Đề Tài Thi Khoa Học Kỹ Thuật Của Học Sinh Phổ Thông 'bề Thế' Như ...
Có thể bạn quan tâm
Hai dự án đoạt giải nhất được cho là giống luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ trước đó - Ảnh: M.G.
Nhiều ý kiến cho rằng cuộc thi khoa học kỹ thuật nhằm khơi gợi và khuyến khích học sinh tiếp cận, nghiên cứu khoa học. Không đánh đồng tất cả nhưng dường như một vài đề tài đã được chuyên gia hướng dẫn can thiệp quá sâu làm mất đi tính trung thực, sáng tạo của học sinh, làm lệch lạc mục đích cuộc thi.
Giống đề tài luận văn thạc sĩ
Dự án "Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây lá khôi (Ardisia gigantifolia)" của Đào Xuân Minh và Nguyễn Lê Cường, Trường THPT chuyên Thái Nguyên, đoạt giải nhất.
Đề tài này được cho là rất giống luận văn thạc sĩ sinh học ứng dụng "Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gene kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày" của Nguyễn Thị Hải Hồng do TS Lê Thị Thanh Hương ở Đại học Thái Nguyên hướng dẫn năm 2019.
Tương tự, dự án "Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường nước của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt" của Đỗ Minh Quân và Nguyễn Thiên Lương, học sinh THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội, rất giống với luận văn thạc sĩ "Tổng hợp và đánh giá hoạt tính quang của vật liệu xúc tác trên cơ sở g-C3N4" do Đoàn Duy Hùng thực hiện và bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018.
Điều đáng nói là g-C3N4 không phải là chất có sẵn. Trong luận văn thạc sĩ, từ nguyên liệu ban đầu là melamin (C3H6N6), tác giả phải nung ở 500ºC trong 3 giờ dưới dòng N2 khô, thu được chất nền là graphitic cacbon nitride g-C3N4.
Cấu trúc của g-C3N4 và Cu2O/g-C3N4 được nghiên cứu bằng phương pháp phân tích phổ nhiễu xạ tia X (XRD), phương pháp phân tích phổ hồng ngoại (IR), đặc trưng cho tính chất quang được khảo sát bằng máy UV-VIS pha rắn, xác định bề mặt riêng và phân bố lỗ bằng phương pháp BET...
Trường THPT chuyên Thái Nguyên còn có một dự án khác đoạt giải nhất là "Điều trị béo phì bằng cao chiết xanthone từ vỏ quả măng cụt (Garcinia mangostana L.) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus) của 2 học sinh Nguyễn Hữu Hiệu và Trần Thị Thu Phương.
Đánh giá một số dự án đoạt giải nhất năm nay, nhiều giảng viên đại học cho rằng ngay cả việc nghĩ ra những đề tài này đã quá sức với học sinh, nhất là với những chất cụ thể nhưng không có sẵn, phải điều chế và phân tích, thực nghiệm công phu mới cho kết quả.
Một giảng viên cho hay trong số 12 dự án đoạt giải nhất, có một dự án đúng theo hướng nghiên cứu của mẹ là giảng viên đại học. Chính việc cho phép nhà khoa học hướng dẫn nên đâu đó có sự biến tướng thành cuộc đua của thầy cô và phụ huynh.
Cần sử dụng công cụ chống đạo văn
Trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề này, đại diện Trường THPT chuyên Thái Nguyên cho rằng ý tưởng là của học sinh, trường cũng có phản biện để học sinh đưa ra những lập luận chứng minh ý tưởng đó có tính khả thi, có ích với cộng đồng.
Sau khi nghe học sinh giải trình, nhà trường thành lập tổ tư vấn, lựa chọn đề tài nghiên cứu, giao cho các thầy cô lãnh đội tìm hướng thực hiện, hỗ trợ giúp học sinh có thể tiếp cận thực hiện nghiên cứu đó đạt kết quả tốt nhất.
Vị đại diện này cũng cho rằng điều lệ của cuộc thi cho phép các thầy cô và các chuyên gia hỗ trợ, tư vấn hướng dẫn học sinh thực hiện. Nếu không có sự đồng hành hướng dẫn của các thầy cô như vậy thì chắc chắn học sinh không thể thực hiện nghiên cứu được, khó có thể giải quyết được những vấn đề kiến thức hàn lâm.
Ông Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và đào tạo - cho rằng nhiều người không tin đây là kết quả do học sinh thực hiện bởi tầm của đề tài quá lớn. Cuộc thi cho phép người hướng dẫn và chuyên gia hỗ trợ nên sinh ra vấn đề người lớn thi chứ không phải học sinh.
Người thắng được tuyển thẳng đại học nên người ta dùng mọi biện pháp để đạt được mục đích. Bộ Giáo dục và đào tạo cần sớm có trả lời cho dư luận về vấn đề này.
Cuộc thi cần có tính giáo dục, liêm chính, khơi dậy đam mê khoa học của học sinh chứ không phải dạy học sinh sự giả dối.
Ông Hoàng Ngọc Vinh
Bộ cần có đánh giá lại kết quả 10 năm cuộc thi này để xem chi phí, kết quả, tác động thế nào đến việc học, kích thích việc nghiên cứu khoa học của học sinh, thí sinh đoạt giải có tiếp tục nghiên cứu khoa học không hay chỉ thi vì mục đích tuyển thẳng đại học.
"Cuộc thi cần có tính giáo dục, liêm chính, khơi dậy đam mê khoa học của học sinh chứ không phải dạy học sinh sự giả dối. Và như vậy, có thể xem xét chỉ thi ý tưởng khoa học để phù hợp, không cần phải thi như hiện nay vì rất dễ phát sinh tiêu cực " - ông Vinh đề xuất.
Một giám khảo nhiều năm chấm cuộc thi này ở lĩnh vực kỹ thuật cho biết quy chế, tiêu chí chấm điểm của cuộc thi không có điều khoản nào bắt buộc học sinh phải trực tiếp làm tất cả. Quan trọng là thí sinh có ý tưởng, am hiểu vấn đề, phân tích và lý luận được, trả lời tốt câu hỏi của ban giám khảo.
Quan trọng là ban giám khảo thể hiện trách nhiệm thế nào. Chẳng hạn hai đề tài của thí sinh giống với luận văn thạc sĩ nhưng giám khảo không phát hiện, ban giám khảo chưa hoàn thành trách nhiệm.
"Nhiều năm qua, rất nhiều ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục và đào tạo sử dụng phần mềm chống đạo văn để kiểm tra sự trùng lặp, sao chép nếu có để tránh những tranh cãi, sai sót nhưng vẫn không được thực hiện. Hiện nay, giám khảo phải tìm kiếm thủ công bằng Google từng đề tài của thí sinh nhưng có thể sẽ không tìm ra sự sao chép" - vị này nói.
Liên tục vướng lùm xùm
Năm 2019, nhiều phụ huynh gửi đơn kiến nghị Bộ Giáo dục và đào tạo thẩm định lại nhiều dự án đoạt giải nhất. Phụ huynh dẫn chứng có tới có 5/15 giải nhất, 10 giải nhì và 4 giải ba bị trùng lặp với những nghiên cứu đã được công bố trước đây, theo quy chế cuộc thi, lẽ ra sẽ bị loại hoặc trừ điểm… Bộ thẩm định lại, kết quả không thay đổi.
Năm 2021, một dự án đoạt giải nhất cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều vì giống với một dự án đã đoạt giải nhì của cuộc thi trước đó 2 năm. Cả hai dự án này đều cùng trường THPT và giáo viên hướng dẫn.
Thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông: Cần vừa sức, trung thực, lành mạnhTTO - Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học là sân chơi trí tuệ bổ ích, khơi dậy niềm say mê nghiên cứu khoa học cho học sinh. Tuy nhiên, càng về sau cuộc thi có những "góc khuất" khiến dư luận không khỏi âu lo, bàn luận.
Từ khóa » Các đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Của Học Sinh Thpt
-
Danh Mục Các Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Của Học Sinh Thpt ...
-
BÌNH CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2020-2021
-
Danh Mục Các Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Của Học Sinh Thpt ...
-
Hướng Dẫn Học Sinh Phổ Thông Thực Hiện Các Đề Tài Nghiên Cứu ...
-
đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Thpt - Trần Gia Hưng
-
Giật Mình Với Nhiều "đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học" Của Học Sinh Phổ ...
-
Tổng Hợp Danh Sách đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Hay ...
-
Đừng Bỏ Qua 10 đề Tài Dự Thi Khoa Học Kỹ Thuật Thực Tế Và Hấp Dẫn ...
-
50 đề Tài Nghiên Cứu Tranh Tài Tại Cuộc Thi KHKT Cấp TP - PLO
-
12 Dự án đạt Giải Nhất Cuộc Thi Khoa Học Kỹ Thuật Quốc Gia Học Sinh ...
-
102 đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Của Học Sinh Tranh Tài ở Vòng Chung ...
-
33 đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Tham Gia Thi Cấp Quốc Gia
-
Đề Tài Thi Khoa Học Kỹ Thuật Của Học Sinh Ngang Tầm Thạc Sĩ, Tiến Sĩ?