Để Tang Người đã Khuất - Ý Nghĩa Và Những điều Kiêng Kỵ Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Ti ma là hình thức chịu tang ít nhất, chỉ để tang 3 tháng. Những người chịu tang 3 tháng gồm:
- Cha mẹ để tang cho con rể.
- Con cô con cậu, đôi con dì để tang cho nhau.
- Cháu để tang cho ông chú họ, ông bác họ, bà cô họ chưa lấy chồng, bà cô đã đi lấy chồng và cụ cô chưa đi lấy chồng.
- Chắt để tang cho cụ chú, cụ bác.
- Chút để tang cho kỵ ông, kỵ bà bên nội.
Xem thêm: Phong tục đeo tang trên áo là gì?
Kiêng kỵ gì trong thời gian để tang?
Gia đình người mất cần biết những điều kiêng kỵ trong thời gian để tang, không chỉ giúp tránh phạm phải điều cấm kị mà còn thể hiện sự tôn trọng người đã khuất. Chi tiết như sau:
Không nên mặc đồ lòe loẹt
Trong thời gian chịu tang, người thân trong gia đình cần chú ý vấn đề trang phục trong tang lễ. Vì tang lễ là sự kiện đau buồn, cần sự thiêng liêng, trang nghiêm, thể hiện lòng thành đối với người đã khuất cũng như sự tôn trọng gia đình. Do vậy, trang phục không được mặc lòe loẹt, trang điểm đậm.
Xem thêm: Trang phục trong tang lễ người Việt
Tránh đi thăm bạn bè, họ hàng
Trước khi hết hạn để tang, con cái trong gia đình hạn chế việc đi thăm bạn bè và họ hàng cũng như tránh tụ tập, không đến chúc Tết, đặc biệt là không đến những gia đình có người bị bệnh nặng. Vì người chịu tang thường được cho rằng sẽ đem điều xui xẻo, không may mắn đến với người khác. Tuy chưa có căn cứ nào thuyết phục nhưng người đang chịu tang người thân cũng nên chú ý hạn chế đến thăm và hạn chế đi dự tiệc, đám cưới, khai trương,…
Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi để tang cha mẹ
Con cái là những người phải chịu đại tang cha mẹ, tức chịu tang trong thời gian 3 năm. Trong thời gian đó cần kiêng cử vấn đề đám cưới vì sẽ bị người đời cho rằng bất hiếu với cha mẹ, tổ tiên. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng buộc phải tổ chức đám cưới nên tổ chức nhỏ, không quá linh đình và nên đợi sau khi làm giỗ đầu cho người mất.
Việc để tang của người Việt không chỉ thể hiện nền văn hóa lâu đời mà còn thể hiện sự tôn ti trật tự, phân biệt cấp bậc trong gia đình rõ ràng. Qua bài viết này, Tháp Long Thọ hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về nghi thức để tang trong tang lễ. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ đến dịch vụ tư vấn tang lễ của Tháp Long Thọ qua hotline 0888 000 700. Nhân viên sẽ hỗ trợ thông tin chi tiết.
Từ khóa » Chịu Tang Bao Lâu
-
Xả Tang Là Gì? Thời Gian để Tang Là Bao Lâu? - Tháp Long Thọ
-
Thời Gian để Tang Của Người Việt Nam
-
Tang Lễ Những điều Cần Biết - Phần 5: Thời Gian để Tang
-
Thời Gian Bao Lâu Thì Mãn Tang Phù Hợp - Lịch Ngày TỐT
-
Thời điểm Xả Tang Là Trong Bao Lâu?
-
Thời Gian để Tang Và đeo Băng Tang đen - Tang Lễ Martino
-
"Năm Hạng Tang Phục" Là Gì?
-
Chịu Tang Bao Lâu
-
Top 15 Chịu Tang Bao Lâu
-
Top 15 để Tang Cha Mẹ Bao Lâu
-
Thời Gian để Tang Hay Hạn để Tang | Tạp Chí Quê Hương Online
-
Cháu De Tang Bà Nội Bao Lâu - Học Tốt
-
[Giải đáp] Xả Tang Là Gì? Có Nên Xã Tang Sớm Hay Không?
-
Nghi Lễ Xả Tang Cúng Mãn Tang Như Thế Nào