Đề Thi CPA Môn Luật Năm 2015 - 2019 Chứng Chỉ Kế Toán, Kiểm Toán

Nội dung chính

  • Các dạng bài môn luật thường xuất hiện trong các năm 
  • Phương pháp ôn thi đạt điểm cao môn Luật
  • Đề thi môn Luật kỳ thi CPA từ năm 2015 đến 2022
    • Đề thi CPA 2022 môn Pháp luật (đề chẵn)
    • Đề thi CPA 2022 môn Pháp luật (đề lẻ)
    • Đề thi CPA 2020 môn Pháp luật (đề chẵn)
    • Đề thi CPA 2020 môn Pháp luật (đề lẻ)
    • Đề thi CPA 2019 môn Pháp luật (đề chẵn)
    • Đề thi CPA 2018 môn Pháp luật (Đề chẵn)
    • Đề thi CPA 2018 môn Pháp luật (Đề lẻ)
    • Đề thi CPA 2017 môn Pháp luật (Đề chẵn)
    • Đề thi CPA 2017 môn Pháp luật (Đề lẻ)
    • Đề thi CPA 2016 môn Pháp luật (Đề chẵn)
    • Đề thi CPA 2016 môn Pháp luật (Đề lẻ)
    • Đề thi CPA 2015 môn Pháp luật (Đề chẵn)
    • Đề thi CPA 2015 môn Pháp luật (Đề lẻ)

Những người chinh phục thành công chứng chỉ CPA đều khẳng định luyện giải đề là một trong những bước quan trọng giúp họ vượt qua kỳ thi này. Trong bài viết này, Taca sẽ tổng hợp lại đề thi CPA môn luật từ năm 2015 đến năm 2020. Hi vọng nguồn tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn luyện môn Luật dễ dàng hơn.

>> HOT: Sách tự ôn thi CPA môn “Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao có lời giải

>> Tham khảo thêm bài viết: Đề thi CPA các năm trong kỳ thi chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán

Các dạng bài môn luật thường xuất hiện trong các năm 

 Các dạng bài CPA môn luật thường xuất hiện là:

Luật doanh nghiệp: Xuất hiện trong đề thi CPA luật năm 2020, 2019, 2018, 2017, 2016

Luật cạnh tranh: Xuất hiện trong đề thi các năm 2020, 2019, 2018

Luật về hợp đồng trong kinh doanh: Năm 2020, 2018, 2017, 2016, 2022

Luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại: 2020, 2019, 2017, 2015

Luật phá sản: 2015, 2019

Phương pháp ôn thi đạt điểm cao môn Luật

Để đạt điểm cao môn luật kỳ thi CPA, bạn cần phải chuẩn bị đúng tài liệu và dành thời gian ôn tập. Cụ thể như sau:

1. Về tài liệu:

Bạn cần tải xuống đề cương ôn tập của Bộ tài chính, đề thi và đáp án của các môn trước.

Ngoài ra, chúng tôi khuyên bạn nên có thêm một cuốn giáo trình dành riêng cho việc ôn thi CPA. Những tài liệu này sẽ giúp bạn chính xác những phần kiến thức cần ôn tập và tiết kiệm thời gian trong quá trình ôn tập, bởi bạn sẽ không phải tốn thêm thời gian tìm và lọc tài liệu trên mạng, những nguồn tài liệu không chính thống và có thể không chính hoặc không được cập nhật thường xuyên. Bạn có thể tham khảo Sách Pháp luật kinh tế và Pháp luật doanh nghiệp do Taca biên soạn và thầy cô Học viện Tài chính chỉnh sửa. 2. Về phương pháp ôn luyện: Cũng giống như cách ôn luyện các bài thi khác trong CPA, bạn cần kết hợp giữa việc học lý thuyết và thực hành. Sau khi ôn tập kỹ phần lý thuyết, bạn hãy ôn luyện bằng cách giải các đề thi các năm trước đây. Luyện đề thi của các năm trước là cách hiệu quả giúp bạn ghi nhớ các kiến thức đã học, hiểu rõ cấu trúc đề thi để có sự phân bổ thời gian hợp lý. Dưới đây, Taca đã tổng hợp lại đề thi môn Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo bí quyết ôn thi từ học viên đạt 8 điểm môn Luật kỳ thi CPA.

Đề thi môn Luật kỳ thi CPA từ năm 2015 đến 2022

Đề thi CPA 2022 môn Pháp luật (đề chẵn)

Câu 1 (2 điểm): 

Ngày 15.01.2017 Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn A (công ty A) gửi đồng thời qua máy fax của công ty đến công ty cổ phần B (công ty B) và công ty công ty hữu hạn C (công ty C) thư chào bán một xe xúc đất chuyên dụng trong xây dựng nội dung như sau: “Kính gửi Quý Công ty chúng tôi hiện đang có xe xúc đất chuyên dụng phục vụ việc thi công công trình, được sản xuất bởi có thể bán cho quý công ty với giá là…, thời hạn giao hàng là 7 ngày kể từ khi bên chào bán nhận được chấp thuận mua hàng, thời điểm cụ thể do các bên thỏa thuận. Thư này đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của 1 đề nghị hợp đồng. Ngày 20.1.2017 công ty A nhận được một bản fax của công ty B do Giám đốc công ty này ký với nội dung đồng ý mua chiếc xe đó với toàn bộ điều kiện ghi trong thư chào bán. 

Giám đốc Công ty A đã quyết định bán chiếc xe trên cho Công ty B, thời gian giao xe là ngày 25/01/2017 và tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu xe cho công ty này. Ngày 26.1.2017 Công ty A lại nhận được một bản fax của công ty C cũng với nội dung đồng ý mua xe với toàn bộ điều kiện ghi trong thư chào bán. 

Anh chị hãy cho biết: 

  1. Hợp đồng mua bán xe được xác lập giữa những công ty nào? Vì sao? 
  2. Giả sử công ty A không có xe để giao cho công ty C, công ty A có bị coi là vi phạm hợp đồng với công ty C không? Vì sao? 

Câu 2 (2 điểm): 

Trước nhu cầu xuất khẩu viên gỗ nén sang các quốc gia Châu Âu, ông Ánh, bà Bích và bà Chinh quyết định thành lập công ty TNHH Thái Bình Dương để sản xuất và kinh doanh viên gỗ nén với số vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng. Trong thỏa thuận góp vốn: 

– Ông Ánh cam kết góp 800 triệu đồng tiền mặt; 

Bà Bích góp vốn bằng trái phiếu của công ty Thành Mỹ, tổng giá trị trái phiếu khi đáo hạn là 1,3 tỷ đồng và được các thành viên nhất trí định giá là 1,2 tỷ đồng; 

– Bà Chinh góp vốn bằng ngôi nhà của mình và được tất cả thành viên thỏa thuận định giá 1,5 tỷ đồng. Việc định giá này dựa trên thông tin về một dự án trong tương lai có mở đường đi qua trước căn nhà do bà Chỉnh tìm hiểu được, mặc dù giá thị trường của ngôi nhà vào thời điểm hiện tại các thành viên đều biết là chỉ khoảng 

700 triệu đồng. Sau một năm hoạt động, các thành viên họp để phân chia lợi nhuận nhưng không thống nhất được tỉ lệ chia. Bà Chinh cho rằng vốn góp bằng trái phiếu của bà Bích là không hợp pháp và bà Bích phải góp vốn bù cho công ty 1,2 tỷ đồng từ số trái phiếu chưa đòi được từ công ty Thành Mỹ do công ty này đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Bà Bích phản đối chia lợi nhuận cho bà Chinh theo vốn góp là 1,5 tỷ đồng vì giá trị thực tế tài sản vào thời điểm góp chỉ có 700 triệu đồng. 

Yêu cầu: 

  1. Việc góp vốn bằng trái phiếu của bà Bích có hợp pháp không? Tại sao? 
  2. Việc các thành viên dự tính giả cả ngôi nhà tăng trong tương lai để định giá căn nhà cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn có hợp pháp không? Tại sao? 
  3. Bà Bích có phải góp bù cho công ty số vốn tương ứng đối với số trái phiếu chưa đòi được từ công ty Thành Mỹ không? Tại sao? 

Câu 3 (2 điểm): 

Công ty Y là công ty trách nhiệm hữu hạn, có 3 thành viên là A sở hữu 48% vốn điều lệ, B sở hữu 15% vốn điều lệ và C sở hữu vốn điều lệ 37% vốn điều lệ. Điều lệ Công ty quy định cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên và không quy định về việc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai nếu việc triệu tập họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất không đáp ứng điều kiện này. Anh/chị hãy cho biết ý kiến về các tình huống sau (Giả thiết là việc triệu tập họp Hội đồng thành viên thực hiện theo đúng quy định): 

Tình huống 1: Công ty Y mời họp Hội đồng thành viên nhưng chỉ có thành viên A và B dự họp. Cuộc họp Hội đồng thành viên này có được tiến hành hay không, tại sao? Tình huống 2: Trường hợp mời họp Hội đồng thành viên lần 1 nhưng không có đủ số thành viên sở hữu số vốn điều lệ cần thiết theo quy định. Sau đó, Công ty Y tiếp tục mời họp Hội đồng thành viên lần thứ hai và các thành viên A, B tham dự, thành viên C không tham dự. Cuộc họp này có được tiến hành hay không? Tại sao? 

Tình huống 3: Trường hợp mời họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất và lần thứ hai nhưng các lần này đều không tiến hành họp được vì không đáp ứng điều kiện về số thành viên và số vốn điều lệ cần thiết theo quy định. Sau đó, Công ty Y tiếp tục mời họp Hội đồng thành viên lần thứ ba và cuộc họp này chỉ có mình 

A tham dự. Cuộc họp này có được tiến hành hay không? Tại sao? 

Tình huống 4: Tỷ lệ biểu quyết của các cuộc họp Hội đồng thành viên của Công ty Y được tính trên cơ sở số vốn nào? Tại sao? Trường hợp không hoàn thành chương trình họp trong thời hạn dự kiến thì các cuộc họp Hội đồng thành viên có được kéo dài hay không? 

Câu 4 (2 điểm): 

Với mục tiêu tăng cường đầu tư cho sản xuất kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp đã tìm đến nhau và cùng đưa ra giải pháp là Sáp nhập doanh nghiệp . Anh (chị) hãy phân tích nội dung về sáp nhập doanh theo pháp luật Việt Nam hiện nay 

Cây 5 (2 điểm): 

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên A (trụ sở tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh) gồm 5 thành viên, trong đó ông Lee X quốc tịch Hàn Quốc nắm giữ 50,1% vốn điều lệ – dự định cùng hợp tác kinh doanh với công ty cổ phần B (trụ sở tại thành phố Ninh Bình, Ninh Bình). Sau một thời gian bàn bạc, thỏa thuận và tham vấn luật sư, công ty A và công ty B quyết định góp vốn thành lập doanh nghiệp X tại Khu công nghiệp ST, Đồng Nai, lĩnh vực hoạt động là khai thác khoáng sản. Luật sư tư vấn cho rằng: Công ty A phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

Yêu cầu: 

  1. Nêu quan điểm của anh chị về ý kiến tư vấn của luật sư trong tình huống trên.
  2. Theo anh/chị: Doanh nghiệp mới (Doanh nghiệp X) do công ty A và công ty B thành lập có được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư không? 

Đề thi CPA 2022 môn Pháp luật (đề lẻ)

Câu 1:

Công ty trách nhiệm hữu hạn XT (công ty XT) kinh doanh dịch vụ xây dựng và thiết, có trụ sở tại huyện TC tỉnh Nghệ An do hai vợ chồng ông X và bà T cùng góp vốn thành lập. Ông X góp 60% vốn điều lệ, được xác định trong điều lệ là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty, là đại diện pháp nhân của công ty; bà T góp 40% vốn điều lệ là Phó giám đốc công ty.

Ngày 25/10/2017, công ty XT đã ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại Z chi nhánh tại huyện TC tỉnh Nghệ An. Theo đó, công ty XT vay của ngân hàng thương mại Z 1,6 tỷ vnđ, thời hạn vay 03 năm, lãi suất 14,8%/năm; thanh toán 1 lần cả gốc và lãi vào cuối kỳ vào ngày 25/10/2020. Người đại diện cho XT ký hợp đồng vay vốn là ông X. Ngân hàng đã giải ngân 1 lần, ngay sau ký xong hợp đồng tín dụng băng tiền mặt. Theo yêu cầu của ngân hàng Z, công ty XT đã sử dụng quyền sử dụng mảnh đất tại thành phố Vinh đứng tên ông X để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng.

Tháng 10/2020, công ty XT không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán hợp đồng tín dụng với ngân hàng Z. Sau nhiều lần yêu cầu thanh toán nợ không được, ngân hàng Z muốn phát mại đối với diện tích đất trên để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, ông X cho rằng: Ngân hàng không có quyền phát mại đối với tài sản trên vì: tài sản đó là của ông. Ông X cũng khẳng định rằng: Công ty XT có vay của ngân hàng Z số tiền 1,6 tỷ chưa thanh toán cả gốc và lãi. Nhưng người ký hợp đồng tín dụng là bà T, vợ ông X, đồng thời bà T cũng là người trực tiệp nhận tiền tư ngân hàng nên bà T phải là người thanh toán nợ. Bà T cũng thừa nhận: Vào ngày ký hợp đồng tín dụng, bà cùng ông X đến ngân hàng và bà là người ký thay ông X vào hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp cũng như giấy nhận tiền tại ngân hàng trước mặt ông X.

Anh chị hãy cho biết:

  1. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được các bên xác lập là biện pháp gì? Vì sao?
  1. Xác định giá trị pháp lý của các hợp đồng nói trên?
  1. Xác định hướng giải quyết tranh chấp?

Câu 2 (2 điểm):

Trước nhu cầu về sử dụng tinh dầu ngày càng tăng tại Việt Nam, bốn người gồm ông An, ông Bách, bà Chi, và bà Duyên cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Tinh Dầu Việt chuyên sản xuất và kinh doanh các loại tinh dầu. Vốn điều lệ của công ty là 5 tỷ đồng, trong đó:

  • Ông An góp vốn 1 tỷ đồng tiền mặt;
  • Ông Bách góp vốn là mặt bằng nhà xưởng được định giá 2 tỷ đồng;
  • Bà Chi góp vốn là một bằng sáng chế về thiết bị công nghệ định giá 1 tỷ đồng;
  • Bà Duyên đang là chủ sở hữu của công ty TNHH MTV Thiên Duyên, sẽ góp vốn bằng một hệ thống thiết bị sản xuất của công ty TNHH MTV Thiên Duyên được định giá 1 tỷ đồng.

Theo dự thảo Điều lệ công ty, ông Bách là Chủ tịch hội đồng thành viên, là người đại diện theo pháp luật của công ty, bà Chi là Giám đốc của công ty. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, các thành viên đã phát sinh mâu thuẫn. Ông Bách góp mặt bằng nhà xưởng nhưng các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đứng tên ông Bách và ông Bách vẫn duy trì việc cho thuê một bộ phận nhà xưởng cho người khác với tư cách của cá nhân ông Bách. Bằng sáng chế của bà Chi đã hết thời hạn bảo hộ nên các thành viên cho rằng tài sản này không hợp pháp để góp vốn. Tài sản góp vốn của bà Duyên không hợp pháp do bà Duyên không phải chủ sở hữu của hệ thống thiết bị sản xuất.

Yêu cầu:

  1. Ông Bách góp vốn bằng loại tài sản gì? Tài sản này có hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 không?
  1. Công ty TNHH Tinh Dầu Việt có thể yêu cầu ông Bách chấm dứt các hoạt động trên mặt bằng nhà xưởng góp vốn và chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho công ty không? Tại sao?
  1. Việc góp vốn của bà Chi và bà Duyên có hợp pháp hay không? Tại sao?

Câu 3 (2 điểm):

Công ty M là công ty cổ phần không đại chúng, có các cổ đông sáng lập là A, B, C và D và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 01/10/2018. Trong đó, cổ đông A là Chủ tịch Hội đồng quản trị, các cổ đông B, C và D không giữ các chức vụ quản lý tại Công ty M. Anh/chị hãy cho biết ý kiến về các tình huống sau:

Tình huống 1: Tại thời điểm thành lập, các cổ đông A, B và D góp vốn bằng tiền, cổ đông C góp vốn bằng tài sản và các cổ đông A, B, C và D đồng thuận xác định tài sản góp vốn của C giá trị 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, đầu năm 2019, Công ty có căn cứ và xác định tại thời điểm thành lập, tài sản của cổ đông C có giá trị là 600 triệu đồng.

Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, các cổ đông A, B, C và D có quyền định giá tài sản góp vốn của C không, tại sao? Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cổ đông A, B, C và D trong trường hợp này là như thế nào? Tại sao?

Tình huống 2: Năm 2019, Công ty M tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu và các cổ đông A, B, C và D theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty, cổ phiếu phát hành không ghi nội dung hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Ngay sau khi nhận cổ phiếu ghi nhận cổ phần trên, cổ đông D đã chuyển nhượng cổ phần này và một phần cổ phần phổ thông sở hữu khi thành lập Công ty cho người khác không phải là cổ đông của công ty mà không thông qua Đại hội đồng cổ đông. Việc chuyển nhượng cổ phần của D là đúng hay sai, đúng sai như thế nào và tại sao?

Câu 4 (2 điểm):

Anh( Chị) hãy cho biết Điều kiện doanh nghiệp được giải thể và Các hành vi nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp?

Câu 5 (2 điểm):

Công ty cổ phần A (trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam) và Công ty cổ phần B (trụ sở tại Viêng Chăn, Lào) dự định cùng hợp tác kinh doanh tại Luông Pha Băng, Lào.

Yêu cầu:

Anh/chị hãy cho biết, theo quy định của Luật Đầu tư 2020, công ty A có thể đầu tư tại Lào theo những hình thức đầu tư nào?

Giả sử, Công ty A và công ty B quyết định đầu tư thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Luông Pha Băng, tổng vốn đầu tư của dự án là 21.000 tỷ đồng, trong đó công ty A đầu tư vào dự án là 500 tỷ đồng. Các bên tham vấn luật sư và được tư vấn: Dự án đầu tư nêu trên cần có chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội. Nêu quan điểm của anh/chị về ý kiến của luật sư trong trường hợp nêu trên.

>> Xem thêm:

  • Đề thi CPA 2022 môn Pháp luật
  • Đáp án đề thi CPA 2022 môn Pháp luật

Đề thi CPA 2020 môn Pháp luật (đề chẵn)

Câu 1 (2 điểm)

Công ty cổ phần dược Phẩm FPT Long Châu chuyên sản xuất, kinh doanh thuốc chữa xương khớp trên thị trường Việt Nam. Để mở rộng quy mô kinh doanh, công ty Mỹ Hoa đã thiết lập mạng lưới phân phối. Những người trở thành nhà phân phối cấp 1 của công ty phải mua một hộp thuốc xương khớp X với giá gốc 3trđ. Nếu nhà phân phối cấp 1 giới thiệu được 3 thành viên mới gia nhập mạng lưới phân phối thì sẽ được hoa hồng 20% tổng số tiền mà những thành viên mới mua sản phẩm. 3 thành viên mới này là những nhà phân phối cấp 2. Nếu mỗi nhà phân phối cấp 2 giới thiệu thêm được 3 người tham gia thì nhà phân phối cấp 1 sẽ được hưởng 10% tổng số tiền mà các nhà phân phối cấp 3 đã mua sản phẩm.

Nhận thấy lượng khách hàng của Mỹ Hoa quá đông. Công ty dược phẩm Sao Mai cũng sản xuất thuốc chữa xương khớp – đã cung cấp thông tin cho báo chí về việc thuốc chữa xương khớp của Mỹ Hoa nếu sử dụng lâu dài sẽ có khả năng gây cứng khớp, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người dùng. (Biết rằng, thông tin mà Sao Mai đưa ra không có tài liệu chứng minh). Thông tin này đã làm cho doanh số bán hàng quý đó của Mỹ Hoa sụt giảm chỉ còn 40% so với các quý trước cũng như cùng kỳ năm trước.

Yêu cầu:

1. Hành vi thiết lập mạng lưới bán hàng như trên của công ty Mỹ Hoa có vi phạm luật cạnh tranh 2018 không? Hãy giải thích?

2. Căn cứ vào quy định của Luật cạnh tranh 2018, hãy nêu ý kiến của anh/chị về hành vi của công ty Sao Mai.

Câu 2 (2 điểm)

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Bình Minh được đăng ký doanh nghiệp ngày 16/05/2019, gồm 3 thành viên: Hà, Hùng, Chi, Bà Hà cam kết góp vào công ty 1 tỷ đồng và quyền sử dụng đất, được định giá là 4 tỷ đồng. Ông Hùng cam kết góp 3 tỷ đồng. Bà Chi cam kết góp 2 tỷ đồng, tương ứng 50%, 30% và 20% vốn điều lệ của công ty. Ngày 20/08/2019 công ty Bình Minh họp hội đồng thành viên quyết định về phương hướng phát triển công ty và xác định trách nhiệm thanh toán nợ của các thành viên đối với khoản vay của Công ty cổ phần Đại Phát (hợp đồng vay vốn được ký ngày 30/05/2019). Bà Hà cho rằng bà có số phiếu biểu quyết tương ứng với 50% vốn điều lệ kể trên, biết rằng đến thời điểm công ty họp hội đồng thành viên, các thành viên đã góp đủ vốn điều lệ bằng tiền mặt, bà Hà chưa chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho công ty và công ty chưa đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Yêu cầu:

1. Anh/chị hãy bình luận về ý kiến của bà Hà trong tình huống trên.

2. Giả sử, sau 5 năm hoạt động, công ty TNHH 2 thành viên trở lên Bình Minh muốn sáp nhập với công ty cổ phần An Phú, Theo anh/chị, Bình minh và An Phú có thể sáp nhập được không? Hãy giải thích (Biết rằng thị phần kết hợp của 2 công ty này trên thị trường có liên quan là 25%).

Câu 3 (2 điểm)

Ngày 1/12/2017 công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại TL ký hợp đồng mua của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm NH 150 tấn gạo, 5% tấm với giá 12 triệu đồng/ tấn. Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết và công ty NH sẽ giao hàng tại kho của công ty TL làm 3 đợt, mỗi đượt 50 tấn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng; công ty TL sẽ thanh toán bằng tiền mặt, ngay sau khi nhận hàng của mỗi đợt.

Vào ngày 5/12/2017 công ty NH giao đợt hàng đầu tiên 50 tấn gạo. Sau khi nhận hàng công ty TL không chấp nhận thanh toán cho công ty NH theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng, mà chỉ đồng ý thanh toán với giá 10.000.000 đồng/tấn với lý do là gạo có độ tấm lên tới 9%. Công ty NH không đồng ý với quyết định trên và không nhận thanh toán.

Ngày 07/12/2017 công ty tiếp tục giao 50 tấn gạo của đợt 2, mặc dù vẫn còn đang tranh chấp về thanh toán tiền hàng của đợt 1. Tuy nhiên, công ty TL từ chối không nhận 50 tấn gạo của đợt 2 với lý do công ty NH giao hàng không báo trước, nên công ty không có kho chứa hàng. Ngay đêm đó mưa rất to, do không lường trước được tình huống trên, nên công ty NH không có phương tiện che chắn, hậu quả 50 tấn gạo bị ướt và hư hỏng hoàn toàn.

Trước các sự kiện trên, công ty NH cho rằng công ty TL đã có thái độ thiếu thiện chí thực hiện hợp đồng nên không tiếp tục giao hàng đợt 3.

Tại ngày 15/12/2017 công ty NH gửi công văn cho công ty TL với các yêu cầu đối với công ty TL như sau:

– Công ty TL phải thanh toán 50 tấn gạo của đợt 1 theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Công ty TL phải bồi thường thiệt hại đối với lô hàng 50 tấn của đợt 2 theo giá trị hợp đồng đã ký kết, do lỗi không nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng, dẫn đến gạo bị mưa ướt và hư hỏng hoàn toàn.

Ngày 30/12/2017 công ty TL có công văn trả lời như sau:

– Bác bỏ yêu cầu của công ty NH và giữ nguyên quan điểm của mình, chỉ chấp nhận thanh toán 50 tấn gạo của đợt đầu với giá 10.000.0000 đồng/tấn.

– Yêu cầu công ty NH phải chịu phạt 8% giá trị hợp đồng và bồi thường thiệt hại 500.000.000 đồng vì vi phạm hợp đồng dẫn tới thiệt hại thực tế cho công ty TL.

Yêu cầu:

1. Nhận xét về tính chất quan hệ hợp đồng và diễn biến thực hiện hợp đồng nêu trên?

2. Bằng quy định của pháp luật thương mại hãy cho biết yêu cầu của các bên đúng hay sai, đồng thời giải thích rõ vì sao?

Câu 4 (2 điểm)

Tháng 10/2016, ba thành viên A,B,C thỏa thuận cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn X kinh doanh dịch vụ giải trí. Với số vốn điều lệ 3 tỷ VNĐ. Theo đó:

(1) Về vốn góp:

+ Ông A góp 1 tỷ VNĐ vào công ty bằng tiền mặt, ông A thực hiện góp vốn ngay khi công ty được cấp đăng ký kinh doanh 500tr, số còn lại sẽ góp khi công ty có yêu cầu;

+ Ông B góp bằng quyền hưởng dụng (quyền khai thác, sử dụng) một ngôi nhà để công ty kinh doanh trong 10 năm, giá thị trường ngôi nhà đó đang cho thuê 8 triệu/tháng nhưng các thành viên nhất trí thỏa thuận quyền hưởng dụng căn nhà đó trong 10 năm có giá trị 1 tỷ VNĐ.

+ Ông C góp vốn vào công ty 1 tỷ bằng một giấy nhận nợ, theo đó Ông M nợ Ông C 1,3 tỷ VNĐ.

(2) Về tổ chức quản lý công ty:

Điều lệ công ty xác định: Ông A là chủ tịch Hội đồng thành viên công ty; Ông B là giám đốc và là đại diện pháp nhân của công ty; Ông C là phó giám đốc công ty.

Yêu cầu:

1. Xác định tính hợp pháp của thỏa thuận góp vốn trong trường hợp trên?

2. Xác định hợp pháp của nội dung điều lệ công ty?

Câu 5 (2 điểm)

1. Tháng 10 năm 2017 ông Lê Văn K và một nhóm cổ đông sở hữu 110 tỷ đồng tại công ty cổ phần G có tổng số cổ phần phổ thông là 900 tỷ đồng. Tháng 12 năm 2018 ông Lê Văn K và nhóm cổ đông này yêu cầu Hội đồng quản trị được đề cử người vào hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, được xem các nghị quyết và biên bản của Hội đồng quản trị, xem báo cáo tài chính và báo cáo của ban kiểm soát, yêu cầu ban kiểm soát kiểm tra một số thông tin về quyết định đầu tư của Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị không đồng ý với các yêu cầu của nhóm cổ đông này, vì cho rằng các thông tin này chỉ được công bố và quyết định tại Đại hội cổ đông và Điều lệ công ty không quy định cụ thể vấn đề này.

Yêu cầu:

Quyết định nói trên của Hội đồng quản trị công ty G có đúng không? Tại sao?

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn S đăng ký thành lập doanh nghiệp ngày 01/04/2015, trong đó ông Lê Văn T cam kết góp vốn 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 90 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh, ông Lê Văn T chỉ góp được 10 tỷ đồng. Các thành viên khác của công ty yêu cầu ông Lê Văn T phải góp đủ 30 tỷ đồng trong 90 ngày theo quy định của Luật doanh nghiệp, nếu ông Lê Văn T không góp đủ 30 tỷ đồng sẽ yêu cầu người đại diện theo pháp luật thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của công ty S đối với phần vốn góp của ông Lê Văn T.

Yêu cầu: Với yêu cầu nêu trên của các thành viên của công ty S có đúng pháp luật không? Tại sao?

Đề thi CPA 2020 môn Pháp luật (đề lẻ)

Câu 1 (2 điểm)

Công ty TNHH một thành viên Tâm An chuyên sản xuất và kinh doanh nước tương gửi đơn lên ủy ban cạnh tranh quốc gia khiếu nại việc nước tương công ty cổ phần Hải Hà có chứa chất 3-MCPD mà vẫn được bán rộng rãi trên thị trường. Công ty Tâm An không đưa được tài liệu chứng minh cho cáo buộc nêu trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau khi kiểm tra, cũng không phát hiện thấy chất cấm 3-MCPD trong nước tương của công ty Hải Hà.

Giả sử, Tâm An và 5 doanh nghiệp khác sản xuất trong cùng ngành nghề đã ký thỏa thuận cắt giảm 40% khối lượng nước tương trong năm 2019, biết rằng nhu cầu thị trường không suy giảm, hàng hóa của các DN nêu trên không bị tồn kho… Hệ quả đã làm cho sản phẩm nước tương tăng giá 15% so với thời điểm trước khi cắt giảm khối lượng sản xuất.

Yêu cầu:

Hãy xác định:

1. Hành vi của công ty Tâm An có vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh không? Hãy giải thích.

2. Việc cắt giảm khối lượng sản xuất nước tương của Tâm An và các doanh nghiệp liên quan có phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh không? Hãy giải thích.

Câu 2 (2 điểm)

Công ty cổ phần Ánh Sao được đăng ký doanh nghiệp ngày 25/04/2017. Bình, Hà, Lan là các cổ đông sáng lập, cùng nhau nắm giữ 20% tổng số cổ phần phổ thông và đã thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua của công ty này. Các cổ đông sáng lập đều là thành viên của Hội đồng quản trị, trong đó ông Bình là chủ tịch hội đồng quản trị và nắm giữ 10% tổng số cổ phần phổ thông và 5% cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty. Công ty Ánh Sao họp đại hội đồng cổ đông vào ngày 28/04/2017 để bầu ban kiểm soát mà một trong các thành viên là chị Hoài – con nuôi ông Bình và chị Hoài cũng không phải cổ đông công ty, biết rằng điều lệ công ty không quy định vấn đề này.

Ngày 18/06/2020 ông Bình chuyển nhượng toàn bộ cổ phần mà mình đang nắm giữ trong công ty Ánh Sao (chiếm 15% trong tổng số cổ phần của công ty) cho chị Hoài, nhưng các cổ đông công ty cho rằng việc chuyển nhượng cổ phần này không phù hợp với quy định của pháp luật.

Yêu cầu:

1. Nêu ý kiến của anh/chị về việc bầu Ban kiểm soát trong công ty Ánh Sao

2. Anh chị có đồng ý với quan điểm của các cổ đông công ty về việc chuyển nhượng cổ phần của ông Bình không? Hãy giải thích.

Câu 3 (2 điểm)

Ngày 12/01/2018, công ty trách nhiệm hữu hạn A (công ty A) ký hợp đồng mua của công ty trách nhiệm hữu hạn B (công ty B) 210 tấn cafe hạt loại 1 với giá 25trđ/tấn. Công ty B giao hàng tại kho của công ty A làm 3 đợt, mỗi đợt 70 tấn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Công ty A sẽ thanh toán bằng chuyển khoản, ngay sau mỗi đợt nhận hàng, hợp đồng không có thỏa thuận về áp dụng chế tài phạt vi phạm.

Ngày 15/01/2018, công ty B báo cho công ty A về việc giao hàng đợt 1 và tiến hành giao 70 tấn. Sau khi nhận hàng công ty A phát hiện số cafe công ty B đã giao là hàng loại 2 nên không đồng ý thanh toán với mức giá 25trđ 1 tấn như đã thỏa thuận mà yêu cầu công ty B nhận thanh toán với giá 18trđ/tấn. Công ty B không đồng ý với yêu cầu này nên đã không nhận thanh toán.

Ngày 17/01/2018 công ty B tiếp tục giao 70 tấn của đợt 2 nhưng công ty A từ chối nhận với lý do, công ty B giao hàng không báo trước nên công ty A không chuẩn bị được kho chứa hàng. Đêm hôm đó trời mưa rất to, do không lường trước được tình huống trên, nên công ty B không có phương tiện che chắn, hậu quả 70 tấn cà phê bị ướt và hư hỏng hoàn toàn. Trước các sự kiện trên, công ty B cho rằng công ty A đã cố ý gây thiệt hại cho mình nên công ty B không tiến hành giao hàng đợt 3 cho công ty A.

Ngày 25/01/2018 công ty B gửi công văn cho công ty A với các yêu cầu như sau:

+ Công ty A phải thanh toán 70 tấn cà phê của đợt 1 theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng là 25trđ/tấn.

+ Công ty A phải bồi thường thiệt hại đối với lô hàng 70 tấn của đợt 2 theo giá hợp đồng đã ký kết, do lỗi không nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến cà phê bị mưa ướt và hư hỏng hoàn toàn.

Ngày 01/02/2018 công ty A có công văn trả lời như sau:

+ Không chấp nhận toàn bộ nội dung yêu cầu của công ty B và giữ nguyên quan điểm của mình, chỉ chấp nhận thanh toán 70 tấn của đợt đầu với 18trđ/tấn.

+ Yêu cầu công ty B phải chịu phạt 8% giá trị hợp đồng và bồi thường thiệt hại 1 tỷ đồng vì vi phạm hợp đồng. Các nội dụng vi phạm của công ty B gồm: (1) không giao hàng hóa đúng chất lượng; (2) không thực hiện đúng thời hạn giao hàng dẫn đến việc công ty A thiếu nguyên liệu sản xuất và bị ảnh hưởng tới các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của công ty.

Yêu cầu:

1. Xác định tính chất của quan hệ hợp đồng nói trên

2. Xác định tính hợp pháp đối với hành vi và yêu cầu của B và A?

Câu 4 (2 điểm)

Các ông M, N dự định thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn X kinh doanh dịch vụ giải trí dưới hình thức đầu tư một quầy bar và karaoke. Mỗi người góp 500tr để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh. Do xác định đây là một ngành nghề kinh doanh nhạy cảm, nên các ông M, N đã thỏa thuận kết nạp ông H làm thành viên công ty X. Tuy nhiên, ông H không có tài sản là tiền hay hiện vật mà thỏa thuận sẽ dùng quyền và uy tín của mình để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty do các ông M, N đầu tư, nhưng ông H cũng phải được coi là thành viên công ty. Phần vốn góp của ông H vào công ty là quyền và uy tín được xác định bằng 30% vốn điều lệ của công ty của công ty X. Công ty X được các ông M, N làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp với vốn điều lệ là 1.5 tỷ đồng.

Yêu cầu:

1. Xác định tính hợp pháp của thỏa thuận trên?

2. Có những rủi ro pháp lý nào có thể xảy ra khi Ông H trở thành thành viên của công ty với những dữ liệu nói trên?

Câu 5 (2 điểm)

1. Ngày 20 tháng 2 năm 2018 ông Lê Văn S ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty D về các hoạt động triển khai dự án tại khu đô thị M. Ngày 01 tháng 6 năm 2018, ông Lê Văn S đăng ký thành lập doanh nghiệp hữu hạn 3 thành viên C, trong đó ông Lê Văn S là chủ tịch hội đồng thành viên của DN C để tiếp tục triển khai các hoạt động của dự án tại khu đô thị M. Do các mâu thuẫn trong quá trình hoạt động kinh doanh, đại diện công ty D yêu cầu doanh nghiệp C chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh với DN C và yêu cầu doanh nghiệp C bồi thường thiệt hại do lỗi của DN, nhưng doanh nghiệp C có văn bản trả lời không đồng ý với yêu cầu của công ty D vì hợp đồng hợp tác kinh doanh đó do ông Lê Văn S ký với tư cách cá nhân trước thời điểm đăng ký thành lập DN C.

Yêu cầu:

Trả lời của công ty C có đúng quy định pháp luật không? Tại sao?

2. Nhóm cổ đông của ông Trần B sở hữu 22 triệu cổ phần ưu đãi hoàn lại, chiếm 11% cổ phần ưu đãi hoàn lại của công ty V. Ngày 20 tháng 06 năm 2016, Đại hội đồng cổ đông công ty V ban hành nghị quyết về việc tổ chức lại công ty, nhưng nhóm cổ đông của ông Trần B biểu quyết phản đối nghị quyết này. Ngày 5 tháng 7 năm 2016, nhóm cổ đông của ông Trần B có văn bản yêu cầu công ty V mua lại cổ phần của nhóm cổ đông này với giá thị trường. Tuy nhiên, hội đồng quản trị từ chối yêu cầu này của nhóm cổ đông. Nhóm cổ đông của ông Trần B khởi kiện ra tòa án yêu cầu tuyên huỷ quyết định của hội đồng quản trị từ chối yêu cầu mua lại cổ phần của nhóm cổ đông của ông Trần B.

Yêu cầu:

Tòa án xem xét yêu cầu tuyên hủy quyết định của hội đồng quản trị từ chối không xem xét yêu cầu mua lại cổ phần của nhóm cổ đông của ông Trần B dựa trên căn cứ pháp lý nào? Tại sao?

>> Xem thêm:

  • Đề thi CPA 2020 môn Pháp luật
  • Đáp án đề thi CPA 2020 môn Pháp luật

Đề thi CPA 2019 môn Pháp luật (đề chẵn)

Câu 1 (2 điểm): So sánh việc mua lại phần vốn góp và chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Câu 2 (2 điểm):  Công ty cổ phần AQ kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa phẩm được thành lập bởi ba cổ đông là Quỳnh, Nam và Minh từ năm 2010 với vốn điều lệ là 3 tỷ vnđ, mỗi thành viên góp 1 tỷ vào vốn điều lệ. Theo quy định tại điều lệ công ty thì Quỳnh là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, Nam là giám đốc công ty và là đại diện pháp nhân của công ty. Do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nên tháng 12/2017 công ty cổ phần Quỳnh muốn sáp nhập với công ty trách nhiệm hữu hạn BT (công ty trách nhiệm hữu hạn BT do Bình và Thiên là thành viên sáng lập, có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực môi giới các dịch vụ thương mại). Câu hỏi 1: Công ty AQ có thể thực hiện việc sáp nhập vào công ty BT không? Vì sao? Câu hỏi 2: Điều kiện sáp nhập hai công ty này là gì? Câu hỏi 3: Thủ tục sáp nhập hai công ty này được tiến hành như thế nào? Câu 3 (2 điểm): Ông A có khối tài sản trị giá 100 tỷ vnd. Năm 2012 Ông đầu tư 10 tỷ để thành lập một doanh nghiệp tư nhân AX kinh doanh dịch vụ xây dựng. Tháng 6/2017, doanh nghiệp tư nhân AX của ông A kinh doanh thua lỗ và không trả được các khoản nợ đến hạn. Tổng số nợ được xác định là 500 tỷ vnđ. Được biết, vợ ông A là bà B hiện đang là cổ đông của công ty cổ phần Z (sở hữu 20% vốn điều lệ của công ty, công ty cổ phần Z có giá trị sản nghiệp là 3.000 tỷ Vnd. Câu hỏi 1: Hãy xác định trách nhiệm tài sản của ông A đối với món nợ mà AX đang mắc? Giả sử, tháng/2018 doanh nghiệp tư nhân AX đã được tuyên bố phá sản nhưng mới chỉ thanh toán được ½ giá trị các khoản nợ. Tháng 6/2019 bố đẻ của ông A là ông C chết và không để lại di chúc. Giá trị khối di sản thừa kế  của ông C là 120 tỷ, ông A là một trong ba người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông C. Câu hỏi 2: Các chủ nợ chưa được thanh toán hết nợ của doanh nghiệp tư nhân AX có quyền lấy nợ từ ông A trên giá trị phần di sản mà ông A được thừa kế từ bố mình hay không? Vì sao? Câu 4 (2 điểm): Nhằm phát trên nhanh chóng sản phẩm nước lọc đóng chai tại tỉnh X, công ty Y đã sản xuất các chai nước lọc (sản phẩm A} với kiểu dáng, màu sắc, bao gói sản phẩm, cách thức trình bày bố cục tương tự như một loại chai nước lọc (sản phẩm B) nổi tiếng trên thị trường. Hơn nữa, công ty côn phát triển chương trình khuyến mại đổi vỏ chai cũ (sản phẩm B) lấy chai nước mới (sản phẩm A), theo đó, tạo cho người tiêu dùng tin rằng sản phẩm A là dòng sản phẩm thay thế cho dòng sản phẩm B của cùng một công ty. Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình giảm giá sản phẩm 50% và tài trợ nước uống cho các sự kiện lớn tại địa phương. Bên cạnh đó, tại các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh, công ty Y đã thỏa thuận mức chiết khấu cao với các chủ cửa hàng về việc hạn chế bản sản phẩm B mà thay thế bằng bán sản phẩm A. Tại các đại lý phân phối, công ty Y thoả thuận không cho phép doanh nghiệp khác được bán sản phẩm cùng loại tại các đại lý này. Yêu cầu: Xác định các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh năm 2018? Câu 5 (2 điểm): 1. Ngày 30 tháng 6 năm 2017, bà Lê Thị O. là cổ đông sở hữu 2 triệu cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty cổ phần X. Ngày 35 tháng 10 năm 2017, Bà Lê Thị O. chuyển nhượng 0,5 triệu cổ phần cho bà Phạm Thị H. Sau đó 1 năm, bà Phạm Thị H. chuyển nhượng số cổ phiếu này cho ông Trần Văn T. Ngày 12 tháng 11 năm 2018 người đại diện theo pháp luật của công ty X. khởi kiện ra Tòa án yêu cầu hủy kết quả giao dịch chuyển nhượng của Bà Lê Thị O. và Bà Phạm Thị H. Yêu cầu: Căn cứ vào quy định pháp luật nào để Tòa án Xem Xét yêu cầu của đại diện công ty X như trên? Tại sao? 2. Ngày 10 tháng 12 năm 2018 Bá Trần A và một nhóm cô đông sở hữu 5 triệu cổ phần ưu đãi hoàn lại của công ty M. Ngày 12 tháng 1 năm 2019, công ty M tổ chức Đại hội đồng cổ đông, bà Trần A yêu cầu được tham gia Đại hội đồng cổ đông, biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông và đề cử người tham gia vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhưng không được Chủ trị của Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Bà Trần A khởi kiện ra Tòa án yêu cầu tuyển hủy Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông của công ty M. vì không thực hiện đúng pháp luật. Yêu cầu: Căn cứ vào pháp luật nào để Tòa án ra quyết định xem xét khởi kiện của bà Trần A. Tại sao?

>> Xem thêm:

  • Đề thi CPA 2019 môn Pháp luật
  • Đáp án đề thi CPA 2019 môn Pháp luật

Đề thi CPA 2018 môn Pháp luật (Đề chẵn)

Câu 1 (2 điểm): Phân biệt các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp: sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Câu 2 (2 điểm):  Anh (chị) hãy trình bày các đặc điểm về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Câu 3 (2 điểm): Lan làm việc tại Công ty dịch vụ và thương mại A theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 01/9/2015. Ngày 1/8/2018, Lan đã thanh toán nhầm tiền bán Tivi LG gây thiệt hại cho Công ty A 50 triệu đồng. Do vậy Lan đã bị xử lý kỷ luật lao động hình thức kéo dài thời hạn nâng lương theo tháng. Ngày 20/8/2018, Lan nghỉ việc 02 ngày (không có lý do chính đáng). Ngày 5/9/2018, Giám đốc Công ty A đã triệu tập Ban chấp hành Công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật và ra quyết định sa thải với lý do Lan tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỷ luật. Anh chị hãy cho biết:

  1. Quyết định sa thải của Công ty A đúng hay sai? Vì sao?
  2. Để bảo vệ quyền lợi của mình, Lan phải làm gì? Trách nhiệm của Công ty dịch vụ và thương mại A?

Câu 4 (2 điểm): Ngày 03/05/2017, công ty TNHH Minh Việt do ông Phó giám đốc làm đại diện đã ký với công ty Cổ phần Hùng Long hợp đồng số 04/2017/KLO-HD để mua hai loại vải với tổng trị giá hợp đồng là 662,2 triệu đồng. Hợp đồng quy định phạt vi phạm 70 triệu đồng nếu giao hàng kém chất lượng. Vào 05/07/2017, người mua nhận được hàng. Tuy nhiên, khi kiểm tra chất .lượng loại vải, người mua phát hiện hàng không đạt chất lượng như mẫu đối chiếu do người bán cung cấp nên đã khiếu nại yêu cầu: – Bên bán giảm giá 10% giá trị hợp đồng – Bên bán chịu phạt vi phạm hợp đồng – Bên bán bồi thường chi phí kiểm tra chất lượng hàng hóa 04/2017/KLQ-HD mặc dù có đầy đủ nội dung, và chữ ký nhưng ngày là chủ nhật và giấy ủy quyền làm vào ngày đầu năm số công vẫn quá lớn nên giấy ủy quyền này không hợp lý. Vì vậy, người bán đã yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu hóa toàn bộ. Bên mua chịu toàn bộ thiệt hại phát sinh do lỗi của bên mua 1, Hợp đồng số 04/2017/KLO-HD có bị vô hiệu không? Tại sao? Trong trường hợp hợp đồng có hiệu lực, các yêu cầu của bên mua có được thỏa mãn không? Tại sao? 3, Nếu hợp đồng có hiệu lực, trong trường hợp nào thì bên mua có quyền ủy hợp đồng? Câu 5 (2 điểm): Ông Lê Văn N là thành viên góp 30 tỷ chiếm 30% vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn X. Sau 1 năm ông Lê Văn N. chuyển toàn bộ phần vốn góp này cho Bà Phạm Thị H, để thanh toán nợ giữa ông Lê Văn N và bà Phạm Thị H. Sau đó, bà Phạm Thị H yêu cầu được, hưởng quyền thành viên như ông Lê Văn N. Tuy nhiên, Hội đồng Thành viên của công ty X không đồng ý Yêu cầu: Quyết định hội đồng Thành viên của công ty X không đồng ý bà Phạm Thị H. được hưởng quyền thành viên sau khi nhận chuyển nhượng vốn góp của ông Lê Văn N có dừng quy định không? Tại sao?

Đề thi CPA 2018 môn Pháp luật (Đề lẻ)

Câu 1 (2 điểm)

Nêu các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh 2004 và chỉ ra các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối.

Câu 2 (2 điểm): 

Anh chị hãy trình bày các đặc điểm về hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.

Câu 3 (2 điểm):

Công ty TNHH Hồng Huệ thành lập ngày 1/3/2018 có trụ sở tại Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, vốn điều lệ của Công ty do 4 thành viên đóng góp theo tỷ lệ, Hồng góp 25% vốn điều lệ, Huệ góp 30% vốn điều lệ, Cúc góp 20% vốn điều lệ (cam kết sẽ góp đủ trong tháng 4/2,018), Lan góp 25% vốn điều lệ. Công ty đã được Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều lệ Công ty phù hợp với quy định của pháp luật).

Bốn thành viên thống nhất Huệ là Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Hồng Huệ. Sau thời gian hoạt động, Huệ muốn thay đổi một số nội dung trong Điều lệ Công ty nên đã triệu tập họp Hội đồng thành viên đúng trình tự, thủ tục (triệu tập lần 1) nhưng tại phiên họp chỉ có Huệ và Lan tham dự, nghị quyết sửa Điều lệ Công ty chỉ được Huệ và Lan biểu quyết thông qua.

  1. Cuộc họp Hội đồng thành viên có hợp lệ không? Nghị quyết sửa đổi Điều lệ của Công ty TNHH Hồng Huệ có đúng quy định pháp luật không? Vì sao?
  2. Giả sử đến ngày 1/6/2018, Cúc chưa góp đù số tiền mặt bằng 20% vốn điều lệ thì phải giải quyết như thế nào? Lan muốn mua lại phần vốn góp của Cúc có được không?
  3. Trường hợp Huệ muốn tăng vốn điều lệ của Công tỵ thì phải thực hiện các thủ tục gì? Huệ có thể dùng xe ô tô Camry 2.0 để góp vốn vào Công ty trong trường hợp nào, Công ty và Huệ phải thực hiện những thủ tục gì?

Câu 4 (2 điểm):

Công ty dệt may ở Hưng Yên (nguyên đơn) đã ký một hợp đồng mua và lắp đặt một hệ thống máy dệt may công nghiệp với một nhà cung cấp ở Nam Định (Bị đơn). Hợp đồng quy định “Người bán có nghĩa vụ giao hàng, lắp đặt và quản lý hệ thống vận hành tại nhà máy”.

Trong quá trình hoạt động, hệ thống máy này luôn gặp trục trặc và sau đó hệ thống này thường xuyên bị tạm dừng hoạt động. Nguyên nhân theo xác định của cơ quan giám định là do việc lắp đặt không đúng thiết bị. Bị đơn đề nghị gia hạn thêm 3 tháng để nhập thiết bị thay thế. Nhưng nguyên đơn đã tuyên bố hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bị đơn bồi thường các khoản thiết bị dưới đây:

  1. Số tiến đã thanh toán theo hợp đồng
  2. Khoản tiền phạt vi phạm 5% giá trị hợp đồng.
  3. Chi phí lưu kho và bảo quản máy trong thời gian máy trục trặc, tạm dừng hoạt động.

Các yêu cầu trên có được thỏa mãn không? Vì sao?

Câu 5 (2 điểm):

Ông Trần B là thành viên góp vốn 20% của Công ty trách nhiệm hữu hạn A được thành lập có 10 thành viên là tổ chức và cá nhân, nhưng khi Họp Hội đồng thành viên, ông Trần B đã bỏ phiếu không tán thành về quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên trong Điều lệ công ty, Khi ông Trần B muốn nhượng lại phần vốn góp cho người khác nhưng công ty A không đồng ý và yêu cầu chỉ được chuyển nhượng cho thành viên của công ty A theo mức giá quy định nguyên tắc trong Điều lệ công ty, nếu chuyển nhượng cho người khác phải được sự chấp thuận của công ty A bằng văn bản.

Yêu cầu: Quyết định của công ty A không đồng ý cho ông Trần B chuyển nhượng vốn góp cho người khác có đúng quy định không? Tại sao?

>> Xem thêm:

  • Đề thi CPA 2018 môn Pháp luật
  • Đáp án đề thi CPA 2018 môn Pháp luật

Đề thi CPA 2017 môn Pháp luật (Đề chẵn)

Câu 1 (2 điểm): 

Trình bày các quy định cơ bàn về cổ phần ưu đãi theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Câu 2 (2 điểm): 

Trình bày, khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng theo quy định pháp luật về dân sự và thương mại.

Câu 3 (2 điểm): 

Ngày 20/05/2016, nhóm cổ đông sở hữu 12% tồng số cổ phần phổ thông trong thời gian 6 tháng liên tục cùa Công ty cổ phần Tân Tiến yêu câu Hội đông quản trị triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông nhằm bầu lại Hội đông quản trị do Hội đồng quản trị hiện hành đã có sự vi phạm nghiêm trọng quyền của cồ đông.

Ngày 25/06/2016, do Hội đồng quản trị không triệu tập họp, Ban kiểm soát đã triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Tổng số cồ đông có mặt đại biêu đại diện cho 76% cồ phần có quyền biểu quyết của công ty.

Đại hội đã tiến hành xong việc bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị mới và đang tiến hành kiểm phiếu với số phiếu bầu này thì các thành viên Hội đong quản tri cu và một sô cô đông bỏ ra vê. Cuộc họp còn lại các cổ đông đại diện 67% số cổ phần có quyền biểu quyết của cong ty. Kết quả kiểm phiêu xác định Hội đông quản trị mới với số phiếu thông qua là 67% số cổ phân có quyền biểu quyết, số phiếu thông qua này đều là của các cổ đông còn lại tại cuộc họp.

Yêu cầu:

  1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 25/06/2016 có được triệu tập một cách họp pháp không? Vì sao?
  2. Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 25/06/2016, số lượng cổ đông có đủ để tiến hành họp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành hay không? Vì sao?
  3. Hình thức và tỉ lệ thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có họp pháp không? Vì sao?

Câu 4 (2 điểm):

Ngày 10/9/2015 chi nhánh công ty s tại Hà Nội ( công ty S có trụ sở chính tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) được sự uỷ quyền của công ty đã ký hợp đồng số 02/HĐ/ TPĐ-SL với công ty T(trụ sở chính tại quận Hai Bà Trưng) về việc bán 500 chiếc tủ lạnh HITACHI model R-15A4BK, sản xuất tại Thái Lan, đơn giá 3tr/chiếc. theo hợp đồng bên mua phải thanh toán đầy đủ trong vòng từng hàng. Ngày 7/11/2015, bên bán đà giao đủ hàng cho bên mua, nhưng công ty T mới thanh toán 500 triệu. Ngày 25/3/16 sau nhiều lần khiếu nại không thành, bên bán quyết định khởi kiện. Hỏi:

  1. Xác định nguyên đơn, bị đơn trong tình huống trên
  2. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Vì sao?
  3. Yêu cầu của nguyên đơn bao gồm:
  • Buộc công ty T bồi thường các thiệt hại phát sinh do bên bán phải vay vôn ngân ỵ-hàng đê nhập hàng, tính theo lãi suất tiền vay ngân hàng là 1% tháng.
  • Phạt do vi phạm hợp đồng là 10% tồng gtrị hợp đồng là l,5tỳ X 10% = 150 triệu.

Nhận xét về yêu cầu của nguyên đơn.

Câu 5 (2 điểm):

Ngày 01/05/2016, theo đề xuất của trưởng phòng nhân sự và qua trao đổi trực tiếp, giám đốc công ty TNHH Nam Anh đã bổ nhiệm ông A làm trưởng phòng kỹ thuật, ông A được coi là nhân sự của công ty theo quyết định bổ nhiệm và giữa các bên không ký hợp đồng lao động.

Ngày 05/10/2016, công ty đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông A để phục vụ quá trình điều tra của cơ quan chức năng về việc mất cắp dữ liệu trong công ty.

Ngày 13/11/2016, công ty có gửi giấy báo trở lại làm việc nhưng ông A đà không trở lại làm việc. Đen ngày 1/12/2016, công ty ban hành quyết định cho thôi việc đối với ông A. ông A khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại với lý do công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Yêu cầu:

  1. Thỏa thuận làm việc của công ty với ông A được xác lập theo hình thức gì, cóhợp pháp hay? Vì sao?
  2. Quyết định cho thôi việc với ông A có đúng quy định của pháp luật không? Vì sao?
  3. Công ty có phải trả tiền lương cho ông A trong khoản thời gian từ lúc đình chỉ đến lúc có quyết định cho thôi việc không? Vì sao?

Đề thi CPA 2017 môn Pháp luật (Đề lẻ)

Câu 1 (2 điểm):

Trình bày khái quát về báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp.

Câu 2 (2 điểm): 

Trình bày các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trong kinh doanh, thương mại theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Câu 3 (2 điểm): 

Công ty TNHH Ngọc Minh được thành lập với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Các thành viên góp vốn bao gồm: Minh cam kết góp 2 tỷ đồng (mới góp 1 tỷ đồng tiền mặt), Hùng góp 1 tỷ đồng (gồm 1 chiếc ô tô và 400 triệu đồng tiền mặt), Ngọc góp 1 tỷ đồng (gồm 1 dây chuyền công nghệ sản xuất tôn hợp kim), Loan góp 1 tỷ đồng (là 1 căn nhà). Theo điều lệ công ty, Minh là chủ tịch hội đồng thành viên. Ngọc là giám đốc, là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Sau khi thành lập công ty, do không đủ 1 ty tiền mặt để góp, Minh đã nhượng lại phần vốn góp này cho Hồng bằng việc lập Họp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, có công chứng. Sau đó, Minh ra quyết định cách chức đối với Ngọc và bổ nhiệm Hồng làm giám đốc của công ty. Ngọc khởi kiện ra tòa đề nghị bác tư cách thành viên của Hồng và không công nhận quyết định cách chức.

Yêu cầu:

  1. Tài sản góp vốn của các thành viên trong công ty có hợp pháp hay không?
  2. Định giá các tài sản góp vốn như thế nào?
  3. Việc Ngọc yêu cầu bác tư cách thành viên của Hồng có được chấp nhận không? Vì sao?
  4. Minh có thẩm quyền cách chức giám đốc không? Vì sao?

Câu 4 (2 điểm): 

Công ty TNHH Thăng Long kinh doanh sản phẩm Xi măng chịu mặn F cung cấp cho Doanh nghiệp K xây trụ để lắp đặt Tua bin phục vụ cho dự án “Vì Biển đảo Quê hương” trên biển Bình Thuận. Doanh nghiệp K đà ký hợp đồng mua 200 tấn xi mãng chịu mặn F của Công ty TNHH Thăng Long và thanh toán băng tiên hợp đông là (xxxxx) USD. Nhưng khi nhận hàng Doanh nghiệp K phát hiện thấy trong 200 tấn tấn xi mãng có bị lẫn 12 tấn xi măng Hoàng Thạch. Doanh nghiệp K yêu câu Công ty TNHH Thăng Long phải nhận lại 12 tấn xi măng Hoàng Thạch và cung cấp đủ 12 tấn xi măng chịu mặn F trong thời gian 5 ngày kê từ ngày Công ty TNHH Thăng Long nhận được Công văn của Doanh nghiệp I< có đính kèm Biên bản giao nhận và kiếm định hàng hóa . Hỏi:

  • Doanh nghiệp K có được yêu cầu bồi thường thiệt hại không? (0,5 diêm)
  • Doanh nghiệp K có được tuyên bố đơn phương hủy hợp đồng không?( 0,5 điểm)?
  • Hợp đồng đã ký’ kết có bị vô hiệu không? ( 0,5 điểm )
  • Việc cung cấp thiếu 12 tấn xi măng F đã làm chậm tiến độ bàn giao công trình “Vì Biển đảo Quê hương” 12 ngày thì Doanh nghiệp K có được áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng hay Chế tài phạt hợp đồng hay không? Vì sao ? ( 0,5 điểm )

Câu 5 (2 điểm): 

Công ty cổ phần Thành Phát ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với chị Yến từ năm 2014, với công việc là kế toán văn phòng. Trong thời gian làm việc, chị Yến nghỉ thai sản từ ngày 06/06/2016 đến ngày 09/12/2016 thì đi làm trở lại.

Ngày 11/12/2016, giám đốc ký quyết định chuyển chị Yến sang làm phụ trách quản lý kho rác với công việc “Theo dõi, thống kê, kiểm đếm và gửi bản tổng kết hàng ngày về tình trạng, số lượng rác theo từng loại; Trông coi, sắp xếp, vệ sinh kho rác”.

Chị Yến đà gửi văn bản nêu rõ ý kiến với công ty về việc không đồng ý thực hiện theo quyết định trên vì đang nuôi con nhỏ và không đảm bảo sức khỏe. Ngày 02/01/2017, chị Yến đề nghị chấm dứt họp đồng lao động nhưng không được công ty chấp chấp nhận. Đến 05/02/2017, công ty ra quyết định sa thải chị Yến với lý do tự ý nghỉ việc quá 5 ngày (từ ngày 02/01/2017 đến ngày 04/02/2017) mà không có lý do chính đáng.

Yêu cầu:

  1. Công ty điều chuyển công việc của chị Yến có phù hợp với quy định cùa Bộ luật lao động năm 2012 không? Vì sao?
  • Chị Yến có quyền đơn phương chấm dứt họp đồng lao động không? Vì sao?
  • Công ty ra quyết định sa thải chị Yến có hợp pháp không? Vì sao?
  • Nếu các bên có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, chị Yến có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Vì sao?

>> Xem thêm:

  • Đề thi CPA 2017 môn Pháp luật
  • Đáp án đề thi CPA 2017 môn Pháp luật

Đề thi CPA 2016 môn Pháp luật (Đề chẵn)

Câu 1 (2 điểm): Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tài sản nào có thể được sử dụng làm tài sản góp vốn? Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vôn khi thành lập doanh nghiệp được thực hiện thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Phân tích các trường hợp áp dụng pháp luật khi có quy định khác nhau giữa Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật đầu tư năm 2014 với các luật khác.

Câu 3 (2 điểm): Công ty trách nhiệm hữu hạn Y có trụ sở tại quận Đống Đa Hà Nội gồm 4 thành viên: A, B, C, D có vốn điều lệ 1 tỷ (A 300 triệu, B 300 triệu, C 300 triệu, D 100 triệu). Theo điều lệ công ty, A là chủ tịch hội đông thành viên, C là giám đốc công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Ngày 10/2/2016, A đã đại diện cho công ty ký hợp đồng mua 10 tấn xi măng Bim Sơn của công ty trách nhiệm hữu hạn Z có trụ sở tại huyện Đông Anh mà không có sự ủy quyên của C. Hỏi: 1. Hợp đồng do A ký kết có hiệu lực pháp luật hay không? Vì sao? 2. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nói trên? Vì sao? 3. Nếu 4 thành viên trên mới chỉ góp A 30 triệu, B 30 triệu, C 30 triệu, D 10 triệu và có giấy chứng nhận góp vôn nhưng B không muốn tham gia nữa mà muốn bán lại phần góp vốn 30 triệu cho A với số tiền 20 triệu. Khi công ty nhờ dịch vụ tiến hành làm thủ tục chuyên nhượng vốn góp thì bên dịch vụ không căn cứ trên số tiền góp vốn ban đầu (100 triệu) mà sử dụng số tiền trên vốn điêu lệ (1 tỷ), câu hỏi đặt ra như sau: a. Bên dịch vụ làm như vậy có đúng không? Vì sao? b. B bán phần vốn góp 30 triệu cho A với giá 20 triệu có hợp pháp không? 4. C ký hợp đồng mua 100 tấn xi măng Bỉm Sơn của công ty Z. Công ty Z giao hàng cho công ty Y nhưng nhận thây đây không phải là xi măng Bỉm  Sơn như trong hợp đồng mà là loại xi măng giả, kém chất lượng dán mác xi măng Bỉm Sơn. Hỏi: a. Công ty Y có được đơn phương hủy hợp đồng không? b. Công ty Y có được yêu cầu bồi thường thiệt hại không?

Câu 4 (2 điểm): Dương, Dũng và Trung quyết định thành lập công ty TNHH Thái Bình Dương đề kinh doanh xuât nhập khẩu với số vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng. Trong thỏa thuận góp vốn;

  • Dương cam kết góp 800 triệu đồng tiền mặt
  • Dũng góp vốn bằng một giấy nhận nợ của công ty Thành Mỹ (tổng số tiền trên giây nhận nợ là 1,3 tỷ đông và được các thành viên nhất trí định giá là 1,2 tỷ đông)
  • Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình và được tất cả thành viên thỏa thuận định giá 1,5 tỷ đồng do tin rằng trong thời gian tới có mở đường rộng trước căn nhà mặc dù giá thị trường của ngôi nhà hiện tại chỉ khoảng 700 triệu đồng.

Sau một năm hoạt động, các thành viên họp để phân chia lợi nhuận nhưng không thốngg nhất được tỉ lệ chia. Dương cho rằng vốn góp bằng giấy nhận nợ của Dũng là không hợp pháp và Dũng phải bồi thường cho công ty phần nợ chưa đòi được từ công ty Thành Mỹ do công ty này đã phá sản và mới chỉ đòi được 600 triệu đông. Dương cũng phản đối chia lợi nhuận cho Trung theo vốn góp là 1,5 tỷ đồng vì phần vốn góp của Trung là cao hơn giá trị thực tế. Yêu cầu: 1.Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ của Dũng. có hợp pháp không? Vì sao? 2.Việc các thành viên dự tính giá cả tài sản tăng đề định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn có hợp pháp không? Vì sao? 3.Dũng có phải bồi thường cho công ty đối với phần nợ chưa đòi được từ công ty Thành Mỹ không? Vì sao?

Câu 5 (2 điểm): Hai anh chị Mạnh Thắng và Hồng Hoa là nhân viên của Công ty TNHH XYZ quyết định cưới vào dịp lễ X. Người lao động được nghỉ 02 ngày, do ngày nghỉ lễ trùng, vào ngày nghỉ hằng tuần, nên người lao động được nghỉ thành 04 ngày. Anh chị báo cáo tổ chức, làm thủ tục pháp lý và phong tục cưới truyền thống. Khi tổ chức đám cưới ở quê vừa xong thì Ông ngoại của anh Mạnh Thắng do bị cảm nên đã qua đời. Anh có điện thoại đề báo với Công đoàn và Giám đốc Công ty về việc xin nghỉ để lo hậu sự cho Ông ngoại và được Giám đốc đồng ý. Sau khi lo tang ma cho Ông xong, anh chị quay trở về cơ quan làm việc bình thường sau 10 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên. Cuối tháng, hai anh chị thấy số lương của mình bị trừ đi mất 01 ngày lương. Anh Mạnh Thắng đã gửi đơn kiến nghị tới Giám đốc Công ty TNHH XYZ  và đòi phải được nhận đầy đủ lương của mình như trong hợp đồng lao động đã được ký kết. Hỏi: Anh (chị )hãy đưa ra căn cứ pháp luật giải quyết vụ việc trên?

Đề thi CPA 2016 môn Pháp luật (Đề lẻ)

Câu 1 (2 điểm): Trình bày quy định cơ bản của Luật doanh nghiệp hiện hành về doanh nghiệp nhà nước và phân tích tác động lớn nhât của các quy định này đên các quy định hiện hành về doanh nghiệp nhà nước như thê nào?

Câu 2 (2 điểm): So sánh các điểm giống nhau và khác nhau của tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng.

Câu 3 (2 điểm): Chính, Bắc và Dũng có ý định thành lập một công ty TNHH với ngành nghề kinh doanh là sản xuât hàng thủ công mỹ nghệ.Chính hiện là thành viên của công ty TNHH Nhất Tín, Bắc đang là giáo viên dạy tiếng Anh hợp đồng thời vụ tại một trường cấp 3 công lập và Dũng là trưởng phòng sản xuất một công ty 100% vốn sở hữu nhà nước. Yêu cầu: 1.Chính Bắc và Dũng có quyền thành lập và quản lý công ty không? Vì sao? 2.Công ty trên có bắt buộc phải có Ban kiểm soát hay không? Vì sao? 3.Công ty trên có quyền phát hành các loại chứng khoán để tăng vốn điều lệ không? Có những cách nào để tăng vốn điều lệ của công ty?

Câu 4 (2 điểm): Công ty TNHH ABC sử dụng 200 người lao động. Anh M đã ký kết hợp đồng lao động 12 tháng với Công ty ABC. Do buông thả và lười lao động. sau 12 tháng làm việc, Anh M đã sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc và để có tiền mua ma túy, Anh M đã ăn trộm 40 thùng sản phẩm của công ty. Anh M đã bị bảo vệ bắt quả tang vì hành vi trộm cắp nêu trên. Phó Giám đốc Công ty TNHH ABC đã ra quyết định kỷ luật sa thải Anh M và thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với Anh M; Anh M đã gửi đơn kiến nghị tới Giám đốc Công ty TNHH ABC và đòi bồi thường thiệt hại do Công ty TNHH ABC  đã chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn 04 tháng mà không được báo trước theo Luật lao động hiện hành ; Hỏi: Anh (chị )hãy đưa ra căn cứ pháp luật giải quyết vụ việc trên

Câu 5 (2 điểm): Công ty trách nhiệm hữu hạn A: Tuấn, Thành, Hưng, Hoàng quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn với vốn điều lệ 2 tỷ đồng, và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào tháng 7/2015. Trong bản cam kết góp vốn: Tuấn góp 200 triệu bằng tiền mặt; Thành góp vốn bằng ngôi nhà của mình và được các thành viên thỏa thuận định giá là 1 tỷ, mặc dù hiện tại có giá khoảng 500 triệu (vì theo quy hoạch đến cuối 2015 sẽ có 1 con đường lớn mở trước nhà, Hưng góp 400 triệu bằng tiền mặt, nhưng lúc đầu chỉ góp 300 triệu, phần còn lại sẽ góp khi nào công ty cần. Hoàng góp bằng Giấy xác nhận nợ của Công ty Trần Anh với số nợ 500 triệu, với thời hạn là ngày 31/12/2015, được các thành viên định giá là 400 triệu. Đến 31/12/2015, công ty Trần Anh chỉ trả được 300 triệu, phần còn lại không đòi được. Mặc dù cuối năm 2015, con đường đã làm xong, nhưng do thị trường bất động sản đóng băng nên giá ngôi nhà của Thành không có gì biến động. Cuối 2015, công ty chưa lần nào yêu cầu Hưng góp phần vốn còn thiếu. Tháng 3 năm 2016, công ty lãi ròng 400 triệu đồng. Hội đồng thành viên họp để chia lợi nhuận, các thành viền không thống nhất được với nhau, họ cho rằng việc chia phải tính theo số vốn thực tế đã góp, nên xảy ra tranh chấp giữa các thành viên. Với tư cách là thẩm phán giải quyết vụ việc này, bạn hãy cho biết:

1. Việc góp vốn bằng giấy xác nhận nợ có hợp pháp hay không? Vì sao? 2. Việc định giá tài sản cao hơn thực tế tại thời điểm góp vốn có hợp pháp không? Những vân đê đặt ra là gì? 3. Nếu công ty trách nhiệm hữu hạn A chuyển sang công ty cô phần P và Tuấn tham gia góp vốn vào một công ty cô phần với tỉ lệ vốn góp là 15%, trên vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ. Hỏi sau l năm hoạt, công ty sẽ tăng vốn điều lệ lên, ví dụ: sang năm 2017 vốn điều lệ công ty là 50 tỷ, thì số tiền vốn góp ban đầu 15% của Tuấn sẽ được tính dựa trên 15% của 5 tỷ hay là 15% của 50 tỷ. 4. Tháng 11/2016, Hoàng làm giám đốc – công ty cô phần P, công ty P có kí hợp đồng (Hoàng là người kí) với công ty Q và công ty Q yêu cầu chung tiền với công ty Q là 1 tỉ thì công ty Q sẽ giao việc cho công ty P làm, sau khi làm thì công ty P trả được 500 triệu còn nợ 500 triệu. Hiện tại công ty P đã được bán lại cho công ty M và Hoàng vẫn còn cô phần trong đó nhưng không còn là giám đốc. Công ty Q kiện Hoàng (cá nhân) ra toà vì số nợ 500 triệu trên. Hỏi: a. Công ty Q kiến Hoàng ra tòa có đúng không? b. Nghĩa vụ thanh toán khoản nợ 500 triệu của công ty Q thuộc về công ty P hay công ty M?

>> Xem thêm:

  • Đề thi CPA 2016 môn Pháp luật
  • Đáp án đề thi CPA 2016 môn pháp luật

Đề thi CPA 2015 môn Pháp luật (Đề chẵn)

Câu 1 (2 điểm):  Phân tích sự khác biệt cờ bản giữa việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài và giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án.

Câu 2 (2 điểm):  Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về hỗ trợ đầu tư.

Câu 3 (2 điểm):  Ông A, ông B và ông C góp vốn thành lập công ty TNHH ABC. Theo đó, ông A và ông C mỗi người góp 500 triệu băng tiên mặt, ông B góp băng quyên sử dụng đất mà các bên tự nhất trí giá trị là 1,5 tỷ đồng, trong khi các bên biết răng tại thời điêm góp vôn, giá thị trường chỉ là 1,0 tỷ đồng. Sau 6 tháng tính từ thời điểm đăng ký kinh doanh, ông C mới chỉ thực hiện góp 200 triệu đồng. 1. Việc các bên nhất trí định giá quyền sử dụng đất của ông B là 1,5 tỷ đồng có hợp pháp không? Trách nhiệm của các bên là như thế nào? 2. Việc ông C không góp đủ số vốn cam kết được xử lý như thế nào? 3. Trường hợp Ông A muốn dùng số vến góp 200 triệu của mình để trả nợ cho D, D có thê sử dụng phân vốn góp đó theo những cách nào? 4. Ngày 4/2/2015, Hội đồng thành viên công ty họp và thông qua việc sửa đổi Điều lệ công ty, trong đó có nội dung liên quan đến nghĩa vụ của thành viên. Ông A bỏ phiếu không tán thành Quyết định này. Theo quy định của pháp luật, Ông A có quyển yêu cầu công ty mua lại phân vốn góp của mình không? Nêu có, giá mua lại phân vốn góp của Ông A được xác định theo nguyên tắc nào?

Câu 4 (2 điểm): Công ty A là công ty TNHH I thành viên có trụ sở đặt tại quận Hai Bà Trưng, Hà nội (không có chỉ nhánh, văn phòng đại diện; không có tài sản là bât động sản; không có khách hàng, giao dịch với nước ngoài). Tính đên tháng 10/2015, A có các khoản nợ sau: _Nợ Ngân hàng BIDV số tiền 600 triệu với tài sản thế chấp trị giá 1 tỷ đồng (đã quá hạn trả nợ 4 tháng). _Nợ Ngân hàng Techcombank số tiền 500 triệu đồng với tài sản cầm có 300 triệu đồng (đã quá hạn trả nợ 6 tháng). _Nợ doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Phát số tiền 600 triệu đồng không có bảo đảm (đã quá hạn trả nợ 2 tháng). – Nợ lương công nhân 450 triệu (quá hạn 3 tháng). Do không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, một số chủ nợ đã nộp đơn đến tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với A: 1. Phân tích quyền nộp đơn yêu cầu mở thụ tục phá sản đỗi với từng chủ nợ của công ty A? 2. Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với công ty A hay không? Vì sao? 3. Giả sử tòa án quyết định mở thủ tục phá sản Công ty A. Hãy phân tích cơ sở pháp lý và điều kiện (nếu có) để được thực hiện các giao dịch sau của A – Trả lương cho người lao động; – Thanh toán khoản nợ với BIDV;  – Thanh toán khoản nợ với Vĩnh Phát

Câu 5 (2 điểm):  Công ty TNHH Thành An được thành lập ngày 21/01/2014 với 4 thành viên (Bình, Nam, Hoa, Hạnh), vốn điều lệ 1 tỷ, kinh doanh mua bán thủy sản. Bình góp 200 triệu đồng tiền mặt, Nam góp chiếc xe ô tô là 200 triệu đồng, Hoa góp kho bãi kinh doanh, các vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất trị giá 500 triệu đồng, Hạnh góp 100 triệu đồng tồn mặt. Theo Điều lệ công ty, Nam là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Bình là Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty, Hoa là Phó Giám đốc. Sau 1 năm hoạt động, do mâu thuẫn trong hoạt động kinh doanh của công ty, Nam đã ra quyết định cách chức Bình và thay Hoa làm Giám đốc. Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn giữ con dấu. Sau đó, với danh nghĩa của công ty Thành An, Bình ký hợp đồng vay trị giá 400 triệu đồng với công ty Nam Á. Theo hợp đồng, công ty Nam Á đã chuyển trước 200 triệu đồng tiền mặt cho Công ty Thành An. Bình đã chuyển toàn bộ số tiền này vào tài khoản cá nhân. Yêu cầu:

  1. Quyết định cách chức Bình và thay Hoa làm Giám đốc có hợp pháp không? Tại sao?
  2. Khi phát hiện ra các vẫn đề mâu thuẫn trong nội bộ của công ty Thành An, công ty Nam Á đã yêu cầu công ty Thành An hoàn trả số tiền 200 triệu đồng. Theo anh (chị), công ty Thành An có phải hoàn trả ngay lập tức số tiền trên hay không? Tại sao?
  3. Nam yêu cầu Bình phải hoàn trả số tiền 200 triệu đồng, bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho công ty. Yêu cầu trên có được thỏa mãn không? Vì sao?

>> Xem thêm: Đề thi CPA 2015 môn Pháp luật (Đề chẵn)

Đề thi CPA 2015 môn Pháp luật (Đề lẻ)

Câu 1 (2 điểm): Dấu hiệu xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán? Các đối trọng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

Câu 2 (2 điểm): Anh (chị) hãy cho biết trong công ty cổ phần có những loại cổ phần nào? Trình bày đặc điểm cơ bản của các loại cổ phân theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Câu 3 (2 điểm): Công ty TNHH Đông Đô chuyên kinh doanh nhà hàng và khách sạn có trụ sở chính ở Hải phòng và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp năm 2010, do ông Hoàng Văn A làm giám đốc. Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả, đầu năm 2014 công ty bắt đầu hoạt động khó khăn và thua lỗ. Tháng 2/2015 trong quá trình giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa công ty Đông Đô và chỉ nhánh ngân hàng T&H có trụ sở chính tại quận M thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hiện công ty Đông Đô mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Câu hỏi 1: Sau khi phát hiện công ty Đông Đô mất khả năng thanh toán nợ đến hạn Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyền ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty Đông Đô không? Vì sao? Câu hỏi 2: Giả sử ngày 20/08/2015, công ty Đông Đô nhận được quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án có thầm quyền, sau đó đã xảy ra một số sự kiện pháp lý sau

  1. Ngày: 25/08/2015 tất cả chủ nợ của Công ty Đông Đô đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đề nghị Tòa án cho rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản nhưng Tòa á án không chấp nhận và vẫn tiếp tục giải quyết.
  2. Ngày 26/09/2015, Công ty Đông Đô tiến hành thanh toán 500 triệu đồng cho DNTN A (chủ nợ không có bảo đảm) sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của quản tài viên.

Anh/Chị hãy phân tích 2 sự 7 kiện pháp lý nói trên theo quy định của Luật phá sản năm 2014.

Câu 4 (2 điểm): Anh A vào làm việc tại công ty X từ tháng 6 năm 2013 với hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trước khi giao kệt hợp đồng, hai bên có thỏa thuận A phải thử việc 3 tháng, mức lương băng 70% tiền lương của công việc đó. Trong năm 2014, A vi phạm kỷ luật lao động liên quan đến công nghệ và điều hành sản xuất của công ty. Ngày 10/4/ 2015, A thông báo với công ty là sẽ chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 5/6/2015. Mặc dù công ty không đồng ý nhưng ngày 5/6/2015, A vẫn chấm dứt hợp đồng với công ty X.

  1. Nhận xét về vấn đề thử việc giữa công ty và anh A?
  2. Hãy nêu những hình thức xử lý mà công ty X có thê áp dụng khi A vi phạm kỷ luật lao động? Công ty X có thể tạm đình chỉ công việc đôi với A không, điều kiện và cách thức thực hiện tạm đình chỉ?
  3. Việc chấm dứt hợp đồng lao động của anh A đối với công ty là đúng hay sai? Tại sao?

Câu 5 (2 điểm): Doanh nghiệp A sử dụng 24 người lao động. Anh M đã ký kết hợp đồng lao động 12 tháng với doanh nghiệp A. Sau 10 tháng làm việc, Anh M đã ăn trộm 200 bóng đèn của doanh nghiệp A và bị bảo vệ doanh nghiệp Á bắt quả tang. Phó Giám đốc doanh nghiệp A đã ra quyết định kỷ luật sa thải Anh M và thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với Anh M; Anh M đã gửi đơn kiến nghị với Giám đốc doanh nghiệp A và đòi bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp A đã chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn 2 tháng mà không được báo trước theo Luật lao động hiện hành. Hỏi: Anh (chị) hãy đưa ra căn cứ pháp luật giải quyết vụ việc trên.

>>Xem thêm: Đề thi CPA 2015 môn Pháp luật (Đề lẻ)

Chinh phục CPA nói chung và môn Luật trong CPA nói riêng luôn đòi hỏi thời gian và công sức của bạn. Nhưng chúng tôi xin khẳng định rằng những thành tựu mà bạn có thể đạt được khi đã sở hữu chứng chỉ CPA là hoàn toàn khác biệt. Vì thế, hãy kiên trì và bước tiếp bạn nhé. Chúc bạn thi đạt kết quả tốt!

Trên đây là toàn bộ đề thi môn luật CPA các năm xuất hiện trong kỳ thi CPA cùng những lý thuyết, cách trình bày phù hợp và lưu ý giúp bạn dễ dàng đạt điểm cao trong kỳ thi CPA sắp tới. Đồng thời, để giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí mà vẫn được tiếp cận lộ trình ôn thi bài bản, phương pháp học thông minh và dễ dàng vượt qua kỳ thi và thành công sở hữu chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ trong 1 lần thi, TACA gửi đến bạn khóa học:

KHÓA HỌC CPA 2024 – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI THÀNH CÔNG TRONG SỰ NGHIỆP

>>Xem thêm:

  • Chứng chỉ hành nghề kế toán – Cánh cửa mở ra sự nghiệp kế toán thành công vang dội
  • Chứng chỉ CPA – Con đường dẫn tới thành công trong sự nghiệp kiểm toán
  • Chứng chỉ Đại lý thuế – Học sớm để trở thành chuyên gia tư vấn thuế

Taca Certified Professional Accounting,

Từ khóa » đề Thi Luật Cpa