Đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm 2020-2021 Có đáp án

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự pdf Số trang Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 4 Cỡ tệp Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 301 KB Lượt tải Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 1 Lượt đọc Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 93 Đánh giá Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 5 ( 12 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Đề thi giữa học kì 1 Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 Đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 11 Đề thi trường THPT Ngô Gia Tự Xây dựng bản lĩnh cá nhân Bài thơ Tự Tình II

Nội dung

SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN NGỮ VĂN – Khối lớp 11 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích “Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.” (Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân) Trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, thế nào là bản lĩnh? (0,5 điểm) Câu 3. Theo anh/chị phải làm gì để rèn luyện bản lĩnh sống? (1,0 điểm) Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh” không? Vì sao? (1,0 điểm). II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về tầm quan trọng của bản lĩnh trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích cảnh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ Hồ Xuân Hương trong đoạn thơ sau: Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con. (Trích Tự tình (bài II) – Hồ Xuân Hương). ……………Hết…………… Học sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh…………………………………………….Số báo danh………..…… SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN NGỮ VĂN – Khối lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM I. ĐỌC – HIỂU Câu 1 2 3 Nội dung Phương thức biểu đạt chính: phương thức biểu đạt nghị luận. Theo tác giả, bản lĩnh là: dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩnăng Điểm 0.5 0.5 1.0 Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mình muốn. 4 HS có thể trả lời: đồng ý/ không đồng ý/ đồng ý một nửa. 1.0 Lí giải hợp lí. + Đồng ý : bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh… + Không đồng ý: ý kiến của những người xung quanh không phải tất cả đều đúng. Cần biết lựa chọn ý kiến khi lắng nghe… + Đồng ý một nửa: kết hợp hai cách giải thích trên. II. PHẦN LÀM VĂN Câu Nội dung Điểm Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn 2.0 văn (khoảng 150 chữ) về tầm quan trọng của bản lĩnh trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 1 c. Triển khai vấn đề nghị luận 0.25 1.0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tầm quan trọng của bản lĩnh trong cuộc sống. Có thể theo định hướng sau: * Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề; Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mình mong muốn; Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái tốt; Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm. d. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Phân tích cảnh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ Hồ Xuân Hương 5.0 trong đoạn thơ cuối bài Tự tình (bài II). a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 2 c. Triển khai vấn đề nghị luận Có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý chính sau: * Giới thiêu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. * Phân tích cảnh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ - Cảnh thiên nhiên: hiện lên với một sức sống nội tại mãnh liệt (xiên ngang, đâm toặc). Ẩn đằng sau là tâm trạng phẫn uất, phản kháng của con người. - Tâm trạng của nhà thơ : + Chán chường, ngán ngẩm. 4.0 + Từ “xuân” có hai cách hiểu: chỉ mùa xuân và tuổi trẻ (tuổi xuân). Mùa xuân thì tuần hoàn, đi rồi đến. Tuổi xuân của con người một đi không trở lại. + Mảnh tình: ít ỏi, lại “san sẻ” nên chẳng còn lại bao nhiêu.  Tâm trạng chán chường của thân phận lẽ mọn. Con người mạnh mẽ muốn vượt lên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. * Nghệ thuật: sử dụng biện pháp đảo ngữ, đối; sử dụng từ thuần Việt, động từ mạnh; sử dụng nghệ thuật tăng tiến để diễn tả sự giảm dần (tí con con)… d. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 0.25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Thực hành Excel Lý thuyết Dow Bài tiểu luận mẫu Atlat Địa lí Việt Nam Đơn xin việc Mẫu sơ yếu lý lịch Giải phẫu sinh lý Đồ án tốt nghiệp Tài chính hành vi Trắc nghiệm Sinh 12 Đề thi mẫu TOEIC Hóa học 11 adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » đề Thi Văn Lớp 11 Giữa Học Kì 1 2019