Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 8 Năm 2022

    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Giáo viên

        • Giáo án - Bài giảng
        • Thi Violympic
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Thi iOE
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Dành cho Giáo Viên
        • Viết thư UPU
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • Đố vui
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
        • Từ vựng tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
        • Từ điển tiếng Anh
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm VnDoc.com Lớp 8 Ngữ văn 8 Thi học sinh giỏi lớp 8 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 - 2023Ôn thi HSG lớp 8 Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ văn

  • Đề thi học sinh giỏi Văn 8 số 1
  • Đáp án đề thi học sinh giỏi Văn 8 số 1
  • Đề thi HSG Văn 8 số 2
  • Đáp án đề thi học sinh giỏi Văn 8 số 2
  • Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 8 số 3
  • Đáp án Đề thi học sinh giỏi Văn 8 số 3
  • Đề thi học sinh giỏi Văn 8 số 4
  • Đáp án đề thi học sinh giỏi Văn 8 số 4

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 tổng hợp các đề thi hay, giúp các em học sinh chuẩn bị ôn luyện và bổ trợ kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi sắp tới cũng như phát huy tư duy, năng khiếu về môn Ngữ văn. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô giáo ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi của mình. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Đề thi học sinh giỏi Văn 8 số 1

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài:120 phút

(Đề thi gồm : 01 trang)

Câu 1: (3 điểm).

Hãy viết về những điều em cảm nhận được từ câu chuyện dưới đây:

HOA HỒNG TẶNG MẸ

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một đứa bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá một bông hoa hồng đến hai đô-la. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên phần mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB trẻ, 2006)

Câu 2: (7 điểm)

Xuân Diệu khẳng định thơ hay là “hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.

Hãy chứng minh qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh.

HẾT

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

- Họ và tên thí sinh: ………………………………………………………

- Số báo danh: …………………………………..phòng thi………………

Đáp án đề thi học sinh giỏi Văn 8 số 1

Câu 1:

Yêu cầu học sinh viết một bài văn nghị luận xã hội và cần đảm bảo các ý sau đây.

- Tóm tắt câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.

- Rút ra ý nghĩa của câu chuyện: Hãy trân trọng và quý những giây phút được sống bên mẹ, hãy thực hiện lòng hiếu thảo một cách thật tâm, chân tình ,đừng thực hiện lòng hiếu thảo một cách quá muộn mằn, lòng hiếu thảo thật sự có thể làm thay đổi nhận thức và hành động của mỗi người…

- Phân tích, lí giải:

+ Câu chuyện kể về hai người con mua hoa tặng mẹ. Nó không đơn thuần chỉ có vậy, hai người con một lớn một nhỏ mua hoa trong hai hoàn cảnh khác nhau.

+ Dường như tình yêu ấm áp của cô bé dành cho người mẹ đã mất đã đánh thức được chàng trai, đưa anh về với những giá trị thực tại, và cũng vô tình đứa trẻ ấy để lại trong lòng người lớn những suy ngẫm sâu sắc hơn.

+ Anh nhận ra rằng đến một ngày nào đó mẹ anh cũng sẽ rời xa anh để bước đi sang bên kia thế giới và lúc ấy anh có muốn tặng những bông hoa đẹp nhất thì cũng không thể nào trao đến tay mẹ được nữa. Lúc này đây mẹ anh cần gặp anh chứ không phải là bó hoa mà anh gửi về. Đúng, bây giờ thì anh đã hiểu ra dù mình đã trưởng thành rồi nhưng vẫn có những phút giây vô tâm…đối với mẹ - người đã sinh thành và nuôi dưỡng anh nên người.- Liên hệ: Trong thực tế có nhiều người con hiếu thuận chăm sóc, phụng dưỡng, thờ cúng cha mẹ tử tế. Trong văn học: Bé Hồng trong đoạn trích: Trong lòng mẹ hay câu chuyện Sự tích hoa cúc…

- Đánh giá bình luận: Hiếu thuận và biết ơn cha mẹ là đạo lí tốt đẹp của con người, nhất là người Việt Nam, đạo lí ấy ngày nay vẫn được kế thừa, phát huy nhưng với một số người có phần bị mai một bởi đâu đó vẫn thấy những đứa con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ…cần phê phán lên án…

Câu 2:

1. Mở bài: Có thể mở bài theo nhiều cách nhưng phải:

- Dẫn dắt được vấn đề và hướng vào nhận định của Xuân Diệu về thơ hay phải là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.

- Khẳng định bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đúng với nhận định về thơ của thi sĩ Xuân Diệu.

2. Thân bài.

2.1 Giải thích nhận định

+ Xuân Diệu thật tinh tế khi quan niệm về thơ hay, thơ hay phải là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Hồn ở đây chính là nội dung, là tình cảm, là tấm lòng, là hiện thực và điều gửi gắm của tác giả vào bài thơ, còn xác là nghệ thuật thơ hay chính là hình thức thơ, là cấu tứ, thể thơ, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, hình ảnh thơ, là cái phản ánh nội dung của bài thơ. Có thể thấy quan niệm của Xuân Diệu thật toàn vẹn, đầy đủ và hài hòa về thơ hay, phải là một thi sĩ, một người am hiểu và từng trải về nghệ thuật mới có cái nhìn sâu sắc đến vậy.

+ Cái hồn trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh chính là tình cảm yêu nhớ quê hương của nhà thơ, tình cảm ấy hướng về vị trí địa lí, nghề nghiệp của làng, là cảnh dân làng ra khơi đánh cá, cảnh trở về, là hình ảnh con thuyền và những chàng trai miền biển đầy thơ mộng, là cánh buồm căng gió, là nỗi nhớ chơi vơi, da diết, còn xác trong bài thơ là thể thơ tám chữ, hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn, ngôn từ, giọng điệu trong sáng, thiết tha, là phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm và các biện pháp tu từ được sử dụng tinh tế, hài hòa.

2. 2. Chứng minh nhận định qua việc phân tích chi tiết bài thơ ( PT nội dung và nghệ thuật của tác phẩm)

* Nội dung bài thơ ( Đây là luận điểm chủ yếu: kết hợp phân tích cả nội dung và nghệ thuật).

+ Vị trí, nghề nghiệp: Hai câu đầu giới thiệu về vị trí rất đặc biệt và nghề chài lưới của làng quê tác giả.

+ Cảnh ra khơi đánh cá: Đó là cảnh rất đẹp, đầy khí thế với những hình ảnh thật đẹp và ấn tượng về thời tiết, con người, cánh buồm.

“ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

……………………………………….

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

- Thời tiết trong lành, sáng sủa, mát mẻ: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Con người khỏe mạnh: Dân trai tráng.

- Chiếc thuyền được so sánh và nhân hóa như: con tuấn mã rất hăng hái vượt trường giang.

- Cánh buồm là hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo được so sánh như mảnh hồn làng, nhân hóa như con người biết “Rướn thân trắng” để thâu góp gió.

+ Cảnh trở về thật ồn ào, đông đúc, yên bình, tươi vui, no đủ, một bức tranh ấm cúng, giàu sự sống, thơ mộng với lời cảm tạ chân tình của người dân chài.

“ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

……………………………………

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

- Hình ảnh người dân chài vừa tả thực vừa sáng tạo với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa vị xa xăm của biển.

- Con thuyền được nhân hóa như có một tâm hồn tinh tế biết nằm nghỉ ngơi và lắng nghe.

- Người viết có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương.

+ Nỗi nhớ quê hương: Biểu cảm trực tiếp với nỗi nhớ biển, cá, cánh buồm, thuyền, mùi biển… tất cả được cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê.

“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

………………………………………

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”

* Nghệ thuật ( luận điểm phụ)

- Quê hương là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Ngòi bút miêu tả thẫm đẫm cảm xúc. Hình ảnh, ngôn từ đẹp, bay bổng, lãng mạn, biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo thổi linh hồn vào sự vật.

- Sáng tạo hình ảnh thơ rất phong phú, chính xác, chân thực qua ngôn ngữ giản dị.

3. Kết bài

- Học sinh khái quát bài thơ và đánh giá nhận định

Đề thi HSG Văn 8 số 2

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.”

Câu 1 (1,0đ): Nêu câu chủ đề của văn bản.

Câu 2 (1,5đ): Từ đoạn văn trên, em hãy kể ra những “giá trị có sẵn tốt đẹp” của bản thân mình.

Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn giúp em nhận ra điều gì? (Trình bày bằng một đoạn văn).

II. Làm văn (6đ):

Cảm nhận về bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh.

Đáp án đề thi học sinh giỏi Văn 8 số 2

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (1,0đ):

Câu chủ đề của đoạn văn: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

Câu 2 (1,5đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

Giá trị có sẵn tốt đẹp của em là gì?

Em đã thể hiện giá trị đó như thế nào?

Em cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn?

Câu 3 (1,5đ):

Bài học rút ra sau đoạn văn:

Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó.

Sớm nhận ra những yếu điểm của mình và có biện pháp khắc phục chúng để hoàn thiện bản thân hơn.

Có ý thức rèn luyện lối sống lành mạnh, tốt đẹp.

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.

2. Thân bài

Câu 1: hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn lúc ở trong tù của Bác Hồ. Với tâm hồn thi sĩ như Bác thì một chút hoa và rượu là nguồn cảm hứng tuyệt vời để thi sĩ sáng tác nên cảnh thiếu thốn về vật chất này như một nỗi cực hình đối với nhà thơ.

Câu 2: trước cảnh thiếu thốn ở trong tù như thế nhưng cảnh đẹp giữa đêm khuya vắng vẻ đã làm tâm hồn Bác cũng phải xao xuyến khó mà hững hờ. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên.

Câu 3 + 4: Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Hai câu thơ được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ.

→ Bài thơ mang đến cho chúng ta cái nhìn, cách cảm về một góc độ khác của chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh sự thông minh, trí tuệ giúp nước nhà giành độc lập, Bác còn là một thi sĩ có tâm hồn bay bổng, hòa mình cùng với thiên nhiên, với cảnh đẹp dù trong hoàn cảnh éo le nhất.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 8 số 3

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3 điểm)

Từ bài thơ “Ông đồ”, em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên? Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về tác giả Vũ Đình Liên và văn bản “Ông đồ”?

Câu 2 (2 điểm)

Phân tích hiệu quả tu từ của đoạn thơ sau đây:

“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

Miền Nam đang thắng mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm thấy Bác cười”.

(Tố Hữu, Bác ơi!)

Câu 3 (5 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri là một trong những yếu tố gây hứng thú cho người đọc. Hãy chứng minh.

Đáp án Đề thi học sinh giỏi Văn 8 số 3

Câu 1:

Từ bài thơ “Ông đồ”, em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ Vũ Đình Liên: Lòng thương người và tình hoài cổ

Viết đoạn văn ngắn thuyết minh:

Vũ Đình Liên (1913 – 1996) thường được gọi là nhà thơ của "Ông đồ", một trong những bài thơ để lại nhiều âm vang nhất của phong trào Thơ Mới. Nếu phải kể tên 10 nhà thơ tiêu biểu nhất của trào lưu thơ ca này thì có thể chưa có tên ông. Nhưng nói đến 10 bài Thơ Mới tiêu biểu nhất thì không thể thiếu "Ông đồ". Bài thơ được đánh giá là "một bài thơ tuyệt tác" và được nhiều nhà nghiên cứu khai thác từ nhiều góc độ: nhịp thơ ngũ ngôn, tính bi kịch, triết lý về thời gian, tình thương người, nỗi buồn hoài cổ, cảm hứng bi ca… Bài thơ đã được dịch sang tiếng Pháp và xung quanh nó có biết bao là đối thoại. Các bạn văn gọi Vũ Đình Liên là Ông đồ. Ông cũng tự nhận mình là "Ông đồ hiện đại" (lettre moderne). Theo Hoài Thanh, "Ông đồ" là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng tình thương người và lòng hoài cổ và có thể nó còn là hợp lưu của nguồn cảm hứng thứ ba, đó là nghề dạy học. Vũ Đình Liên là một nhà giáo lâu năm. Bên cạnh việc làm thơ, ông còn viết nhiều sách giáo khoa. Cùng với một số người bạn cũng là nhà giáo, các ông thành lập Nhóm Lê Quý Đôn viết lịch sử văn học từ những năm 60 của thế kỷ trước và dịch các tác phẩm văn học Pháp. Hơn nửa thế kỷ dạy học, năm 1990 ông được nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

Tham khảo thêm: Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Câu 2:

"Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng mơ ngày mở hội

Rước Bác vào thăm thấy Bác cười"

Gợi ý: Chỉ ra phép tu từ nói giảm, nói tránh trong câu thơ, tác giả Tố Hữu dùng từ "đi" để chỉ việc Bác Hồ đã mất.

Phân tích: Nhằm làm giảm đi nỗi đau, sự mất mát quá lớn của dân tộc Việt nam trước sự ra đi của Bác Hồ- vị Cha già của dân tộc ⇒ Con người khó có thể tin và chấp nhận sự thật này, nỗi mất mát này, nên lần theo sỏi quen, đến bên thang gác,… mà vẫn thảng thốt cất lên tiếng hỏi. Câu hỏi đưa ra mà không có câu trả lời, giống như một lời nghẹn đắng, một nỗi nức nở trào dâng trong xúc cảm của người nghệ sĩ: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” Những câu thơ tiếp theo mở ra một không gian tươi sáng của mùa thu, sự náo nức chiến thắng của miền Nam và ước vọng được “rước Bác vào thăm, thấy Bác cười” càng nhấn mạnh, khẳng định sự mất mát, nhói đau khi không còn Bác.

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ "Bác ơi!" của Tố Hữu và nói lên cảm nghĩ của em

Câu 3:

Bài tham khảo 1:

Truyện kể về cuộc sống của những người họa sĩ nghèo nhưng lại rất giàu về lòng yêu thương, nhân từ và độ lượng.

Đọc “Chiếc lá cuối cùng” chúng ta không chỉ bị cuốn hút bởi những tình cảm cao thượng của chính những con người nghèo khó như Xiu, Bơ- men và kiệt tác của bác Bơ- men mà còn bị cuốn hút bởi nghệ thuật xây dựng truyện hết sức độc đáo của tác giả: Nghệ thuật đảo ngược tình huống của truyện.

Trong truyện, tác giả đã hai lần đảo ngược tình huống. Đọc từ đầu cho đến gần hết truyện, người đọc chứng kiến được nỗi tuyệt vọng, chán đời của Giôn-xi ngày càng tăng. Cơn bệnh sưng phổi cùng với cuộc sống nghèo khổ là nguyên nhân của nỗi tuyệt vọng ấy. Giôn –xi nằm đếm những chiếc lá thường xuân đang rụng dần ngoài kia qua khung cửa sổ và thầm nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân trên bức tường kia rụng hết cũng là lúc cô từ giã cuộc đời này.

Người đọc lo âu, thương cảm cho nỗi tuyệt vọng ấy. thế nhưng đến cuối truyện, nỗi tuyệt vọng của Giôn-xi đã được thay bằng niềm yêu đời, yêu cuộc sống và bệnh tật cũng dần qua cơn nguy hiểm. Bạn đọc như thở phào nhẹ nhõm, sự lo âu giờ không còn nữa. Đó là lần đảo ngược tình huống thứ nhất. Vậy lần đảo ngược tình huống thứ hai là gì? Trong câu chuyện, cụ Bơ- men mặc dù đã lớn tuổi nhưng so với Giôn-xi sức khỏe của cụ hơn hẳn. Trong cuộc đời họa sĩ của được. Trong đêm mưa gió, bão bùng, tuyết rơi dày đặc khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống, cụ đã bất chấp thời tiết vẽ nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”. Bức tranh chính là khát vọng, là ao ước chân chính của người học sĩ. Điều quan trọng hơn là bức tranh ấy đã chứa đựng không biết bao nhiêu tình cảm nồng ấm, sự hy sinh thầm lặng. Nó không chỉ vẽ bằng đường nét, màu sắc mà còn được vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu. Bức tranh ấy đã đem lại sự sống cho Giôn- xi nhưng cũng chính vì nó, vì lòng thương người mà cụ Bơ-men phải từ giã cuộc đời. Cái chết của cụ làm cho mọi người phải sửng sốt, ngậm ngùi, xót xa.

Đó là hai lần đảo ngược tình thế. Nhờ nghệ thuật này tạo nên sự bất ngờ, hứng thú cho ngườiđọc. Cái thú vị, độc đáo của tác phẩm chính là ở đó. “Chiếc lá cuối cùng” là tác phẩm thành công cả nội dung lẫn nghệ thuật. Phải chăng tác phẩm là tiếng lòng của chính nhà văn. Tình yêu thương, sự hy sinh của cụ Bơ-men cũng chính là tình cảm của tác giả dành cho những người nghèo khổ trong xã hội. Qua tác phầm cho ta hiểu và thấm thía rằng cuộc sống không có gì quí bằng tình yêu thương, tình yêu thương sẽ trường tồn bất diệt trong thời gian.

Bài tham khảo 2:

Lần đảo ngược tình huống thứ nhất diễn ra với Giôn – xi. Nghèo túng lại ốm nặng, cô luôn luôn khẳng định mình sẽ chết khi cây thường xuân rụng hết lá. Thấy thân cây chỉ còn vài ba lá mong manh, Giôn-xi và Xiu đều nghĩ sang mai sẽ chẳng còn chiếc lá nào bám trên cành. Vì vậy, Xiu đã kéo mành với tâm trạng chán nản. Cô hoàn toàn bất lực trước thái độ quả quyết của Giôn-xi. Bạn đọc đều nghĩ cứ cố chấp như vậy Giôn-xi sẽ chết. Nhưng hai lần vào đúng cái lúc ai cũng tin lá thường xuân rụng hết thì một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, Lần thứ nhất, Ơ hen-ri viết: “ Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và bao cơn gió phũ phàng… “Vẫn còn một chiếc là thường xuân bám trên bức tường gạch”. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu. Giôn-xi nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, và khẳng định: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách. Lại một ngày, một đêm mưa gió phũ phàng nữa trôi qua. Sáng hôm sau, Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên. Lần thứ hai, cả người trong truyện và ngoài truyện đều sửng sốt, thở phào nhẹ nhõm “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá đã chiến thắng được thời tiết, tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu một sinh linh, thức tỉnh khát vọng sống, khát vọng nghệ thuật của Giôn-xi. Cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Ngày sau khi hồi sinh, Giôn-xi bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Vậy là Giôn-xi đã từ cõi chết trở về sự sống

Sự đảo ngược tình huống còn diễn ra đối với cụ Bơ-men. Khác Giôn-xi, lâu nay, cụ vẫn khỏe mạnh. Thế mà, thật bất ngờ, hai ngày sau khi Giôn-xi hồi sinh, cụ lại ra đi cũng bởi căn bệnh viêm phổi. Giống như lão Hạc, sau khi cụ Bơ-men chết, người ta mới hiểu hết tấm lòng cao thượng của người nghệ sĩ đã từng thất bại trong đường đời. Thì ra ngay trong khi làm mẫu cho Xiu, cụ Bơ-men đã có một quyết định táo bạo. Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Để thực hiện giải pháp tình thế ấy, cụ Bơ men đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Có lẽ cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của đời mình. Vẽ chiếc lá, cụ không nhằm lưu danh nghệ sĩ. Điều đáng quan tâm lúc đó là làm thế nào để Giôn-xi thôi không bị ám ảnh bởi quy luật của tạo hoá, giúp cô tiếp tục vươn lên giữa cuộc đời. Giôn-xi đã hồi sinh nhờ nhận ra sức sống mãnh liệt của chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha và đức hy sinh. Truyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng chỉ là một bức vẽ nhưng nó đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người. Tác phẩm cuối cùng của người họa sĩ già nằm ngoài dự đoán của công chúng. Nhưng hiệu quả mà nó thì vô cùng lớn lao. Chính vì thế nó thành kiệt tác.​Qua hai lần đảo ngược tình huống, truyện "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri xứng đáng là kiệt tác.

Đề thi học sinh giỏi Văn 8 số 4

Câu1:(3 điểm)

Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu:

Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời,hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!” Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.

Câu2:(2 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ (Ngữ văn 8, tập 2) tràn đầy cảm xúc lãng mạn". Em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

Câu3:(5 điểm)

Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao viết:

“…Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ các nhân vật: Lão Hạc, ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư trong tác phẩm “Lão Hạc”, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Đáp án đề thi học sinh giỏi Văn 8 số 4

CÂU

YÊU CẦU-NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Câu1:

(3 điểm)

- Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì.

- Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta. Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li.

- Nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối

Câu2:

(2điểm)

Nêu được nội dung cơ bản sau:

- Bài thơ “Nhớ rừng” là bài thơ hay của Thế Lữ, nhưng cũng là bài thơ hay của phong trào Thơ Mới. Điểm nổi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát vọng và cảm xúc. Người nghệ sỹ lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám- 1945 cảm thấy cô đơn, tù túng trong xã hội bấy giờ nhưng bất lực, họ chỉ còn biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng chìm đắm vào trong đời sống nội tâm tràn đầy cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, gò bó và sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bầy những cảm xúc thiết tha mãnh liệt, nhất là nỗi buồn đau.

- Cảm xúc lãng mạn trong bài thơ nhớ rừng được thể hiện khá rõ ở những khía cạnh sau: (1 điểm).

+ Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ bằng một cảm giác trào dâng mãnh liệt. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong bài thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm.

+ Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hòm thiêng khi sa cơ lỡ vận.

Câu3:

(5 điểm)

A. Yêucầuchung:

Thểloại:Giải thích kết hợp chứng minh.

Nộidung:Cách nhìn, đánh giá con người cần có sự cảm thông, trân trọng con người.

B. Yêucầucụthể

1.Mởbài:

-Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể.

-Đặt vấn đề: Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên.

2.Thânbài (4điểm)

Giải thíchnộidungcủađoạnvăn:

+ Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam

Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:

- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.

Chứng minhýkiếntrênquacácnhânvật:

+ Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc

hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm

- Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàmrồi”.

- Bán chó rồi thì đau đớn, xót xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.

- Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…

- Từ chối gần như hách dịch mọi sự giúp đỡ. - Xin bả chó.

+ Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cholãochết!Aibảolãotiềnchịukhổ!Lãolàmlãokhổchứai…”,vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc Thịgạtphắtđi”.

+ Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.

+ Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để choxơimộtbữa…lãovớitôiuốngrượu”:Cuộcđờicứmỗingàycàngthêmđángbuồn…”Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài:

- Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị.

- Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợtôikhôngác,nhưngthịkhổquárồi.Mộtngườiđauchâncáinọcnàoquênđượccáichânđaucủamìnhđểnghĩđếnmộtcáikhácđâu?cáibảntínhtốtcủangườitabịnhữngnỗilolắng,buồnđau,íchkỉchelấpmất…”.ôngbiếtvậynênChỉbuồnchứkhônggiận”.

Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời, con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộ định hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này.

3. Kết bài:

-Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả.

-Suy nghĩ của bản thân em...

..............................

Để chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi môn Văn, ngoài việc ôn luyện lý thuyết, các em học sinh cần thực hành luyện đề đề làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Các bạn có thể tham khảo thêm những đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 8 khác tại mục Thi học sinh giỏi 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp đề thi HSG lớp 8 tất cả các môn, là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi sắp tới của mình đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết 135 148.917 Bài viết đã được lưu
  • Chia sẻ bởi: Cu Bin
  • Nhóm: Sưu tầm
  • Ngày: 23/08/2024
Tải về Chọn file muốn tải về:

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 - 2023

105 KB 27/06/2017 3:23:00 CH
  • Tải file định dạng .DOC

    10/01/2018 10:57:51 CH
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này! 79.000 / tháng Mua ngay Đặc quyền các gói Thành viênPROPhổ biến nhấtPRO+Tải tài liệu Cao cấp 1 LớpTải tài liệu Trả phí + Miễn phíXem nội dung bài viếtTrải nghiệm Không quảng cáoLàm bài trắc nghiệm không giới hạnTìm hiểu thêm Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%2 Bình luậnSắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để Gửi
  • Toàn Yamaha Toàn Yamaha hữu ích Thích Phản hồi 1 04/12/20
  • Trúc Lê Trúc Lê

    để thử trúng tủ ko

    Thích Phản hồi 3 15/04/23

Tham khảo thêm

  • Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 8 huyện Việt Yên, Bắc Giang

  • Sử dụng sơ đồ Hoocne (Horner) để chia đa thức

  • Hãy nêu suy nghĩ của em về trang phục của giới trẻ hiện nay

  • 11 Bài Nghị luận trang phục và văn hóa mới nhất

  • Nghị luận xã hội về tình cảm giữa Cha mẹ và con cái

  • Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 phòng GD& ĐT Thanh Oai

  • Nghị luận về phương pháp Học đi đôi với hành

  • Bộ 75 đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8

  • 7 bộ đề thi học sinh giỏi tỉnh toán lớp 8

  • Nghị luận về quyền tự do ngôn luận ở học sinh

🖼️

Gợi ý cho bạn

  • Bài tập Động từ khuyết thiếu có đáp án

  • Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 - 2023

  • Tổng hợp 180 bài tập viết lại câu có đáp án

  • Được 18-20 điểm khối A1 kỳ thi THPT Quốc gia 2022, nên đăng ký trường nào?

  • Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 6 - Số học - Tuần 1 - Đề 1

  • Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2015 huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

  • 7 bộ đề thi học sinh giỏi tỉnh toán lớp 8

Xem thêm
  • Lớp 8 Lớp 8

  • Ngữ văn 8 Ngữ văn 8

  • Thi học sinh giỏi lớp 8 Thi học sinh giỏi lớp 8

🖼️

Thi học sinh giỏi lớp 8

  • Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022 - 2023

  • Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 phòng GD& ĐT Thanh Oai

  • Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 8 huyện Việt Yên, Bắc Giang

  • Bộ 75 đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8

  • 7 bộ đề thi học sinh giỏi tỉnh toán lớp 8

  • Sử dụng sơ đồ Hoocne (Horner) để chia đa thức

Xem thêm

Từ khóa » De Thi Hsg Văn 8 Theo Cấu Trúc Mới