- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
Trang Chủ ›
Sinh Học›
Sinh Học 9 Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2011-2012
36 trang dothuong 1016 1 Download Bạn đang xem
20 trang mẫu của tài liệu
"Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 -THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Sinh Học (Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề ) Đề 1 Câu 1(3,0 điểm): a) Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ chuyển đến tế bào của cơ thể người theo những con đường nào? b) Trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim thì gan có vai trò như thế nào? c) Huyết áp là gì? Giải thích thế nào là huyết áp tối đa, tối thiểu. d) Hãy cho biết huyết áp sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp nêu ra dưới đây và giải thích lí do: Khi ngủ; khi chạy. Câu 2 (2,5 điểm): a) Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào? b) Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Vì sao? Câu 3 (3,0 điểm): Phân biệt quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật. Câu 4 (3,0 điểm): 1. Cho sơ đồ dưới đây: Gen ( một đoạn ADN ) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng. a) Sơ đồ thể hiện mối quan hệ nào đã học b) Nêu bản chất mối quan hệ theo sơ đồ. 2. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể? Câu 5 (2,5 điểm): a) Thường biến là gì? Cho ví dụ. b) Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Câu 6 (3,0 điểm): 1. Một phân tử AND có tỉ lệ phần trăm nucleotit loại T = 20% tổng số nucleotit của ADN. a) Tính tỉ lệ phần trăm mỗi loại nucleotit còn lại. b) Nếu số lượng nucleotit loại X = 300000 thì hãy tính số lượng mỗi loại nucleotit còn lại. c) Tính số liên kết hiđrô của phân tử ADN. d) Tính chiều dài của phân tử ADN. 2. Ở lúa nước, bộ NST 2n = 24. Xét một tế bào của loài trải qua nguyên phân liên tiếp 9 đợt. Hãy tính: a) Số tế bào con được sinh ra . b) Số NST đơn chứa trong các tế bào con. c) Môi trường cần phải cung cấp bao nhiêu NST đơn cho quá trình trên. d) Có bao nhiêu thoi phân bào bị hủy qua cả quá trình trên. Câu 7 (3,0 điểm): 1. Ở một loài thực vật, A là gen trội quy định tính trạng hoa đỏ, a là gen lặn quy định tính trạng hoa trắng. a) Sự tổ hợp của 2 gen trên có thể tạo ra mấy kiểu gen, viết các kiểu gen đó. b) Khi giao phối ngẫu nhiên, có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau từ các kiểu gen đó? Hãy viết các kiểu gen của P có thể có khi tiến hành giao phối. 2. Biết trong quá trình giảm phân, các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể có kiểu gen như sau: 1. AB/ ab 2. Ab/aB Đề 2; Câu 1 (1điểm). Nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li, quy luật phân li độc lập của Menđen theo quan điểm di truyền học hiện đại? Câu 2 (1điểm). Phương pháp nghiên cứu của Menđen? Trong thí nghiệm của Menđen ở đậu Hà Lan, vì sao Menđen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau? Câu 3 (1điểm). ADN có cấu trúc mạch kép có ý nghĩa gì về mặt di truyền? Câu 4 (1điểm). Tại sao AND ở tế bào nhân thực cần trung gian là các ARN để truyền đạt thông tin di truyền? Câu 5 (1điểm). Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và 1 số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó? Câu 6 (1điểm). Nêu các khâu chủ yếu của kĩ thuật cấy gen? Trong sản xuất và đời sống, kĩ thuật gen được ứng dụng trong các lĩnh vực chủ yếu nào? Câu 7 (1điểm). Ở loài lợn có 2n = 38. Một nhóm tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng ở lợn khi giảm phân đã lấy nguyên liệu của môi trường tế bào tạo ra 760 nhiễm sắc thể đơn. Số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng nhiều hơn ở các trứng là 1140. Xác định số tinh trùng và số trứng được tạo thành từ nhóm tế bào sinh dục chín nói trên? Câu 8 (1điểm). Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có ( 2n = 8) có khoảng 2,83 x108 cặp nuclêotit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micromet, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử AND? Câu 9 (1điểm) Ở chó màu lông đen (A) là trội so với màu lông trắng (a), lông ngắn (B) là trội so với lông dài (b). Các cặp gen quy định các cặp tính trạng này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Cho P : Chó lông đen, ngắn x Chó lông đen, dài được F1 có 18 đen, ngắn và 19 đen, dài. Xác định kiểu gen của P? Câu 10.(1điểm). Ở một loài bọ cánh cứng: Alen A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt lồi; alen B quy định mắt xám là trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Xác định số cá thể con có mắt lồi, màu trắng. -------------------------------------------------Hết----------------------------------------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:............SBD............. Đề 3 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn : SINH – THCS (Đề thi gồm có 2 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 18/02/2011 Câu 1: (2 điểm) Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai của Menden gồm những điểm nào? Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Tại sao? Câu 2: (2 điểm) Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? Kỹ thuật gen là gì? Gồm những khâu cơ bản nào? Hiện tượng thoái hóa là gì? Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thề hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ. Ưu thế lai là gì? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? Câu 3: (2 điểm) So sánh cấu tạo và chức năng di truyền của ADN và prôtêin. Câu 4: (2 điểm) Giải thích tại sao nhiễm sắc thể được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào? Câu 5: (2 điểm) Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng? Câu 6: (2 điểm) Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình hãy phân tích vai trò của các nhân tố: “Nước, phân, cần, giống” trong việc nâng cao năng suất cây trồng, từ đó nêu ý nghĩa của việc đưa giống mới vào nông nghiệp để nâng cao năng suất lúa trong bước tiến nhảy vọt về năng suất lúa hiện nay. Câu 7: (2 điểm) Một cặp vợ chồng đều thuận tay phải, mắt nâu, sinh được 3 người con: Đứa đầu: thuận tay phải, mắt nâu. Đứa thứ hai: thuận tay trái, mắt nâu. Đứa thứ ba: thuận tay phải, mắt đen. Tìm kiểu gen chắc có của những người trong gia đình trên. Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Câu 8: (2 điểm) Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n = 78). Sau một số đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường tế bào đã cung cấp 19812 NST có nguyên liệu mới hoàn toàn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng, giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trùng là 3,125%. Mỗi trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo ra một hợp tử lưỡng bội bình thường. a- Tìm số hợp tử hình thành? b- Số lượng tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh? c - Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái? Câu 9: (2 điểm) Khối lượng một đoạn ADN là 9.105 đv.C. Đoạn ADN này gồm 2 gen cấu trúc. Gen thứ nhất dài hơn gen thứ hai 0,102 micromet. Cho biết khối lượng phân tử trung bình của một nuclêôtit là 300 đv.C. Tính chiều dài mỗi gen. Tính số axit amin của mỗi phân tử prôtêin được tổng hợp từ các gen đó. Nếu mỗi gen trên đều có 5 ribôxôm trượt một lần thì số lượt ARN vận chuyển tham gia giải mã là bao nhiêu? Câu 10: (2 điểm) Bệnh máu khó đông ở người gây ra do một đột biến gen lặn( h) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em sinh đôi bình thường: Hai người sinh đôi này là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng? Người mắc bệnh này là gái hay trai? Giải thích. Viết kiểu gen của cặp sinh đôi trên và của người mẹ về bệnh máu khó đông. Nếu cặp sinh đôi trên đều mắc bệnh, ta có thể suy ra họ là sinh đôi cùng trứng hay không? Giải thích. Nếu cặp sinh đôi trên có cùng giới tính và cùng không mắc bệnh, làm thế nào để nhận biết họ là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng? ------------- HẾT ------------- Đề 4 PGD – ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Sinh học Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2,5 điểm ) Viết sơ đồ quang hợp và hô hấp ? vì sao nói quang hợp và hô hấp là hai quá trình mâu thuẩn nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau ? Câu 2: ( 2 điểm ) a, Giun dẹp thường ký sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật ? vì sao ? b, Để phòng chống giun dẹp ký sinh, cần phải ăn uống, giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc ? Câu 3: ( 2,5 điểm ) a. Chứng minh đại não người tiến hóa hơn so với đại não của các động vật khác trong lớp thú? b, Vì sao luật giao thông qui định khi điều khiển xe moto, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm ? Câu 4: ( 3 điểm ) Trình bày những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong nguyên phân? Ý nghĩa của quá trình nguyên phân ? Câu 5: (4 điểm) Cho F1 giao phÊn víi 3 c©y kh¸c, thu ®îc kÕt qu¶ nh sau Víi c©y 1 thu ®îc 6,25% c©y thÊp , qu¶ vµng Víi c©y 2 thu ®îc 75% c©y cao qu¶ ®á vµ 25% c©y cao qu¶ vµng Víi c©y 3 thu ®îc 75% c©y cao qu¶ ®á vµ 25% c©y thÊp qu¶ ®á Cho biÕt mçi gen qui ®Þnh mét tÝnh tr¹ng vµ c¸c gen n»m trªn c¸c NST thêng kh¸c nhau. H·y biÖn luËn vµ viÕt s¬ ®å lai cho mçi trêng hîp Câu 6 :(3 điểm) Ở cá kiếm, gen A qui định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a qui định mắt đỏ. a, Trong một phép lai giữa cặp cá bố mẹ, người ta thu được 1498 con cá mắt đen, 496 con cá mắt đỏ. Xác định kiểu gen, kiểu hình cặp cá bố mẹ đem lai ? b, Nếu không biết kiểu gen của cá bố mẹ thì chọn cặp cá đem lai có kiểu hình như thế nào để đời con đồng nhất ( cùng loại ) về kiểu hình ? viết sơ đồ lai minh họa. Câu 7:(3 điểm) Một hợp tử của một loài sinh vật, sau 7 đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 1016 nhiễm sắc thể đơn. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài ? b. Xác đinh số tế bào con hình thành sau quá trình nguyên phân trên ? c. Tổng số NST trong các tế bào con là bao nhiêu? -HẾT- Câu 1. (1 điểm) So sánh động mạch và tĩnh mạch (ở người) về cấu tạo và chức năng. Câu 2. (1 điểm) Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ? Câu 3. (1 điểm) Nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống và hiện tượng ưu thế lai. Câu 4. (2,5 điểm) Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa. Câu 5. (2 điểm) Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích? b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào? Câu 6 .(2,5 điểm) Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập. Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định : a/ Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1? b/ Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1? ----------------HẾT------------------- Đ5 Câu 1(1.5đ). Trình bày vắn tắt cơ chế hình thành các loại tế bào có bộ NST n; 2n; 3n từ loại tế bào ban đầu có bộ NST 2n ? Câu 2(2.75điểm): a. Giải thích cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ cơ thể? Nguyên nhân nào làm cho bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài không được duy trì ổn định? b. Kiểu gen BbDd cho các loại giao tử nào? Nếu có sự rối loạn phân ly của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong lần giảm phân I thì kiểu gen trên có thể cho ra các loại giao tử nào? Câu 3(1.5điểm): Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái của một loài đều nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào con tạo ra đều tham gia giảm phân sinh ra tổng số 640 giao tử đực và cái. a. Xác định số tinh trùng và số trứng? b. Tính số lượng tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng và số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đực và cái nói trên? Câu 4(1,75đ) So sánh định luật phân li với định luật phân li độc lập về 2 cặp tính trạng. Câu 5. (2.5 điểm): a) So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng. b) Vì sao phép lai phân tích lại phát hiện được hiện tượng di truyền liên kết? ------------------HẾT------------------- Đ6 Câu 1 (2, 0 điểm): Công nghệ tế bào là gì, nêu các giai đoạn của công nghệ tế bào? Tại sao trong nuôi cấy tế bào và mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen giống ở dạng gốc? Câu 2 (2, 0 điểm): a, Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Mô tả các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Nêu nguyên nhân, hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? b, Người ta quan sát bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng ở hai người. Người thứ nhất có bộ nhiễm sắc thể là 47 chiếc, người thứ hai có bộ nhiễm sắc thể là 45 chiếc. Hãy cho biết đặc điểm của hai người này? Giải thích? Câu 3 (2, 0 điểm): Từ một phép lai giữa hai cây, người ta thu được: + 120 cây có thân cao hạt dài + 119 cây có thân cao hạt tròn + 121 cây có thân thấp hạt dài + 120 cây có thân thấp hạt tròn Biết hai tính trạng chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau, thân cao và hạt dài là hai tính trội. Hãy giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của cây bố mẹ và lập sơ đồ lai? Câu 4 (2, 0 điểm): Hãy giải thích sự biểu hiện của nguyên tắc bổ sung trong mối quan hệ giữa ADN, mARN và prôtêin trong sơ đồ dưới đây và nêu ý nghĩa của mỗi sự biểu hiện đó? Sơ đồ: Gen (một đoạn ADN) mARN prôtêin Câu 5 (2, 0 điểm): Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội kí hiệu AaBbDdXY a, Xác định tên của loài sinh vật trên. b, Kí hiệu các NST được sắp xếp như thế nào trong các kì của giảm phân: kì cuối 1; kì cuối 2. --------------- HẾT --------------- Đ7 Câu 1. (1điểm) Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kỳ sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kỳ trước của NP thoi phân bào bị phá huỷ? Câu 2 (2,5 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN. So sánh cấu tạo của ARN với ADN? Câu 3(1điểm) Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm, thể ba nhiễm kép ? Câu 4 (2điểm) Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ? Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống ? Câu 5(2 điểm) Một cá thể F1 lai với 2 cơ thể khác: - Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài - Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài. Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của 2 trường hợp nêu trên? Câu 6 (1,5điểm) Một người có bộ NST 47, các cặp NST từ 1-22 bình thường .Hãy cho biết giới tính ,đặc điểm kiểu hình của người đó. Làm thế nào để phát hiện được bộ NST của người đó --------------- HẾT --------------- ĐỀ 8 Câu 1: (1 điểm) Mức phản ứng là gì ? Cho một ví dụ trên cây trồng hoặc vật nuôi. Mức phản ứng có di truyền được không ? Tại sao ? Câu 2: (1.5 điểm) Công nghệ tế bào là gì ? Gồm những công đoạn thiết yếu nào ? Công nghệ tế bào được ứng dụng trong các lĩnh vực nào ? Câu 3: (1 điểm) Đột biến gen là gì ? Tại sao đột biến gen thường có hại đối với sinh vật ? Ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất. Câu 4: (1 điểm) Ưu thế lai là gì ? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống ? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì ? Câu 5: (1 điểm) Nêu các biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển. Câu 6: (1 điểm) Giảm phân là gì ? Vì sao gọi là giảm phân ? Câu 7: (1 điểm) Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? Câu 8: (0.5 điểm) Một tế bào sinh dưỡng của ngô (2n = 20 nhiễm sắc thể), nguyên phân liên tiếp 6 đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo nên các nhiễm sắc thể tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn và tạo được tổng số bao nhiêu tế bào con ? Câu 9: (2 điểm) Ở chuột, hai cặp tính trạng về màu thân và hình dạng lông do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. a) Cho giao phối giữa chuột thuần chủng thân xám lông xù với chuột thuần chủng thân đen lông thẳng thu được F1 đồng loạt thân xám lông xù. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai. b) Trong một phép lai khác, người ta cho giao phối giữa hai chuột P và thống kê qua nhiều lứa đẻ, thu được ở con lai F1 có: - 25% chuột thân xám lông xù. - 25% chuột thân xám lông thẳng. - 25% chuột thân đen lông xù. - 25% chuột thân đen lông thẳng. Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của hai chuột P và lập sơ đồ lai. Câu 1: (1 điểm) Mức phản ứng là gì ? Cho một ví dụ trên cây trồng hoặc vật nuôi. Mức phản ứng có di truyền được không ? Tại sao ? Câu 2: (1.5 điểm) Công nghệ tế bào là gì ? Gồm những công đoạn thiết yếu nào ? Công nghệ tế bào được ứng dụng trong các lĩnh vực nào ? Câu 3: (1 điểm) Đột biến gen là gì ? Tại sao đột biến gen thường có hại đối với sinh vật ? Ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất. Câu 4: (1 điểm) Ưu thế lai là gì ? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống ? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì ? Câu 5: (1 điểm) Nêu các biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển. Câu 6: (1 điểm) Giảm phân là gì ? Vì sao gọi là giảm phân ? Câu 7: (1 điểm) Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? Câu 8: (0.5 điểm) Một tế bào sinh dưỡng của ngô (2n = 20 nhiễm sắc thể), nguyên phân liên tiếp 6 đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo nên các nhiễm sắc thể tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn và tạo được tổng số bao nhiêu tế bào con ? Câu 9: (2 điểm) Ở chuột, hai cặp tính trạng về màu thân và hình dạng lông do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. a) Cho giao phối giữa chuột thuần chủng thân xám lông xù với chuột thuần chủng thân đen lông thẳng thu được F1 đồng loạt thân xám lông xù. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai. b) Trong một phép lai khác, người ta cho giao phối giữa hai chuột P và thống kê qua nhiều lứa đẻ, thu được ở con lai F1 có: - 25% chuột thân xám lông xù. - 25% chuột thân xám lông thẳng. - 25% chuột thân đen lông xù. - 25% chuột thân đen lông thẳng. Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của hai chuột P và lập sơ đồ lai. Câu 1 (2,5đ) Phát biểu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập ? Qua đó so sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 quy luật này Câu 2 (1,5đ) Phân tích thành phần của các a xít Nucleic tách chiết từ 3 chủng vi rút , ta thu được kết quả : Chủng A: A=U=G=X=25 % Chủng B: A=T=25 % G=X=25% Chủng C ; A=G=20 % X=U=30% Hãy xác định loại axit Nucleic của 3 chủng vi rút trên Câu 3 (2đ) a.Phân biệt đột biến gen và đột biến NST b.Trong chọn giống cây trồng, người ta đó sử dụng những phương pháp nào ? Câu 4 (1đ) a.Trì bày phương pháp phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội ? b.cơ sở khoa học của việc cấm kết hôn ở những n
Tài liệu đính kèm:
- DE_THI_HSG_MON_SINH_9_CAP_HUYEN_Moi.doc
Đề thi liên quan Copyright © 2024 ThuVienDeThi.com, Thư viện đề thi mới nhất, Đề kiểm tra, Đề thi thử