Đề Thi Học Kì 2 Lớp 9 Môn Văn Năm 2022 (6 Đề)

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 9 năm 2023 - 2024 tổng hợp 12 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề kiểm tra.

TOP 12 đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 9 năm 2023 được biên soạn nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập để các em đạt kết quả cao hơn trong kì thi kiểm tra học kì 2 sắp tới. Các đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn lớp 9 được biên soạn đầy đủ, nội dung sát với chương trình sách giáo khoa hiện hành. Đây cũng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 Toán 9, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 9.

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 - 2024

  • 1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Đề 1
  • 2. Đề thi Văn cuối kì 2 lớp 9 - Đề 2
  • 3. Đề thi cuối học kì 2 Ngữ văn 9 - Đề 3

1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Đề 1

1.1 Đề thi cuối kì 2 Văn 9

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

“Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.”

a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả?

b. Nêu một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên?

c. Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2: ( 1 điểm)

a. Hãy nêu tên các thành phần biệt lập đã được học.

b. Chỉ ra và nêu tên cụ thể thành phần biệt lập có trong đoạn văn sau đây:

“ Hồi còi thứ hai của chị Thao.Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu…”

(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung của đoạn thơ ở phần Đọc- hiểu , em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 9

A. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.

- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).

B. Đề và hướng dẫn chấm:

Phần

Hướng dẫn chấm

Điểm

I

I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm)

1a

-Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ

-Tác giả: Thanh Hải

0,5

1b

Học sinh có thể kể ra được một trong các biện pháp tu từ sau ( phải có minh chứng cụ thể)

-Điệp ngữ: Ta làm…Ta làm; Dù là…Dù là

- Liệt kê: Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm

- Điệp từ: Ta

- Hoán dụ: Tuổi hai mươi, tóc bạc

-Ẩn dụ: Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm

0,5

1c

Học sinh nêu được tác dụng phù hợp với biện pháp tu từ đã chọn trong nội dung của đoạn thơ

1,0

2a

- Kể tên các thành phần biệt lập:

+ Thành phần tình thái

+ Thành phần gọi-đáp

+ Thành phần cảm thán

+ Thành phần phụ chú

0,5

2b

- Xác định đúng thành phần biệt lập: Dường như

- Nêu đúng tên: Thành phần tình thái

0,25

0,25

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

II

1

2

Từ nội dung của đoạn thơ ở phần Đọc- hiểu , em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.

2,0

a. Đúng hình thức đoạn văn ( mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn).

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận trong đoạn văn.

0,25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ các dẫn chứng. có thể viết đoạn theo định hướng sau:

- Giới thiệu được vấn đề: Ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.

- Giải thích khái niệm lẽ sống cao đẹp.

- Đưa ra các biểu hiện của lẽ sống cao đẹp trong cuộc sống ngày nay.

- Bàn luận mở rộng vấn đề: Khi một con người sống mà không biết cống hiến, không biết cho đi thì những con người ấy sẽ như thế nào?

- Bản thân của em rút ra cho mình những bài học gì trong cuộc sống?

- Khẳng định ý nghĩa lẽ sống cao đẹp là cần thiết cho thế hệ trẻ ngày nay.

1,0

d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

Cảm nhận cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về đoạn thơ; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,5

c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

3,0

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

- Giới thiệu được cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

* Thân bài:

Khổ 1: Tín hiệu của cảnh vật chuyển từ hạ sang thu

-Sự biến đổi của thiên nhiên lúc chuyển mùa sang thu:

+ Những nét đặc trưng: Hương ổi, gió se, sương chùng chình

+ Sự kết hợp giữa các từ ngữ: Bỗng- phả-hình như

Vẻ đẹp của thiên nhiên được cảm nhận tinh tế từ những dấu hiệu vô hình, mờ ảo, rất hẹp và rất gần; thu đến một cách bất ngờ, đột ngột, không báo trước.

-Tâm trạng của nhà thơ ngỡ ngàng với những cảm xúc bâng khuâng.

Khổ 2: Đất trời chuyển mình sang thu

-Thời khắc giao mùa được cụ thể bằng những sắc thái đổi thay của cảnh vật:

+ Sông “ dềnh dàng” với dáng chậm chạp, thong thả như đang trầm xuống, không còn nữa dòng chảy dữ dội, cuồn cuộn trong ngày hè mưa lũ.

+ Hình ảnh đàn chim bắt đầu “vội vã” bay về phương Nam tránh rét.

+ Đám mây mùa hạ duyên dáng “vắt nửa mình sang thu”

Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc

-Tâm trạng của nhà thơ với những cảm nhận tinh tế, sâu sắc đã làm nên nét riêng cho mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam.

Khổ 3: Biến đổi của cảnh vật và những suy ngẫm có tính triết lí về cuộc đời.

- Vẫn là những hình ảnh quen thuộc nắng, mưa, sấm của mùa hạ nhưng mức độ đã vơi dần, ít dần, bớt bất ngờ. Thiên nhiên dần dần đi vào thế ổn định

+ Nắng hạ vẫn còn nhưng không chói chang.

+ Mưa cuối hạ vẫn còn nhưng đã vơi.

+ Sấm còn như cũng không còn rền vang nữa.

- Hai câu thơ cuối vừa có ý nghĩa tả thực vừa là một hình ảnh ẩn dụ gửi gắm những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời: Khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước mọi biến động bất thường của cuộc đời.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ, nhịp chậm, âm điệu nhẹ nhàng.

- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, sáng tạo trong việc dùng từ ngữ.

- Phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ độc đáo.

* Kết bài:

Đánh giá chung và nêu suy nghĩ, tình cảm của của bản thân về bài Sang thu.

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn thơ.

0,5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ

0,5

Tổng điểm

10,0

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Văn 9

Nội dung

Mức độ cần đạt

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc hiểu

Câu 1

- Ngữ liệu: văn bản nghệ thuật ( truyện hiện đại, thơ hiện đại Việt Nam)

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ 01 đoạn thơ, 01 đoạn văn/văn bản hoàn chỉnh.

+ Độ dài khoảng từ 4-8 câu thơ hoặc từ 5-7 câu văn.

+ Tương đương với văn bản HS đã được học chính thức trong chương trình lớp 9 HKII.

- Mùa xuân nho nhỏ

- Viếng lăng Bác

- Sang thu

- Nói với con

- Con cò

- Những ngôi sao xa xôi

-Bến quê

Câu 2

- Ngữ liệu: đoạn văn, đoạn hội thoại.

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ 01 đoạn văn hoặc 01 đoạn hội thoại.

+ Tương đương với những bài HS đã được học chính thức trong chương trình lớp 9 HKII

- Khởi ngữ

-Các thành phần biệt lập

-Nghĩa tường minh và hàm ý

-Liên kết câu và liên kết đoạn văn.

-Ôn tập tiếng Việt

-Tổng kết ngữ pháp

- Nhận diện tác giả, tác phẩm.

- Chỉ ra chi tiết biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

- Kể tên các thành phần biệt lập

-Chỉ ra được thành phần biệt lập và cho biết tên gọi cụ thể.

- Nhận biết thành phần chính, thành phần phụ của câu

- Hiểu được giá trị của biện pháp tu từ.

-Hiểu được ý nghĩa nội dung của đoạn thơ, đoạn văn đối với cuộc sống.

- Nêu nội dung của đoạn thơ, đoạn văn.

- Giải thích lỗi liên kết trong đoạn văn và chữa lỗi.

- Giải thích nội dung của hàm ý

-Nhận xét về lẽ sống của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ.

Tổng

Số câu

4

1

5

Số điểm

2,0

1,0

3,0

Tỉ lệ

20%

10%

30%

II. Làm văn

Câu 1: Nghị luận xã hội

- Khoảng 15-20 dòng giấy thi

- Trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ đọc hiểu ở phần I.

Viết đoạn văn

Câu 2: Nghị luận văn học

- Nghị luận về một đoạn thơ/ bài thơ.

Hoặc:

- Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi/ tác phẩm văn xuôi.

- Ngữ liệu:

+Mùa xuân nho nhỏ

+ Viếng lăng Bác

+ Sang thu

+ Nói với con

+ Con cò

+ Những ngôi sao xa xôi

+ Bến quê

Viết bài văn.

Tổng

Số câu

1

1

2

Số điểm

2,0

5,0

7,0

Tỉ lệ

20%

50%

70%

Tổng cộng

Số câu

4

1

1

1

7

Số điểm

2,0

1,0

2,0

5,0

10,0

Tỉ lệ

20%

10%

20%

50%

100%

Xem thêm bản đặc tả chi tiết trong file tải về

2. Đề thi Văn cuối kì 2 lớp 9 - Đề 2

2.1 Đề thi Văn cuối kì 2 lớp 9

I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:

“...Và tôi đem câu chuyện này kể lại với cha. Cha tôi cười, nói: “Câu nói này cha đã nghe lâu rồi. Hồi anh B con ở xóm trên đây ra làm nhà in cho ông T ở Quảng Nam. Ông T thấy anh B nhà nghèo mà cũng đi học, ổng nói: “Mày mà học hành gì, theo xách dép cho thằng C tao. Bao giờ đi thi nói nó thi giùm cho!”. Anh B con không nói không rằng. Anh cố gắng học. Kỳ thi tú tài anh B đậu còn anh C con ổng trượt mất. Bây giờ anh B con làm thầy giáo, còn anh T không biết làm gì ngoài đó? Sự đời là vậy đó con. Thôi con ráng học cho thật giỏi!…

Từ đó, tôi ra sức học hành, ngày đêm tìm tòi nghiên cứu sách, vở, báo chí… Tôi nhớ lời cha dặn là: Ở đời không có một nghề nào là tầm thường. Nghề nào cũng vinh quang. Nhưng muốn vinh quang thì phải thật sự giỏi. Bậc tiền bối đã nói: “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Con đừng vì câu nói của cha nó mà nhụt chí…

Không biết đằng sau câu nói của cha nó là một ác ý hay là một lời khích lệ bản thân tôi? Nhưng dù sao tôi cũng cảm ơn lời nói ấy. Nó đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn thử thách để đến đỉnh vinh quang.”

(PHẠM VĂN HOANH - Đằng sau câu nói - Hạt giống tâm hồn - Tuổi trẻ online 27/12/2012)

Câu 1: (0,5 điểm)

Xác định phương thức biểu đạt.

Câu 2: (0,5 điểm)

Chỉ rõ hai phép liên kết về hình thức.

Câu 3: (1,0 điểm)

Em có đồng ý với câu nói: “Ở đời không có một nghề nào là tầm thường”. Vì sao?

Câu 4: (1,0 điểm)

Cho biết thông điệp của đoạn trích.

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em được gợi ra từ mẩu chuyện trên.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận khổ thơ thứ hai bài “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Văn 9

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.Đọc hiểu

(3,0 điểm)

1

Tự sự kết hợp với nghị luận

0,5 đ

2

Phép lặp: cha - cha…, phép nối: nhưng (hoặc phép phép thế: thằng C – nó.)…

0,5 đ

3

Đồng ý. Vì nghề nào cũng đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nghề nào có ích cho xã hội là cao quý, là vinh quang. Không có nghề nào tầm thường mà chỉ có những kẻ lười biếng mới tầm thường.

0,5 đ

0,5 đ

4

Thông điệp: Ý chí và nghị lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn.

1,0 đ

II.Làm văn (7,0 điểm)

Câu1

(2,0 điểm)

1. Yêu cầu kĩ năng:

- Viết một đoạn văn nghị luận đúng nội dung, số câu quy định (từ 7-10 câu).

- Diễn đạt chính xác, chặt chẽ, rõ ràng, đúng chính tả.

0,5 đ

0,5 đ

2. Yêu cầu kiến thức:

a. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý chí và nghị lực của con người trong cuộc sống.

b. Triển khai luận điểm một cách hợp lý, đúng với kiểu văn bản nghị luận.

Có thể thực hiện nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý sau:

- Giới thiệu ý chí và nghị lực.

- Giải thích ý chí và nghị lực là gì? Vì sao trong cuộc sống phải có ý chí và nghị lưc?

- Vai trò, giá trị, biểu hiện của ý chí và nghị lực. (dẫn chứng cụ thể)

- Phê phán những biểu hiện thiếu ý chí và nghị lực.

- Bài học nhận thức bản thân.

0,25 đ

0,7 5 đ

Câu2

(5,0

điểm)

1. Yêu cầu về kỹ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ)

- Bài viết có bố cục ba phần, lời văn chính xác, rõ ràng hấp dẫn, đúng chính tả, ngữ pháp…

0,5 đ

0,5 đ

2. Yêu cầu về kiến thức:

a. Mở bài

- Sơ lược những nét chính về tác giả Y Phương cùng bài thơ Nói với con.

- Tóm tắt nội dung chính cũng như nghệ thuật của tác phẩm này.

- Tình cha con sâu nặng trong bài thơ, đặc biệt là ở khổ thơ cuối.

b. Thân bài:

Cảm nhận khổ cuối bài Nói với con

- Những lời nhắc nhở của cha với con luôn tự hào về dân tộc mình.

- Những hi vọng và ước mong cha gửi gắm cho con.

- Lời nhắn gửi con hãy luôn sống cao đẹp và hướng về quê hương.

c. Kết bài

- Khổ cuối bài “Nói với con” nói riêng, toàn bộ tác phẩm nói chung đều thấy tình cảm cha con sâu nặng.

- Những lời trao gửi mà cha nhắn nhủ chính là những gửi gắm tới thế hệ tiếp nối về truyền thống của dân tộc, về những phẩm chất cao đẹp và đáng quý của “người đồng mình”.

- Nêu suy nghĩ về vẻ đẹp của khổ thơ cuối bài thơ.

0,5 đ

1,0 đ

1,0 đ

1,0 đ

0,5 đ

2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 9

Nội dung

Mức độ cần đạt

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

I.Đọc hiểu

- Ngữ liệu: văn bản nghệ thuật

- Tiêu chí lựa chọn: Đoạn văn/ văn bản phù hợp với đối tượng học sinh.

- Nhận biết thể loại/ phương thức biểu đạt /từ loại/ biện pháp tu từ/… được sử dụng trong văn bản.

- Thu thập thông tin trong văn bản

- Khái quát chủ đề/ nội dung chính/vấn đề chính/…mà văn bản đề cập.

- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh/ chi tiết/ biện pháp nghệ thuật/… trong văn bản.

- Hiểu được quan điểm, tư tưởng,… của tác giả.

Tổng

Số câu/

Số điểm

Tỉ lệ

3c

2,0đ

2,0%

1c

1,0đ

10%

4c 4,0đ

30%

II.Làm văn

Câu 1:

Đoạn văn Từ 7- 10 câu

-Trình bày vấn đề đặt ra trong phần Đọc hiểu

Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội

Hiểu vấn đề

Viết

đoạn

văn

Số câu/

Số điểm

Tỉ lệ

Câu 1

0,5 đ

0,5%

Câu 1

1,0 đ

10%

Câu 1

0,5 đ

0,5%

1c

2,0đ

20%

Câu 2: Văn tự sự

Nhận biết đúng kiểu bài

-Bố cục rõ ràng, xây dựng tình huống hợp lý

Tạo lập văn bản

Trình bày mạch lạc, có cảm xúc sáng tạo

Số câu/

Số điểm

Tỉ lệ

Câu 2

1,5 đ

15%

Câu 2

1,0 đ

10%

Câu 2

1,5 đ

15%

Câu 2

1,0 đ

10%

1c

5,0đ

50%

Tổng cộng

Số câu/Số điểm

Tỉ lệ

5 Câu

4,0 đ

40%

3 Câu

3,0 đ

30%

1 Câu

2,0 đ 20%

1 Câu

1,0 đ 10%

6 c 10,0đ

100%

3. Đề thi cuối học kì 2 Ngữ văn 9 - Đề 3

3.1 Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 9

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1.( 2 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi

“ Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nóiVầng trăng cao đêm cá lặn sao mờÔi tiếng Việt như đất cày , như lụaÓng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hátKể mọi điều bằng ríu rít âm thanhNhư gió nước không thể nào nắm bắtDấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

(Trích bài Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ )

a- Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ ( 0,5 điểm).

b- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.( 1điểm)

c- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.( 0,5 điểm)

Câu 2: (1 điểm) Phát hiện và sửa chữa lỗi về phép liên kết câu trong đoạn văn sau:

“ Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Nhưng mây bò trên mặt đất. Tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi”

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1.( 2 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) bàn về một thói quen xấu cần phải được thay đổi trong giới trẻ ngày nay.

Câu 2.( 5 điểm) Em hãy phân tích khát vọng sống đẹp của nhà thơ trong hai khổ thơ sau:

“Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc”

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - Sách Ngữ văn 9 tập 2 trang 56)

3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Văn 9

Phần

Đáp án và biểu điểm

Điểm

I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm)

I

1a

- Thể thơ tự do.( HS nêu thể thơ 8 chữ vẫn cho 0,25điểm)

- Phương thức biểu đạt : Biểu cảm ( trữ tình)

0.25

0.25

1b

- Biện pháp tu từ tiêu biểu nhất được sử dụng trong đoạn thơ: so sánh

- HS chỉ ra được các câu thơ có biện pháp so sánh

- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

- Óng tre ngà và mềm mại như tơ……

Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

0.25

0.25

0,5 điểm

1c

Nội dung chính của đoạn thơ: Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.

0.5

2

Trong đoạn văn giữa câu 3 và câu 4 có quan hệ tương đồng chứ không đối lập nên dùng từ liên kết Nhưng” là sai.

Cách sữa: bỏ từ” Nhưng” giữa hai câu, viết hoa từ mây.

0.5

0,5

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

II

1

Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) bàn về một thói quen xấu cần phải được thay đổi trong giới trẻ ngày nay.

2.0

a. Đúng hình thức đoạn văn.(mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn)

0.25

b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn.

0.25

c.Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý. Có thể theo các ý sau:

- Trong cuộc sống bên cạnh thói quen tốt còn có những thói quen xấu có hại cho con người và xã hội.

- Những thói quen xấu đó có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá, ma túy, nghiện game......

-Nếu như giới trẻ không kiên định lập trường sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ.

- Cờ bạc, thuốc lá, ma túy .....là những thói hư tật xấu gây ra tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng , đạo đức, sức khỏe, kinh tế , nòi giống ....đây cũng là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.

-Tất cả những tập quán xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút con người.

- Giới trẻ muốn không bị biến thành nạn nhân của nó, mỗi chúng ta phải tự rèn luyện , tu dưỡng không ngừng trong học tập , trong lao động và phải nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội.

1.0

d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

0.25

e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

2

Em hãy phân tích khát vọng sống đẹp của nhà thơ trong hai khổ thơ sau:

“ Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc”

( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - Sách Ngữ văn 9 tập 2 trang 56)

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, vấn đề nghị luận

.Thân bài: Triển khai luận điểm khát vọng sống đẹp của nhà thơ

. Kết bài: đánh giá lại nghệ thuật, nội dung đoạn thơ , nêu suy nghĩ của bản thân

0.5

b. Xác định đúng nội dung vấn đề nghị luận: Hai khổ thơ thể nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.

0.5

c. Triển khai hợp lí nội dung trình tự của bài nghị luận

Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

- Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích hai khổ thơ trên.

- Giới thiệu nhận xét về hai khổ thơ trên (như đề bài đã nêu)

* Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đát nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha, làm “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời.

1. Ước nguyện được sống đẹp, sống có ích cho đời.

Muốn làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca à Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp ước nguyện của Thanh Hải.

Điệp ngữ “Ta làm…”, “Ta nhập vào…” diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.

- Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên giản dị.

+ “Con chim hót”, “một cành hoa”, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. ở khổ thơ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “hót chi mà vang trời”. ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình : đem cuộc đời mình hoà nhập và cống hiến cho đất nước.

2. Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường

- Nguyện làm những nhân vật bình thường nhưng có ích cho đời

+ Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “Một cành hoa”. Giữa bản “hoà ca” tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé, khiêm nhường.

- ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước.

- Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hoà ca chung.

+ Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, thể hiện thật xúc động điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.

+ Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người đọc, và lung linh trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuụoc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh tuý, dù nhỏ bé, cho đất nước, và phải không ngừng cống hiến “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người.

- Sự thay đổi trong cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người.

- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cía hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội.

- Ước nguyện dâng hiến ấy thật lặng lẽ, suốt đời, sống đẹp đẽ.

3.0

Nghệ thuật : Thể thơ 5 chữ , điệp ngữ , ẩn dụ…

- Ý nghĩa bài thơ.

- Liên hệ thực tế bản thân

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ

0.5

e. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận

0.5

Tổng điểm

10.0

3.3 Ma trận đề thi học kì 2 Văn 9

Nội dung

Mức độ cần đạt

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc hiểu

Câu 1

- Ngữ liệu: văn bản nghệ thuật./Văn bản nhật dụng.

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ 01 đoạn thơ

+ Độ dài 8 câu 63 chữ.

Câu 2:

- Ngữ liệu: một đoạn trích trong SGK Ngữ văn 9 tập II.

- Tiêu chí lựa chọn: Liên quan đến các kiến thức:

Nghĩa tường minh, hàm ý.

Khởi ngữ

Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Các thành phần biệt lập.

Tổng kết về ngữ pháp

- Nhận diện:

Thể thơ, phương thức biểu đạt.

- Chỉ ra chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ,... nổi bật trong đoạn thơ.

- Nêu chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính mà văn bản đề cập.

- Hiểu được quan điểm/ tư tưởng của tác giả.

- Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ,... trong văn bản.

- Hiểu được và lí giải được một số kiến thức tiếng Việt cơ bản.

Tổng

Số câu

2

2

4

Số điểm

1

2

3

Tỉ lệ

10%

20%

30%

II. Tập làm văn

Câu 1:

- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong xã hội

+ Nghị luận về hiện tượng đời sống

+ Nghị luận về tư tưởng đạo lý

Viết đoạn văn

Câu 2:

Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

Nghị luận về đoạn trích, tác phẩm truyện có liên quan đến các tác phẩm sau:

Tiếng nói của văn nghệ,

Mùa xuân nho nhỏ,

Viếng lăng Bác, Sang thu,

Nói với con, Những ngôi sao xa xôi.

Viết một bài văn nghị luận

Tổng

Số câu

1

1

2

Số điểm

2

5

7

Tỉ lệ

20%

50%

70%

Tổng cộng

Số câu

2

2

1

1

6

Số điểm

1

2

2

5

10

Tỉ lệ

10%

20%

20%

50%

100%

.................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Văn 9

Từ khóa » đề Thi Ngữ Văn Lớp 9 Hk2 Có đáp án