Đề Thi HSG :Cái đẹp Mà Văn Học đem Lại Không Phải Là Cái Gì Khác ...

Skip to content
  • Tài liệu văn hay
Đề thi HSG :Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật

Đăng bởi Mẫu Văn · Ngày 03/10/2022

Đề thi HSG:Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật

Hướng dẫn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

HẢI DƯƠNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN THI: NGỮ VĂN

Ngày thi: 04/10/2018

Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

(Đề gồm có: 02 câu, 01 trang)

Câu 1 (4,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng:“Hãy quên mình đi để yêu thương người khác sâu sắc hơn”. Nữ sĩ Quỳnh Dao trong một bài tản văn có nói: “Chỉ khi nào bạn biết tôn trọng và yêu thương chính mình thì bạn mới thực sự biết yêu thương, quý trọng người khác một cách sâu sắc.”

Suy nghĩ của anh/chị về những ý kiến trên.

Câu 2 (6,0 điểm)

“Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.” (Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, trang 57)

Anh/chị hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề bằng một số tác phẩm Thơ mới đã học.

……………..Hết……………

Họ và tên thí sinh:…………………………….Số báo danh:………………………

Chữ ký giám thị 1:………………………Chữ ký giám thị 2:……………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ TÀO TẠO

HẢI DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN THI: NGỮ VĂN

(Đáp án gồm 02 câu, 04 trang)

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

Lưu ý: Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (4,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng:

Thí sinh nắm vững và biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.

Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, lí lẽ thuyết phục….

Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục và cần tập trung làm rõ những nội dung cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm
1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 0,25
2 Giải thích 1,0
– -Ý kiến 1 nhắc nhở “hãy quên mình”, biết kìm nén, gác lại cái Tôi cá nhân để tình yêu thương ở mức độ “sâu sắc hơn”.

-Ý kiến 2 nhấn mạnh biết “tôn trọng và yêu thương chính mình”, đề cao và trân quí bản thân; từ “chỉ khi nào” khẳng định đó là yếu tố cơ sở để mỗi cá nhân biết “thực sự” yêu thương người khác – thể hiện trọn vẹn, đầy đủ và bản chất nhất của sự yêu thương.

=> Hai ý kiến trên đề cập đến lòng yêu thương người khác một cách sâu sắc, tình yêu thương không chỉ dành cho người thân mà còn cho cả những người xung quanh một cách sâu lắng, mãnh liệt.

– Mối quan hệ của hai ý kiến:

+ Hai ý kiến không đối lập mà có sự bổ sung cho nhau, phản ánh hai cách ứng xử khác nhau của mỗi cá nhân với bản thân để hướng tới một tình cảm nhân văn cao đẹp. Nhận định nhắc nhở, gợi mở cho mỗi người những con đường khác nhau để yêu thương mọi người một cách sâu sắc nhất.

+ Cả hai ý kiến đều đúng, đều là những lời khuyên thấm thía: Muốn yêu thương người khác, trước hết cần yêu thương, trân trọng bản thân mình; nhưng trong những hoàn cảnh cụ thể, cần biết quên mình để yêu thương người khác.

3 Lý giải vấn đề 2,0
3.1. Tại sao phải biếtquên mình đi để yêu thương người khác một cách sâu sắc hơn”? 1,0
– Bởi lẽ:

+ Cuộc sống không thể thiếu vắng tình yêu thương, bản chất của sự yêu thương là san sẻ, độ lượng, bao dung, hi sinh…

+ Nhưng cái Tôi của mỗi người đôi khi lớn đến mức người ta không còn biết đến ai ngoài chính mình.

+ Mặt khác, lợi ích cá nhân của mỗi con người luôn là cái thiết thực, hấp dẫn khiến người ta thường sống cho mình hơn là hi sinh cho người khác, nhất là khi đang gặp khó khăn.

– Quên mình để sống mình vì mọi người mới đặt lợi ích của người khác cao hơn lợi ích, quyền lợi của chính mình, chấp nhận sự thiệt thòi về mình…

– Quên mình mới có thể hi sinh, nhường nhịn, cống hiến cho mọi người, cho cuộc đời một cách tự nguyện, thành tâm.

3.2. Tại sao “Chỉ khi nào biết yêu thương quý trọng chính mình, chúng ta mới có thể yêu thương quý trọng người khác một cách sâu sắc.”? 1,0
– Biết yêu thương quý trọng chính mình nghĩa là đề cao và quý trọng những giá trị tốt đẹp của mình, biết giữ gìn những gì thuộc về chính mình.

– Biết yêu thương quý trọng chính mình là cơ sở hiểu thấu giá trị của người khác, biết trân trọng những gì thuộc về người khác.

– Yêu thương, trân trọng bản thân là cảm xúc chân thành nhất, là cội nguồn nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ khác như: nâng niu, kính trọng, quí mến những giá trị tốt đẹp của mọi người xung quanh; bao dung tha thứ khi người khác mắc sai lầm; xúc động, cảm thương khi thấy người khác gặp khó khăn, hoạn nạn….

– Có sự đồng cảm, nảy sinh cảm xúc với người khác như với chính bản thân mình đã trải nghiệm: “Thương người như thể thương thân”.

– Khi vô cảm với bản thân, tâm hồn cũng sẽ chai lỳ, dửng dưng với mọi người xung quanh. Nếu có tình yêu thương với người khác cũng chỉ là tình cảm giả dối, hời hợt, xáo rỗng, gượng gạo mà thôi.

* (Lưu ý: Mỗi luận điểm trên đều có dẫn chứng kết hợp với lý lẽ để làm sáng tỏ. Dẫn chứng phải tiêu biểu, toàn diện, xác đáng)

4 Liên hệ, mở rộng: 0,5
– Phê phán những người chưa biết quên mình trong mối quan hệ với mọi người, hoặc những người chưa biết trân trọng mà coi thường bản thân…

– Quên mình để yêu thương con người, khác với đánh mất bản thân mình; Yêu thương tôn trọng bản thân khác với sự vị kỉ.

5 Đánh giá, rút ra bài học 0,25
– Quên mình và yêu thương, quý trọng chính mình để yêu thương, quý trọng người khác một cách trọn vẹn, sâu sắc hơn.

– Từ quan niệm trên đặt ra vấn đề cần làm gì để có cách ứng xử nhân văn và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp….

Câu 2 (6,0 điểm)

Xem thêm: Kiến thức làm phần đọc – hiểu trong đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

a.Về kỹ năng

Thí sinh tạo lập được một bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

  1. Về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm
1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 0,25
2 Giải thích 0,50
Cái đẹp mà văn học mang lại: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.

Cái đẹp của sự thật cuộc sống: cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực.

Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm để rồi khắc họa qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo; tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp…

=> Ý nghĩa khái quát: Khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn đối với việc khám phá sáng tạo cái đẹp.

3 Lý giải vấn đề 1,0
– Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: lấy cái đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác. Mọi sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống.

– Tác phẩm văn học chỉ có thể làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng giá trị thẩm mỹ: khả năng văn học phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước vẻ đẹp đó.

– Giá trị thẩm mĩ của văn học được thể hiện ở nội dung: mang lại cho người đọc vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa trong nội tâm con người…

– Cái đẹp trong nghệ thuật còn thể hiện ở hình thức, được biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật riêng biệt độc đáo, không lặp lại, sự sáng tạo các yếu tố nghệ thuật phong phú…

=> Nhận định đúng đắn, sâu sắc, khẳng định tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính. Đồng thời, nhận định cũng đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của cuộc sống nhưng đó không phải là cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp chân – thiện – mĩ.

4 Giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu lựa chọn để phân tích.

– Lựa chọn được ít nhất hai tác phẩm Thơ mới có giá trị thẩm mỹ trong chương trình THPT đã học để làm sáng tỏ nhận định.

– Giới thiệu chung về tác giả, vị trí, giá trị…của tác phẩm.

0,25
5 Phân tích làm sáng tỏ ý kiến qua một số bài Thơ mới 3,5
5.1. Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống.

– Hiện thực đời sống được miêu tả tinh tế, gợi cảm (Có thể phân tích: Bức tranh mùa xuân tươi đẹp trong Vội vàng; Cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước trong Tràng giang; Cảnh Vĩ Dạ thơ mộng hữu tình trong Đây thôn Vĩ Dạ…)

– Bộc lộ chân thực tư tưởng, nhận thức sâu sắc của nhà thơ về cuộc sống và con người (Có thể phân tích: quan niệm về hạnh phúc, thời gian, quan điểm sống vội vàng trong thơ Xuân Diệu; ….)

– Thể hiện những tình cảm cao quý, sâu sắc của tác giả (như: tình yêu nhiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc đời và con người….trong các bài thơ)

=> Cho thấy rõ nhận thức của nhà thơ về vai trò của cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật.

5.2. Cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật qua sự sáng tạo phong phú của mỗi nhà thơ.

– Đề tài, thể thơ…

– Cách diễn đạt, dùng từ, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, mới lạ…

– Lời thơ giàu tính nhạc, cách ngắt nhịp linh hoạt…

2,5

1,0

6 Đánh giá 0,5
– Ý kiến đã định hướng cho người tiếp nhận các tác phẩm văn học đúng đắn, phải gắn giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học với hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

– Nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của cái đẹp nghệ thuật ở cả phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.

Xem thêm: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhan đề bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Theo Thegioivanmau.com

Từ khóa từ Google

  • https://thegioivanmau com/de-thi-hsg-cai-dep-ma-van-hoc-dem-lai-khong-phai-la-cai-gi-khac-hon-la-cai-dep-cua-su-that-doi-song-duoc-kham-pha-mot-cach-nghe-thuat

Chủ đề: bản thânbình luậncá nhânCảm nhậncon đườngcon ngườicuộc sốngĐây thôn Vĩ Dạgiáo dụcgiới thiệuhạnh phúchọc để làmmắc lỗimùa xuânnghị luận xã hộingười thânphân tíchquan điểmquan niệm về hạnh phúcquê hươngsuy nghĩthời gianthương người như thể thương thântình yêutình yêu thươngTràng Giangvăn họcvăn nghị luậnVô cảmVội VàngXuân Diệu

  • Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm tai nạn giao thông Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm tai nạn giao thông
  • Tả về gia đình em tuyệt hay Tả về gia đình em tuyệt hay
  • Tả về cây xoài mà em biết Tả về cây xoài mà em biết
  • Tả quả xoài mà em biết lớp 5 Tả quả xoài mà em biết lớp 5
  • Tả con búp bê thân yêu của em Tả con búp bê thân yêu của em
  • Tả chiếc đồng hồ báo thức của em lớp 5 Tả chiếc đồng hồ báo thức của em lớp 5

Bài viết liên quan

  • cuu hot girl h660height990 520x245 - Soạn bài: “Vĩnh biệt Cửu trùng đài” của Nguyễn Huy Tưởng

    Soạn bài: “Vĩnh biệt Cửu trùng đài” của Nguyễn Huy Tưởng

    04/10/2022

    by Mẫu Văn · Published 04/10/2022 · Last modified 04/10/2020

  • top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 12 520x245 - Cảm nhận tính nhạc trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo

    Cảm nhận tính nhạc trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo

    06/10/2022

    by Mẫu Văn · Published 06/10/2022 · Last modified 06/10/2020

  • ao dai2 520x245 - Đề thi HSG tỉnh Vĩnh Long : Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình

    Đề thi HSG tỉnh Vĩnh Long : Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình

    03/10/2022

    by Mẫu Văn · Published 03/10/2022 · Last modified 10/10/2020

Follow:

Bài viét hay

  • Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Văn mẫu lớp 9

    Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

  • Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp

    Văn mẫu lớp 9

    Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Người trong bao của Sê-khốp

  • Nghị luận về hoạt động giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ

    Văn mẫu lớp 9

    Nghị luận về hoạt động giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ

  • Phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao của Sê-Khốp

    Văn mẫu lớp 9

    Phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao của Sê-Khốp

  • Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao ở đầu truyện và cuối truyện đối với viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù

    Văn mẫu lớp 9

    Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao ở đầu truyện và cuối truyện đối với viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù

  • Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm tai nạn giao thông

    Văn mẫu lớp 9

    Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm tai nạn giao thông

More

Tải app Văn mẫu tổng hợp

Tải app Văn mẫu tổng hợp dùng trên điện thoại với hơn 30.000 bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập văn SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết.

Từ khóa » Cái đẹp Trong Nghệ Thuật Bắt Nguồn Từ đời Sống