Đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 5 Trường Tiểu Học Ấp 6 Bàu
Có thể bạn quan tâm
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Ấp 6 Bàu Đồn, Tây Ninh năm học 2017 - 2018 được TimDapAnsưu tầm, tổng hợp kèm theo đáp án và bảng ma trận đề thi giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi giữa học kì 2 lớp 5.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ẤP 6 BÀU ĐỒN Họ và tên:....................................... Lớp:.............. | KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút |
ĐỀ BÀI
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 27, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 115 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)
a. Đọc thầm bài văn sau:
CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
(Theo Nông Lương Hoài)
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5 điểm)
Có một anh chàng....................một cái kén bướm.
Câu 2: Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì ? (0,5 điểm)
A. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành.
B. Khỏi bị ngạt thở.
C. Nhìn thấy ánh sáng.
D. Bò loanh quanh.
Câu 3: Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em: Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (0,5 điểm)
Thông tin | Trả lời |
Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. | |
Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ to. |
Câu 5: Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén? (1 điểm)
Câu 6: Đóng vai chú bướm nhỏ, viết vào dòng trống những điều chú bướm muốn nói với chàng thanh niên. (Viết 2-3 câu) (1 điểm)
Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “Truyền thống”? (0,5 điểm)
A. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.
C. Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà.
Câu 8: Em hiểu từ hi vọng trong câu “Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.” như thế nào? (0,5 điểm)
Viết câu trả lời của em:
Câu 9: Dấu phẩy trong câu “Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ” có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.
Câu 10: Viết lại cảm nghĩ và bài học em rút ra được từ câu chuyện trên (sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm...,) (1 điểm)
B – Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Nghĩa thầy trò). Đoạn viết từ “Từ sáng sớm ……đến mang ơn rất nặng”. (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 79).
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Trong những năm học cấp một, có nhiều thầy cô giáo dạy em, để lại những ấn tượng trong em. Em hãy tả lại thầy cô giáo kính mến đó của em.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu | 1 | 2 | 7 | 9 |
Ý đúng | tìm thấy | A | A | B |
Điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm |
Câu 3: Chui qua cái lỗ đã được chàng trai rạch to thêm. (1 điểm)
Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (0,5 điểm)
Thông tin | Trả lời |
Anh thanh niên thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ xíu. | Đúng |
Anh ta lấy dao rạch lỗ nhỏ cho to thêm. | Sai |
Câu 5: Thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. (1 điểm)
Câu 6: Cảm ơn anh đã có lòng tốt giúp đỡ tôi nhưng mong anh hãy để cho tôi tự chui ra. Cho dù có khó khăn nhưng khi tôi tự chui ra được thì tôi đã thực sự trưởng thành. (1 điểm)
Câu 8: Tin tưởng và mong chờ điều tốt đẹp đến. (0,5 điểm)
Câu 10: Thấy thương chú bướm nhỏ. Chàng thanh niên thật đáng trách. Chúng ta cần suy nghĩ thật kĩ khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Khi gặp khó khăn không được bỏ cuộc. Sự nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành. (1 điểm)
B – Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
- Học sinh viết được một bài văn thể loại tả người (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.
Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cám ơn
BẢNG THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT – GIỮA KÌ II
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | ||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1 | Đọc hiểu văn bản | Số câu | 02 | 01 | 01 | 01 | 01 | 03 | 03 | |||
Câu số | 1,2 | 4 | 3 | 5 | 6 | |||||||
Số điểm | 1 đ | 0,5 đ | 1 đ | 1 đ | 1 đ | 1,5 đ | 3 đ | |||||
2 | Kiến thức tiếng Việt | Số câu | 01 | 01 | 01 | 01 | 02 | 02 | ||||
Câu số | 7 | 8 | 9 | 10 | ||||||||
Số điểm | 0,5 đ | 0,5 đ | 0,5 đ | 1 đ | 1 đ | 1,5 đ | ||||||
Tổng số câu | 03 | 01 | 02 | 01 | 01 | 02 | 05 | 05 | ||||
Tổng số | 03 | 03 | 02 | 02 | 10 | |||||||
Tổng số điểm | 1,5 điểm | 2 điểm | 1,5 điểm | 2 điểm | 7 điểm |
Từ khóa » Em Hiểu Từ Hi Vọng Trong Câu
-
Em Hiểu Từ Hy Vọng Trong Câu " Còn Chàng Thanh Niên Thì Cứ Ngồi ...
-
Em Hiểu Từ Hi Vọng Trong Câu "Còn Chàng Thanh Niên Thì Cứ ... - Lazi
-
Em Hiểu Từ Hi Vọng Trong Câu "Còn Chàng Thanh Niên Thì ...
-
Em Hiểu Từ Hi Vọng Trong Câu " Còn Càng Thanh Niên Thì Cứ ...
-
Em Hiểu Từ Hi Vọng Trong Câu “Còn Chàng Thanh Niên Thì Cứ Ngồi ...
-
Help!!! Bài 1: Em Hiểu Từ Hi Vọng Trong Câu " Còn Càng Thanh Niên Thì ...
-
Đọc Hiểu Kết Hợp Kiểm Tra Kiến Thức Tiếng Việt Giữa Học Kì 2 Lớp 5 ...
-
Help!!!Bài 1: Em Hiểu Từ Hi Vọng Trong Câu ” Còn Càng Thanh Niên Thì ...
-
Môn Văn Lớp: 5 Help!!! Bài 1: Em Hiểu Từ Hi Vọng Trong Câu " Còn ...
-
Các Mẫu Câu Có Từ 'hi Vọng' Trong Tiếng Việt được Dịch Sang Tiếng ...
-
Viết đoạn Văn Nghị Luận Về Hi Vọng (11 Mẫu) - Văn 12
-
Hi Vọng Hay Hy Vọng, Từ Nào đúng Chính Tả? - Thủ Thuật
-
Đề ôn Tập Kiểm Tra Giữa Kì II Tiếng Việt 5 ( Đề Số 1 )