đề Tài Về Vật Liệu Thủy Tinh - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Khoa học tự nhiên
đề tài về vật liệu thủy tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 21 trang )

Chuyên đề :TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA THỦY TINHI.TÍNH CHẤT CỦA THỦY TINH1. Độ nhớt của thủy tinhĐộ nhớt của chất lỏng được biểu hiện ở khả năng chống lại sự dịch chuyển tươngđối của các phần tử trong chất lỏng đó.Đặc điểm của hệ tạo thủy tinh là có độ nhớt rất lớn. Ở nhiệt độ nấu cao nhất củathủy tinh vào khoảng 102 poise ( 102P) tức 10000 lần lớn hơn độ nhớt của nước ở 20độ C (0,01p).Độ nhớt quyết định :- Vận tốc quá trình nấu.- Quá trình tạo hình hỗn hợp thủy tinh .-Thành phần thủy tinh ảnh hưởng đến độ nhớt: Al 2O3 > SIO2 >MgO > CaO >K2O > Na2O1.1 Sự thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ:Ở nhiệt độ nấu cao nhất của thủy tinh vào khoảng 100 poise ( 100p) tức lớn hơn độnhớt của nước ở 20oC (0,01p) khoảng 10000 lần.1.2 Sự biến đổi độ nhớt theo thành phần hóa của thủy tinhSo với yếu tố nhiệt độ thành phần hóa ảnh hưởng đến độ nhớt của thủy tinh íthơn nhưng phức tạp hơn. Cùng một oxit khi đưa vào các thủy tinh có thành phần hóahọc khác nhau nó sẽ làm độ nhớt những thủy tinh đó biến đổi theo các quy luật vàmức độ khác nhau. Ngoài ra trong các phạm vi nhiệt độ khác nhau ảnh hưởng của cácoxit đó cũng khác nhau. Có thể sơ bộ chia các nhóm oxit thành các nhóm như sau:Nhóm 1: Gồm SiO2, Al2O3, ZrO2 làm tăng độ nhớt của thủy tinh ở mọi nhiệtđộ.Nhóm 2: Gồm Li2O, Na2O, K2O, PbO làm giảm độ nhớt của thủy tinh ở mọinhiệt độ.Nhóm 3: Ảnh hưởng đến độ nhớt khá phức tạp. Nhiều tác giả đã nghiên cứuthủy tinh hệ A2O-BO-SiO2 và từ kết quả thực nghiệm đã rút ra:+ Ở nhiệt độ cao và cùng một nhiệt độ các oxit kiềm thổ làm tăng độ nhớttheo thứ tự MgO > CaO > BaO+ Ở nhiệt độ thấp mà lượng BO ít chúng làm tăng độ nhớt theo thứ tự ngượclại BaO > CaO > MgO+ Cũng ở nhiệt độ thấp nhưng hàm lượng BO nhiều chúng làm tăng độ nhớttheo thứ tự CaO > MgO > BaOĐối với thủy tinh công nghiệp có chứa SiO 2, Al2O3( đến 5% ), CaO đến 17%,MgO đến 5% cùng với CaO, Na2O đến 17%, Fe2O3 đến 5% có thể đánh giá được ảnhhưởng của từng cấu tử đến độ nhớt theo sự thay đổi nhiệt độ ứng với cùng một độnhớt khi thay 1% oxit này bằng 1% oxit khác.2. Độ bền hóa của thủy tinh.Độ bền hóa của thủy tinh là khả năng chịu đựng sự tác dụng của các tác nhânhóa học như nước, axit, kiềm, …Loại thủy tinh bền hóa nhất là thủy tinh thạch anh vàkèm bền nhất là thủy tinh lỏng.Quá trình phá hủy thủy tinh là một quá trình phức tạp. Có thể chia làm hai loại:Hòa tan và xâm thực.-Quá trình hòa tan: Khi toàn bộ thành phần thủy tinh bị phá hủy ( bị hòatan). Ví dụ: Tác dụng của HF hay kiềm đậm đặc lên thủy tinh.Quá trình xâm thực: Chỉ một bộ phận thủy tinh bị hòa tan còn lại trên bềmặt là lớp gel oxit silic. Quá trình này xảy ra khi thủy tinh tiếp xúc vớinước, axit và kiềm loãng.+ Tác dụng của nước lên thủy tinh: Theo Grebensikop quá trình xâm thực củanước đối với thủy tinh xảy ra 5 bước:1) Nước tác dụng với một phần oxit kiềm :R2O.xSiO2 + (1+y) H2O = 2ROH +xSiO2.yH2O2) Dung dịch kiềm vừa tạo ra hòa tan một phần SiO23) Hình thành trên bề mặt thủy tinh một lớp màng gel SiO2 và các hydrat khótan của các oxit khác làm hạn chế quá trình xâm thực của nước vào bề mặtthủy tinh.4) Nước làm trương nở lớp gel oxit silic.5) Nước xâm nhập và tác dụng vào lớp thủy tinh sâu hơn kèm theo sự khuếchtán của oxit kiềm từ trong ra ngoài.+ Tác dụng của axit lên thuỷ tinh:1) Tác dụng của axit lên thủy tinh cũng tương tự nước, nhưng khác ở chỗ làaxit không hòa tan lớp gel SiO2 như nước mà liên kết Si-O-Si vẫn bảotoàn và tạo một lớp màng phủ mỏng với hàm lượng SiO2 ~ 90%.2)Trong quá trình ăn mòn, axit sẽ hòa tan một số cấu tử bền nước như Al 3+,Ca2+. Do đó thủy tinh giàu AL2O3 và CaO như thủy tinh bao bì, thủy tinhsợi bền nước nhưng kém bền axit. Axit HF thuộc trường hợp đặc biệt, khitiếp xúc với thủy tinh nó phá hủy liên kết Si-O-Si tạo SiF 4, H2SiF6 bayhơi. Do đó nó hòa tan thủy tinh hoàn toàn và được sử dụng để ăn mònthủy tinh. Axit H3PO4 ở nhiệt độ lớn hơn 100oC có tác dụng như HF.+ Tác dụng của kiềm lên thủy tinh:1) Sự ăn mòn của kiềm khác hẳn với nước và axit. Kiềm phá hủy kiên kết SiO-Si, không tạo màn gel SiO2, do đó kiềm ăn mòn mạnh hơn nhiều so vớinước và axit. Vì vậy không thể dùng các bình thủy tinh khi xác định độbền kiềm của thủy tinh và không chứa kiềm trong các chai lọ thủy tinh lâungày.2) Tốc độ ăn mòn thủy tinh của kiềm( hàm lượng thủy tinh hao hụt) tỉ lệthuận với thời gian tác dụng tức theo quy luật đường thẳng. Riêng kiềmloãng chỉ có 0,001N tác dụng giống nước.+ Tác dụng của dung dịch muối lên thủy tinh:Tác dụng này phụ thuộc vào phản ứng của chúng, tức phụ thuộc vào nồngđộ H+. Nếu dung dịch muối có độ pH càng xa điểm trung hòa thì chúng cànggiống tác dụng của axit hoặc kiềm.Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền hóa của thủy tinh-Độ bền hóa của thủy tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: bảnchất của thủy tinh, bản chất của tác nhân ăn mòn, điều kiện ăn mòn…-Ảnh hưởng của mỗi cấu tử đến độ bền hóa của thủy tinh không chỉ do bảnchất và lượng nó quyết định mà còn tùy thuộc vào thành phần cơ bản củathủy tinh. Độ bền hóa không thể tính theo quy tắc cộng.-Nhìn chung các oxit kiềm luôn làm giảm độ bền hóa do các silicat kiềm dễbị thủy phân và hydroxit kiềm sau khi thủy phân hấp thụ mạnh CO 2 và SO2trong không khí tạo Na2CO3, Na2SO4 tiếp tục gặm mòn thủy tinh. Khi tănghàm lượng kiềm độ hòa tan của nhiều thủy tinh có thể chuyển từ dạng xâmthực sang dạng bị hòa tan. Ví dụ : Thủy tinh silicat canxinatri có hàm lượngNa2O > 30% sẽ bị hòa tan trong nước sôi. Oxit SiO 2, ngược lại luôn làmtăng độ bền hóa của thủy tinh .-Loại thủy tinh silicat có độ bền hóa tăng lên khi thay thế các cấu tử oxitkiềm bằng oxit kiềm thổ hoặc khi đưa vào thủy tinh các oxit hóa trị 3, 4. Vìvậy thủy tinh silicat kiềm nhiều cấu tử bền hóa hoá thủy tinh silicat 2 cấutử.-Các silicat kẽm, beri, cadimi có độ bền nước khá cao, silicat magie, strontikém bền hơn, còn silicat chì, bari rất kém bền.-Silicat zircon, các alumosilicat và borosilicate( với B2O3 < 12%) có độ bềnnước rất cao.3. Tính chất cơ học của thủy tinh.-TÍNH CHẤT CƠ TỶ TRỌNG: ảnh hưởng đến tính chất quang, tính chấtnhiệt … xác định khối lượng riêng và thể tích riêng khối lượng riêng có thểtính theo CT: p=100/█(a1/x1+a2/x2+⋯an/xn@) khối lượng riêng phụthuộc vào +thành phần hóa + trạng thái của thủy tinh: nấu chảy AL2O >SiO2Tỷ trọng thường dễ đo và đo chính xác → dùng làm đại lượng để kiểm trasự ổn định về thành phần hóa học trong SX thủy tinh-MODUN ĐÀN HỒI: Tính đàn hồi đo bằng modun hồi/ hệ số đàn hồi Tínhđàn hồi→ dự đoán tính chất nhiệt, cơ của thủy tinh → dự đoán chế độ gianhiệt, tôi và ủ Khi tăng (B2O3, AL2O3,CaO) thay cho SiO2/ tăng nhiệt độ→modun đàn hồi tăng Modun đàn hồi phụ thuộc vào độ cong võng củathủy tinh.-ĐỘ BỀN NÉN, KÉO VÀ UỐN: Đọ bền nén, kéo và uốn→ lĩnh vực sửdụng của thủy tinh Thủy tinh : (độ bền nén) =10-15 ( độ bền kéo và uốn) ở20000C: độ bền bé nhất ở trong nước: chịu tải của thủy tinh giảm mạnh khithử Ứng suất dư tồn tại, do: + quá trình ủ kém + tạp chất + các vết gợn songxuất hiện gần bề mặt của thủy tinh + trạng thái của thủy tinh → tác độngxấu lên cường độ uốn của thủy tinh Thành phần hóa→(quy tắc cộng tính )→ cường độ chịu nén, kéo Tăng cường độ cho thủy tinh: + sửa các khuyếttật lớp bề mặt của thủy tinh + gia cường hóa học lớp bề mặt,…-ĐỘ CỨNG: Độ cúng khi ép Độ cứng xước bề mặt Độ cứng khi mài(thủytinh chì và kiềm có độ cứng khi mài nhỏ, thủy tinh borosilicate có độ cứngkhi mài lớn) ĐỘ GIÒN: Là tính chất của vật liệu bi phá hủy tức thời khi cótác động của lực va đập Cường độ va đập của thủy tinh sau khi tôi =5-7 lầntrước khi tôi Cường độ va đập của thủy tinh ủ lâu = 2-2,5 lần ủ bình thườngĐộ giòn của thủy tinh phụ thuộc vào: + hình dạng mẫu + kích thước mẫu +phương pháp gia nhiệt. Tang cường độ va đập, giảm độ giòn: B2O3,AL2O3, MgO-TÍNH BỀN HÓA ĐỘ BỀN AXIT: Sự tấn công của axit vào thủy tinh là sựtrao đổi ion dương trên bề mặt. Thủy tinh silicat rất bền với axit (ngoại từHF) Độ phân tán (ion kiềm) = 10 lần độ phân tán ( ion kiềm thổ) → xảy raquá trình trao đổi với ion kiềm Axit tấn công → ion kiềm trên bề mặt ít dần→ tạo lớp film → độ bền axit tang theo thời gian Sự tấn công cảu axitkhông phụ thuộc vào loại và nồng độ axit ĐỘ BỀN KIỀM: Sự tấn công củakiềm vàothủy tinh là phản ứng giữa các ion OH- vào mạng lưới SiO2→silicat kiềm và axit silic Không tạo lớp film → độ hòa tan của thủy tinhtrong dung dịch kiềm tỉ lệ với thời gian.-ĐỘ BỀN NƯỚC:Lúc đầu: giống như tác động của axitLúc sau: giống như tác động của kiềm4. Tính chất nhiệt của thủy tinh.Thủy tinh là loại vật liệu dẫn nhiệt rất kém, đây là một trong những nguyênnhân gây ra ứng suất phá hủy thủy tinh khi đốt nóng hay làm lạnh đột ngột. Thànhphần hóa học ảnh hưởng rất ít đến độ dẫn nhiệt. Phần lớn thủy tinh có độ dẫn nhiệttrong khoảng 0,0017-0,0032Cal/cm.s.0C ở nhiệt độ thường. Thủy tinh thạch anhcó độ dẫn nhiệt tốt nhất, khi thêm các oxit khác vào, độ dẫn nhiệt sẽ giảm. Ngượcvới độ dẫn nhiệt, tỉ nhiệt của thủy tinh phụ thuộc vào thành phần hóa và vào nhiệtđộ. Trong phạm vi nhiệt độ bình thường thủy tinh có tỉ nhiệt vào khoảng 0,080,25Cal/g.0C.Hệ số giãn nở nhiệt phụ thuộc mạnh vào thành phần hóa và biến đổi trongmột phạm vi khá rộng. Thủy tinh thạch anh có hệ số giãn nở nhiệt thấp nhất A =5,8.10-7/0C. Các oxit kiềm đều làm tăng A lên. Các dụng cụ chịu nhiệt bằng thủytinh luôn đòi hỏi phải có A nhỏ, còn các loại thủy tinh dùng để chắp nối với nhauvà với kim loại thì đòi hỏi phải có A xấp xỉ nhau trong khoảng nhiệt độ thườngđến nhiệt độ hấp ủ. Nếu không như thế mối hàn dễ bị phá hủy bởi tác dụng nhiệt.Có thể xác định A bằng nhiều cách nhưng thông dụng nhất là phương phápĐilatomet thạch anh.Một tính chất quan trọng nữa của thủy tinh là độ chịu nhiệthay độ bền xung nhiệt. Tính chất này phản ánh khả năng chịu đựng của thủytinhkhi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Độ chiệu nhiệt At là một tính chất kĩ thuật phứctạp do nhiều tính chất lí học của thủy tinh quyết định như hệ số giản nỡ nhiệt, độđàn hồi, cường độ chịu kéo, độ dẫn nhiệt, tỉ nhiệt. Độ bền nhiệt còn phụ thuộc vàohình dạng cũng như thước sản phẩm.Thông thường độ chịu nhiệt được xác định bằng hiệu số nhiệt làm lạnh độtngột mà thủy tinh không bị phá hủy.Chiều dày của sản phẩm thủy tinh có ảnh hưởng đến độ chịu nhiệt của nó.Chiều dày càng lớn độ chịu nhiệt càng giảm và sản phẩm càng lớn độ bền nhiệtcàng kém.Yếu tố quyết định độ bền nhiệt của thủy tinh là hệ số giãn nở nhiệt.Thạchanh có A nhỏ nhất nên bền nhiệt nhất, sau đó là thủy tinh borosilicate ít kiềm vàkém bền nhất là thủy tinh giàu kiềm.5.Tính chất điện của thủy tinh.5.1 Độ dẫn điện.Thủy tinh dẫn điện bằng các ion. Vì thế điện trở riêng (p) của thủy tinhngay ở trạng thái nóng chảy cũng lớn hơn vật liệu dẫn điện bằng điện tử. Ởnhiệt độ phòng điện trở riêng của thủy tinh vào khoảng 10 15Ocm. Khi chảylỏng nó giảm xuống còn 10-100Ocm, lớn gấp khoảng một triệu lần điện trởkim loại. Do dẫn điện bằng ion nên độ dẫn điện của thủy tinh phụ thuoccj vàosự điện ly của các hợp chất trong thủy tinh và độ linh động của các ion trongđó, tức phụ thuộc vào thành phần hóa của thủy tinh và vào nhiệt độ. Các ionkiềm có vai trò quan trọng trong việc tải điện. Hàm lượng kiềm càng nhiều độdẫn điện càng lớn. Các ion kim loại hóa trị 2,3 khó dẫn điện hơn vì chúng liênkết trong thủy tinh bền vững hơn. Nhưng ở nhiệt độ cao thủy tinh nóng chảythì đến anion [SiO4]4- cũng dẫn điện.Nếu cho dòng điện chạy qua thủy tinh nóng chảy sẽ xảy ra hiện tượng điệnphân. Các ion kiềm sẽ bị dịch chuyển về catốt, đông thời kim loại ở anốt sẽchuyển vào thủy tinh và có thể nhuộm màu. Để tránh hiện tượng điện phânkhông dùng dòng điện một chiều để nấu thủy tinh. Ngoài độ dẫn điện thể tíchở trên ra, thủy tinh còn có độ dẫn điện bề mặt. Trong môi trường ẩm độ dẫnđiện bề mặt còn lớn hơn cả độ dẫn điện thể tích. Trên bề mặt của thủy tinhluôn có một lớp màng ẩm có khả năng hòa tan cấu tử kiềm và trở thành màngdẫn điện ở nhiệt độ thấp.Độ dẫn điện bề mặt của thủy tinh phụ thuộc trước hếtvào hàm lượng kiềm.Để tránh sự dẫn điện bề mặt, trên bề mặt thủy tinh có thể tráng một lớpmàng kị nước như parafin hoặc hợp chất silic hữu cơ.5.2 Hằng số điện môi.Thủy tinh có hằng số điện môi lớn nên có thể dùng làm chất điện môitrong các tụ điện. Hằng số điện môi là đại lượng liên quan đến sự phân cựcion.Ở trạng thái bình thường thủy tinh trung hòa về điện nhưng khi đặt trongđiện trường sẽ có hiện tượng phân cực điện môi.Các ion, nguyên tử sẽ sắp xếplại để tạo ra trạng thái cân bằng mới. Nếu hằng số điện môi càng lớn, dunglượng của tụ điện càng cao. Hằng số điện môi phụ thuộc vào nhiệt độ, tần sốcủa điện trường ngoài và tha thành phần thủy tinh.5.3 Độ tổn thất điện môi.Khi cho dòng điện xoay chiều tác động lên chất điện môi, một phần điệnnăng sẽ mất đi do biến thành nhiệt năng. Sự tổn thất đó gọi là tổn thất điệnmôi. Độ tổn thất điện môi phụ thuộc vào thành phần thủy tinh và nhiệt độ cũnggiống như độ dẫn điện. Độ tổn thất điện môi tăng mạnh nếu thủy tinh chịu tácdụng của điện trường cao tần. Vì thế trong kỹ thuật vô tuyến điện và kỹ thuậttần số cao tần phải dùng những chất cách điện thủy tinh có độ tổn thất điệnmôi nhỏ.5.4 Độ bền điện môiLà khả năng chịu đựng của thủy tinh không bị phá hủy dưới tác dụng củađiện áp cao. Nó được đo bằng tỉ số giữa điện áp xuyên thủng mẫu thử vớichiều dày của mẫu nơi bị đánh thủng. Độ bền điện môi hay cường độ điện môiđược biểu diễn bằng kv/cm hoặc kv/mm. Nó phụ thuộc vào thành phần thủytinh và điều kiện đo (nhiệt độ, chiều dày mẫu thử, tần số điện trường, thời gianchịu điện áp).6.Tính chất quang học của thủy tinh .Là vật liệu trong suốt nên thuỷ tinh được dùng trong chiếu sáng và làm cáclinh kiện quang học. Tính chất quang học của thủy tinh được xác định bởinhiều loại tia sáng khác nhau .6.1 Chiết suất và độ tán sắc.Chiết suất được định nghĩa là tỉ số giữa tốc độ ánh sáng trong chân không vàtốc độ trong chất. Chiết suất được kí hiệu là n, độ lớn của n phụ thuộc vào loạibước sóng ánh sáng và vào nhiệt độ. Chiết suất của thủy tinh thường được đobằng tia D và kí hiệu nD.Hiện tượng tán sắc khi chiếu ánh sáng qua lăng kính được đặt trưng bởi 3thông số :- Hệ số tán sắc trung bình- Hệ số tán sắc riêng- Số AbeovoChiết suất và độ tán sắc phụ thuộc vào thành phần hóa học. Các kim loạinặng như Pb, Ba, Sb làm tăng chiết suất và độ tán sắc, n D và số Abeovo cònphụ thuộc vào chế độ ủ và gia công nhiệt. Thủy tinh tôi có chiết suất nhỏ hơnthủy tinh ủ có cùng thành phần hóa học. Người ta có thể dùng phương phápgia công nhiệt để điều chỉnh chiết suất và số Abeovo của thủy tinh đến tiêuchuẩn yêu cầu.6.2 Sự phản xạ ánh sáng.Khi ánh sáng đi từ môi trường này sang môi trường khác, một phần ánh sángbị phản xạ ở trên bề mặt phân cách giữa 2 môi trường ngay cả khi 2 môi trường đềutrong suốt. Sự phản xạ ánh sáng của thủy tinh được đặc trưng bằng hằng số phản xạ RTrong các hệ thống quang học phức tạp ( kính hiển vi, kính thiên văn…) cóchứa nhiều thấu kính, lăng kính, sự tổn thất do phản xạ có thể đến 75-80% lượng ánhsáng tới. Khi đó thị trường thường bị tối, để khắc phục hiện tượng này ngườu ta tìmcách làm giảm hệ số phản xạ bằng cách phủ lên các chi tiết quang học bằng thủy tinhmột màng mỏng có chiều dày và chiết suất nhỏ hơn chiết suất của thủy tinh. Ngượclại, muốn tăng hệ số phản xạ ta chỉ việc phủ lên bề mặt thủy tinh lớp màng mỏng cóchiết suất lớn hơn chiết suất của thủy tinh.6.3 Sự hấp thụ ánh sáng của thủy tinh.Thủy tinh hấp thụ ánh sáng có chọn lọc nên nó có những màu sắc khácnhau. Sự hấp thụ này do một số chất tạo màu trong thủy tinh gây nên. Như vậy thànhphần của tia tới truyền qua vật liệu trong suốt sẽ thay đổi phụ thuộc vào những tổn haodo hấp thụ và phản xạ.Thực tế người ta thấy là- Với tia tử ngoại : Thủy tinh thạch anh cho qua mạnh nhất. Thủy tinh thườngcho qua nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng Fe 2O3. Ôxit Fe2O3 có tác dụng hấpthụ tia tử ngoại tốt nếu kết hợp với TiO 2, CeO2, V2O5. Thủy tinh không màuchứa PbO, Sb2O3 hút tia tử ngoại.-Với tia hồng ngoại : Thủy tinh thạch anh và thủy tinh chứa nhiều FeO hấp thụmạnh.-Với tia Rơnghen : Thủy tinh chứa các oxit kim loại nặng như PbO hút tốt.Trong kĩ thuật hạt nhân để hấp thụ nơtron dùng thủy tinh chứa CdO và B2O3.6.4 Hiện tượng lưỡng chiết và hiện tượng huỳnh quang.Bình thường thủy tinh là vật thể đẳng hướng quang học nhưng khi có lực cơhọc tác dụng hoặc khi nó có ứng suất nội ( do làm lạnh hay nóng đột ngột), Thủy tinhsẽ trở thành vật thể bất đẳng hướng và có tính lưỡng chiết. Khi ứng suất được loại trừthì lưỡng chiết cũng biến mất.Có nhiều loại thủy tinh khi chịu tác dụng của tia tử ngoại, tia rơnghen hoặccác tia đặc biệt khác có thể phát ra ánh sáng. Hiện tượng phát sáng này gọi là hiệntượng huỳnh quang của thủy tinh. Nguồn ánh sáng mất đi thì lập tức sự huỳnh quangcũng chấm dứt. ( Nếu nguồn sáng mất đi nhưng hiện tượng phát sáng còn một lúc lâusau thì gọi là hiện tượng lân quang). Thực chất của hiện tượng huỳnh quang là ánhsang đập vào thủy tinh và tương tác với electron của phân tử chất gây huỳnh quang vàlàm chúng ở trạng thái kích thích ( chúng nhảy lên mức năng lượng cao hơn). Khi cácelectron này nhảy về quỹ đạo cũ sẽ phát ra năng lượng dưới dạng huỳnh quang.Sự phát huỳnh quang của thủy tinh phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng chiếuvào nó và thành phần hóa học của thủy tinh. Trong thủy tinh có một số nguyên tố cóhoạt tính huỳnh quang như : U, Se, Mn, Cu, Pb …Hiện tượng huỳnh quang có ý nghĩatrong việc chế tạo các thiết bị tivi, ra đa, các dụng cụ đo lường ,…II. ỨNG DỤNG CỦA THỦY TINHNgày nay thủy tinh là một trong những vật liệu quan trọng nhất. Vậy mà cách đâytrên 150 năm nó chỉ được sản xuất dưới dạng những vật dụng thông thường ( tuy nóđược con người biết đến khoảng 5-6 nghìn năm trước, mà cũng có thể lâu hơn).Trongcác ngành kỹ thuật thủy tinh được sử dụng rất ít, không đáng kể. Trong lĩnh vựcquang học thì là mở đầu.Công nghệ với sự phát triển của thiên văn học, sinh vật học,động vật học, thực vật học, y học …Công nghệ thủy tinh phát triển đảm bảo cung cấpcác chi tiết vào các ngành kỹ thuật.1. Đồ gia dụngTrong đời sống hằng ngày, ta dễ bắt gặp hình ảnh các sản phẩm thủy tinh trong giađình từ phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ, nhà tắm…Những đồ dùng bằng thủy tinhkhông những chất lượng mà còn có tính thẩm mỹ rất cao. Thủy tinh là sự lựa chọn tốiưu, nhìn những món ăn, thức uống được nấu hay trưng bày trên vật dụng thủy tinh sẽtăng thêm sự hấp dẫn đối với người dùng.Khu bếp sẽ gọn gàng, tiện nghi và đẹp mắt hơn với những loại gia vị, ngũ cốc, các loạimứt , hạt,……… được chứa trong các lọ, chai được làm từ thủy tinh.Còn đối với các tín đồ cây cảnh thì những lọ thủy tinh nhỏ vừa đủ trồng các loạihoa, cây cảnh nhỏ...là giải pháp cho những người muốn gần gũi với thiên nhiên nhưnglại không có không gian rộng lớn và đem lại giá trị thẩm mĩ rất cao.2. Kỹ thuật điệnThủy tinh còn được ứng dụng chế tạo các loại màn hình TV, laptop, máytính .....Việc phát minh ra bóng đèn bắt đầu sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kỹ thuậtđiện chân không, ngành mà nếu thiểu thủy tinh sẽ không biết như thế nào. Điều nàyđược giải thích rõ ràng: từ bóng đèn đơn giản nhất như bóng đèn sợi tóc đến các loạiđèn huỳnh quang hay cầu kì hơn đó là những bộ đèn chùm, không chỉ cung cấp ánhsáng mà còn là những sản phẩm trang trí rất sang trọng và lộng lẫy.3. Trong quang họcThủy tinh được sử dụng rộng khắp trong sản xuất kính lọc, kính hấp thụ hoặc choqua các bức xạ cứng, đèn tín hiệu, thiết bị quang học…Vào nửa đầu thế kỹ 20 côngnghiệp quang học học mở đầu đòi hỏi cung cấp các loại thủy tinh làm các chi tiết khácnhau cho công nghiệp và nghiên cứu khoa học (quang phổ kế, kính thiên văn…). Loạithủy tinh này yêu cầu độ đồng nhất hoàn hảo, chiết suất chính xác, bề mặt chất lượngcao.Nghiên cứu độ chính xác của thủy tinh giúp loại phát triển thủy tinh đặc biệt :kính laze, kính lọc tia UV, kính lọc quang học, kính có khả năng hấp thụ nhỏ trongngành điều khiển từ xa ,….Giúp cho sự phát triển các ngành khoa học kỹ thuật .4. Trong công nghiệp HóaNhững năm sau này phát triển loại thủy tinh đặc biệt có độ bền axit, độ bền kiềmcao phục vụ cho các ngành công nghiệp hóa. Từ thủy tinh này được sản xuất khôngchỉ các thiết bị khác nhau cho các phòng thí nghiệm như ống nghiệm, bình cầu,pipet…mà còn sử dụng trong sản xuất thiết bị chưng cất, trích ly, xyclon thủy lực…và nhiều loại khác nữa.5. Trong xây dựngThủy tinh còn có ý nghĩa trong ngành xây dựng: Những tấm panen có tất cả cáctính chất phù hợp: khối lượng thể tích nhỏ, độ bền cao, cách nhiệt, cách âm tốt. Nhữngtính chất tốt đẹp này còn được thể hiện rỏ nét ở thủy tinh bọt. Các tấm panen từ thủytinh màu đã mở ra khả năng mới trong ngành kiến trúc, giải quyết hình thức bên ngoàicác công trình.Thủy tinh còn được ứng dụng để sản xuất các vật liệu dùng cho các công trình cầncách âm, thiết bị chống xốc cho xe hơi, các tấm thủy tinh có tác dụng chống cháy,chịu nhiệt, hay các loại dây cách điện,…………….Đặc biệt 1 trong những sản phẩm mới của thủy tinh là sợi thủy tinh: được kéo ra từcác loại thủy tinh kéo sợi được (thủy tinh dệt), có đường kính nhỏ vài chục micro mét.Khi đó các sợi này sẽ mất những nhược điểm của thủy tinh khối như: giòn, dễ nứt gẫy,mà trở nên có nhiều ưu điểm cơ học hơn.Sợi thủy tinh là chất vô cơ dẻo, không thể thắt nút, không đàn hồi hay dãn rộng ra,không chaysm không dẫn điện, chúng không mục nát, không thấm nước và bề với hầuhết các loại axit,….Để đạt được các đặc tính ưu việc này người ta dùng 1 số chất đểđiều chỉnh thành phần hóa và phương pháp sản xuất thủy tinh.Sợi thủy tinh cùng với tính chất cách nhiệt, cách âm, cách điện chiếm vị trí đángkể trong công nghiệp. Sợi thủy tinh kết hợp với chất dẻo hữu cơ tạo ra một loại sảnphẩm mới-Thủy tinh thép-Thủy tinh thép bền như thép nhưng nhẹ hơn gấp 4 lần.Thủy tinh thép thay thế gỗ, lim loại đen, kim loại màu. Sợi thủy tinh sử dụng làm cápsợi quang, trong ngành dệt với nhiều mặt hàng khác nhau.6. Trong y họcThủy tinh được ứng dụng rộng rãi trong các dụng cụ từ đơn giản đến phức tạp nhưxylanh, ống xét nghiệm, hay các dụng cụ, thiết bị dùng trong phòng mổ…\Hiện nay còn có một loại răng sứ thủy tinh, một loại vật liệu được đánh giá cao vềchất lượng cũng như tính thẩm mỹ đang rất được ưa chuộng trong công nghệ nhakhoa.DANH SÁCH NHÓM 4:1. Đỗ Thị Minh Trang (trưởng nhóm, báo cáo slide)2. Nguyễn Tường Vi3. Nguyễn Thị Sơn Tuyền4. Lê Thị Kim Quê5. Phạm Ngọc Anh Thy6. Lê Hoàng MyCác thành viên trong nhóm đều tích cực tìm kiếm, chọn lọctài liệu, ghi chép lại đầy đủ phần kiến thức được giao về tìmhiểu. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tinh thần làm việc nhóm.Hiệu quả công việc của cả nhóm là như nhau .

Tài liệu liên quan

  • Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Sông Đà số 2.DOC Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Sông Đà số 2.DOC
    • 70
    • 1
    • 3
  • Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Sông Đà số 2.docx Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Sông Đà số 2.docx
    • 87
    • 627
    • 1
  • Một số Giải pháp về tổ chức quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD tại Cty Vật liệu nổ công nghiệp Một số Giải pháp về tổ chức quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD tại Cty Vật liệu nổ công nghiệp
    • 55
    • 486
    • 0
  • Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Dệt Kim Đông Xuân - Tổng Công ty Dệt may Việt Nam Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Dệt Kim Đông Xuân - Tổng Công ty Dệt may Việt Nam
    • 59
    • 496
    • 0
  • Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng Hồng Việt Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng Hồng Việt
    • 80
    • 559
    • 0
  • Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết bị Hồng Đăng Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH thiết bị Hồng Đăng
    • 83
    • 488
    • 0
  • 57 Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng Hồng Việt 57 Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng Hồng Việt
    • 80
    • 463
    • 1
  • 63 Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Dệt Kim Đông Xuân - Tổng Công ty Dệt may Việt Nam 63 Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Dệt Kim Đông Xuân - Tổng Công ty Dệt may Việt Nam
    • 59
    • 435
    • 0
  • NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT LIỆU VÀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬT LIỆU VÀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
    • 32
    • 400
    • 0
  • CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VẬT LIỆU(VL), CÔNG CỤ DỤNG CỤ(CCDC) VÀ KẾ TOÁN VL, CCDC. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VẬT LIỆU(VL), CÔNG CỤ DỤNG CỤ(CCDC) VÀ KẾ TOÁN VL, CCDC.
    • 25
    • 346
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(11.54 MB - 21 trang) - đề tài về vật liệu thủy tinh Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tốc độ ăn Mòn Của Thủy Tinh Phụ Thuộc Vào