Đề Thi Giữa Học Kì I Năm 2020 Môn Văn 11 (Đề 1)
Có thể bạn quan tâm
Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11 (Đề 1) do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi giữa học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Ngữ văn 11 - Đề thi giữa học kì 1
- Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11
- Hướng dẫn giải Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11
- Đáp án Đọc hiểu văn bản
- Dàn ý Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế
- Dàn ý Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình
Đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 11.
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Nhà em có một giàn giầuNhà anh có một hàng cau liên phòngThôn Đoài thì nhớ thôn ĐôngCau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Tương tư - Nguyễn Bính)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.
Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn thơ, anh/chị nêu cảm nhận của mình về tình yêu đôi lứa ngày xưa?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế.
Câu 2 (5đ): Cảm nhận của anh chị về nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.
Hướng dẫn giải Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11
Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.
Câu 2 (1đ):
Biện pháp nghệ thuật nổi bật: ẩn dụ (cau, giầu, thôn Đoài, thôn Đông để chỉ người con trai và con gái trong tình yêu) và câu hỏi tu từ (Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?).
Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ và tình cảm tha thiết dành cho người thương đồng thời làm cho những câu thơ giàu hình ảnh hơn, hấp dẫn người đọc.
Câu 3 (1,5đ):
Cảm nhận về tình yêu đôi lứa ngày xưa: Họ luôn hướng về người yêu, hướng về nhau. Nỗi nhớ được thể hiện thầm kín vô cùng đáng yêu.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Dàn ý Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của sự tử tế. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
“sự tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.
b. Phân tích
Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của sự tử tế.
Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương; bài thơ Tự tình 2 và nhân vật trữ tình trong bài thơ.
2. Thân bài
a. Hai câu đầu
- Thời gian: đêm khuya, vắng vẻ, tĩnh lặng.
- Không gian: tiếng trống dồn canh, nữ thi sĩ lẻ loi, đơn chiếc một mình.
- Âm thanh: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh nhằm nhấn mạnh sự tĩnh lặng của đêm khuya.
- “Trơ”: từ tượng hình mạnh mẽ diễn tả nỗi cô đơn, lẻ bóng pha chút cay đắng của người phụ nữ lẻ loi trong chính tình cảm của mình với một trái tim khao khát yêu thương.
b. Hai câu tiếp
- “say lại tỉnh” người phụ nữ đã tìm đến chén rượu để giải sầu nhưng rượu không làm cho bà say mà còn khiến cho bà thêm tỉnh táo hơn, sự bất hạnh của cuộc đời lại hiện ra rõ nét hơn.
- “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: Mượn hình ảnh ánh trăng để nói về chuyện tình cảm còn dang dở, chưa được trọn vẹn của mình.
→ Con người chơi vơi giữa một thế giới mênh mông hoang vắng - bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.
c. Hai câu tiếp
- Động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc”: mạnh mẽ pha chút ngang ngược, độc lập → khát vọng “nổi loạn”: phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình.
- “rêu từng đám, đá mấy hòn” ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất.
→ Nghệ thuật đảo ngữ diễn tả cá tính mạnh mẽ của tác giả trước số phận lẻ loi đơn chiếc của mình.
d. Hai câu cuối
- “Ngán” tâm trạng chán chường.
- “xuân đi xuân lại lại”: sự tuần hoàn của tự nhiên nhưng trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa. “Xuân” cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ, khao khát tình yêu nhưng không có được tình yêu.
- “Mảnh tình san sẻ tí con con”: mối tình duyên nhỏ bé của riêng mình nhưng phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim thi sĩ.
→ Nỗi bất hạnh, buồn sầu của thi sĩ đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.
-----------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- 110 đề đọc hiểu Ngữ văn 11 có đáp án
- 20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
- Soạn văn 11 bài: Vào phủ Chúa Trịnh
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11 (Đề 1). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.
Từ khóa » đề Thi Văn Lớp 11 Giữa Học Kì 1 2020
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm 2021
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 11 Môn Văn
-
Đề Thi Giữa Kì 1 Ngữ Văn 11
-
Đề Thi Giữa Kì 1 Ngữ Văn Lớp 11 Có đáp án Năm 2021 (10 đề)
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 11 Môn Ngữ Văn Năm 2021-2022 - HOC247
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì I Năm 2020 Môn Văn 11
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Văn Lớp 11 Năm 2020 - 2021 Có đáp án
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Văn Lớp 11 Năm 2020 – 2021 Có đáp án
-
10 đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Ngữ Văn 11 Năm 2020 Có đáp án
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm 2020 - VIETWIKI.VN
-
Đề Kiểm Tra Giữa Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Có đáp án.pdf (.docx ...
-
Tải Đề Thi Giữa Học Kì I Năm 2020 Môn Văn 11 (Đề 4) - Tài Liệu Text
-
Tải Đề Thi Giữa Học Kì I Năm 2020 Môn Văn 11 (Đề 3) - Tài Liệu Text
-
Đề Thi Giữa Kì 1 Ngữ Văn 11 Trang 1 Tải Miễn Phí Từ TailieuXANH