Đề Tài Tuyển Chọn, Xây Dựng Và Sử Dụng Hệ Thống Bài Tập Rèn Luyện ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 152 trang )
Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂNCác từ đƣợc viết tắtCác từ viết tắtGiáo viênGVHọc sinhHSHọc sinh giỏiHSGPhương phápPPTrung học phổ thôngTHPTĐối chứngĐCThực nghiệmTNThực nghiệm sư phạmTNSPPhương trình hoá họcPTHHPhân tử khốiPTKCông thức đơn giản nhấtCTĐGNCông thức phân tửCTPTCông thức cấu tạoCTCTSản phẩm chínhSPCSản phẩm phụSPPdung dịchddĐề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12MỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀITrong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học- kĩthuật, trong xu thế toàn cầu hoá, việc chuẩn bị về con người và đầu tư vào conngười trong phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia.Và giáo dục – đào tạo được coi là cách tốt nhất để chuẩn bị cho con ngườinhững khả năng để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đòi hỏi của sự phát triển kinhtế, xã hội trong thời kì mới.Đảng ta luôn quan niệm: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, vì vậy “nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” luôn là nhiệm vụ trung tâmcủa giáo dục - đào tạo; trong đó, việc phát hiện và bồi dưỡng những HSGtrường phổ thông chính là bước khởi đầu quan trọng để góp phần đào tạo thếhệ tiên phong trong các lĩnh vực của khoa học và đời sống xã hội.Tuy nhiên, trong thực tế dạy học HSG, những lí luận dạy học về HSGcũng như các biện pháp phát hiện, tổ chức và bồi dưỡng HSG vẫn chưa đượcnghiên cứu một cách hệ thống. Phần lớn giáo viên bồi dưỡng HSG phải tựmày mò tìm các loại bài cho đủ dạng mà chưa có sự định hướng rõ nét: phẩmchất và năng lực cần có của một HSG là gì? Giáo viên cần làm những gì, làmnhư thế nào để phát hiện, góp phần hình thành và phát triển những năng lựcđó cho HS? Vẫn còn trường hợp những HS được công nhận HSG qua cáccuộc thi do trúng tủ, hoặc kết quả đạt được không ổn định….Thực tiễn đang đòi hỏi cấp bách việc nghiên cứu để có hệ thống lí luận,hệ thống bài tập… thích hợp cho việc bồi dưỡng HSG hoá học phổ thông.Việc phát hiện và bồi dưỡng HSG hoá học THPT đã được thực hiện bằngnhiều phương pháp khác nhau, trong đó bài tập hoá học được xem là mộttrong những cách hiệu quả nhất.Từ việc phân tích cấu trúc các đề thi HSG gần đây cho thấy nội dung hoáhọc hữu cơ thường chiếm 40 – 60% số bài và tổng điểm, với nhiều dạng bài.Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12Điều đó cho thấy nội dung hoá học hữu cơ đóng vai trò rất quan trọng trongđào tạo, bồi dưỡng HSG.Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tuyển chọn, xây dựng và sửdụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho học sinh giỏi phần hoá học hữucơ lơp 12” làm đề tài nghiên cứu của mình.2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU2.1. Mục đích nghiên cứu- Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp phát hiện HSG hoá họcTHPT.- Xác định hệ thống kiến thức và xây dựng hệ thống bài tập hoá học hữucơ thuộc chương trình lớp 12 nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng cho HSG vàHS chuyên hoá tham dự các kì thi HSG cấp trường, cấp tỉnh (thành phố) vàquốc gia, quốc tế.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu1) Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác bồi dưỡng HSGhoá học.2) Xác định trọng tâm kiến thức (phần hoá học hữu cơ lớp 12) cần bồidưỡng cho HSG hoá học.3) Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần hoá học hữu cơ (lớp12) nhằm rèn luyện tư duy cho HSG hoá học THPT.4) Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi củacác biện pháp và hệ thống bài tập đã đề xuất.3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU3.1. Khách thể nghiên cứuQuá trình dạy học hoá học và công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT.3.2. Đối tƣợng nghiên cứu- Năng lực nhận thức và tư duy của HSG và HS chuyên hoá học THPT.- Hệ thống bài tập phần hoá học hữu cơ lớp 12 nhằm rèn luyện tư duyĐề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12cho HSG và HS chuyên hoá học.- HSG và HS chuyên hoá học THPT.4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌCNếu giáo viên có kiến thức hoá học sâu rộng, có hệ thống bài tập hoá họcnói chung và hệ thống bài tập hoá học hữu cơ nói riêng đa dạng, phong phú,kết hợp với phương pháp dạy học phù hợp thì việc bồi dưỡng HSG THPT vàHS chuyên hoá học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5.1. Nghiên cứu lí luận- Tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu có tính chất lí luận về HSG.5.2. Nghiên cứu thực tiễn- Dự giờ các lớp chuyên hoá học và các lớp bồi dưỡng HSG.- Trao đổi, hỏi ý kiến của các chuyên gia và giáo viên tham gia bồi dưỡngHSG, HS chuyên.- Tập hợp và nghiên cứu sách báo, tạp chí, chương trình chuyên hoá; tài liệuhướng dẫn thi HSG tỉnh (thành phố), Olympic hoá học 30-4, Olympic hóc họcquốc gia và quốc tế; các đề thi HSG cấp tỉnh, thành phố, quốc gia, Olympic 30-4,Olympic quốc gia và quốc tế về môn hoá học.- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của cácbiện pháp và hệ thống bài tập đã đề xuất.6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI- Mở rộng, đào sâu những nội dung kiến thức trọng tâm của chương trìnhhoá học hữu cơ lớp 12.- Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập hoá học hữu cơ nâng cao, và đềxuất phương hướng sử dụng chúng trong việc bồi dưỡng đội tuyển HSG hoáhọc.Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12NỘI DUNGCHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆCBỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎII.1. CƠ SỞ LÍ LUẬNI.1.1. Các quan điểm, đƣờng lối của Đảng về giáo dục – đào tạoI.1.1.1. Vai trò của con người theo lí luận về hình thái kinh tế - xã hội củatriết học Mac – LeninTồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phạm trù xuất phát của chủ nghĩaduy vật lịch sử. Mối quan hệ giữa hai phạm trù này thể hiện vấn đề cơ bản củatriết học trong lĩnh vực xã hội. Tồn tại xã hội là tính thứ nhất, ý thức xã hội làtính thứ hai và là sự phản ánh của tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội quyết định ýthức xã hội; ý thức xã hội có tác động trở lại đối với tồn tại xã hội.Tồn tại xã hội gồm ba nhân tố chính: Điều kiện địa lí, dân số, và phươngthức sản xuất ra của cải vật chất. Trong đó phương thức sản xuất là nhân tố cơbản, giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển xã hội. Phương thức sản xuấtlà sự sản xuất xã hội, xét theo cách thức cụ thể của nó trong một giai đoạnphát triển nhất định của lịch sử. Mỗi phương thức sản xuất là một thể thốngnhất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; là nhân tố tác động nhất,cách mạng nhất, phát triển không ngừng, quyết định tính chất và hình thứccủa quan hệ sản xuất. Khi quan hệ sản xuất thích hợp với tính chất và trình độcủa lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất tạo điều kiện cho lực lượng sảnxuất phát triển. Nếu không thích hợp, quan hệ sản xuất sẽ trở thành lực cảnlớn đối với lực lượng sản xuất và đối với sự phát triển của toàn xã hội.Lực lượng sản xuất ở mỗi thời đại thể hiện mối quan hệ của con người,của xã hội đối với tự nhiên, đồng thời nói lên trình độ chinh phục của conngười đối với tự nhiên trong giai đoạn lịch sử ấy. Lực lượng sản xuất baoĐề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12gồm những tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động và người lao độngvới những tri thức và kĩ năng của họ. Trong toàn bộ tư liệu sản xuất thì côngcụ sản xuất đóng vai trò quyết định. Trình độ phát triển của công cụ sản xuấtlà tiêu chí cơ bản thể hiện trình độ chinh phục thiên nhiên của con người, vàlà tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau trong lịchsử. Nhưng những tư liệu sản xuất dù có quan trọng đến đâu thì tự bản thânchúng cũng không thể tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Chúng chỉ có thểphát huy vai trò trọng yếu của mình khi được kết hợp với sức lao động, vớingười lao động. Chính con người đã sáng chế ra công cụ lao động và sử dụngchúng để tiến hành sản xuất. Trong quá trình sản xuất con người biết tập hợpvà đúc kết những kinh nghiệm, biết cải tiến, hoàn thiện và phát triển công cụsản xuất, nhằm phát huy và tăng cường sức mạnh của mình trong việc chinhphục thiên nhiên, sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội.Lao động của con người là lao động có trí tuệ. Trí tuệ của con ngườikhông phải là cái siêu nhiên mà là sản phẩm của tự nhiên, của lao động. Trítuệ hình thành và phát triển cùng với lao động và làm cho lao động ngày càngcó hàm lượng trí tuệ cao hơn. Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học côngnghệ trở thành lực lượng trực tiếp, khoa học đã gắn liền với kĩ thuật và sảnxuất; khoa học đi trước, khám phá và mở đường cho kĩ thuật và sản xuất pháttriển; những phát minh, sáng chế của khoa học chỉ trong một thời gian ngắnđã biến thành kĩ thuật, công nghệ mới, công cụ mới, vật liệu mới,…, trong đónhiều cái không có trong tự nhiên thì lao động của con người càng thể hiệnvai trò đặc biệt quan trọng của mình trong lực lượng sản xuất.Như vậy, bằng lí luận hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mac – Leninđã cho thấy rằng con người là nguồn lực đặc biệt, cơ bản nhất, là nguồn lựcvô tận của sản xuất vật chất, là cơ sở để xã hội tồn tại và phát triển.Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12I.1.1.2. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoáChủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết cầnphải có con người xã hội chủ nghĩa". Trong đường đầu của thời kì quá độ lênchủ nghĩa xã hội, khi mà đất nước ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoátheo chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; trong điều kiện khoahọc công nghệ phát triển như vũ bão, xu hướng hội nhập của thế giới; và đểchống lại các nguy cơ tụt hậu kinh tế, nạn tham nhũng, chệch hướng chủnghĩa xã hội, âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, hơn baogiờ hết Đảng ta khẳng định vai trò to lớn của con người và nguồn lực conngười. Từ đó, Đảng xây dựng chiến lược về phát triển con người, trong đókhẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục và đào tạo trong quá trìnhấy.I.1.1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong chiến lượcxây dựng nguồn lực con ngườiHiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) điều 35chương 3 khẳng định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhànước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài". [ ]Luật giáo dục (2005) điều 27 chỉ rõ: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông làgiúp cho HS phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ vàcác kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,hình thành trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đivào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc" []. Để đạt đượcmục tiêu đó với bậc THPT, luật giáo dục nêu rõ yêu cầu về nội dung vàphương pháp giáo dục (điều 28): "Giáo dục ở THPT phải củng cố, phát triểnnhững nội dung đã được học ở Trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáodục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổĐề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi HS còn có nội dung nângcao ở một số môn để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của HS.Phương pháp giáo dục ở phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của HS, phù hợp với từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phươngpháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tậpcho HS".Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tư tưởng chỉ đạophát triển giáo dục – đào tạo được nêu lên trong nghị quyết TW 2 khoá VIIIcủa Đảng là:- Giáo dục – đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải đàotạo được những con người và thế hệ gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội; làm chủ tri thức khoa học với công nghệ hiện đại; có tư tưởng sángtạo, có kĩ năng thực hành giỏi; có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật,có sức khoẻ, là những con người xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên",phải giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa, chống hướng "thương mại hoá", đềphòng khuynh hướng phi chính trị hóa giáo dục – đào tạo. [ ]- Thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp củatoàn Đảng, toàn dân.- Phát triển giáo dục – đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội,tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng - an ninh. Thực hiện côngbằng trong giáo dục – đào tạo. Giữ vững vai trò nòng cốt của các trường cônglập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục – đào tạo, trên cơ sở nhànước thống nhất quản lí từ nội dung đến chương trình, quy chế học, thi cử,văn bằng, tiêu chuẩn giáo viên …Như vậy, từ lí luận về hình thái kinh tế xã hội theo quan điểm củatriết học Mac-Lenin, từ quan điểm đường lối của Đảng, chúng ta thấyĐề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12rằng việc đào tạo và bồi dưỡng HSG là một nhiệm vụ tất yếu của giáodục THPT.I.1.2. Một số vấn đề về lí luận dạy học trong công tác bồi dƣỡng HSGI.1.2.1. Những phẩm chất, năng lực cần có của một HSG hoá học- Có kiến thức hoá học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống.- Có trình độ tư duy hoá học phát triển, tức là biết cách phân tích, tổnghợp, so sánh, khái quát hoá, có năng lực suy luận logic, năng lực kiểm chứng,năng lực diễn đạt.- Có khả năng quan sát, nhận thức và giải thích các hiện tượng tự nhiên,có năng lực thực hành.- Có khả năng vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo kiến thức, kĩ năngđã có để giải quyết các vấn đề, các tình huống gặp phải. Đây là phẩm chất caonhất cần có ở một HSG.I.1.2.2. Bài tập hóa họcI.1.2.2.1. Khái niệm về bài tập hóa họcTrong cuốn từ điển tiếng Việt (1992) có định nghĩa về "bài tập" như sau:"Bài tập là những bài ra cho HS để tập vận dụng những điều đã học". Sau khinghe giảng bài xong, nếu HS nào giải được các bài tập mà giáo viên đưa ra thìcó thể xem như HS đó đã lĩnh hội được một cách tương đối những kiến thứcmà giáo viên đó truyền đạt.Nội dung của bài tập hoá học thông thường bao gồm những kiến thức chínhyếu trong bài giảng. Nó bao gồm cả câu hỏi lí thuyết và bài tập tính toán. Để giảiquyết được những yêu cầu của bài tập, đòi hỏi HS vừa phải nhớ lại các kiến thứcđã học, vừa phải biết vận dụng, suy luận, sáng tạo và tổng hợp các kiến thức đãcó, từ đó phát triển tư duy và khả năng nhận thức của HS.I.1.2.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học- Là một trong những phương tiện hiệu nghiệm nhất, cơ bản nhất để HSvận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiênĐề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12cứu khoa học, biến những kiến thức đã lĩnh hội qua bài giảng của giáo viênthành kiến thức của chính mình. "Kiến thức sẽ được nắm thực sự nếu HS cóthể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lí thuyết vàthực hành". []- Giúp cho HS đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động,phong phú. Chỉ có vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập thì HS mới nắmvững kiến thức một cách sâu sắc ".- Là phương tiện để ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất.- Thông qua bài tập hoá học, HS được rèn luyện các kĩ năng như: kĩ năngviết và cân bằng PTHH, kĩ năng tính toán theo công thức và phương trình hóahọc, kĩ năng thực hành …- Giúp cho HS phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện trí thông minh.- Là phương tiện để nghiên cứu tài liệu mới, giúp cho HS tích cực, tựlực, chủ động lĩnh hội kiến thức một cách bền vững và sâu sắc.- Giúp phát huy tính tích cực, chủ động của HS và góp phần hình thànhphương pháp học tập hợp lí.- Là phương tiện để kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS mộtcách nhanh chóng và chính xác.- Giáo dục đạo đức, tác phong, rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực,chính xác, khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học, nâng caohứng thú học tập môn hoá học.I.1.2.2.3. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống bài tậpBÀI TẬPNGƢỜI GIẢINhững điều kiệnPhép giảiNhững yêu cầuPhương tiện giảiĐề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12I.1.2.3. Quan hệ giữa việc giải bài tập hoá học với việc phát triển tư duyhoá học của HSI.1.2.3.1. Tư duy và tư duy hoá họcTheo L.N.Tonxtoi: "Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nó là thànhquả những cố gắng của tư duy chứ không phải của trí nhớ".Theo M.N.Sacdacop: "Tư duy là sự nhận thức khái quát các sự vật vàhiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung vàbản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật vàhiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quáthoá đã thu nhận được".Cơ sở của tư duy hoá học là sự liên hệ quá trình phản ứng hoá học với sựtương tác giữa các tiểu phân vô cùng nhỏ bé của thế giới vi mô. Đặc điểm củaquá trình tư duy hoá học là sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa cái bêntrong và cái bên ngoài, giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, nghĩa là những hiệntượng cụ thể quan sát được với nhứng hiện tượng cụ thể nhưng không nhìnthấy được, ngay cả khi dùng kính hiển vi, mà chỉ dùng kí hiệu, công thức đểbiểu diễn mối liên hệ bản chất của các hiện tượng nghiên cứu.Tư duy hoá học cũng sử dụng những thao tác tư duy vào trong quá trìnhnhận thức thực tiễn và tuân theo quy luật chung của nhận thức :Từ trực quan sinh động Tư duy trừu tượng Thực tiễnHoá học là bộ môn khoa học lí thuyết và thực nghiệm có lập luận, trên cơsở kĩ năng quan sát các hiện tượng hoá học, phân tích các yếu tố cấu thành vàảnh hưởng, thiết lập những sự phụ thuộc xác định để tìm ra những mối liên hệgiũa các mặt định tính và định lượng, quan hệ nhân quả của các hiện tượng vàquá trình hoá học, xây dựng nên các nguyên lí, quy luật, định luật, rồi trở lạivận dụng chúng để nghiên cứu những vấn đề của thực tiễn.Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12I.1.2.3.2. Quan hệ giữa việc giải bài tập hoá học với việc phát triển tư duyhoá học của HSTrí thông minh là tổng hợp các năng lực trí tuệ của con người (quan sát,ghi nhớ, tưởng tượng…) mà đặc trưng cơ bản nhất là tư duy độc lập và sángtạo nhằm ứng phó với tình huống mới.Để giúp cho HS phát triển năng lực tư duy mà đỉnh cao là tư duy sángtạo thì cần tập luyện cho HS hoạt động tư duy sáng tạo.Trước đây người ta cho rằng sáng tạo chỉ dành cho những người cónăng khiếu. Ngày nay người ta khảng định rằng: Nếu dạy cho người khôngcó năng khiếu những quy luật của sáng tạo thì họ có thể sáng tạo được. Vìvậy đã ra đời một môn học mới (ở Mỹ) gọi là môn “ Sáng tạo học”.Trong quá trình giải bài tập nói riêng cũng như trong quá trình dạy họcnói chung, HS là chủ thể của hoạt động dạy học, còn giáo viên là người tổchức, điều khiển, để phát huy tối đa năng lực độc lập suy nghĩ của HS. Có tưduy độc lập thì mới biết phê phán, có phê phán thì mới có khả năng phát hiệnvấn đề và vấn đề và như vậy mới có khả năng sáng tạo được. Thông qua hoạtđộng giải bài tập hoá học, tuỳ thuộc vào từng loại bài tập, với nội dung và đốitượng cụ thể mà các năng lực đó được trau dồi và rèn luyện thêm.Quan hệ giữa hoạt động giải bài tập và sự phát triển tư duy của HS có thểbiểu diễn qua sơ đồ sau đây:…PhântíchTổnghợpSosánhPhân tích đề bàiKháiquáthoáTrừutượnghoáTrínhớTƢ DUY QuansátXây dựng tiến trình bài giảiTưởngtượngHoạt động giải bài tập hoá họcBÀI TẬP HOÁ HỌCGiảiQuan hệ giữa bài tập hoá học và sự phát triển tƣ duy của HSPPkhoahọcPhêphánHứngthúKiểm tra…Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12I.2. CƠ SỞ THỰC TIỄNI.2.1 Điều tra thực trạng về điều kiện, kết quả bồi dƣỡng HSG và việc sửdụng bài tập hóa học để hình thành năng lực cho HSG ở các trƣờngTHPT (điều tra tại tỉnh Thái Bình)Để đảm bảo tính khả thi của đề tài nghiên cứu, tức là đề xuất một sốhướng sử dụng hệ thống bài tập góp phần hình thành một số phẩm chất vànăng lực cho HSG hóa học phù hợp với điều kiện thực tế các trường THPTtrên địa bàn các tỉnh Thái Bình hiện nay thì vấn đề cần thiết đầu tiên là phảiđiều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng về vấn đề này.I.2.1.1 Mục đích điều tra- Có cơ sở để nhận định, đánh giá một cách khách quan thực trạng về cơ sởvật chất và đội ngũ giáo viên dạy HSG hoá học và giáo viên dạy chuyên hoáhọc.- Thông qua quá trình điều tra để phân tích đánh giá các phương pháp vàcách thức tổ chức bồi dưỡng, tuyển chọn HSG hóa học về ưu, nhược điểm vànguyên nhân.- Nắm được mức độ hiểu, vận dụng bài tập hóa học trong dạy học hóahọc nói chung và trong bồi dưỡng HSG hoá học nói riêng. Đây là cơ sở đểđịnh hướng nghiên cứu của đề tài luận văn.I.2.1.2. Nội dung, đối tượng và phương pháp điều traI.2.1.2.1. Nội dung điều tra+ Điều tra tổng quát về điều kiện cơ sở vật chất, tình trạng đội ngũ giáoviên hoá học.+ Điều tra công tác dạy học và tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng HSG mônhóa học.+ Điều tra kết quả thi HSG môn hóa học của HS lớp 11, 12 trườngTHPT.Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12I.2.1.2.2. Đối tượng điều tra+ Một số trường THPT ở tỉnh Thái Bình (THPT Nguyễn Trãi, THPT BắcĐông Quan, THPT chuyên Thái Bình).+ Các giáo viên trực tiếp dạy học và bồi dưỡng HSG hóa học ở cáctrường THPT trên.I.2.1.2.3. Phương pháp điều tra+ Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy lớp chọn tự nhiên, dạy độituyển HSG hoá học và giáo viên dạy chuyên hoá học ở các trường chuyên.+ Dự giờ, nghiên cứu giáo án của giáo viên.I.2.1.3. Kết quả điều traI.2.1.3.1. Thực trạng về cơ sở vật chất, điều kiện dạy học, giáo viên và HS- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học hóa học của các trường tương đối đầy đủ.- Trình độ HS trong đội tuyển HSG chuẩn bị thi HSG hoá học cấp tỉnhcủa các trường đã điều tra khá tốt.Tuy nhiên:- Quỹ thời gian dành cho việc bồi dưỡng HSG ở các trường còn khá ít(thường là 10 đến 12 buổi tương đương với 30 đến 36 tiết).- Giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG vẫn phải giảng dạy số giờ nhấtđịnh trong tuần, làm công tác chủ nhiệm và vẫn phải tham gia các hoạt độngkhác của nhà trường, nên quỹ thời gian dành cho bồi dưỡng đội tuyển bị hạnchế. Đồng thời việc chuẩn bị bài giảng cũng sẽ không đảm bảo.- Giáo viên thường không xác định được giới hạn kiến thức cần bồidưỡng cho HS. Việc tổ chức các chuyên đề về bồi dưỡng HSG trong phạm vitoàn tỉnh chưa được triển khai.- HS chủ yếu con gia đình nông dân, kinh tế, quỹ thời gian, điều kiện họctập của các em còn nhiều khó khăn.Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12I.2.1.3.2. Về tình hình sử dụng bài tập hóa học trong bồi dưỡng HSGQua tìm hiểu, điều tra chúng tôi thấy rằng: Tất cả giáo viên đã chú ý đếnviệc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học nói chung và bồi dưỡng HSG nóiriêng. Bài tập đã được sử dụng trong các giờ luyện tập, ôn tập, trong các đềkiểm tra. Tuy nhiên việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học hóa học còncó những hạn chế phổ biến sau đây:- Việc xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng chương, từng phần từđó lựa chọn hệ thống bài tập để củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹnăng, rèn thao tác tư duy cho HS với nhiều giáo viên còn lúng túng.- Giáo viên thường không xác định được giới hạn kiến thức cần bồidưỡng cho HS. Họ phải tham khảo đề thi của các kì thi đã diễn ra để tìmnhững dạng bài tập tương tự để ra cho HS làm.Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12CHƢƠNG II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌCHỮU CƠ LỚP 12 BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎIII.1. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠII.1.1 Chƣơng I. Este – LipitII.1.1.1. Dạng bài tập xác định công thức cấu tạo của este, lipitThí dụ 1. Hãy gọi tên các hợp chất sau:Oa. CH3-CH-CH2-C-ClCH3b. CH3-CH-C-O-CH-CH3OCH3CH3CH3c.COO-C-CH3d.OOC-CH-CH3CH3CH3e. C6H5-C-O-C-CH3Of . CH3-O-C-CH2-CH2-C-O-C2H5OOOHướng dẫn giải:a. isovaleryl cloruab. Isopropylisobutiratc. Tert-butylbenzoatd. Xiclopentylisobutirate. Anhiđrit axetic benzoicf. EtylmetylsucxinatThí dụ 2. Hoàn thành sơ đồ sau dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn (ghi rõđiều kiện nếu có)CH4 → A → B → D → E → F → C4H8O2Biết D là hợp chất hữu cơ đa chức, C4H8O2 là hợp chất hữu cơ đơn chức.Hướng dẫn giải:C C2H2 + 3H22CH4 15000(A)Pd ,t CH2=CH2CH CH + H2 0(B)Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12,tCH2=CH2 + 2H2O H HO-CH2-CH2-OH0(D)HO-CH2-CH2-OHKHSO4,t0CH3-CHO + H2O(E)CH3-CHO + Br2 + H2OCH3-COOH + 2HBr(F)CH3-COOH + C2H5OHH 2SO 4,t0CH3-COO-C2H5 + H2OThí dụ 3. Viết các CTCT các chất hữu cơ tham gia sơ đồ biến hoá sau:C9H11Cl (A)NaOHCl2C9H10Cl2 (B) NaOH, H2O C9H10O (C)C9H10 (F)CH(Cl)CH 3CH(Cl2)CH3B:CH 3COOHCH=CH 2F:COOHOCOCH 3C:CH 3D:C8H4O3 (E)C9H12O (G)Hướng dẫn giải:A:C8H6O4 (D)CH 3CE:OCH(OH)CH 3CCH 3OG:CH 3Thí dụ 4. Hai đồng phân A, B của C6H9O4Cl tham gia phản ứng thuỷ phântheo 2 phương trình sau:C6H9O4Cl (A) + NaOH(vừa đủ) Muối hữu cơ X + muối vô cơ P + axeton + H2OC6H9O4Cl (B) + NaOH(vừa đủ) Muối hữu cơ Y + muối vô cơ P + ancol Z + ancol TBiết hai ancol Z và T có cùng số nguyên tử C. Xác định cấu tạo của A, Bvà hoàn thành PTHH dưới dạng CTCT.Hướng dẫn giải:- Độ không no k = 2 nên A và B là este hai chức, no, hở.- A thủy phân tạo axeton nên A thủy phân sinh ra ancol không bền (có 2nhóm -OH cùng liên kết với 1 nguyên tử cacbon bậc hai). Phản ứng của A làĐề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12HOOC–CH2COOC(CH3)ClCH3 + 2NaOH NaOOC–CH2–OH + NaCl + CH3–CO–CH3 + H2O- B thủy phân ra hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon nên hai ancolnày phải có số C lớn hơn hoặc bằng 2. Phản ứng của B làClCH2CH2OOC–COOCH2–CH3 + 3NaOH NaOOC–COONa + NaCl + HO–CH2–CH2–OH + CH3–CH2–OHThí dụ 5. Hãy chọn các tác nhân phản ứng trong sơ đồ phản ứng sau đây:HO-CH2-CH=CH-[CH2]7-COO-CH3+X(1)OHC-CH=CH-[CH2]7-COO-CH3+Y(2)CH2=CH-CH=CH-[CH2]7-COO-CH3+T(4)CH2=CH-CH=CH-[CH2]7-CH2-OCO-CH3+Z(3)CH2=CH-CH=CH-[CH2]7-CH2-OHHướng dẫn giải:(1): X là (C5H11N) 2Cr2O7/CH2Cl2(2): Y là (C6H5)3P+-CH2(3): Z là LiAlH4/H3O+(4): T là (CH3CO)2OII.1.1.2. Dạng bài tập este hoáThí dụ 6. Đặc điểm của phản ứng este hoá là thuận nghịch1. Nêu các biện pháp để phản ứng nhanh đạt tới trạng thái cân bằng vàcác biện pháp để cân bằng chuyển dịch về phía tạo thành este.2. Thiết lập biểu thức tính hằng số cân bằng K, giả sử cho a mol axitaxetic phản ứng với b mol ancol etylic và sau khi phản ứng đạt tới trạng tháicân bằng thu được c mol este.a. Tính giá trị của K khi a = b = 1 mol và c = 0,665 mol.b. Nếu a = 1 và b tăng gấp 5 lần thì lượng este tăng gấp bao nhiêu lần?Hướng dẫn giải:Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 121. Các biện pháp:Để phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng cần tăng tốc độ phản ứngthuận và nghịch, nên người ta cho đun nóng hỗn hợp phản ứng và dùng xúctác là dung dịch H2SO4 đặc.Để cân bằng chuyển dịch về phía tạo thành este, ta cần dùng chất hútnước là dung dịch H2SO4 đặc để hút nước, liên tục lấy este ra (dùng phươngpháp chiết) và liên tục tăng nồng độ các chất tham gia axit và ancol.2. Thiết lập biểu thức tính hằng số cân bằng (coi thể tích của bình phảnứng là V không đổi)CH3COOH + C2H5OHH2SO4, t0CH3COOC2H5 + H2OBan đầu:aVbV00Phản ứng:cVcVcVcVCân bằng:acVbcVcVcVc c.c2VVCH 3COOC2 H 5 . H 2O Hằng số cân bằng K ===CH 3COOH . C2 H 5OH a c . b c (a c).(b c)VVa. Khi a = b =1 và c = 0,665 thì K =0,665.0,665= 3,94.(1 0,665).(1 0,665)b. Nếu a = 1 và b = 5 thì hằng số cân bằng của phản ứng vẫn không thayđổi và bằng 3,94 (K chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất điện li)c20,944 1,42 lần 3,94 = c = 0,944 nên lượng este tăng lên(1 c).(5 c)0,665Thí dụ 7. Tổng hợp isoamyl axetat (dầu chuối) gồm 3 bước:- Cho 60 ml axit axetic băng (axit 100%, d = 1,05 g/cm3); 108,6 ml3-metylbutan-1-ol (ancol isoamylic, d = 0,81 g/cm3) và 1 ml dung dịch H2SO4Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12đậm đặc vào bình cầu có lắp máy khuấy, ống sinh hàn rồi đun sôi trong vòng8 giờ.- Sau khi để nguội, lắc hỗn hợp thu được với nước, chiết bỏ lớp nước, rồilắc với dung dịch Na2CO3, chiết bỏ lớp dung dịch nước, lại lắc hỗn hợp thuđược với nước, chiết bỏ lớp nước.- Chưng cất lấy sản phẩm ở 1420C đến 1430C thu được 60 ml isoamylaxetat (là chất lỏng, d = 0,87 g/cm3, sôi ở 142,50C, có mùi thơm như mùichuối chín).a. Hãy giải thích các bước làm trên và viết PTHH của phản ứng xảy ra.b. Tính hiệu suất phản ứng.Hướng dẫn giải:a. Giải thích các bước tiến hành thí nghiệm trên:- Đầu tiên, cho axit axetic băng, ancol isoamylic và axit sunfuric đậm đặcvào bình cầu, đun sôi trong 8h để tổng hợp isoamyl axetat theo phương trình hoáhọc sau:CH3COOH + (CH3)2CHCH2CH2OHH2SO4, t0CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O- Sau đó để nguội, lắc hỗn hợp thu được với nước, chiết bỏ lớp nướcbằng phễu chiết nhằm loại bỏ phần lớn dung dịch axit sunfuric và axit axeticcòn lại.- Tiếp tục lắc hỗn hợp thu được với dung dịch Na2CO3, chiết bỏ lớpnước cũng là để loại hết axit còn lại. Phương trình phản ứng:2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2OH2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O- Cuối cùng, chưng cất lấy sản phẩm ở 142-1430C thu được isoamyl axetattinh khiết.b. Tính hiệu suất của phản ứng:Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12CH3COOH + (CH3)2CHCH2CH2OHBđ: 63 gam88 gamPư: 60 gam88 gamHiệu suất H =H2SO4, t0CH3COOCH2CH2CH(CH3) 2 + H2O130 gam52,2.100% 40,15%130Thí dụ 8. Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và 2 axit cacboxylic (no, đơnchức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng 6,72lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì cácchất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este(giả thiết hiệu suất phản ứng este hoá đạt 100%). Tìm công thức 2 axit trong X.Hướng dẫn giải:Vì trong phản ứng este hoá, ancol và axit phản ứng vừa đủ với nhau nênancol và axit có số mol bằng nhau.Gọi số mol ancol và axit là x, ta có: 0,5x + 0,5x = nH2 = 0,3 x = 0,3oH2 SO4 ,t RCOOCH3 + H2OCH3OH + RCOOH 0,3 Meste =0,30,3 (mol)25= 83,33 (g/mol) R = 24,330,3 2 axit là CH3COOH và C2H5COOHThí dụ 9. Hỗn hợp X gồm 2 axit HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol là 1 : 1). Hỗnhợp Y gồm 2 ancol CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol lần lượt là 3 : 2). Lấy 11,13 gamhỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y (xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gamhỗn hợp este. Biết hiệu suất các phản ứng este hoá đều đạt 80%. Tính m.Hướng dẫn giải:Đặt công thức chung của 2 axit trong hỗn hợp X là RCOOHTa có MX =46.1 60.1= 53 (g/mol) và n = 0,21 mol2Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12 R + 45 = 53 R = 8Đặt công thức chung của 2 ancol trong hỗn hợp Y là R’OHTa có MY =32.3 46.2= 37,6 (g/mol) và n = 0,2 mol5 R’ + 17 = 37,6 R’ = 20,6H SO ,t o2 4 RCOOR’ + H2OR’OH + RCOOH Ban đầu: 0,20,21Phản ứng: 0,2.80%0,2.80%0,2.80%Khối lượng este thu được là m = 0,16.(8 + 44 + 20,6) = 11,6 gam.II.1.1.3. Dạng bài tập thuỷ phân este, lipit, chỉ số chất béoThí dụ 10. Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol este X (chỉ chứa một loại nhómchức) cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 12%, thu được 20,4 gammuối của một axit hữu cơ và 9,2 gam một ancol. Biết rằng một trong hai chấttạo thành X là đơn chức. Xác định CTCT của X.Hướng dẫn giải:Số mol NaOH cần dùng là:100.12% = 0,3 (mol)40Vì tỉ lệ mol X : NaOH = 0,1 : 0,3 và sản phẩm chỉ chứa 1 muối hữu cơnên X có 3 nhóm chức este.Phản ứng thuỷ phân:Este X + NaOH muối + ancolm12 g20,4 g9,2 g m = 20,4 + 9,2 – 12 =17,6 (g); MX = 17,6/0,1 = 176 (g/mol)Vì một trong hai chất tạo thành X (ancol và axit) là đơn chức nên ta xét 2trường hợp sau:Trường hợp 1: Ancol đơn chức, axit ba chức: R(COOR’)3Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12R(COOR’)3 + 3NaOH R(COONa)3 + 3R’OH0,10,30,10,3 (mol) Mancol = 9,2/0,3 = 30,6 (g/mol) lẻ, loại.Trường hợp 2: Ancol ba chức, axit đơn chức: (RCOO)3R’(RCOO)3 R’+ 3NaOH 3RCOONa + R’(OH)30,10,30,30,1 (mol) Mancol = 9,2/0,1 = 92 (g/mol) 3R + 44.3 + R’ = 176; R’ + 17.3 = 92; R + 67 = 20,4/0,3 R =1 (H); R’ = 41 (C3H5); Vậy X là (HCOO)3C3H5Thí dụ 11. Để xà phòng hoá 17,4 gam một este no, đơn chức X cần đúng 300ml dung dịch NaOH 0,5M. Sau phản ứng sinh ra muối Y và ancol Z.a. Xác định CTPT của este X.b. Trộn muối Y với vôi tôi xút, thu được một chất khí P có tỉ khối hơi so vớihiđro bằng 8. Tính thể tích khí P (đktc). Viết các CTCT có thể có của este X.c. Xác định CTCT của X nếu cho Z là ancol bậc cao nhất.Hướng dẫn giải:a. RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH0,150,150,150,15 (mol) Meste = 116 g/mol.Đặt CTPT của este X là CnH2nO2, ta có: 14n + 32 = 116 n = 6 CTPT X: C6H12O2b. RCOONa + NaOH RH + Na2CO30,150,15 (mol)Ta có MRH = 8.2 =16 (g/mol) RH là CH4, muối Y là CH3COONa, este X là CH3COOC4H9Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy chohọc sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12Thể tích khí CH4 là: 0,15.22,4 = 3,36 (lít).Các CTCT có thể có của X là:CH3-COO-CH2-CH2-CH2-CH3; CH3-COO-CH(CH3)-CH2-CH3;CH3-COO-CH2-CH(CH3)-CH3; CH3-COO-C(CH3)2-CH3c. Ancol Z C4H9OH có bậc cao nhất là 3, cấu tạo: CH3–C(CH3)2OHVậy CTCT của este X là CH3COOC(CH3)2CH3.Thí dụ 12. Cho X là một este đơn chức (chỉ chứa C, H, O). Thuỷ phân 0,01mol X với 300 ml dung dịch NaOH 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toànthu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được phần hơi chỉ chứa nước và 2,38gam chất rắn. Xác định CTCT của X.Hướng dẫn giải:Thuỷ phân este đơn chức mà thu được H2O nên X phải là este của phenol.Trường hợp 1: Este X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:2 (X là este củaaxit đơn chức và phenol đơn chức):RCOOR’ + 2NaOH RCOONa + R’ONa + H2OPhản ứng:0,010,020,010,010,01 (mol)00,010,010,010,01 (mol)Sau phản ứng:mchất rắn = 0,01.40 + 0,01.(R + 67) + 0,01.(R’ + 39) = 2,38 R + R’ = 92 R = 1 (H) và R’ = 91 (C6H4CH3) hoặc R = 15 (CH3) và R’ = 77 (C6H5)Vậy có 4 este thoả mãn:o–HCOOC6H4CH3; m–HCOOC6H4CH3; p–HCOOC6H4CH3; CH3COOC6H5Trường hợp 2: Este X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:3 (X là este của axitđơn chức và phenol hai chức):RCOOR’(OH) + 3NaOH RCOONa + R’(ONa)2 + 2H2OPhản ứng:0,010,030,010,010,01 (mol)
Tài liệu liên quan
- Tuyển tập biên soạn và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho học sinh giỏi phần hóa học hữu cơ lớp 12 trường trung học phổ thông
- 139
- 932
- 3
- tuyển chọn xây dựng hệ thống bài tập chọn lọc nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh chuyên lí
- 22
- 716
- 0
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 3 Ở NGHỆ AN
- 21
- 1
- 0
- Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ tập làm văn
- 120
- 1
- 15
- ây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy khái quát hóa cho học sinh trong dạy học phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản trường trung học phổ thông
- 154
- 738
- 1
- skkn xây DỰNG hệ THỐNG bài tập rèn LUYỆN kỹ NĂNG đọc HIỂU văn bản tự sự CHO học SINH THPT
- 40
- 737
- 0
- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập hóa học lớp 10 nâng cao, nhằm rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho học sinh ở trường THPT
- 191
- 901
- 1
- xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 10 thpt
- 179
- 1
- 2
- xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh lớp 11 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông
- 200
- 1
- 0
- Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh tiểu học
- 73
- 506
- 4
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.82 MB - 152 trang) - Đề tài Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12 Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Este 3 Chức C9h12o6
-
Este Ba Chức, Mạch Hở X (C9H12O6) Tác Dụng Với Lượng Dư Dung ...
-
Este X Ba Chức, Mạch Hở X (C9H12O6) Tác Dụng Với Lượng Dư Dung ...
-
Este Ba Chức, Mạch Hở X (C9H12O6) Tác Dụng Với Lượng Dư Dung ...
-
Este X Ba Chức, Mạch Hở X (C9H12 - CungHocVui
-
Este Q Mạch Hở (C9H12O6) Chứa Ba Chức Este. Xà Phòng Hóa Hoàn ...
-
X Có Công Thức Phân Tử Là C9H12O. X Tác Dụng Với NaOH. X Tác ...
-
Este X Không Tác Dụng Với Na Nhưng Tác Dụng Với NaOH đun Nóng ...
-
Số đồng Phân Là Ancol Thơm ứng Với CTPT C9H12O Là :... - Lớp 7
-
CHUYÊN ĐỀ: CÁC DẠNG BÀI TẬP XÀ PHÒNG HÓA ESTE
-
Thủy Phân Este đa Chức
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Môn Hóa Năm 2020 Trường Chuyên KHTN (lần 3)
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Este (tiết 5) - Giáo Án Mẫu
-
(DOC) HC 12-c | Thầy Tâm Hóa Học