Đề Thi Học Kì 2 Lớp 6 Môn Vật Lý Có đáp án
Có thể bạn quan tâm
Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý bao gồm đáp án và ma trận đề thi chi tiết chuẩn theo các mức độ nhận thức trong chương trình Vật lý 6. Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới nói chung và ôn thi kiểm tra cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 6 hiệu quả. Đồng thời đây cũng là tài liệu cho các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho các em học sinh.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về chi tiết nội dung kiểm tra, đáp án và bảng ma trận đề thi.
Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý
- Đề bài: Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 2 - Đề 1
- Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 - Đề 1
- Đề bài: Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 2 - Đề 2
- Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 - Đề 2
Đề bài: Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 2 - Đề 1
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: (3 điểm)
Câu 1. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là:
A. 0oC và 100oC. | B. 0oC và 37oC. |
C. -100oC và 100oC. | D. 37oC và 100oC. |
Câu 2. Nhiệt kế y tế có phạm vi đo nhiệt độ từ 35 đến 42 độ vì:
A. Nhiệt độ của cơ thể người ở trong khoảng nhiệt độ đó
B. Làm ngắn nhiệt kế cho tiện
C. Cho đỡ tốn tiền
D. Thủy ngân trong nhiệt kế không dâng cao được.
Câu 3. Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì:
A. Không khí tràn vào bóng. | B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt. |
C. Nước nóng tràn vào bóng. | D. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra. |
Câu 4. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn?
A. Để tiết kiệm thanh ray. | B. Để tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì nhiệt. |
C. Để tạo nên âm thanh đặc biệt. | D. Để dễ uốn cong đường ray. |
Câu 5. Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây?
A. Chất lỏng biến thành hơi. | B. Chất rắn biến thành chất khí |
C. Chất khí biến thành chất lỏng. | D. Chất lỏng biến thành chất rắn |
Câu 6. Giọt sương đọng trên lá cây vào ban đêm là do:
A. Hơi nước trong không khí ngưng tụ thành
B. Rễ cây hút nước đẩy lên
C. Lá cây tạo ra.
D. Hiệu ứng nhà kính
B. Tự luận (7 điểm).
Câu 7. (2 điểm) Sự nở vì nhiệt của các chất: lỏng, khí có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau?
Câu 8. (2 điểm) Nêu kết luận về sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy ví dụ.
Câu 9. (1,5 điểm) Tại sao những ngày nắng và lộng gió thì sản xuất được nhiều muối?
Câu 10.(1,5 điểm) Tại sao khi trồng chuối người ta lại phạt bớt lá đi?
Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 - Đề 1
Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | A | D | B | A | A |
Tự luận (7 điểm)
Câu 7:
- Giống nhau: các chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Khác nhau:
+ Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau.
+ Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau,
+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
Câu 8:
-Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.
- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.
-Ví dụ: Đúc tượng bằng đồng, làm nước đá, nến chảy thành nước
Câu 9:
- Nắng to (nhiệt độ tăng), lộng gió đều có tác dụng làm cho tốc độ bay hơi của nước nhanh hơn.
- Nước bốc hơi nhanh hơn nên ta thu được nhiều muối.
Câu 10:
Khi trồng chuối người ta phạt bớt lá đi để làm giảm sự thoát hơi nước của cây, cây sẽ không bị chết.
Đề bài: Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 2 - Đề 2
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí. | B. Rắn, khí, lỏng. |
C. Khí, lỏng, rắn. | D. Khí, rắn, lỏng. |
Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.D. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 3: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?
A. Quả bóng bàn nở ra.B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.C. Quả bóng bàn co lại.D. Quả bóng bàn nhẹ đi
Câu 4: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:
A. Đúc tượng đồng. | B. Làm muối. |
C. Sương đọng trên lá cây. | D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng. |
Câu 5: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:
A. Mặt phẳng nghiêng | B. Ròng rọc cố định |
C. Ròng rọc động | D. Đòn bẩy |
Câu 6: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là:
A. Sự đông đặc. | B. Sự ngưng tụ. |
C. Sự nóng chảy. | D. Sự bay hơi. |
Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật:
A .Tăng | B. Không thay đổi |
C. Giảm | D. Thay đổi |
Câu 8: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?
A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước.B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh.C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió.D. Vì cả ba nguyên nhân trên.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 9: Tính 45oC bàn bao nhiêu 0F?
Câu 10: Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao khi trồng cây người ta phải phát bớt lá?
Câu 11: Thế nào là sự nóng chảy thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ? Hãy giải thích hiện tượng những giọt nước đọng quanh ly nước đá
Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 - Đề 2
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | D | B | A | B | C | B | D |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1:
45oC = 32oF + (45x1,80oF)
= 32oF + 81oF
= 103oF
Vậy 45oC tương ưng 103oF
Câu 2:
- Sự bay hơi phụ thuộc 3 yếu tố: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng chất lỏng.- Khi trồng cây người ta phải phớt lá; để chống lại sự thoát hơi nước của cây.Câu 3:
- Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng là sự nóng chảy.- Sự chuyển thể từ lỏng sang rắn là sự đông đặc.- Sự chuyển thể từ lỏng sang hơi là sự bay hơi.- Sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng là sự ngưng tụ.- Hiện tượng những giọt nước bám quanh ly nước đá là hiện tượng hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ.
-----------------------------------------------
Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 6 các môn Toán, Văn, Sử, Địa, Vật Lý, Sinh, Tiếng Anh,..... và các dạng bài ôn tập môn Ngữ Văn 6, và môn Toán 6. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường THCS trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì 2 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.
Từ khóa » đề Vật Lý Lớp 6 Cuối Học Kì 2
-
Bộ 10 đề Thi Học Kì 2 Lớp 6 Môn Vật Lý Năm 2021 Tải Nhiều
-
Top 3 Đề Thi Học Kì 2 Lớp 6 Vật Lý Năm Học 2020 - 2021 Kèm đáp án
-
TOP 8 Đề Thi Kì 2 Môn Khoa Học Tự Nhiên 6 Năm 2021
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 6 Môn Lý - Mới Nhất
-
Top 5 Đề Thi Học Kì 2 Vật Lí Lớp 6 Chọn Lọc, Có đáp án
-
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 6
-
Bộ đề Thi Học Kì 2 Môn Vật Lý Lớp 6 Năm 2020 - 2021 - THPT Sóc Trăng
-
Bộ 3 Đề Thi Học Kì 2 Môn Vật Lý Lớp 6 Năm 2021 (Có đáp án)
-
Đề Thi Học Kì 2 Môn Vật Lý Lớp 6 Có đáp án
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 6 Môn Lý | - MarvelVietnam
-
Đề Thi Đề Thi Học Kỳ 2 Vật Lý Lớp 6 - Thư Viện Đề Thi - Đáp Án - Tìm
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 6 Môn Lý
-
Đề Thi Học Kỳ 2 Vật Lý Lớp 6 - Tìm đáp án
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 6 Môn Vật Lý Năm 2020-2021