Đề Thi Học Kì 1 Lớp 10 Môn Văn Năm Học 2020 - 2021 Đề 3
Có thể bạn quan tâm
Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10 Đề 3 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình.
Ngữ văn 10 - Đề thi học kì 1
- Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10
- Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn
- Đáp án Đọc hiểu văn bản
- Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về lối sống ích kỉ
- Dàn ý kể lại câu chuyện sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 10.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi:
- Em à, anh thích bánh mì cháy mà.
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
- Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.
Rồi ông nói tiếp:
- Con biết đó, cuộc đời đầy dẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.
Câu 1(0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5đ): Đặt nhan đề cho câu chuyện.
Câu 3 (0,75đ): Những lời nói của người cha thể hiện điều gì?
Câu 4 (1,25đ): Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về lối sống ích kỉ.
Câu 2 (5đ): Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn
Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự
Câu 2 (0,5đ): Nhan đề của văn bản: Miếng bánh mì cháy
Lưu ý: Học sinh có thể tự đặt nhan đề theo cách riêng của mình nhưng phải phù hợp với nội dung câu chuyện giáo viên vẫn cho điểm.
Câu 3 (0,75đ):
Những lời người cha nói với mẹ: thể hiện sự yêu thương, trân trọng người vợ; biết ơn, cảm thông cho những việc vợ làm cho mình dù nó không hoàn hảo.
Những lời người cha nói với con: đó là những lời dạy bảo con nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhắc nhở con trai hãy trân trọng những việc không hoàn hảo mà người khác dành cho mình. Hãy sống thật bao dung để cuộc đời được thanh thản.
→ Có thể thấy đây là người cha dịu dàng, ấm áp, biết yêu thương, trân trọng những điều bình dị, chưa hoàn hảo trong cuộc sống mà người khác dành cho mình.
Câu 4 (1,25đ):
Câu chuyện không chỉ nói về tình yêu thương, trân trọng mà người chồng dành cho vợ, người cha dành cho con mà còn thể hiện một triết lí giá trị của cuộc sống: hãy biết yêu thương, trân trọng những điều người khác dành cho mình dù nó chưa hoàn hảo; biết chấp nhận sai sót của người khác vì cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu; hãy yêu quý những người cư xử tốt với mình và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về lối sống ích kỉ
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lối sống ích kỉ (Một trong những vấn đề nổi cộm của xã hội hiện nay chính là lối sống ích kỉ).
2. Thân bài
a. Giải thích
Ích kỉ: chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của bản thân mà vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.
b. Phân tích
Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn và chỉ chú tâm vào lợi ích của bản thân mình.
Đôi lúc sự ích kỉ đến từ bản chất của người đó, vì ích kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi.
Sự ích kỉ đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự ích kỉ của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý kể lại câu chuyện sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu
1. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của Trọng Thủy hoặc Mị.
2. Thân bài
a. Bối cảnh
Hoàn cảnh Trọng Thủy gặp lại Mị Châu: Vì ân hận, đau xót trước cái chết của nàng; ngày đêm nhớ thương về nàng → quyết định tìm đến cái chết bằng cách nhảy xuống cái giếng nàng hay tắm để mong chuộc lại chút lỗi lầm với nàng.
Sau khi xuống giếng: bất giác tỉnh dậy và thấy mình đi lạc vào một nơi nào đó xa lạ nhưng cũng lộng lẫy không kém cung điện.
b. Diễn biến
Đang lang thang thì tôi dừng chân ở một căn phòng, thấp thoáng có bóng dáng Mị Châu vợ tôi, tôi tiến đến gần.
Tôi chạy đến ôm chặt lấy nàng cho thỏa nỗi nhớ đồng thời xin lỗi nàng về những chuyện đã xảy ra. Nàng đẩy tôi ra và trách móc về những chuyện đã xảy ra, ánh mắt đầy sự căm hờn.
Tôi vô cùng day dứt và hổ thẹn về những chuyện mình làm, tôi sẵn sàng làm mọi thứ để chuộc lỗi và mong được nàng tha thứ. Nàng yêu cầu tôi trả lại cho cha nàng giang sơn trước kia, trước khi tôi đến và đẩy mọi chuyện đi xa.
Tôi đồng ý với yêu cầu của nàng. Tôi cùng nàng đến trước mặt vua thủy tề để xin cho tôi trở về nhân gian để thực hiện lời hứa. Vua thủy tề đồng ý, ngày hôm sau người rẽ nước cho tôi trở về.
Tôi đến trước mặt cha mình, kể cho người nghe về câu chuyện và tình yêu của tôi dành cho Mị Châu đồng thời thể hiện ước nguyện của mình. Cha tôi không đồng ý trước yêu cầu của tôi, tôi đành lấy trộm chiếc nỏ thần của cha và tiêu diệt quân đội của cha mình để người dân có cơ hội tiến vào chiếm lại kinh thành. Cha tôi tức giận và quyết định cắt đứt tình nghĩa với tôi sau đó rút quân về nước.
Tôi ra cửa biển nơi Rùa Vàng rẽ nước đưa cha vợ tôi xuống biển để chuộc lỗi và mong cha quay về nhân gian tiếp tục trị vì đất nước. Ngày hôm sau, Rùa Vàng đưa người trở về, đất nước lại thái bình như chưa có chuyện gì xảy ra.
Tôi quay lại thủy cung gặp Mị Châu và xin vua Thủy Tề cho chúng tôi trở về sống cuộc sống bình thường. Chúng tôi đến chào vua An Dương Vương và chúc cha trị vì “bách tính dân an” và chúng tôi rời xa kinh thành, về cùng nhau sống ở vùng quê xa xôi không vướng bận những chuyện thị phi xung quanh.
3. Kết bài
Câu chuyện của chính mình mang đến cho tôi nhiều bài học quý giá về tình cảm và chuyện gia đình.
Ngoài Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 3, VnDoc hân hạnh gửi đến bạn đọc:
- Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 năm 2021
- Bộ đề Đọc hiểu văn bản học kì 1 lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn)
Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (1,5đ): Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3 (2đ): Theo quan điểm riêng của anh/chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì?
(Còn nữa…)
-----------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 có đáp án
- Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 10
- 20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10 Đề 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em học tập thật tốt.
Từ khóa » Nói Khoác Gặp Nhau Phương Thức Biểu đạt
-
Nói Khoác Gặp Nhau - 123doc
-
Tác Giả Muốn Phê Phán Thói Xấu Nào Của Con Người Qua Truyện Nói ...
-
Xác định Phương Thức Biểu đạt Chính Của đoạn Trích Trên
-
Đọc Văn Bản Sau Và Trả Lời Câu Hỏi: “QUẢ BÍ KHỔNG LỒ Hai Anh ...
-
Nói Khoác Gặp Nhau - Truyện Cổ Tích
-
Nói Khoác Gặp Nhau - Truyện Cổ Tích
-
Nói Khoác Là Gì?
-
Đọc Truyện Cười Sau Và Trả Lời Câu Hỏi. QUẢ BÍ KHỔNG LỒ Hai Anh ...
-
Đề 28 – Bộ đề Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn
-
[PDF] TUYỂN TẬP 101 ĐỀ ĐỌC HIỂU CÓ ĐÁP ÁN
-
đọc Truyện Cười "QUẢ BÍ KHỔNG LỒ" 1. Truyện Cười Phê Phán điều ...
-
Đề Khảo Sát Chất Lượng đầu Năm Môn Văn Lớp 10 Năm 2022 (Đề 9)
-
Soạn Bài Các Phương Châm Hội Thoại SBT Ngữ Văn 9 Tập 1