Đề Thi Học Kì 2 Lớp 8 Môn Văn Có đáp án

Top 10 đề thi học kì 2 Văn 8 năm 2024 Sách mớiChân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diềuBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Đề kiểm tra Văn 8 học kì 2 năm 2024

Bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 năm 2024 tổng hợp 10 đề thi của bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Tài liệu bao gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Ngữ văn 8 giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án cho các em so sánh và đối chiếu sau khi làm xong. Sau đây mời các bạn tham khảo.

Lưu ý: Toàn bộ 10 đề thi và đáp án đều có trong file tải, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ

Hoặc các bạn có thể tải riêng từng bộ theo các link sau:

  • Bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
  • Bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
  • Bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều

1. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 CTST

1.1 Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 CTST - Đề 1

1.2 Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 CTST - Đề 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CÚC ÁO CỦA MẸ

Nhất Băng (Trung Quốc)

Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi. Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?”. Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần. Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn. Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên. Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế.

Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu. Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?”

Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V).

Các bạn bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V).

Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…(...) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa. Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần.

Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ.

Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”.

(Vũ Phong Tạo dịch, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 3/2011, tr.45-46)

Lựa chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 – 7:

Câu 1. Văn bản thuộc thể loại nào?

A. Truyện vừa

B. Truyện ngắn

C. Truyện dài

D. Truyện đồng thoại

Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Cả A và C

Câu 3. Nhân vật chính trong truyện là ai?

A. Là người con – nhân vật “cậu”

B. Là người mẹ

C. Là các bạn

D. Là nhà thiết kế bậc thầy

Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đầy đủ các sự việc chính có trong văn bản?

A. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ; mẹ qua đời, cậu vô cùng ân hận.

B. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ rồi chạy biến.

C. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu chạy biến; mẹ qua đời cậu vô cùng ân hận.

D. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ.

Câu 5. Vì sao tác giả đặt nhan đề cho văn bản là “Cúc áo của mẹ”?

A. Vì muốn ca ngợi hàng cúc áo với đường chỉ khéo léo của mẹ.

B. Vì muốn ca ngợi tấm lòng yêu thương con của người mẹ.

C. Vì muốn ca ngợi tính kiên cường của người con.

D. Vì muốn ca ngợi buổi trình diễn thời trang ấn tượng, xúc động.

Câu 6. Đâu không phải là lí do khiến nhân vật “cậu” quỳ sụp trước mặt người mẫu và òa khóc thống khổ khi tham gia buổi trình diễn thời trang?

A. Vì bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V) giống y chang chiếc áo mà mẹ cậu đã may cho cậu.

B. Vì cậu ân hận, xót xa, đau khổ trước hành động thiếu suy nghĩ của mình ngày trước với mẹ.

C. Vì cậu cảm nhận được sự khéo léo, tình yêu thương của mẹ.

D. Vì cậu muốn mẹ chứng kiến thành công của mình.

Câu 7. Tác dụng của thành phần trạng ngữ in đậm trong câu văn sau là gì?

“Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần”.

A. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt thời gian

B. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt nguyên nhân

C. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt cách thức

D. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt không gian

Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Vì sao người con lại cắt nát vụn chiếc áo mới mà mẹ tặng cậu làm quà sinh nhật.

Câu 9. Em có đồng tình với câu nói của nhân vật nhà thiết kế bậc thầy trong văn bản: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!” không? Vì sao?

Câu 10. Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện.

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết một bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích.

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời non nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta.

(Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)

Câu 1 (0,5 diểm) Bài thơ trên được viết bằng thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Thất ngôn bát cú luật Đường

D. Tứ tuyệt luật Đường

Câu 2 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là

A. tự sự.

B. biểu cảm.

C. nghị luận.

D. biểu cảm, nghị luận.

Câu 3 (0,5 điểm) Bài thơ được làm bằng luật bằng. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4 (0,5 diễm) Vần của bài thơ là:

A. tà-hoa.

B. tà-hoa-nhà.

C. tà-hoa-nhà-gia.

D. tà-hoa-nhà-gia-ta.

Câu 5 (0,5 điểm) Nhịp đúng của câu thơ cuối là:

A. 4/3.

B.34.

C. 4/1/1/1.

D. 2/2/1/1/1

Câu 6 (0,5 điểm) Câu 3 và Câu 4 của bài thơ có đặc điểm gì?

A. Hiệp vần với nhau.

B. Niệm với nhau.

C. Đối nhau.

D. Hai câu Đề.

Câu 7 (0,5 điểm) Bố cục của bài thơ là

A. 4-4.

B. đề-thực-luận-kết.

C. khai-thừa-chuyển-hợp.

D. A và B đều đúng.

Câu 8 (0,5 điểm) Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Cảnh Đèo Ngang cô liêu.

B. Lòng yêu nước.

C. Nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi của nhà thơ trước Đèo Ngang hoang vắng, dìu hiu và

tâm trạng nhớ nước, thương nhà.

D. Ý thức về chủ quyền lãnh thổ.

Câu 9 (0,5 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ đã học ở lớp 8 có trong hai câu thơ sau:

Lom khom dưới núi tiều vài chủ,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Câu 10 (1,0 điểm) Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày những việc làm cụ thể của bản thân để thể hiện lòng yêu nước.

II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Trong bài viết có kết hợp kể với hai yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Đáp án đề thi học kì 2 Văn 8 CTST - Đề 1

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

B

D

C

C

D

C

Câu 9 (0.5 điểm)

- Biện pháp tu từ: đảo ngữ

- Tác dụng: nhấn mạng cảnh Đèo Ngang vắng vẻ, đìu hiu; câu thơ gợi hình, sinh động, giàu âm hưởng

Câu 10 (1.0 điểm)

Biểu hiện của lòng yêu nước:

- Yêu gia đình, quê hương, đất nước

- Tự hào về truyền thống dân tộc

- Nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

a. Mở bài: giới thiệu được hoạt động xã hội sẽ kể

b. Thân bài:

- Hoạt động được kể lại theo ngôi thứ nhất

- Nêu được những thông tin cơ bản về hoạt động

- Kể lại chân thực sự việc theo trình tự hợp lí

- Sử dụng hợp lí yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm, hoặc kết hợp cả hai yếu tố này.

c. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của hoạt động

- Nêu được suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân

2. Đề thi học kì 2 Văn 8 KNTT 

2.1 Đề thi học kì 2 Văn 8 KNTT - Đề 1

Ma trận đề kiểm tra Văn 8 học kì 2

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

- truyện

5

0

3

1

0

1

0

60

- Nghị luận

2

Viết

- Nghị luận thuyết minh

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng số câu

5

1*

3

1*

0

1*

0

1*

11

Tổng điểm

2,5

0.5

1.5

2.0

0

2.5

0

1.0

10

Tỉ lệ %

30%

35%

25%

10%

100

Đề thi cuối kì 2 Văn 8 KNTT

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BIỂN ĐẸP

Buổi sáng nắng sớm. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,…. Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt. Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ,…. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là ?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 2. Khi nào thì: "Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên." ?

A. Buổi sớm nắng sáng.

B. Buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng.

C. Buổi sớm nắng mờ.

D. Một buổi chiều nắng tàn, mát dịu.

Câu 3. Trong câu: “Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm thẫm lại, khoẻ nhẹ, bồi hồi, như ngực bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.” Hình ảnh “ Những cánh buồm” được so sánh với hình ảnh “ngực bác nông dân” dựa vào đặc điểm nào để so sánh?

A. Ướt đẫm

B. Bồi hồi

C. Khoẻ nhẹ

D. Cả ba ý trên.

Câu 4. Câu: “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như ....” Từ đồng âm với tiếng “đục ” trong từ “ đỏ đục” là:

A. Đục ngầu.

B. Đục đẽo.

C. Vẩn đục.

D. Trong đục

Câu 5. Trong câu: “Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.” Sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Điệp ngữ

D. Ẩn dụ

Câu 6. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong câu sau : Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề.

A. Trong xanh – nhẹ nhàng, âm u – nặng nề.

B. Trong xanh – âm u , nhẹ nhàng – nặng nề.

C. Trong xanh – nặng nề , âm u – nặng nề.

D. Trong xanh – nặng nề, âm u – nặng nề.

Câu 7. Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển phần rất lớn là điều gì?

A.Do mây trời và ánh sáng tạo nên.

B. Do ánh sáng mặt trời chiếu vào.

C. Do thay đổi góc quan sát.

D. Do mây trời thay đổi

Câu 8. Văn bản miêu tả cảnh biển theo trình tự nào?

A. Không gian

B. Thời gian

B. C. Diễn biến tâm trạng

D. Thời gian, không gian

Câu 9. Phân tích giá trị biểu đạt của biện phá tu từ trong câu sau:

Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

Câu 10. Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của biển vào buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm?

II. Phần viết:

Viết bài văn giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Mời các bạn xem đáp án đề số 1 trong file tải về

2.2 Đề kiểm tra học kì 2 Văn 8 KNTT - Đề 2

ĐỀ KIỂM TRA CUỐIHỌC KÌ II

Môn Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Một gia đình nọ mới dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật!" - Cậu bé thốt lên “- Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thứ xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải.

Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹ “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi". Người mẹ đáp: “Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.

(Phỏng theo “Nhìn qua khung cửa sổ”, www.goctamhon.com)

Thực hiện các yêu cầu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2: Tại sao nói lời kể trong câu chuyện ở văn bản trên là của người kể chuyện giấu mặt?

A. Vì câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ nhất số ít.

B. Vì câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ nhất số nhiều.

C. Vì câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ ba.

D. Vì câu chuyện sử dụng kết hợp ngôi kể thứ nhất và thứ ba.

Câu 3: Chỉ ra phó từ trong câu văn: “Tấm vải bẩn thật!"?

A. Tấm vải

B. vải

C. bẩn

D. thật

Câu 4: Chủ đề của văn bản trên là:

A. Lối sống sẻ chia, giàu tình thương yêu

B. Đức tính trung thực

C. Sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực.

D. Lòng hiếu thảo

Câu 5: Lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi đã nhận xét: “Tấm vải bẩn thật!" và cho rằng “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thứ xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Nhìn cảnh ấy, thái độ của người mẹ như thế nào?

A. Đồng tình với nhận xét của con

B. Vẫn im lặng

C. Phản bác với nhận xét của con

D. Đứng dậy, đến giúp bà hàng xóm giặt tấm vải.

Câu 6: Theo em, tại sao khi cậu bé nói với mẹ: “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi", người mẹ không im lặng nữa?

A. Vì mẹ muốn giải đáp, giải thích để con hiểu rõ vấn đề.

B. Vì con cứ nói mãi về một sự việc.

C. Vì mẹ không muốn con coi thường bà hàng xóm.

D. Vì bà hàng xóm đã nghe thấy những lời bình phẩm của con.

Câu 7: Qua lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”, em thấy mẹ giải đáp, giải thích điều gì cho con?

A. Mẹ nói về công việc sáng nay mẹ làm với con.

B. Mẹ giải đáp, giải thích cho con hiểu điều cần thay đổi không phải là tấm vải hay người chủ của nó, điều cần thay đổi là khung cửa sổ nhà cậu bé.

C. Mẹ cho con biết mắt con nhìn không rõ.

D. Mẹ nhắc con phải thường xuyên lau kính cửa sổ nhà mình.

Câu 8: Qua những lời bình phẩm của cậu bé, em nhận thấy những tính cách nổi bật nào của nhân vật?

A. Cậu bé là người tinh ý, biết quan tâm, nhận xét thế giới quanh mình.

B. Cậu bé biết nghĩ tới giải pháp giúp người khác thay đổi

C. Cậu bé có cái nhìn chủ quan, đầy định kiến

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9. Theo em, thái độ sống tích cực sẽ mang lại cho chúng ta điều gì?

Câu 10. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu em rút ra được bài học gì cho mình?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách mà em yêu thích.

Đáp án đề thi học kì 2 Văn 8 KNTT - Đề 2

PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

1

A

0,5

2

C

0,5

3

D

0,5

4

C

0,5

5

B

0,5

6

A

0,5

7

B

0,5

8

D

0,5

9

- Có nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống

- Mang lại nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa

- Có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.

- Được quý trọng…

1,0

10

- Chúng ta cần rèn luyện một thái độ sống tích cực, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ, luôn giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, một niềm tin vào cuộc sống tương lai.

- Trước khi phê bình ai, ta nên kiểm tra trước phẩm chất cái nhìn của ta. Đừng xét nét, hẹp hòi với người khác cũng như đừng vội vàng đánh giá, kết luận về họ mà chưa soi lại cách nhìn nhận, đánh giá của mình…

1,0

a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về con người gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

Mở bài

- Giới thiệu về cuốn sách em yêu thích: cuốn “Cảm ơn nười lớn”.

Thân bài

* Nguồn gốc, xuất xứ:

- Cuốn sách thứ 44 của tác giả Nguyễn Nhật Ánh

- Xuất bản ngày 17 – 11 – 2018 bởi Nhà xuất bản trẻ.

- Sách xuất bản tại Việt Nam và một vài quốc gia trên thế giới

* Hình thức của cuốn sách:

- Sách hình chữ nhật: dài khoảng 20cm, rộng khoảng 13 cm

- Bìa sách nổi bật với màu vàng chanh xinh xắn và đầy ấn tượng.

- Dòng chữ trên cùng của bìa sách là tên tác giả “Nguyễn Nhật Ánh”.

-Tiếp theo là lời đề từ đầy thú vị của cuốn sách với cỡ chữ nhỏ hơn

- Tên sách được in với màu xanh lam dịu dàng “Cảm ơn người lớn”

- Cuối bìa sách là ảnh một bì thư màu xám vẽ các nhân vật đầy ngộ nghĩnh và tên nhà xuất bản.

- Bìa sau của sách cũng là màu vàng chanh nổi bật cùng tên truyện

- Gốc phải phía cuối in giá thành của sách cùng tem chống giả.

* Nội dung bên trong sách

- Sách có 264 trang

- Cuốn sách được chia làm 19 chương

- Bốn câu chuyện nhỏ được tập trung kể trong cuốn sách là câu chuyện tập bay, câu chuyện tập vẽ bản đồ, câu chuyện kinh doanh, truyện tranh giúp đỡ bạn và câu chuyện viết thư cho nhau.

- Các mẩu chuyện liên kết với nhau

- Nhân vật trong truyện: cu Mùi, Tí Sún, Hải Cò, Tủn,….

* Giá trị sách mang lại:

- Đưa người đọc về với những chân trời của kí ức tuổi thơ

- Cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới của tình yêu thương, lòng nhân ái ,về những bao dung của tình bạn, tình nghĩa xóm làng, tình thân gia đình.

- Bồi đắp, nuôi dưỡng thế giới tâm hồn con người

- Là món quà tặng thân thương và đáng trân trọng

* Sách trên thị trường:

- Nơi bán

- Giá cả

- Đánh giá của người đọc

* Cách giữ gìn và bảo quản sách

- Không để sách bừa bãi, nhẹ nhàng, tránh quăn mép

- Bọc bìa sách

- Lau bụi

3. Kết bài

- Cảm nghĩ, tình cảm của em dành cho cuốn sách

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, cách kể chuyện.

3. Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh diều 

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự “thông minh”?

Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường Super Awesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.

Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

Cùng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”… khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây… - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.

Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh một cách thông minh.

(Theo Thu Phương, Baomoi.com)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Văn bản thông tin

B. Nghị luận xã hội

C. Nghị luận văn học

D. Kí

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là:

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Biểu cảm

Câu 3. Đối tượng chính được nghị luận trong văn bản trên là:

A. Điện thoại thông minh (smartphone)

B. Công nghệ

C. Trẻ em

D. Người nghiện

Câu 4. Ở đoạn văn thứ 2, tác giả sử dụng thao tác lập luận nào?

A. Thao tác lập luận giải thích

B. Thao tác lập luận phân tích

C. Thao tác lập luận chứng minh

D. Thao tác lập luận bình luận

Câu 5. Trong văn bản, tác giả nhắc tới những “tác dụng phụ” nào của smartphone?

A. Thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây…

B. Chỉ biết “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya

C. Chỉ biết lướt facebook, đăng story

D. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”…

Câu 6. Trợ từ trong câu: “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”” là:

A. Cũng

B. chính

C. không ít

D. quá

Câu 7. Biện pháp tu từ sử dụng trong câu: “Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”…” là:

A. So sánh

B. Điệp ngữ

C. Ẩn dụ

D. Nói quá

Câu 8. Dòng nào sau đây là sai khi nói về nội dung văn bản trên:

A. Thực trạng tình hình sử dụng smartphone của giới trẻ

B. Đưa ra những số liệu cụ thể về tình trạng sử dụng smartphone của giới trẻ

C. Phủ định những ưu điểm của điện thoại thông minh

D. Đưa ra lời khuyên về việc sử dụng smartphone

Câu 9. (1.0 điểm) Em hãy giải thích nghĩa của 2 từ “thông minh” trong: “dùng điện thoại thông minh (1) một cách thông minh (2)”

Câu 10. (1.0 điểm) Bài học em rút ra từ văn bản trên là gì?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Em hãy viết bài văn giới thiệu về cuốn sách mà mình yêu thích nhất.

Đáp án đề thi Văn học kì 2 lớp 8 Cánh diều

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

A

C

D

B

C

B

Câu 9 (1.0 điểm)

- Nghĩa của từ thông minh (1) là khái niệm chỉ một kiểu điện thoại di động tích hợp nhiều tính năng. Điện thoại thông minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web wifi, các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy.

- Nghĩa của từ thông minh (2) chỉ cách người dùng sử dụng điện thoại, sử dụng để thực hiện được các yêu cầu công việc khác nhau một cách linh hoạt nhưng không lạm dụng quá mức dẫn đến lệ thuộc vào điện thoại, “nghiện” điện thoại.

Câu 10 (1.0 điểm)

Bài học: Cần sử dụng điện thoại thông minh đúng cách.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh

Mở bài giới thiệu được cuốn sách. Thân bài thuyết minh lần lượt các ý về cuốn sách. Kết bài nêu được ấn tượng hoặc đánh giá chung về cuốn sách.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Giới thiệu về một cuốn sách yêu thích

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

- Nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả; nêu cảm nhận hoặc ấn tượng nổi bật về cuốn sách để thu hút người đọc.

2. Thân bài

- Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/ đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó (gián tiếp hoặc trực tiếp)

4,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Mời các bạn xem tiếp đề số 2 trong file tải về

Từ khóa » đề Thi Văn Lớp 8 Hk2 Có đáp án