phẩm- Chiến lược phát triển sản phẩm:Qua phân tích SWOT cho thấy công ty có nguồn nhân lực chất lượng cao, dâychuyền công nghệ, cơ sở sản xuất hiện đại, ban quản trị có năng lực, nguồn nguyên liệudồi dào, chất lượng cao. Doanh nghiệp nên biết tận dụng điểm mạnh của mình để pháttriển sản phẩm của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tối đa hóa lựa chọn chongười tiêu dùng. Vì thế, việc phát triển sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm mang bản sắcViệt Nam là một trong những việc làm cần thiết.Mặc khác như chúng ta đã biết, tâm lí con người là thích khám phá, tìm hiểu vàmuốn sở hữu những gì mới lạ. Vì vậy, chùng tôi tin rằng việc phát triển sản phẩm mớimang bản sắc Việt Nam sẽ tạo cho người tiêu dùng một cảm giác thích thú và sẽ giúptăng doanh thu cho doanh nghiệp. Khi đã thực hiện được chiến lược kinh doanh này thìdoanh nghiệp sẽ khắc phục được điểm yếu của mình là: “Sản phẩm chưa phong phú”.Cụ thể là công ty nên sản xuất thêm các sản phẩm trà xanh với nhiều hương vị tráicây. Các sản phẩm chiết xuất từ các loaị trái cây sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏecon người. Với những lợi ích của sản phẩm trà xanh không độ, chúng ta sẽ kết hợp vớinhững lợi ích của các loại trái cây như: cam, ổi, bưởi, táo, lựu + Trà xanh O0 lựu: Với nhiều thành phần có lợi được liên kết bên trong gồm canxi,photpho, magie, sắt và natri rất có lợi cho hệ tim mạch. + Trà xanh hương nho: Chứa nhiều vitamin B, tốt cho tóc và móng chân, móng tay. Acidascorbic trong thành phần của quả nho sẽ chống lại các loại vi khuẩn, ngoài ra nó còngiúp giữ trí nhớ tốt, chống bệnh ung thư vú và làm cho da săn chắc.- Bên cạnh đó, công ty nên cải tiến thêm dung tích của các sản phẩm này sẽ được thiếtkế theo 3 mức: 330 ml, 500ml, 1500 ml. Với sự đa dạng về dung tích này sẽ giúp TânHiệp Phát có thể tiếp cận dễ dàng với đại đa số khách hàng của mình.- Ngoài ra, công ty còn sản xuất ra thêm sản phẩm trà xanh đóng gói dành cho nhữngkhách hàng ưa chuộng việc pha chế trà nóng.3.4.2 Chiến lược giá:Trong nền kinh tế cạnh tranh gây gắt như hiện nay, trà xanh 00 đang phải đối mặtvới nhiều đối thủ cạnh tranh có khả năng sẽ vượt qua mình như C2, trà xanh 100, tràlipton … Như vậy, trà xanh 00 cần phải có chiến lược định giá thích hợp để giữ được vịtrí là nhà dẫn đạo thị trường mà nó đã đạt được trong thời gian qua. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá của trà xanh không độ:- Mục tiêu marketing: Định giá sản phẩm theo mục tiêu “Giữ thế ổn định, tránh nhữngphản ứng bất lợi từ đối thủ cạnh tranh”. Đồng thời định giá trà xanh không độ có phầnnhỉnh hơn những sản phẩm khác nhằm đánh vào tâm lý người tiêu dùng Việt Nam.- Đặc tính sản phẩm: Là loại thức uống giải nhiệt cuộc sống.- Giá của đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, trà xanh không độ đang phải đối mặt với các loạinước giải khát như: C2, trà xanh 100, trà lipton…Sản phẩm Dung tích (ml) Giá (đồng/chai)Trà xanh 00500 8000C2 360 6000Trà xanh 100 500 7000Trà lipton 360 5900 Phương pháp định giáKhi tung ra thị trường sản phẩm, tập đoàn Tân Hiệp Phát định giá dựa trên sự cảmnhận của khách hàng. Như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy sự quan tâm nhiều hơn khi cómột sản phẩm có thể thõa mãn được nhu cầu của họ. Chiến lược giáTrà xanh không độ sẽ thực hiện chiến lược giá cho sản phẩm mới và định giá theotâm lý của khách hàng.- Định vị theo giá sản phẩm cũ: So với các sản phẩm trà xanh của các thương hiệu trà xanhkhác, giá của trà xanh không độ vẫn cao hơn. Tuy nhiên, với mức sống ngày càng cao thìngười tiêu dùng vẫn dễ dàng chấp nhận mức giá cao nhưng đảm bảo chất lượng. Vì vậy,doanh nghiệp nên tiếp tục thực hiện chiến lược giá hớt ván cho sản phẩm mới dựa vào sựthừa hưởng lại thương hiệu đã nổi tiếng của trà xanh không độ tạo cho khách hàng sự antâm và dễ nhớ. Giá của sản phẩm mới sẽ cao hơn so với trà xanh không độ và các loạinước giải khát khác. Điều này làm cho khách hàng thấy được tính năng vượt trội của sảnphẩm mới.- Định vị theo tâm lý của khách hàng: Tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam luôn luôn chorằng “giá cao thì chất lượng tốt”. Nhờ vào sự thừa hưởng từ trà xanh không độ và sựmong muốn của khách hàng cần có một sản phẩm vừa giải nhiệt vừa có thể chữa cácbệnh thường gặp. Công ty nghiên cứu thị trường để hiểu được nhận thức của khách hàngvề giá trị sản phẩm trong các điều kiện khác nhau. Công ty sử dụng các biến số phi giá cả(như bao bì sản phẩm, tác dụng của sản phẩm, địa điểm bán hàng, đội ngũ nhân viên bánhàng…) để tạo nên ấn tượng giá trị cảm nhận về sản phẩm trong mắt khách hàng.Chiến lược định giá của trà xanh với nhiều loại trái cây khác nhau là chiến lượcgiá hớt ván. Công ty đặt giá cao hơn các loại nước giải khát khác như: C2, trà xanh 1000,trà xanh lipton Dựa trên các yếu tố đó, giá của trà xanh hương cam và các sản phẩm cùng loại:Sản phẩm Dung tích (ml) Giá (đồng/chai)Trà xanh hương táo 500 9000Trà xanh hương lựu 500 9000Trà xanh hương nho 500 9000
Tài liệu liên quan
- mArketing hỗn hợp đối với sản phẩm nước khoáng aqua-plus của công ty tnhh san 23
- 46
- 710
- 7
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing hỗn hợp đối với sản phẩm nước khoáng aqua-plus của công ty tnhh sana
- 58
- 631
- 5
- Hoàn thiện chiến lược Marketing cho sản phẩm trà xanh 0 độ của công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
- 48
- 4
- 21
- Tài liệu Luận văn Trình bày chiến lược Marketing - mix đối với sản phẩm nước khoáng Lavie doc
- 11
- 1
- 9
- Luận văn: " Hoàn thiện chiến lược Maketing cho sản phẩm trà xanh o độ của công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát" docx
- 48
- 1
- 8
- Tiểu luận: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM BI A HUDA LON CỦA CÔNG TY BIA HUẾ doc
- 8
- 1
- 11
Từ khóa » Chiến Lược Marketing Trà Xanh Không độ
-
Chiến Lược Marketing Của Trà Xanh Không độ: Tên Tuổi Kỳ Cựu Của ...
-
(DOC) Chiến Lược Mar Cho Tra Xanh 0 Dộ | Thủy Béo
-
Đề Xuất Chiến Lược Marketing Cho Trà Xanh Không độ ... - TaiLieu.VN
-
[PDF] Chiến Lược Marketing Của Trà Xanh Không độ - 5pdf
-
Chiến Lược Marketing Cho Sản Phẩm Trà Xanh 0 độ Của Công Ty ...
-
Marketing Và Chiến Lược Marketing-mix Của Công Ty Tân Hiệp Phát
-
Đề Xuất Chiến Lược Marketing Cho Trà Xanh Không độ Của Tân Hiệp ...
-
Top 15 Chiến Lược Giá Của Trà Xanh Không độ
-
Chiến Lược Marketing Của Trà Xanh Không độ
-
Phan Tich Chien Luoc Marketing Cua Cty Tnhh Tm Dv Thp - SlideShare
-
Chiến Lược Marketing Sản Phẩm Trà Xanh Không độ - Luận Văn
-
Đề Tài Chiến Lược Marketing Sản Phẩm Trà Xanh Không Độ
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Tân Hiệp Phát - MISA AMIS
-
Chiến Lược Marketing Của Tân Hiệp Phát: Hướng đến “ngôi Vua ...