Đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn 7 Năm 2020-2021 Có đáp án

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng pdf Số trang Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng 5 Cỡ tệp Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng 216 KB Lượt tải Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng 2 Lượt đọc Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng 288 Đánh giá Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng 4.3 ( 16 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Đề thi môn Ngữ văn lớp 7 Đề kiểm tra HK1 Ngữ văn 7 Kiểm tra Ngữ văn 7 HK1 Đề thi HK1 môn Ngữ văn Ôn tập Ngữ văn 7 Ôn thi Ngữ văn 7 Đề thi Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng

Nội dung

UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc - Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá,lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 7- Tập I, nhà xuất bản Giáo dục -2020) Câu 1. (1,0 điểm) Em hãy cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Bài thơ đó được viết theo thể thơ nào? Câu 2. (0,5 điểm) Xác định các từ láy trong đoạn thơ? Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? Câu 4. (0,5 điểm) Có ý kiến cho rằng:“Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Phần II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật Thủy trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” – Khánh Hoài. (Sách giáo khoa Ngữ văn 7 – Tập I, nhà xuất bản Giáo dục -2020) Câu 2. (5,0 điểm) Hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý nhất. -----Hết ----Họ và tên học sinh:………………………………..….... Số báo danh:………………Lớp:……………….…… UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn : Ngữ văn lớp 7 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 4trang) Phần Câu I II Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 -Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”. 1,0 Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan. -Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật. Hướng dẫn chấm: 1 - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng tên bài thơ, tên tác giả được 0,5 điểm. - Học sinh trả lời đúng tên thể thơ được 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng ý nào, không cho điểm. -Các từ láy trong đoạn thơ trên là: lom khom, lác đác 0,5 Hướng dẫn chấm: 2 - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Nếu học sinh xác định đúng một trong hai từ láy trên cho 0,25 điểm. -Đoạn thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, 1,0 thấp thoáng sự sống của con người nhưng còn hoang sơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được nội dung như trên cho 1,0 điểm. 3 - Học sinh chỉ nêu được đoạn thơ tả cảnh Đèo Ngang thoáng đãng, hoang sơ mà heo hút cho 0,5 điểm. - GV có thể linh hoạt chấm theo cách diễn đạt của học sinh nếu thấy phù hợp. -Em có đồng ý với ý kiến đó. 0,5 - Nói “Qua Đèo Ngang” là bài thơ tả cảnh ngụ tình là vì: Bà Huyện Thanh Quan đã thông qua cảnh sắc thiên nhiên nơi Đèo Ngang để gửi gắm vào đó tâm tư, tình cảm, cảm xúc của bản thân.Đó là nỗi nhớ nhà, là tình yêu quê hương đất nước, tâm trạng hoài cổ. Tình 4 lồng trong cảnh, cảnh đậm hồn người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng mỗi ý cho 0,25 điểm. - Học sinh giải thích rõ ràng, thuyết phục: 0,25 điểm. - Học sinh giải thích chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: không cho điểm. Câu TẬP LÀM VĂN 7,0 Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thủy trong 2,0 văn bản“Cuộc chia tay của những con búp bê”- Khánh Hoài 0,25 1 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần biểu cảm. 0,25 1 2 c. Đảm bảo về nội dụng Học sinh có thể biểu cảm bằng nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: -Thủy là cô bé tội nghiệp, đáng thương nhưng lại hồn nhiên trong sáng, giàu lòng nhân hậu, vị tha. - Em thương cảm cho hoàn cảnh của Thủy, một cô bé đang học tiểu học đã phải nghỉ học,lo kiếm tiền.. - Em cảm động, khâm phục trước tình yêu, sự quan tâm của Thủy dành cho anh… -Thủy không chỉ lo cho anh mà còn lo cả cho những con búp bê.Thủy là cô bé nhân hậu biết bao!… - Em thầm cảm ơn khi thấy mình may mắn khi được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc! Hướng dẫn chấm: - Cảm nhận sâu sắc, lời văn mượt mà, cảm xúc chân thật:0,75 điểm. - Cảm nhận chưa sâu sắc lắm, cảm xúc còn khiên cưỡng, lời văn chưa trôi chảy:0,5 điểm. - Bài viết thiếu cảm xúc, lời văn thiếu sự liên kết, cảm nhận hời hợt thiếu sâu sắc:0,25 điểm. Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, cảm xúc. d. Chính tả, ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện tình cảm sâu sắc với đối tượng biểu cảm; có cách diễn đạt mới mẻ, có sự liên hệ về bản thân. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em thân yêu quý nhất. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài: giới thiệu được nhân vật, cảm xúc. Thân bài: biểu cảm về nhân vật. Kết bài: khái quát cảm xúc về nhân vật. b. Xác định đúng yêu cầu đặt ra trong đề. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ: 0,25 điểm. c. Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách, nhưng có bố cục rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, tư duy mạch lạc, đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu về đối tượng biểu cảm. Cảm xúc của em. Hướng dẫn chấm: 0,75 0,25 0,5 5,0 0,25 0,5 0,5 2 - Giới thiệu hấp dẫn, thuyết phục: 0,5 điểm - Giới thiệu chưa hấp dẫn, thuyết phục: 0,25 điểm Thân bài: *Biểu cảm về ngoại hình.(0,75 điểm) - Sơ lược về tên tuổi, hoàn cảnh sống, công việc của người thân ấy. - Biểu cảm về những chi tiết tiêu biểu của gương mặt, vóc dáng, đôi mắt, nụ cười, giọng nói (lưu ý: nên chọn những chi tiết đặc sắc, không miêu tả liệt kê như văn miêu tả mà phải gắn với tình cảm) -Tùy thuộc vào đối tượng biểu cảm mà chọn những chi tiết khác nhau. *Biểu cảm về tính cách, sở thích, lối sống, trang phục…(0,75 điểm) - Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống: - Nên chọn những nét đặc biệt trong tính cách, sở thích, lối sống của đối tượng để phân biệt người ấy với những người khác. Tránh viết rập khuôn nên đem hình ảnh thực tế của người thân mình vào một cách khéo léo. *Biểu cảm về cách đối xử của người thân với những người trong gia đình, đối với em và với mọi người(1,0 điểm) - Là trung tâm của sự hòa giải trong gia đình, là tiếng cười hạnh phúc mỗi khi có người ấy. - Người thân của em đã giúp đỡ em, yêu thương em thế nào (biểu cảm những việc làm cụ thể mà chọn 1 kỉ niệm ấn tượng thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người ấy với em). - Cách đối đãi của người ấy với hàng xóm, đồng nghiệp… - Vai trò và bài học mà đối tượng mang lại cho em. - Là người nuôi dưỡng, lo lắng, giúp đỡ em để em trưởng thành và có cuộc sống sung túc. - Là người thấu hiểu, cảm thông, nguồn động lực to lớn để em vượt mọi khó khăn. - Người dạy cho em bài học quý về cách sống. Hướng dẫn chấm: - Biểu cảm sâu sắc,đảm bảo các yêu cầu về nội dung lời văn mượt mà, bộc lộ được những suy nghĩ của bản thân, cảm xúc chân thật: 2,5 điểm. - Biểu cảm chưa sâu sắc lắm, cảm xúc còn khiên cưỡng, lời văn chưa trôi chảy: 2,0 điểm. - Bài viết thiếu cảm xúc, lời văn thiếu sự liên kết, cảm nhận hời hợt thiếu sâu sắc: 1,5 điểm. - Đúng kiểu bài, nội dung sơ sài: 1,0 điểm. - Không có kĩ năng làm văn biểu cảm: 0,5 điểm. Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, cảm xúc. Kết bài: Mở rộng vấn đề, tưởng tượng tình huống và hứa hẹn, mong ước. d. Chính tả, ngữ pháp 2,5 0,5 0,25 3 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc trong quá trình biểu cảm; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, trong quá trình biểu cảm; văn viết chặt chẽ, giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 0,5 10,0 4 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Đồ án tốt nghiệp Giải phẫu sinh lý Tài chính hành vi Atlat Địa lí Việt Nam Hóa học 11 Mẫu sơ yếu lý lịch Bài tiểu luận mẫu Lý thuyết Dow Thực hành Excel Đơn xin việc Trắc nghiệm Sinh 12 Đề thi mẫu TOEIC adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » đề Thi Ngữ Văn Lớp 7 Hk1 Năm 2019