Đề Thi HSG Môn Sinh Học 9 (có đáp án)
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Đề thi HSG môn Sinh học 9 (có đáp án) doc 61 658 KB 22 392 4.2 ( 5 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Đề thi HSG môn Sinh học 9 Đề thi HSG Sinh học 9 có đáp án Ôn tập HSG Sinh học 9 Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học
Nội dung
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2007 – 2008 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (3 điểm) Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? Câu 2: ( 5 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN. So sánh cấu tạo của ARN với ADN? Câu 3: ( 4 điểm) Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong. Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong; thu được F1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn; a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2. b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào? Câu 4:(4 điểm) Bằng kiến thức đã học hãy giải thích một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh tật di truyền ở người. 1 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Men đen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? (3đ) - Menđen thường tiến hành các thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì: - Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó(0,25đ) - Đặc điểm này của đậu tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1, F2... (0,25đ) từ một cặp bố mẹ ban đầu0,25đ - Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu0,25đ - Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan (0,25đ) mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác0,25đ - Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan (0,25đ) và để khái quát thành định luật(0,25đ), Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau (0,25đ). Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định (0,25đ) ở nhiều loài khác nhau(0,25đ), Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật0,25đs Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN.( 5điểm) 1/Cấu tạo hóa học chung của các loại ARN (2đ) - ARN là các hạt đại phân tử, có cấu trúc đa phân 0,25đ với thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, P.0,25đ và có cấu tạo bởi một mạch đơn0,25đ. - Mỗi đơn phân của ARN là một nuclêôtít 0,25đ có 4 loại nuclêôtít tạo ARN: ađênin, uraxin, guanin, xitôzin 0,25đ ARN có từ hàng trăm đến hàng nghìn nuclêôtít 0,25đ - Bốn loại: A,U,G,X sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau 0,25đ tạo cho ARN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù 0,25đ 2/ So sánh cấu tạo của ARN với AND (3điểm) a/ Các đặc điểm giống nhau: 1,5đ - Đều có kích thước và khối lượng lớn 0,25đ cấu trúc theo nguyên tắc đa phân 0,25đ - Đều có thành phần cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P 0,25đ - Đơn phân là nuclêôtít. 0,25đ có 3 trong 4 loại nuclêôtít giống nhau là: A, G, X 0,25đ - Giữa các đơn phân có các liên kết nối lại tạo thành mạch 0,25đ. b/ Các đặc điểm khác nhau: 1,5đ Cấu tạo của AND (1đ) - Có cấu trúc hai mạch song song và xoắn lại với nhau - Có chứa loại nuclêôtít timin T mà không có uraxin U - Có liên kết hydrô theo nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch -Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN Câu 3: ( 4điểm) a/ Sơ đồ lai từ P F2 Cấu tạo của ARN (0,5đ) - Chỉ có một mạch đơn - Chứa uraxin mà không có ti min -Không có liên kết hydrô - Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN 2 Theo qui ước đề bài: A: ( hạt gạo đục ), a: ( hạt gạo trong). 0,25đ Giống lúa thuần chủng hạt gạo đục mang kiểu gen AA, 0,25đ Giống lúa có hạt gạo trong mang kiểu gen aa. 0,25đ Sơ đồ lai: P: AA( hạt đục) x aa (hạt trong) 0,25đ GP: A a 0,25đ F1: Aa = 100% hạt đục 0,25đ F1 : Aa hạt đục x Aa hạt đục 0,25đ GF1: A a A a 0,25đ F2: 1AA, 2Aa, 1aa 0,25đ Kiểu hình: 75% hạt gạo đục, 0,25đ 25% hạt gạo trong, 0,25đ b/ Cho F1 lai phân tích: F1 ta đã biết là Aa lai với cây mang tính trạng lặn có hạt gạo trong là aa. F1: Aa (hạt đục) x aa ( hạt trong) 0,25đ GF1: A a a 0,25đ F2 : 1Aa 1aa 0,25đ 50% hạt gạo đục 0,25đ 50% hạt gạo trong 0,25đ Câu 4: Nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh di truyền ở người (4điểm) a/ Tác động của môi trường và ô nhiễm của môi trường sống : Đây là nguyên nhân quan trọng và phổ biến. Có rất nhiều nguồn ô nhiễm gây tác hại. Song, có thể khái quát các yếu tố sau: - Các chất phóng xạ tạo ra từ các vụ nổ do thử vụ khí hạt nhân. Các chất này đi vào khí quyển rồi phát tán qua môi trường sống.(0,5đ) - Các chất thải hóa học do hoạt động công nghiệp và do con người gây ra như chạy máy nổ, đốt cháy..(0,5đ) - Các chất thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đặc biệt là chất độc hóa học mà Mĩ rải xuống Miền Nam nước ta gây hậu quả lâu dài.(0,5đ) - Các chất trên phát tán ra môi trường rồi xâm nhập vào cơ thể người qua không khí, nước uống, thực phẩm…trở thành các tác nhân gây đột biến và tạo ra các bệnh di truyền.(0,5đ) b/ Hiện tượng hôn phối gần: Sự kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc, làm cho các gen đột biến lặn có hại được có điều kiện tổ hợp lại thành các kiểu gen đồng hợp lặn gây bệnh di truyền ở đời sau.(1đ) c/ Sinh con ở tuổi quá lớn: Bố, mẹ sinh con ở tuổi quá cao, con dễ mắc bệnh di truyền hơn bình thường là do các yếu tố gây đột biến trong cơ thể bố, mẹ trong một thời gian dài trước đó bây giờ có điều kiện tác động với nhau để tạo kiểu gen gây hại ở con.(1đ) …………………………………………………………………………………………………… 3 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2008- 2009 Câu 1: a. Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường ở người? Vai trò của hai loại hoócmôn insulin và glucagôn của tuyến tuỵ trong việc điều hoà lượng đường trong máu?. b. Dạ dày có khả năng tiêu hoá các loại thức ăn như thịt, trứng, đậu... Vậy tại sao dạ dày lại không tự tiêu hoá chính nó? Câu 2: 1. Đặc điểm nào của phân tử ADN giúp nó vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù?. 2. Vì sao phân tử ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử? Câu 3: 1. Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao loài sinh sản hữu tính lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính? 2. Bộ NST của ruồi giấm được kí hiệu: AaBbDdXY a)Viết kí hiệu bộ NST ở kì đầu và kì cuối của quá trình nguyên phân diễn ra bình thường? b)Giả sử trong nguyên phân dây tơ vô sắc không hình thành, cặp Bb không phân li. Hãy viết kí hiệu bộ NST của các tế bào con có thể tạo thành? Câu 4: 1. Thế nào là thể dị bội, đa bội ?. 2. Một loài sinh vật có số nhóm liên kết gen bằng 10. Do đột biến NST bộ NST có 21 chiếc. Khả năng đột biến loại nào có thể xảy ra? Nêu cơ chế hình thành dạng đột biến trên Câu 5: 1. Lai kinh tế là gì? Vì sao trong lai kinh tế con lai F1 thường dùng để sản xuất chứ không dùng làm giống? 2. So sánh hình thức quan hệ cộng sinh và hội sinh , mỗi hình thức lấy một ví dụ minh họa?. 3 . Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau trong điều kiện nào? Khi số lượng một nhóm cá thể tăng quá cao sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hậu quả của hiện tượng đó? Câu 6: Có 10 tế bào sinh dục ở vùng sinh sản đã nguyên phân 3 đợt liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 560 nhiễm sắc thể đơn. Sau nguyên phân có 10% tế bào giảm phân; các giao tử tạo thành đều tham gia thụ tinh. Tổng số nhiễm sắc thể trong các hợp tử tạo thành là 64. 1. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài, cho biết loài đó là gì? vì sao ?. 2. Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử đó. Câu 7: Thí nghiệm trên một dòng đậu, người ta cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25 % cây cao, hạt tròn: 18,75 % cây cao, hạt dài : 18,75 % cây thấp, hạt tròn : 6,25% cây thấp, hạt dài .Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. 1. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. 2. Biện luận viết sơ đồ lai từ F1 đến F2. 4 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3 điểm) 1: - Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường: Do sự giối loạn hoạt động của tuyến tuỵ lượng insulin tiết ra giảm sút lượng đường trong máu vượt mức cho phép thận không giữ được glucôzơ đái đường.(1 điểm) - Bình thường trong máu lượng gucôzơ là 0,12% ( 0,25 điểm) + Nếu lượng gucôzơ trong máu > 0,12%, insulin được tiết ra biến đổi glucô thành glicôgen dự trữ ở gan và cơ. ( 0,25 điểm) + Nếu lượng gucôzơ trong máu < 0,12% , glucagôn được tiết ra biến đổi glicôgen thành glucô trong máu. ( 0,25 điểm) + Vai trò của insulin và glucagôn đối lập nhau giúp ổn định nồng độ glucô trong máu (0,25®) 2: Mặt trong của dạ dày được lót một lớp niêm mạc, có khả năng tiết chất nhầy bảo vệ phủ kín cả bề mặt miêm mạc ngăn cản sự tiêu hoá của enzim pépsin cũng như tác dụng ăn mòn của HCl (1 điểm) Câu 2: ( 2,5 điểm) 1. ADN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù là do: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với 4 loại nuclêôtit là A,T,G,X, các loại nuclêôtit này sắp xếp ngẫu nhiên với số lượng, thành phần, trật tự khác nhau. ( 0,5 điểm). 2.ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền vì: - ADN là thành phần chính của NST. ( 0,5 điểm). - ADN có khả năng tự nhân đôi đảm bảo cho NST được hình thành, quá trình nguyên phân, giảm phân diễn ra bình thường , thông tin di truyền của loài được ổn định qua các thế hệ. ( 0,5 điểm). - ADN chứa các gen cấu trúc có khả năng sao mã, giải mã hình thành tính trạng. ( 0,5 điểm). - ADN có khả năng bị đột biến làm xuất hiện các tính trạng di truyền mới. ( 0,5 điểm). Câu 3:( 3 điểm) 1. Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố,mẹ làm xuất hiện các tính trạng mới ở con. ( 0,5 điểm) - Ở những loài sinh sản hữu tính quá trình sinh sản là sự kết hợp giữa 2 cơ chế: giảm phân và thụ tinh . Trong giảm phân có sự trao đổi chéo ở kì đầu và sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể ở kì sau I từ đó tạo ra vô số các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể . Trong thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 2 loai giao tử đực và cái từ đó tổ hợp lại các gen của cơ thể bố, mẹ tạo ra nguồn biến dị tổ hợp vô cùng phong phú Tính đa dạng cao ( 1 điểm) - Còn ở các loài sinh sản vô tính: Do sự sinh sản được thực hiện nhờ cơ chế nguyên phân nên các cơ thể con được sinh ra giống nhau và đều giống cơ thể mẹ nên không có biến dị tổ hợp Tính đa dạng thấp ( 0,5 điểm) 2.a - Kì đầu: AAaaBBbbDDddXXYY( 0,25 điểm) - Kì cuối: AaBbXY ( 0,25 điểm) b – AaBBbbDdXY ( 0,25 điểm) 5 - AaDdXY ( 0,25 điểm) Câu 4:( 2 điểm) 1. Thê dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. ( 0,25điểm) - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( lớn hơn 2n) ( 0,25điểm) 2. - Số nhóm liên kết gen bằng bộ nhiễm sắc thể đơn bội n vậy 2n= 20( 0,25điểm) - Đột biến làm tăng số lượng NST lên 21NST, đây là dạng đột biến số lượng NST ở dạng dị bội hay thể tam nhiễm( Trong tế bào một cặp nhiễm sắc thể nào đó chứa 3 NST) (0,25điểm) - Cơ chế: + Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử một cặp nhiễm sắc thể nào đó không phân li tạo ra 2 loại giao tử: một giao tử chứa 2 NST của cùng một cặp( 11 NST), một giao tử không chứa NST sắc thể nào của cặp đó( 9 NST) ( 0,5điểm) + Trong quá trình thụ tinh giao tử chứa 11 NST kết hợp với giao tử bình thường( 10 NST) tạo thể dị bội nói trên( 0,5điểm) Câu 5:(3,5 điểm) 1. Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm không dùng làm giống. ( 0,25điểm) - Dùng con lai F1 làm sản phẩm vì: con lai F1 được tập trung các gen trội có lợi của cả bố và mẹ ở trạng thái dị hợp ( chỉ các gen trội có lợi được biểu hiện), ưu thế lai biểu hiện cao nhất (0,5điểm) - Không dùng con lai F1 làm giống vì: Con lai có kiểu gen dị hợp nếu dùng làm giống ở thế hệ sau có sự phân li tính trạng biểu hiện cả tính trạng xấu, ưu thế lai giảm dần. ( 0,5điểm) 2. Giống nhau: (0,5 điểm) + Đều là hình thức quan hệ khác loài. + Các sinh vật hỗ trợ nhau trong quá trình sống. Khác nhau:(1điểm) Cộng sinh Hội sinh - Là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. - Một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. - VD: Nấm và tảo sống với nhau tạo - VD: Địa y sống trên các cây thân gỗ. thành Địa y. 3. Điều kiện để các sinh vật cùng loài có quan hệ hỗ trợ: Sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích hay thể tích hợp lí và nguồn sống đầy đủ. ( 0,25điểm) - Khi số lượng cá thể tăng cao sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh cùng loài. ( 0,25điểm) - Hậu quả: Một số cá thể tách khỏi nhóm để giảm sự cạnh tranh và hạn chế cạn kiệt nguồn thức ăn. ( 0,25điểm) Câu 5:( 2,5 điểm). 1. - Theo bài ra ta có: 10( 23- 1). 2n = 560 (0,25 điểm) 2n = 8( bộ NSTcủa ruồi giấm). (0,25 điểm) - Dựa vào tính chất đặc trưng về số lượng NST của loài. (0,25 điểm) 6 2. - Sau 3 đợt nguyên phân liên tiếp số tế bào con sinh ra là: 10 x 2 3 = 80 tế bào con. (0,25 điểm) - Số tế bào con giảm phân là: 80 x 10% = 8 tế bào. ( 0,25điểm) - Số hợp tử được tạo thành là: 64: 8 = 8 hợp tử ( 0,5điểm) Biết rằng các giao tử được tạo thành đều tham gia thụ tinh: - Nếu 8 tế bào trên là tế bào sinh giao tử đực thì sẽ tạo ra 8 x 4 = 32 giao tử và số hợp tử là 32 ( trái với giả thiết) ( 0,5điểm) Vậy giới tính tạo ra giao tử trên là giới cái. ( 0,25điểm) Câu 6:(3,5 điểm) 1. - Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạngở F2 + Tính trạng chiều cao cây: Cây cao: Cây thấp = (56,25+ 18,75): (18,75+ 6,25) = 3 : 1 Cây cao là tính trạng trội so với cây thấp 0,75 điểm Quy ước: A: cây cao a: cây thấp Kiểu gen tính trạng chiều cao cây là: Aa x Aa. + Tính trạng hình dạng hạt: Hạt tròn: hạt dài = (56,25+ 18,75): (18,75+ 6,25) = 3 : 1 Hạt tròn là tính trạng trội so với hạt dài. Quy ước: B: Hạt tròn 0,75 điểm b: hạt dài Kiểu gen tính trạng hình dạng hạt là: Bb x Bb - Xét chung hai cặp tính trạng ở F2: 56,25 % cây cao, hạt tròn: 18,75 % cây cao, hạt dài : 18,75 % cây thấp, hạt tròn : 6,25% cây thấp, hạt dài = 9 : 3 : 3: 1= ( 3: 1) ( 3:1) 0,5 điểm Như vậy tỉ lệ chung của 2 cặp tính trạng bằng tích tỉ lệ riêng rẽ của từng cặp tính trạng Hai tính trạng trên di truyền theo quy luật phân li độc lập 2. F2 có 16 tổ hợp gen ( 4x 4) F1 phải dị hợp về 2 cặp gen Kiểu gen của F1: AaBb 0,5 điểm Kiểu hình: Cây cao, hạt tròn Sơ đồ lai : AaBb x AaBb G: AB; Ab; aB; ab AB; Ab; aB; ab 1 điểm F2 : TLKG: 1 AABB: 2 AaBB: 2 AABb: 4 AaBb: 1 Aabb: 2 Aabb: 1 aaBB: 2 aaBb: 1 aabb ……………………………………………………………………………. 7 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9 Năm học 2008 – 2009 Thời gian làm bài 120 phút Câu 1: (3,5điểm) a. Vì sao hô hấp và quang hợp lại trái ngược nhau, nhưng lại quan hệ chặt chẽ với nhau? b. Giải thích tại sao nghỉ ngơi dưới tán cây, người ta thấy khỏe hơn vào ban ngày và ngược lại thường bị mệt vào ban đêm? Câu 2: (4 điểm) a. Giải thích tạo sao tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể. b. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. Câu 3: (3,5điểm) So sánh qui luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai cặp tính trạng. Câu 4: (2 điểm) Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ có đúng không? giải thích. Câu 5: (7 điểm) Ở người gen qui định dạng tóc nằm trên NST thường. a. Ở gia đình thứ nhất bố và mẹ đều có tóc xoăn sinh được đứa con gái có tóc thẳng. Hãy giải thích để xác định tính trạng trội lặn qui ước gen và lập sơ đồ lai minh họa. b. Ở gia đình thứ hai mẹ là tóc thẳng sinh được đứa con trai tóc xoăn và một đứa con gái tóc thẳng. Giải thích và lập sơ đồ lai. c. Con gái của gia đình thứ nhất lớn lên kết hôn với con trai gia đình thứ hai. Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của thế hệ tiếp theo. 8 ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Câu 1: (3,5điểm) a. - Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau. 0,5đ Hô hấp Quang hợp Hấp thụ CO2 thải O2 Hấp thụ khí O2, thải khí CO2 Chế tạo chất hữu cơ Thân giải chất hữu cơ Hô hấp và quang hợp quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai hiện tượng đều dựa vào nhau, sản phẩm của hiện tượng này là nguyên liệu của hiện tượng kia. Thí dụ: Chất hữu cơ do quang hợp tạo ra là nguyên liệu của hô hấp, ngược lại khí CO2 tạo ra từ hô hấp là nguyên liệu của quang hợp. 0,75đ Mỗi cơ thể sống đều tồn tại song song hai hiện tượng trên và thiếu một trong hai hiện tượng này thì sự sống dừng lại. 0,25đ b. Ban ngày xảy ra hiện tượng quang hợp và hô hấp.Nhờ có quang hợp cây hút khí Cacbonic và nhả oxi làm không khí xung quanh cây chứa nhiều oxi nên ta cảm thấy dễ chịu. Ngược lại ban đên cây chỉ có quá trình hô hấp, dẫn đến không khí xung quanh có lượng khí oxi thấp còn khí CO 2 tăng, do vậy người ngồi dưới tán cây vào ban đêm ta thấy mệt mỏi hơn do thiếu O2 thừa CO2. 2đ Câu 2: (4 điểm) a. Cơ thể cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan, mỗi cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan là do tập hợp bởi nhiều mô co chức năng giống nhau. Mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau hợp thành. Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau bao gồm: 1đ - Màng sinh chất, chất tế bào với các bào quan như: ti thể, trung thể bộ máy gôngi, lưới nội chất, ri bô xôm. Nhân tế bào gồm màng nhân, NST và nhân con =>vì vậy tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể. 0,5đ b. Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như: - Màng sinh chất giúp thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.0,5đ - Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống như: + Ti thể là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể. 0,5đ + Ri bô xôm là nơi tổng hợp Protêin 0,25đ + Bộ máy gôngi thực hiện chức năng bài tiết. 0,25đ + Trung thể tham gia quá trình phân chia và sinh sản của tế bào. 0,25đ + Lưới nội chất đảm bảo sự liện kết giữa các bào quan, tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sinh sản của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác tác động của môi trường sống. 0,25đ => Vậy tế bào được xem là đơn vị chức năng và là đơn vị của sự sống cơ thể.0,5đ Câu 3: (3,5điểm) * Sự giống nhau: - Đều phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng 0,25đ - Đều có hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn. 0,.25đ - Đều dựa trên sự phân li của gen trên NST trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp gen từ các giao tử trong thụ tinh tạo thành hợp tử. 0,5đ 9 - P thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản, F1 đều mang kiểu hình với hai tính trạng.0,5đ * Sự khác nhau Qui luật phân li độc lập Hiện tượng di truyền liên kết - Mỗi gen nằm trên một NST (hay hai - Hai gen nằm trên một NST ( hay hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương cặp gen cùng nằm trên một cặp NST đồng khác nhau) 0,25đ tương đồng) 0,25đ - Hai tính trạng di truyền độc lập không - Hai cặp tính trạng không di truyền độc phụ thuộc vào nhau 0,25đ lập mà phụ thuộc vào nhau. 0,25đ - Các gen phân li độc lập trong giảm - Các gen phân li cùng với nhau trong phân tạo giao tử 0,25đ giảm phân tạo thành giao tử. 0,25đ - Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ - Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp 0,25đ hợp. 0,25đ Câu 4: (2 điểm) Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh. 0,5đ - Qua giảm phân ở mẹ chỉ sinh ra một loại giao trứng 22A + X, còn ở bố cho ra hai loại tinh trùng là 22A + X và 22A + Y. - Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX =>con gái. Còn tinh trùng Y thụ tinh với trứng tạo hợp tử XY => con trai. 0,5đ =>Quan niệm đó là sai vì giao tử trứng chỉ mang một NST X còn trinh trùng lại có hai loại, 1 loại mang NST X và một mang NST Y. Nếu giao tử Y kết hợp với trứng => hợp tử XY là con trai => sinh con trai hay con gái là do nam giới quyết định.0,5đ P 44A + XX x 44A + XY G 22A + X 22A + X, 22A + Y F 44A + XX 44A + XY 0,5đ (Con gái) (Con trai) Câu 5: (7 điểm) a. Qui ước gen và sơ đồ lai của gia đình thứ nhất. Theo đề bài bố mẹ đều có tóc xoăn, mà sinh đứa con có tóc thẳng => con xuất hiện kiểu hình khác bố mẹ, chứng tỏ kiểu hình tóc thẳng ở con là tính trạng lặn và tóc xoăn là tính trạng trội. 1đ Qui ước: Gen A qui định tính trạng tóc xoăn. Gen a qui định tính trạng tóc thẳng. 0,5đ Con tóc thẳng có kiểu gen aa, còn bố mẹ đều có tóc xoăn (A -) tạo được giao tử a, nên có kiểu gen Aa. 0,5đ - Sơ đồ lai: P G F1 Mẹ tóc xoăn Aa x Bố tóc xoăn Aa A , a 1AA , A , a 2Aa , 10 aa 0,25đ 0,25đ 0,25đ (3 tóc xoăn) (1 tóc thẳng) b. Xét gia đình thứ hai. - Mẹ tóc thẳng có kiểu gen aa tạo một loại giao tử mang a. - Con trai có tóc xoăn (A-) và con gái tóc thẳng aa. 0,75đ =>bố tạo được hai loại giao tử A và a => bố có kiểu gen Aa, kiểu hình 0,75đ - Sơ đồ lai. P Tóc thẳng aa x Tóc xoăn Aa G a A,a F1 Aa aa ( 1 con trai tóc xoăn) (1 con gai tóc thẳng) c. Kiểu gen, kiểu hình của thế hệ tiếp theo. - Con gái của gia đình thứ nhất mang kiểu gen aa - Con trai của gia đình thứ 2 mang kiểu gen Aa 0,25đ - Kiểu gen kiểu hình của thế hệ tiếp theo được xác định qua sơ đồ sau: F1 aa Tóc thẳng x Aa Tóc xoăn GF1 a A , a F2 Aa 1 Tóc xoăn aa 1 Tóc thẳng 0,25đ tóc xoăn. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ …………………………………………………………………………………………… 11 Đề thi học sinh giỏi vòng 1 năm học 2008-2009 Môn thi : Sinh học lớp 9 Thời gian : 120 phút (Không kể giao đề) Câu 1: (1,5 điểm) Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb. Em hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn. Câu 2: (2,5 điểm) Trình bày cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ có thể? Nguyên nhân nào làm cho bộ NST đặc trưng của loài không được duy trì ổn định? Hãy lấy 1 ví dụ minh họa cho trường hợp đó. Câu 3 (1,5 điểm) ADN có những tính chất gì để thực hiện được chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền? Câu 4 (1,5 điểm) Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là 8 tấn/ha/vụ. Em hãy trình bày cơ sở di truyền học để làm tăng năng suất của giống lúa trên. Câu 5 (3 điểm) Có 4 tế bào A, B, C, D nguyên phân một số đợt tạo ra 292 tế bào con. Số đợt nguyên phân của tế bào B gấp 2 lần số đợt nguyên phân của tế bào A nhưng lại bằng ½ số đợt nguyên phân của tế bào D. Bộ NST của 4 tế bào trên lần lượt tỷ lệ với 1:2:2:1. Tổng số NST trong các tế bào con được sinh ra từ 4 tế bào trên là 2592. a. Xác định số đợt nguyên phân và số tế bào con do mỗi tế bào trên tạo ra. b. Xác định bộ NST của 4 tế bào nói trên. c, Tế bào B chứa gen A có 3000 Nucleotit. Bước vào lần phân chia cuối cùng của tế bào này ½ số tế bào con diễn ra đột biến mất đoạn NST tác động lên gen A. Hãy xác định số Nucleotit của gen A bị mất; biết rằng môi trường nội bào đã cung cấp 39000 Nucleotit cho gen A qua các lần tự sao? 12 ĐÁP ÁN Câu 1(1.5đ): - Cho lai hai cơ thể bố, mẹ có kiểu gen AABB, aabb với nhau được thế hệ F1 (0.25đ) P: AABB x aabb F1: 100% AaBb - Để có kiểu gen AAbb cần thực hiện phép lai giữa các cá thể F1 với nhau, từ đó phân tích kết quả F2 xác định cá thể có kiểu gen cần tạo (0.25đ) - Cho F1 lai với nhau: AaBb x AaBb được thế hệ F2 có tỷ lệ kiểu hình: 9A-B-: 3A-bb : 3aaB- : 1aabb (0.25đ) - Kiểu hình 3A-bb có hai kiểu gen: AAbb và Aabb (0.25đ) - Vì vậy để chọn ra kiểu gen AAbb thì cần thực hiện phép lai phân tích: Cho các cá thể có kiểu hình A- bb lai với cá thể có kiểu hình mang tính trạng lặn aabb, rồi theo dõi riêng rẽ kết quả của từng cặp lai: (0.25đ) - Ở cặp lai nào mà con lai đồng tính 100% A-bb thì cá thể A-bb đó có kiểu gen AAbb: (0.25đ) AAbb x aabb 100% Aabb Lưu ý : - Đề ra không cho biết rõ là thực vật hay động vật vì vậy nếu HS sử dụng thuật ngữ giao phối hoặc giao phấn đều không đảm bảo tính khái quát. Nếu vi phạm lỗi này trừ 0.25 vào tổng điểm của câu 1. Do đó nếu sử dụng phương pháp tự thụ phấn giữa các cá thể A-bb, rồi theo dõi kết quả con lai để tìm ra kiểu gen AAbb sẽ không được chấp nhận - Không yêu cầu HS phải trình bày sơ đồ lai chi tiết vì câu hỏi ở đây mang tính khái quát, chủ yếu trình bày phương pháp là chính. Tuy nhiên cần có sơ đồ lai mang tính tổng quát như đã trình bày ở trên để minh họa, nếu HS không trình bày các sơ đồ lai thì trừ 0.25 vào tổng điểm câu 1 - Vì đề bài chỉ yêu cầu tạo kiểu gen AAbb do đó không cần phải trình bày kết quả phép lai phân tích: Aabb x aabb Câu 2(2.5 đ): Ý 1: (1.75đ) - Đối với sinh vật sinh sản vô tính: (0.75đ) + Trong sinh sản vô tính: thế hệ mới được tạo thành từ 1 hoặc 1 nhóm TB của cơ thể mẹ tách ra không qua thụ tinh ( 0.25đ) + Nguyên phân đảm bảo cho hai TB con sinh ra có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của TB mẹ ( 0.25đ) + Do đó cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ quá trình nguyên phân (0.25đ) - Đối với sinh vật sinh sản hữu tính: (1.0đ) + Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh (0.25đ) + Trong sinh sản hữu tính mỗi cá thể được phát triển từ 1 hợp tử. Nhờ quá trình NP hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể đó đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử (2n) (0.25đ) 13 + Khi hình thành giao tử nhờ quá trình GP các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n), giảm đi 1/2 so với TBSD (0.25đ) + Khi thụ tinh sự kết hợp hai bộ NST đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài (0.25đ) Ý 2: (0.75đ) +Nguyên nhân làm cho bộ NST của loài không được duy trì ổn định đó là tác động của các tác nhân gây đột biến trong hoặc ngoài cơ thể cản trở sự phân bào bình thường trong nguyên phân hoặc giảm phân dẫn đến làm cho bộ NST của thế hệ sau bị biến đổi về mặt số lượng ở 1 hay 1 số cặp NST nào đó hoặc toàn bộ bộ NST (0.5đ) +Ví dụ: Lây được VD đúng (0.25đ) HS có thể nêu ví dụ bằng lời hoặc bằng sơ đồ đều có giá trị như nhau Câu 3: (1.5đ): Tính chất của ADN để đảm bảo cho nó thực hiện được chức năng: - ADN là cấu trúc mang gen: gen mang thông tin quy định cấu trúc của phân tử Prôtêin do đó ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (0.5đ) - ADN có đặc tính tự nhân đôi đúng mẫu: +Trong nguyên phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi sẽ đi vào hai tế bào con, như vậy thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ TB (0.5đ) + Trong giảm phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi sẽ đi vào các giao tử, rồi hợp tử trong quá trình thụ tinh, như vậy thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ cơ thể (0.5đ) Câu 4: (1.5đ) HS cần vận dụng kiến thức mối quan hệ: kiểu gen, môi trường , kiểu hình ,mức phản ứng để trình bày nhưng cần đạt được các ý sau đây: - GHNS của 1 giống là do kiểu gen quy định Muốn tăng năng suất phải cải biến kiểu gen của giống lúa DR2 tạo ra giống mới để làm thay đổi GHNS của giống DR2 tạo GHNS mới cao hơn (0.75đ) - Mỗi giống phát huy hết GHNS của nó trong điều kiện canh tác( điều kiện môi trường) phù hợp Có giống tốt nhưng cần tạo điều kiện thuận lợi về các điều kiện môi trường thì giống mới bộc lộ hết khả năng cho năng suất cao nhất trong GHNS mới (0.75đ) Câu 5:(3 đ) Mỗi câu a, b, c đều được 1 điểm Gọi số đợt NP của tế bào A là K1 thì số đợt NP của tế bào B là 2K1, của tế bào D là 4K1; Số đợt NP của tế bào C là K2 ( K1, K2 nguyên dương) số TB con do các TB A, B, C, D tạo ra lần lượt là: 2K1; 22K1; 2K2; 24K1 Theo bài ra ta có PT: 2K1+ 22K1+ 2K2+ 24K1 =292 (a) Nếu K1 3 24K1 212>292 K1 3 loại . Vì vậy K1=1 hoặc K1=2 Nếu K1=1 , (a) 21+22+2K2+24 = 292 2K2 =270 K2 lẻ loại Nếu K1=2, (a) 22+24+2K2+28 = 292 2K2 = 16 =24 K2=4 a. Số đợt NP và số TB con do mõi TB tạo ra là: TB A NP 2 đợt tạo ra 4 TB con 14 TB B NP 4 đợt tạo ra 16 TB con TB C NP 4 đợt tạo ra 16 TB con TB D NP 8 đợt tạo ra 256 TB con b. Gọi bộ NST của TB A là x ( x N, x=2n), thì bộ NST của TB B là 2x, của TB C là 2x, TB D là x Theo bài ra ta có phương trình: 4.x +16.2x+16.2x+256.x = 2592 x(4+32+32+256) = 2592 x.324 = 2592 x= 2592 8 324 Vậy bộ NST của TB A là 8 TB B là 16 TB C là 16 TB D là 8 c. Tính số nucleôtit cua gen A bị mất - TB B phân chia 4 đợt do đó gen A tự nhân đôi 4 lần. - Qua 3 đợt phân chia dầu tiên TB B tạo ra 23= 8 TB con. Như vậy số TB con bước 8 2 vào lần phân bào 4 diễn ra đột biến là : 4 (TB) - Nếu không có đột biến xảy ra thì môi trường nội bào phải cung cấp : 3000.(24-1)=3000.15=45000( Nuclêôtit) - Nhưng môi trường nội bào chỉ cung cấp 39000 nuclêôtit Vậy số nuclêôtit của gen A bị mất là: 45000 39000 1500 4 ………………………………………………………………………………………….. 15 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI (Cấp tỉnh) Thời gian làm bài : 150 phút Câu 1: ( 2,0 điểm) Tế bào một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được kí hiệu: Aa Bb Dd XY . a) Hãy xác định tên và giới tính của loài này ? b) Khi tế bào này giảm phân thì sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử ? c) Hãy viết kí hiệu các nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở vào : Kì đầu 1 và kì cuối 2 của giảm phân . Câu 2: ( 1,0 điểm) Có một tế bào mầm phân bào liên tiếp 5 đợt, được môi trường nội bào cung cấp 744 nhiễm sắc thể . Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo thành tinh trùng. a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n. b) Xác định số lượng tinh trùng được tạo thành từ các tế bào con. Câu 3: ( 1,5 điểm) Cho một đoạn phân tử ADN dưới đây : Mạch 1: 5/ ... G T T A G A T A G X G ... G X X X A T G T A ... 3/ Mạch 2: 3/ ... X A A T X T A T X G X ... X G G G T A X A T ... 5/ a) Viết thứ tự các đơn phân của mARN được tổng hợp từ mạch 2 . b) Nếu đoạn ADN trên có chứa 1 gen ; mạch khuôn là mạch 1. Hãy : - Giải thích để xác định chiều của mạch khuôn và giới hạn của gen ? - Viết thứ tự các Ribônuclêôtit tương ứng của mARN được tổng hợp từ gen trên. Câu 4: ( 1,0 điểm) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? Câu 5: ( 1,0 điểm) Ở cây ngô dị hợp về 2 cặp gen, tự thụ phấn qua 5 thế hệ thì tỷ lệ cây dị hợp 2 cặp gen ở thế hệ F5 là bao nhiêu ? Biết 2 cặp gen nói trên nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau . Câu 6: (1,5 điểm) Một phân tử ADN tự nhân đôi 3 đợt , đã được môi trường nội bào cung cấp là 21 000 Nuclêôtit. a) Tính chiều dài của phân tử ADN ra Ăngstrông mét ? b) Tính số lượng các loại Nuclêôtit của ADN này ; biết trong phân tử ADN này có Nuclêôtit loại T = 30 % số Nuclêôtit ? Câu 7 : ( 2.0 điểm ) Gen D có 186 Nuclêôtit loại Guanin và có 1068 liên kết Hiđro . Gen đột biến d hơn gen D một liên kết Hiđro, nhưng chiều dài của hai gen bằng nhau , a) Đây là dạng đột biến nào và liên quan đến bao nhiêu cặp Nu ? b) Xác định số lượng từng loại Nu trong gen D và gen d ? 16 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: ( 2,0 điểm) a) Đây là ruồi giấm đực : 2n = 8 b) Do có 4 cặp NST tương đồng nên số giao tử = 24 loại = 16 giao tử . (0,25đ) c) Kì đầu 1: Do NST đã nhân đôi trước đó nên kí hiệu : AAaa BBbb DDdd XXYY ( 0,25 đ) Kì cuối 2 : Có 16 loại giao tử với bộ NST đơn bội ( n ) ( 1,5 đ ) ABDX ABDY ABdX ABdY AbDX AbDY AbdX AbdY aBDX aBDY aBdX aBdY ab DX ab DY abd X abdY Đúng mỗi loại = 0,1 điểm Câu 2: ( 1,0 điểm) a) Áp dụng : ( 25 - 1 ) . 2n = 744 ( 0,25đ) - Vậy bộ NST 2n = 744 : 31 = 24 ( NST ) ( 0,25đ) c) Tổng số tế bào con được tạo thành qua 5 lần phân bào là: Áp dụng : 2k = 25 = 32 tế bào (0,25đ) Một TB con giảm phân tạo ra 4 tinh trùng . Vậy 32 TB sẽ tạo ra : 32 x 4 = 128 tinh trùng ( 0,25đ) Câu 3: ( 1,5 điểm) a) Viết thứ tự các đơn phân của m ARN dược tổng hợp từ mạch đơn thứ 2 : Mạch 2: 3/ ... X A A T X T A T X G X ... X G G G T A X A T ... 5/ mARN: 5/ ... G U U A G A U A G X G ... G X X X A U G U A ... 3/ ( 0,5đ) b) Nếu ADN trên chứa 1 gen , mạch khuôn là mạch 1 thì: - Chiều của mạch khuôn 1 là chiều : từ 3/ --- > 5/ ( 0,25đ) - Cứ 3 Nu đứng kế tiếp nhau của ADN sẽ qui định 1 axit amin . Vậy giới hạn của Gen là bội số của 3 . Vậy 2 Nu đầu tiên của chiều 5/ không thuộc giới hạn của gen. (0,25đ) Thứ tự các Ribônuclêôtit là : Mạch 1: 5/ ... G T - TAG - ATA - GXG ... GXX - XAT - GTA ... 3/ mARN 3/ ... . - AUX - UAU - XGX ... XGG - GUA - XAU ... 5/ ( 0,5 đ) Câu 4: ( 1,0 điểm) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? Vì : - Đột biến gen làm thay đổi trong cấu trúc của gen dẫn đến sai lạc ARN nên làm biến đổi Protein ( 0,5 đ) - Làm phá vỡ mối quan hệ hài hòa đã có trong cơ thể dẫn đến sức sống kém. ( 0,5 đ) Câu 5: (1,0 điểm) Tỷ lệ cây dị hợp đời F5 = 1 /25 = 1/ 32 = 0,03125 % cây dị hợp. Câu 6: ( 1,5 điểm) - Áp dụng : ( 23 - 1 ). N= 21000 ( 0,25 đ) a) Vậy tổng số Nu ( N ) là : 21000 : 7 = 3000 Nu. ( 0,25 đ) 17 - Chiều dài của ADN là : L = ( 3000 . 3,4 ) : 2 = 5100 Ăngstrong ( 0,25đ) b ) Số lượng từng loại Nuclêôtit : + Loại Nu T = A = ( 3000 . 30 ) : 100 = 900 Nu ( 0,25 đ) % của Nu X = G = 50 % - 30 % = 20 % ( 0,25 đ) + Số Nu loại X = G = ( 3000 . 20 ) : 100 = 600 Nu ( 0,25 đ) Đáp số : a ) 5100 Ă b ) T = A = 900 G = X = 600 Câu 8 : ( 2,0 điểm ) a) Do gen đột biến d có chiều dài bằng gen bình thường D , nhưng gen d nhiều hơn D : 1 liên kết H. Vậy đây là đột biến thay thế 1 cặp Nuclêôtit. (0,5 đ) Cụ thể : Cặp A - T của D đã bị thay thế bởi cặp G - X của gen đột biến d. ( 0,5đ) b) Số lượng từng loại Nu của gen bình thường D là : Ta có : 2 A + 3 G = 1068 ( 0,25 đ) Thay G = 186 == > 2 A + 3 . 186 = 1068 ( 0,25 đ ) Vậy : A = T = 255 Nu G = X = 186 Nu ( 0,25 đ) * Số lượng từng loại Nu của gen đột biến d là : A = T = 255 - 1 = 254 Nu G = X = 186 + 1 = 187 Nu ( 0,25đ) 18 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 ( CẤP TỈNH ) MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài : 150 phút Câu 1: ( 1,0 điểm) Biến dị tổ hợp là gì ? Vì sao ở các loài giao phối, biến dị tổ hợp lại phong phú hơn so với những loài sinh sản vô tính ? Câu 2: (2,0 điểm) Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ADN ; ARN và Protein . Câu 3 : ( 2,0 điểm ) Một phân tử ADN có 4752 liên kết hiđrô , trong đó số nuclêôtit loại A = 18 % tổng số nuclêôtit của phân tử. a) Xác định số lượng các loại Nuclêôtit của ADN. b) Khi ADN này tự nhân đôi 4 đợt. Hỏi môi trường nội bào phải cung cấp cho từng loại là bao nhiêu nuclêôtit ? Câu 4: (1,0 điểm) Hãy cho biết mối quan hệ giữa các loài sau đây như thế nào ? a ) Lúa và cỏ dại. b ) Rận và bét sống trên da trâu, bò. c ) Địa y sống bám trên cành cây. d ) Dê và bò trên một đồng cỏ. e ) Giun đũa trong ruột người. f ) Trâu ăn cỏ. g ) Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu. Câu 5 : (2 điểm ) Ở trâu, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 50. Quan sát các tế bào đang giảm phân , người ta thấy một số nhóm như sau : a ) Nhóm tế bào thứ nhất đếm được có 400 nhiễm sắc thể kép đang tiếp hợp với nhau thành từng cặp. Vậy nhóm tế bào này đang ở kì nào của giảm phân và số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu ? b) Nhóm thứ hai, có 1600 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực tế bào. Vậy nhóm tế bào này đang ở vào kì nào của giảm phân và số lượng là bao nhiêu ? Nếu nhóm tế bào thứ hai này kết thúc quá trình giảm phân, sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? Biết : mọi diễn biến các tế bào đều bình thường như nhau . Câu 6 : ( 2 điểm ) Một gen có chiều dài bằng 4080 Ăngstrong met. Trên mạch đơn thứ nhất có số nuclêôtit loại A : T : G : X lần lượt có tỷ lệ là 1 : 2 : 3 : 4. a ) Tính số Nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch đơn. b) Xác định số lượng của từng loại Nuclêôtit của gen ? 19 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (1,0 điểm) - Biến dị tổ hợp là quá trình tổ hợp lại các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh, đã tạo ra các thế hệ con lai có nhiều kiểu gen và kiểu hình mới ( 0,25 đ) - Các loài giao phối biến dị tổ hợp lại phong phú hơn vì : + Khi giao phối đã có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử. ( 0,25đ) + Các loại giao tử này được tổ hợp lại khi thụ tinh, đã tạo ra nhiều tổ hợp gen khác nhau, nên làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp khác nhau. ( 0,25đ) + Sinh sản vô tính không có giảm phân tạo ra giao tử, không thụ tinh, các cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ, nên không có biến dị tổ hợp (0,25đ) Câu 2: (2,0 điểm) Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ADN ; ARN và Protein . Phân tử ADN ARN Prôtêi n Cấu trúc - Chuỗi xoắn kép - 4 loại Nu : A; G; X; T - Chuỗi xoắn đơn - 4 loại Nu : A; G; X; U. - Một hay nhiều chuỗi đơn. - Có 20 loại Axit amin. Chức năng - Lưu giữ thông tin di truyền. - Truyền đạt thông tin di truyền. - m ARN truyền đạt thông tin di truyền. - tARN vận chuyển Axit amin. - rARN tham gia cấu trúc ribôxôm. - Cấu trúc các bộ phận của tế bào. - Enzim xúc tác quá trình trao đổi chất - Hoóc môn điều hòa quá trình trao đổi chất - Bảo vệ, vận chuyển, cung cấp năng lượng... Điểm 0.5 đ 0.5 đ 1.0 đ Câu 3 : ( 2,0 điểm ) a) Số lượng từng loại Nu của ADN : Theo nguyên tắc bổ sung ta có : % A + % G = 50 % ( 0.25 đ) Vậy : % G = 50 % - % A = 50 - 18 = 32 % == > Số Nu của A = 0,18 . N ( 0,25đ) == > Số Nu của G = 0,32 . N Ta có : 2 A + 3 G = 4752 (1) ( 0,25đ) Thay vào (1) có : 2 .( 0,18 . N ) + 3 . ( 0,32 . N ) = 4752 ( 0,25đ) == > 1,32 N = 4752 ; Vậy : Tổng số Nu : N = 4752 : 1,32 N = 3600 Nu ( 0,25đ) Vậy Nu A = T = ( 3600 . 18 % ) : 100 % = 648 Nu ( 0,25đ) Nu G = X = ( 3600 . 32 % ) : 100 % = 1152 Nu ( 0,25đ) b) Nếu ADN tự nhân đôi 4 đợt, môi trường cung cấp: A = T = ( 24 - 1 ) . 648 = 9720 Nu G = X = ( 24 - 1 ) . 1152 = 17280 Nu ( 0,25đ) Câu4: (1 điểm) Đáp án : - Cộng sinh : g. Đúng mỗi ý = 0,2 đ - Hội sinh : c. 20 - Cạnh tranh : a ; d - Kí sinh : b ; e. - Sinh vật ăn sinh vật khác : f Câu 5 : (2 điểm ) 1- Nhóm 1 : - Đang kì đầu I giảm phân - Số tế bào : 400 : 50 = 8 tế bào 2 - Nhóm hai : - Đang ở kì giữa I hoặc giữa II - Nếu giữa I có : 16 tế bào - Nếu giữa II : 32 tế bào + Nếu hoàn tất giảm phân là kì cuối II : 64 tế bào Câu 6 : ( 2 điểm ) a) Tổng số nuclêôtit của gen là : N = ( L . 3,4 ) : 2 = 2400 nu b) Số Nu từng loại trên mỗi mạch đơn : + Số Nu một mạch đơn = ( N : 2) = 2400 : 2 = 1200 nu + Tỷ lệ Nu trên mạch đơn thứ I là A T : 1 2 : G 3 : X 4 = A1 T 1 G1 X 1 1 2 3 4 = 1200 10 ( 0,25 đ) ( 0,25 đ) ( 0,5 đ) ( 0,25 đ) ( 0,25 đ) (0,5 đ) ( 0,25đ) ( 0,25đ) = 120 Nu (0,5 đ) a) Vậy số Nu từng mạch đơn : Mạch 1 Mạch 2 A1 = T2 = 1 . 120 = 120 Nu T1 = A2 = 2 . 120 = 240 G1 = X2 = 3 . 120 = 360 (0,5 đ) X1 = G2 = 4 . 120 = 480 b) Số Nu từng loại của gen : Ta có : A = T = A1 + T1 = 120 + 240 = 360 nu (0,25đ) G = X = G1 + X1 = 360 + 480 = 840 nu (0,25đ ………………………………………………………………… 21 ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 - CẤP THCS NĂM HỌC 2009 – 2010 (Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,5 điểm) Phân biệt thụ phấn và thụ tinh, tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh? Câu 2: (1,5 điểm) Giải thích tại sao tảo không đựơc xem là cây xanh thực sự ? Lợi ích của tảo trong tự nhiên. Câu 3: (1 điểm) Vì sao sự thích nghi của thú với điều kiện sống lại rất đa dạng và phong phú. Câu 4: (2 điểm) Giải thích bộ máy tiêu hoá và bộ máy hô hấp của của chim thích nghi với sự bay ? Câu 5: (1,5 điểm) Hãy giải thích những đặc điểm của hệ cơ thích ứng với chức năng co rút và vận động. Câu 6: (1,5 điểm) Thân nhiệt là gì ? Giải thích vì sao lúc trời lạnh cơ thể có hiện tượng dựng lông ở da, trời quá lạnh cơ thể có hiện tượng run. Câu 7: (3 điểm) Ức chế của phản xạ có điều kiện xảy ra như thế nào ? Mối quan hệ giữa sự ức chế phản xạ có điều kiện cũ và sự thành lập phản xạ có điều kiện mới ? Ý nghĩa đối với đời sống ? Câu 8: (2 điểm) Phát biểu nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập. Qua đó so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai quy luật này ? Câu 9: (2điểm) Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì ? Trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội (2n – 1)(2n –1) Câu 10: (2 điểm) Điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ADN với cơ chế tổng hợp ARN là gì ? Câu 11: (2 điểm) Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài đều nguyên phân 2 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương 120 nhiễm sắc thể. Xác định: a. Số tế bào con tạo ra. b. Tên loài. 22 ĐÁP ÁN NĂM HỌC 2009 – 2010 Câu 1: (1,5 điểm) - Thụ phấn : Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ (0,5 điểm) - Thụ tinh: Là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành một tế bào mới là hợp tử. Hiện tượng thụ tinh sảy ra tại noãn.(0,5 điểm) - Hiện tượng thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh vì: (0,5đ điểm) + Có thụ phấn mới có thụ tinh, nhưng sau đó hạt phấn phải nảy mầm (hình thành các ống phấn mang tế bào sinh dục đực xuyên qua vòi nhụy đến bầu nhụy gặp noãn) thì hiện tượng thụ tinh mới thực hiện được. + Có một số trường hợp ( phấn của các cây không cùng loại) tuy có hiện tượng thụ phấn nhưng không thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm được. Câu 2: (1,5 điểm) Tảo không được xem là cây xanh thực sự vì: * Cấu tạo cơ thể đơn giản, chưa phân hoá dạng rễ, thân, lá. Các tế bào chưa phân hoá thành các mô khác nhau (đặc biệt là chưa có mô dẫn) do đó tảo sống chủ yếu ở môi trường nước và dạng cơ thể của tảo gọi là tản. (0,75 điểm) * Lợi ích của tảo trong tự nhiên: (0,75 điểm) - Cung cấp oxi (nhả ra khi quang hợp) và là nguồn thức ăn cho các động vật ở nước. - Là thức ăn cho gia súc và cho con người. - Các công dụng khác (phân bón, nguyên liệu, làm giấy, hồ gián, thuốc nhuộm...) Câu 3: (1 điểm) Thú thích nghi với điều kiện sống vì:Thú là động vật đẳng nhiệt, có hệ thần kinh, giác quan và các hệ cơ quan phát triển ở mức độ cao nên có thể sinh sống và thích nghi dễ dàng dối với môi trường có những điều kiện sống khác nhau thậm chí rất khắc nghiệt (xa mạc, núi cao....) Câu 4: (2 điểm) Hệ cơ quan Địa điểm Sự thích nghi 1.Hàm thiếu răng. - Cơ thể nhẹ Tiêu hoá 2.Ruột ngắn. - Thải phân nhanh 3.Thiếu ruột thẳng - Thiếu nơi trữ phân. Có 9 túi khí đi vào Cơ thể nhẹ, cách nhiệt, giảm ma sát giữa giữa các nội quan, đi các nội quan. tận dụng được nguồn oxi Hô hấp vào các xoang rỗng trong không khí, tăng nhịp hô hấp mà vẫn của xương. không bị thiếu không khí khi chim bay. Câu 5: (1,5điểm) Những đặc điểm của hệ cơ thích ứng với chức năng co rút. - Tế bào cơ có cấu tạo dạng sợi. Trong sợi cơ có rất nhiều tơ cơ. Hai loại (tơ cơ dày và tơ cơ mảnh) có khả năng lồng vào nhau khi cơ co làm cho các sợi cơ co rút lại và tạo ra lực kéo. (0,5 điểm) 23 - Nhiều tế bào cơ hợp thành bó cơ có màng liên kết bao bọc; nhiều bó cơ hợp thành bắp cơ. Các bắp cơ nối vào xương. Do đó khi sợi cơ co dẫn đến các bắp cơ co rút lại và kéo xương chuyển dịch và vận động. (0,5 điểm) - Số lượng cơ của cơ thể rất nhiều (khoảng 600 cơ) đủ để liên kết với toàn bộ xương để tạo ra bộ máy vận động cho cơ thể. (0,5 điểm) Câu 6: (1,5điểm) * Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể ( cơ thể luôn có nhiệt độ ổn định khoảng 370c) * Lúc trời lạnh: Cơ thể chống lạnh bằng cách tăng dị hoá sinh nhiệt và giảm sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường. ( hiện tượng dựng lông ở da gíup cơ thể giảm bớt độ lạnh của môi trường xâm nhập, đồng thời hạn chế sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường ngoài) * Khi trời quá lạnh: Cơ thể có hịên tượng run. ( run là một dạng co rút nhanh của cơ nhằm tăng cường quá trình dị hoá sinh nhiệt để cơ thể chống lạnh) Câu 7: (3 điểm) * Ứ c chế sảy ra: - Nếu phản xạ có đều kiện đã được thành lập không đựơc củng cố thường xuyên. - Một kích thích quá mạnh xuất hiện sẽ dập tắt . * Mối quan hệ giữa sự ức chế phản xạ có điều kiện cũ và sự thành lập phản xạ có điều kiện mới. Có mối liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể thích nghi kịp thời trước những thay đổi xảy ra thường xuyên trong môi trường xung quanh. * Ý nghĩa: Ức chế dập tắt có ý nghĩa bảo vệ hệ thần kinh, chống lại các tác động gây tổn hại hệ thần kinh. Câu 8: (2 điểm) * Quy luật phân ly: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội 1 lặn (0,25 điểm) * Quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử (0,25 điểm) * Điểm giống nhau:(0,5điểm) + Bố mẹ mang lai phải thuần chủng. + Tính trội phải là trội hoàn toàn. + Số lượng con lai phải đủ lớn. - Ỏ F1 đều phân ly tính trạng + Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa 2 cơ chế (phân ly của các cặp gen trong giảm phân tạo ra giao tử và tổ hợp của các cặp gen trong quá trình thụ tinh, tạo giao tử.) * Điểm khác nhau:(1điểm) Quy luật phân ly Quy luật phân ly độc lập. - Phản ánh sự di truyền của một cặp tính - Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng. trạng - F1 dị hợp về một cặp gen (Aa) tạo 2 loại giao tử. - F1 dị hợp về hai cặp gen (AaBb) tạo 4 - F2 có tỉ lệ kiểu hình với tỉ lệ 3:1 loại giao tử. 24 - F2 xuất hiện 4 tổ hợp với 3 kiểu gen. - F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp. - F2 xuất hiện 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. - F2 xuất hiện 16 tổ hợp với 9 kiểu gen. - F2 xuất hiện biến dị tổ hợp. Câu 9: (2 điểm) * Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là: Những biến đổi sảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể nào đó hoặc ở tất cả bộ nhiễm sắc thể. (0,5 điểm) * Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội (2n + 1) và (2n-1) (1,5 điểm) + Do sự phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào đó. + Kết quả: Một giao tử có cả 2 nhiễm sắc thể của một cặp còn một giao tử không mang nhiễm sắc thể nào của cặp đó. + Trong thụ tinh: Giao tử mang cả 2 nhiễm sắc thể (n+2) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n+1) + Giao tử không mang nhiễm sắc thể nào (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử (2n-1) Câu 10: ( 2điểm) Điểm khác nhau căn bản giữa cư chế tổng hợp ADN với cơ chế tổng hợp ARN (mỗi ý đúng 0,25 điểm) Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN -Xảy ra trên toàn bộ trên 2 mạch đơn - Xảy ra trên một mạch đơn gen. của phân tử ADN - Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại - Nguyên liệu tổng hợp lên 4 loại A, U, nuclêôtit: A, T, G, X. G, X. - Nguyên tắc tổng hợp là nguyên tắc bổ - Nguyên tắc tổng hợp là nguyên tắc bổ sung: A –T; G – X là nguyên tắc giữa lại sung: A – U; G – X. một nửa. - Kết quả: từ ADN mẹ tạo ra 2 ADN - Kết quả :mỗi lần tổng hợp tạo ra 1 con giống hệt ADN mẹ, trong mỗi ADN ARN có số lượng, thành phần và trật tự con có một mạch đơn mới được tổng hợp các đơn phân giống mạch bổ sung của nên. gen (chỉ khác T được thay bằng U) Câu11: (2 điểm) a) Số tế bào con được tạo ra: + Áp dụng công thức tính số tế bào con: a. 2x = 5. 22 = 20 (tế bào) (0,75điểm) b) Tên của loài: Số nhiễm sắc thể trong môi trường cung cấp. ( 2x - 1) .a .2n = 120 (0,25điểm) 120 2n = 120 = x =8 x (2 – 1).a ( 2 -1) . 5 2n = 8 ==> loài rồi giấm. 25 ( 0,5 điểm) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2006 - 2007 Thời gian làm bài 150 phút. I. Phần trắc nghiệm: Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của ý trả lời đúng nhất: a/ Trong thụ tinh sự kiện quan trọng nhất là: A. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái. B. Các giao tử kết hợp với nhau theo tỷ lệ 1:1 C. Kết hợp chất TB của 2 giao tử. D. Sự kết hợp chất nhân của 2 giao tử. b/ ở người bệnh teo cơ do gien lặn d nằm trên NST giới tính X quy định, gien D quy định tính trạng bình thường. Nếu cho nữ có kiểu gien dị hợp kết hôn với Nam bình thường thì con sinh ra như thế nào? A. Con gái bị bệnh. B. Con trai bị bệnh C. Cả trai và gái đều bị bệnh. D. Cả trai và gái không bị bệnh. c/ ở người có bộ NST 2n = 46. Một tế bào đang ở kỳ sau của giảm phân II> Hỏi tế bào đó có bao nhiêu NST? A. 46 B. 92 C. 23 D. 184 d/ Một gien có chiều dài 0,255 m, trong đó số nuclêotit loại xitôxin là 150. Hãy cho biết trên gien đó có bao nhiêu liên kết hiđro? A. 1500 B. 750 C. 1650 D. 2100 Câu 2: Hãy hoàn thành bảng sau để thấy được điểm khác nhau giữa bệnh Đao và bệnh tơcnơ: Bệnh Đao Bệnh tơcnơ - Xảy ra cả ở nam và nữ - Là thể dị bội ở cặp NST giới tính ( cặp NST số 23) - Là thể 3 nhiễm, TB sinh dưỡng có bộ NST: 2n + 1 = 47 (thừa 1 NST) II. Phần tự luận: Câu 3: Hãy phân biệt hiện tượng ưu thế lai và thoái hoá giống qua các dấu hiệu biểu hiện, cơ chế, nguyên nhân và ứng dụng. Câu 4: Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn không có tua cuốn và hạt nhăn có tua cuốn. Giao phấn với nhau được F1 toàn là hạt trơn có tua cuốn. Ch F1 tự thụ phấn và giao phấn với nhau thu được kết quả F2 là: 24,9% hạt trơn không có tua; 49,5% hạt trơn có tua; 25,4 % hạt nhăn có tua. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. Câu 5: 1 gien khi tự nhân đôitạo thành 2 gien con, đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 525 timin tự do. Tổng số nucleotit của 2 gien con là 3000. 26 a/ Tìm số nuclêotit tự do cần dùng cho mỗi loại còn lại. b/ Nếu gien nói trên tự nhân đôi qua 3 đợt thì đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nucleotit tự do của từng loại ? trong số gien con tạo thành có bao nhiêu gien con này đều có 2 mạch cấu thànhhoàn toàn từ nucleotit mới của môi trường nội bào. Câu 6: a/ Hãy giải thích cấu trúc không gian của Protein. b/ Phân biệt protein và ADN về cấu trúc không gian ? 27 Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Lớp 9 THCS năm học 2007-2008 Môn: Sinh học Thời gian làm bài 150 phút ( không kể giao đề) Ngày thi: 29/3/2008 Câu I. ( 1,0 điểm): Trong mỗi câu sau, hãy chọn một khả năng trả lời đúng nhất: 1. Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh về mặt di truyền là: a. kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái. b. kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội. c. tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái. d. tạo thành hợp tử. 2. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen là AaBbDd, giảm phân bình thường tối đa tạo được số loại tinh trùng là: a. 1 b. 2 c. 4 d. 8 3. Trường hợp cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, di truyền học gọi là a. thể khuyết nhiễm b. thể không nhiễm c. thể một nhiễm kép d. thể đơn nhiễm 4. Một gen bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit. Số liên kết hyđrô của gen giảm đi là a. 9 hoặc 6 b. 8 c. 7 d. cả a, b và c. Câu II ( 2,5 điểm): Cho một quần xã sinh vật gồm các quần thể sau: Cào cào, ếch, thỏ, rắn, thực vật, chuột, đại bàng, vi sinh vật: a. Hãy thành lập lưới thức ăn giữa các quần thể b. Nêu điều kiện để quần thể đó tạo thành một quần xã sinh vật. c. Phân tích mối quan hệ giữa hai loài sinh vật trong quần xã đó để chứng minh rằng: + Có thể bảo vệ loài này bằng việc bảo vệ loài kia. + Bảo vệ loài này đồng thời lại gây tác hại cho loài kia. d. Nếu loại trừ quần thể thực vật hoặc đại bàng ra khỏi lưới thức ăn thì trạng thái cân bằng của quần xã sẽ biến động như thế nào? Câu III ( 1.0 điểm): Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường. Hãy giải thích vai trò của các nhân tố nước, phân, cần, giống trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Để có năng suất cao cần chú ý tới nhân tố nào? tại sao? Câu IV: ( 1.0 điểm) : So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với ARN. Câu V ( 1 điểm): Nói bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới. Quan niệm như vậy có hoàn toàn đúng không? cho ví dụ chứng minh? Câu VI ( 1,5 điểm): ở một loài thực vật tính trạng thân cao, hạt tròn là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, hạt dài. Không dùng phép lai phân tích làm thế 28 nào để xác định được kiểu gen của cây dị hợp tử về hai cặp tính trạng nói trên.Viết kiểu gen của cây dị hợp tử đó. Câu VII ( 2 điểm): Một gen quy định cấu trúc của một chuỗi pôlypeptit gồm 498 axit amin. Có T/X = 2/3. Một đột biến xẩy ra làm cho tỷ lệ T/X = 66,48%. Cho biết đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit của gen. Đột biến này thuộc dạng nào của đột biến? Nguyên nhân phát sinh đột biến đó. 29 Hướng dẫn chấm Câu I ( 1,0 điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm x 1. c ; 2. b ; 3. b ; 4. d Câu II ( 2,5 điểm): 1. Thành lập lưới thức ăn: Cào cào ếch Thực vật Chuột Rắn 4ý = 1 điểm 0,5 điểm Vi sinh vật Thỏ Đại bàng 2. Điều kiện để các quần thể tạo thành một quần xã sinh vật 0,5 điểm - Cùng sống trong một sinh cảnh cùng thời gian - Các quần thể có các mối quan hệ, trong đó quan trọng là quan hệ dinh dưỡng. 3. Phân tích mối quan hệ giữa hai cặp loài sinh vật để thấy: 3.1 Bảo vệ loài này bằng việc bảo vệ loài kia: 0,5 điểm - Giữa các loài trong quần xã có mối quan hệ sinh thái mà quan trọng là quan hệ dinh dưỡng; ví dụ quan hệ giữa thỏ với thực vật; thỏ ăn thực vật, nên muốn bảo vệ thỏ thì cần bảo vệ thực vật vì thực vật là nguồn thức ăn , chỗ ở cho thỏ phát triển. 3.2 Bảo vệ loài này gây hại cho loài kia: 0,5 điểm - Nguyên tắc gây hại là phá vỡ quy luật khống chế sinh học; Ví dụ bảo vệ thỏ làm số lượng thỏ trong quần thể tăng dẫn tới tàn phá thực vật và làm ảnh hưởng đến tất cả cácđộng vật ăn thực vật khác. 4. Nếu loại trừ thực vật hoặc đại bàng ra khỏi quần thể thì: 0,5 điểm - Loại trừ thực vật: Mất nguồn thức ăn, nơi ở. Các loài sinh vật sẽ di chuyển đi nơi khác, phá vỡ sự cân bằng sinh thái. - Nếu loại trừ đại bàng thì lúc đầu các loài như ếch, rắn, thỏ do không bị khống chế nên số lượng tăng nhanh về sau thì ổn định do hình thành một trạng thái cân bằng mới. Câu III ( 1,0 điểm): - Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Kiểu gen quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi trường xác định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định. 0,5 điểm - Các nhân tố nước, phân, cần là nói đến các nhân tố của môi trường ( điều kiện và kỹ thuật sản xuất). Giống là nói đến kiểu gen, còn năng suất là nói đến kiểu hình vì vậy giống sẽ quy định giới hạn của năng suất. Nước phân, cần sẽ quy định năng suất cụ thể nằm trong giới hạn do giống quy định. 0,25 điểm 30 - Để có năng suất cao ta cần chú ý tới giống vì giống sẽ tạo ra giới hạn năng suất cao hay thấp còn nước, phân, cần không thể đưa năng suất vượt qua giới hạn do giống quy định. 0,25 điểm Câu IV: ( 1.0 điểm) So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN với ARN: * Giống nhau: 0,25 điểm - Nguyên tắc khuôn mẫu: Đều dùng mạch ADN làm mạch khuôn để tổng hợp. - Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitric. * Khác nhau: 0,75 điểm Tổng hợp AND Tổng hợp ARN - Cả hai mạch đơn của ADN dùng - Chỉ một mạch trong hai mạch của ADN làm khuôn tổng hợp hai phân tử (một đoạn ADN) làm khuôn tổng hợp ADN mới. ARN. - Nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn - A mạch khuôn liên kết với U môi liên kết với T môi trường. trường. - Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong - Không có nguyên tắc bán bảo toàn. mỗi phân tử ADN con có một mạch Mạch ARN được tổng hợp mới hoàn ADN mẹ còn mạch mới được tổng toàn. hợp. Câu V ( 1,0 điểm): Quan niệm như vậy không hoàn toàn đúng vì bệnh có cả ở nam lẫn nữ. 0,5 điểm - Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định không có gen tương ứng trên NST Y vì vậy người bị bệnh khi có kiểu gen là XaY( nam), XaXa ( nữ) 0,25 điểm - Học sinh viết được sơ đồ lai làm xuất hiện bệnh ở nam và nữ. 0,25 điểm Câu VI ( 1,5 điểm): Để xác định kiểu gen của cơ thể dị hợp người ta cho cơ thể đó tự thụ phấn 0,25 điểm + Quy ước: A quy định thân cao, a thân thấp; B hạt tròn, b hạt dài. 0,25 điểm + Nếu Thế hệ lai cho tỷ lệ kiểu hình: 9 : 3 : 3 : 1 thì các gen phân ly độc lập và chơ thể có kiểu gen là: AaBb 0,5 điểm + Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ 3 : 1 thì các cặp gen di truyền liên kết và có kiểu gen là AB/ ab, 0,25 điểm + Nếu thế hệ lai cho tỷ lệ 1 : 2 : 1 các cặp gen di truyền liên kết và có kiểu gen là Ab/aB. 0,25 điểm ( Chú ý nếu học sinh viết đúng được sơ đồ lai vẫn cho điểm tối đa) Câu VII ( 2 điểm): 1. Tìm số lượng Nu từng loại: Tổng số nuclêôtit của gen là: (498 +2). 3. 2 = 3000 Nu 0,5 điểm Vì T/ X = 2/3 suy ra X = 1,5 T A = T = 600 Nu và X = G = 900 Nu 0,25 điểm - Tỷ lệ T/X = 2/3 = 66,67% . khi đột biến làm giảm tỷ lệ T/X còn 66,48%, vì số nuclêôtit không thay đổi vậy số nuclêôtit T giảm cũng chính bằng X tăng 0,25 điểm - Gọi a là số nuclêôtit là T giảm do đột biến nên ta có phương trình 31 T-a 600- a X - a 900 a 66,48% = 0,6648 600 - a = 598,32 + 0,6648 a suy ra 1,68 = 1,6648a vậy a = 1 0,25 điểm Kết luận đột biến làm T thay bằng X hay là cặp A - T thay bằng cặp G - X Đây là dạng đột biến thay cặp Nu bằng cặp Nu khác. 0,25 điểm Nguyên nhân: do ảnh hưởng của các tác nhân lý, hoá ngoài môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất trong tế bào. 0,5 điểm 32 ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – VÒNG 2 MÔN: SINH HỌC năm học 2010-2011 Thời gian làm bài:150 phút Câu 1 .So sánh định luật phân li với định luật phân li độc lập về 2 cặp tính trạng. Câu 2. Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến gen, tại sao đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật? Câu 3 .Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng theo sơ đồ : Gen (một đoạn ADN) m ARN P rôtêin tính trạng. Câu 4 Một gen có A= 450 Nuclêôtít, G= 1050 Nuclêôtít a. Nếu sau khi đột biến, gen đột biến có A= 451 Nuclêôtít ; G= 1050 Nuclêôtít. b. Nếu sau khi đột biến, gen đột biến có A= 449 Nuclêôtít ; G = 1050 Nuclêôtít. c. Nếu sau khi đột biến, gen đột biến có A= 449 Nuclêôtít ; G = 1051 Nuclêôtít d. Nếu sau khi đột biến mà số lượng, thành phần các Nuclêôtít không đổi, chỉ thay đổi trình tự phân bố các Nuclêôtít. đây là các dạng đột biến gì ? Biết rằng đột biến chỉ tác động đến 1 cặp Nuclêôtít Câu 5 Có một tế bào sinh dưỡng của gà( 2n= 78) nguyên phân một số lần liên tiếp. Trong tất cả các tế bào con được tạo ra khi kết thúc nguyên phân người ta đếm được có tất cả 2496 NST. Hãy xác định số NST cùng trạng thái và số Crômatít có trong các tế bào vào lần nguyên phân cuối cùng ở mỗi kỳ sau đây: a. Kỳ trung gian b. Kỳ trước c. Kỳ giữa d. Kỳ sau Câu 6 Có 3 hợp tử A, B, C cùng loài nguyên phân với số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 28 tế bào con.. a) Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra của mỗi hợp tử. Biết rằng theo thứ tự 3 hợp tử A, B, C có số lần nguyên phân giảm dần. b) Trong quá trình nguyên phân của 3 hợp tử, môi trường đã cung cấp tổng số 1150 NST. Xác định: - Tên của loài. - Số NST có trong toàn bộ các tế bào con được tạo ra. Câu 7 Một gen có số liên kết hyđrô là 2805. Hiệu số giữa A và G bằng 30% tổng số Nuclêôtít của gen. a. Tính số Nuclêôtít mỗi loại của gen b. Tính chiều dài của gen 33 c. Tính số liên kết hyđrô trong các gen con được tạo ra khi gen ban đầu tự nhân đôi 2 lần HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (1 điểm) So sánh định luật phân li với định luật phân li độc lập. *Những điểm giống nhau: (0,5 điểm) - Đều cần có các điều kiện nghiệm đúng (Bố mẹ thuần chủng.trội lặn hoàn toàn, số lượng con lai thu được lớn) (0,2 điểm) - ở F2 đều có sự phân li tính trạng (0,1 điểm) - Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự Phân li của các cặp Gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp cuẩ các gen trong thụ tinh tạo hợp tử (0,2 điểm) *Những điểm khác nhau:0,5điểm (Mỗi ý đúng 0,1 đ) Quy luật phân li Quy luật phân li độc lập Phản ánh sự di truyền của 1 cặp tính Phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng trạng F1 dị hợp tử 1 cặp gen (Aa) tạo ra 2 loại F1dị hợp 2 cặp gen ( AaBb) tạo ra 4 loại giao tử giao tử F2có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1 F2có 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1 F2có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp F2 xuất hiện biến dị tổ hợp Câu 2: (1 điểm) : _ Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, thường liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtít. (0,2 điểm) Các dạng đột biến gen điển hình : (0,6 điểm) + Mất một hay một hay một số cặp nuclêotít + Thêm một hay một hay một số cặp nuclêotít + Thay thế một hay một hay một số cặp nuclêotít + Hoán đổi vị trí cặp nuclêotít - Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vât vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong qua trình tổng hợp prôtêin. (0,2 điểm) Câu 3: (1 điểm) *Mối liên hệ theo sơ đồ:0,5đ - ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN - mARN là khuôn mẫu để tổng hợp Prôtêin - Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào biểu hiện thành tính trạng * Bản chất của mối liên hệ:0,5đ - Trình tự các Nuclêôtít trong ADN quy định trình tự các Nuclêôtít trong ARN qua đó qui định trình tự các Axít Amin của phân tử Prôtêin. Prôtêin tham gia vào hoạt động của tế bào biểu hiện thành tính trạng. Câu 4 : (1 điểm) 34 a: Thêm 1 cặp A- T (0,25đ) b: Mất 1 cặp A- T (0,25đ) c: Thay thế cặp A- T= G- X ( 0,25đ) d: Đ?i vị trí c?p Nuclêôtít ( 0, 25đ) Câu 5: (2 điểm) Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào, suy ra số NST trong tế bào con là:2x x 2n = 2496 Suy ra 2x=2496:2n= 2496: 78= 32 =25. Vậy x=5 (0,5 điểm) Lần nguyên phân cuối cùng là lần thứ 5, vào từ kỳ trung gian cho đến kỳ sau của lần này, số tế bào ở mỗi kỳ chỉ là 24= 16 (Vì trong lần nguyên phân 5, chứ chưa xong 5 lần phân bào (0,5 điểm) Do đó: a.ở kỳ trung gian: -Số NST cùng trạng thái trong các tế bào: 2n kép x 16= 78 x16 =1248 NST kép -Số Crômatít = 4n x 16 =78 x2 x16= 2496 ( 0,25đ) b. ở kỳ trước:Các tế bào có - Số NST cùng trạng thái của nó 2n kép x 16 =78 x16 = 1248 NST kép -Số Crômatít = 4n x 16 =78 x2 x16= 2496 ( 0,25đ) c. ở kỳ giữa: trong các tế bào có : - Số NST cùng trạng thái của nó 2n kép x 16 =78 x16 = 1248 NST kép -Số Crômatít = 4n x 16 =78 x2 x16= 2496 ( 0,25đ) d. ở kỳ sau:trong các tế bào có: - Số NST cùng trạng thái của nó:4n đơn x 16 =78 x2 x 16 = 2496 NST đơn -Số Crômatít = 0 (0,25đ) Câu 6 (2 điểm) a) Số lần nguyên phân và số tế bào con của mỗi hợp tử: Gọi x là số nguyên phân của tế bào thì số tế bào con được áp dụng theo công thức 2x, có thể là: 21 = 2, 22 = 4 , 23 = 8 , 24 = 16 , 25 = 32... Ba hợp tử có tổng tế bào con bằng 28, ta có: ` 28 = 16 + 8 + 4 = 24 + 23 + 22 (0,5 điểm) Ba hợp tử có số lần nguyên phân lần lượt bằng 4, 3, 2. Do đó theo thứ tự 3 hợp tử A, B , C số lần nguyên phân giảm dần. Vậy : - Hợp tử A nguyên phân 4 lần, tạo ra 24 = 16 tế bào con. - Hợp tử B nguyên phân 3 lần, tạo ra 23 = 8 tế bào con - Hợp tử B nguyên phân 2 lần, tạo ra 22 = 4 tế bào con. (0,5 điểm) b) *Tên loài :Số NST môi trường cung cấp cho các hợp tử nguyên phân: (24 -1 ). 2n + (23 - 1). 2n + (22 - 1) . 2n = 1150 1150 46 25 25 . 2n = 1150 Suy ra 2n 2n = 46 là bộ NST của loài người * Số NST có trong toàn bộ các tế bào con: 28 . 2n = 28 . 46 = 1288 (NST) 35 (0,5 điểm) (0,5 điểm) Câu 7: (2 điểm) a. Số Nuclêôtít mỗi loại của gen ta có: A-G= 30 % Nuclêôtít; A+ G= 50% Nuclêôtít suy ra 2A = 80 % Nuclêôtít A = T= 80% :2= 40 % Nuclêôtít G= X =50% - 40 %= 10% Nuclêôtít (0,5 điểm) Mặt khác số liên kết Hyđrô của gen là 2805, ta có: 2A+ 3G= 2805 Hay: 2 . 40% N+ 3 . 10% N= 2805 suy ra: 110 N= 280500 N= 2550 *Vậy số Nuclêôtít mỗi loại là: A= T= 40% . 2550 = 1020 Nu G= X= 10% .2550 = 255 Nu (0,5 điểm) b. Chiều dài của gen ta có: Lgen = N:2 . 3,4 A0 = 2550: 2. 3,4 A0= 4335 A0 (0,5 điểm) c. Số liên kết hyđrô trong các gen con: - Số gen con được tạo ra là: 2x = 22=4 - Tổng số liên kết hyđrô trong các gen con được tạo ra là: H= 2805 .4= 11220 (0,5 điểm) 36 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010-2011 Môn: SINH HỌC Câu 1: (2,0 điểm). ADN có những tính chất gì để thực hiện được chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền? Câu 2: (2,0 điểm). 1. Đột biến gen là gì? Có mấy dạng đột biến gen? Nêu hậu quả của đột biến gen. 2. Trong các dạng đột biến gen thì dạng nào dễ gặp nhất trong tự nhiên? Vì sao? Câu 3: (2,0 điểm). Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb. Hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn. Câu 4: (2,0 điểm). Hãy nêu các loại biến dị có thể xuất hiện ở người. Từ đó em có nhận xét gì về khả năng xuất hiện biến dị ở người và sinh vật? Câu 5: (2,0 điểm). Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Để duy trì ưu thế lai qua các thế hệ ta cần phải làm gì? Câu 6: (1,0 điểm). Một quần thể thực vật có 2000 cây đều có kiểu gen Aa. Nếu để các cây này tự thụ phấn sau 2 thế hệ thì số cây có kiểu gen Aa trong quần thể là bao nhiêu? Câu 7: (2,0 điểm). Một người có 45 nhiễm sắc thể (44 nhiễm sắc thể thường + XO). Hãy giải thích về sự bất thường của nhiễm sắc thể giới tính này và cho biết: Người này là nam hay nữ? Mắc bệnh gì? Biểu hiện ra sao? Câu 8: (3,0 điểm). 1. Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh? 2. Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu 3 biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng. Câu 9: (2,0 điểm). Chuột bình thường có đuôi thẳng, tuy nhiên người ta đã phát hiện chuột đột biến có đuôi cong. Dưới đây là các phép lai giữa chuột đuôi cong và chuột đuôi thẳng: Phép lai Kiểu hình chuột ♀ P Kiểu hình chuột ♂ P Kiểu hình chuột ♀ F1 Kiểu hình chuột ♂F1 1 Đuôi thẳng Đuôi cong 100% đuôi cong 100% đuôi thẳng 2 Đuôi cong Đuôi thẳng ½ đuôi thẳng : ½ đuôi cong ½ đuôi thẳng :½ đuôi cong 3 Đuôi cong Đuôi thẳng 100% đuôi cong 100% đuôi cong Giải thích kết quả và viết sơ đồ cho mỗi phép lai trên. Câu 10: (2,0 điểm). Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Một nhóm tế bào có tất cả 512 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực tế bào. 1. Nhóm tế bào trên đang ở kỳ nào của giảm phân? Xác định số lượng tế bào của nhóm. 2. Khi nhóm tế bào này kết thúc giảm phân thì tạo ra bao nhiêu tế bào con? 37 3. Các tế bào con được tạo thành là các tinh trùng đều tham gia vào quá trình thụ tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%. Hãy xác định số hợp tử tạo thành. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (2,0) Nội dung - ADN là cấu trúc mang gen: Gen mang thông tin quy định cấu trúc phân tử Prôtêin ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền… - ADN có đặc tính tự nhân đôi đúng mẫu: + Trong nguyên phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi sẽ đi vào hai tế bào con thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ TB. + Trong giảm phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi sẽ đi vào các giao tử, rồi hợp tử trong quá trình thụ tinh thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ cơ thể. Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 2 (2,0) 1. - K/n: Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hay 1 số cặp Nu, xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử ADN. (ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra). - Các dạng đột biến gen: mất 1; thêm; thay thế 1 cặp Nu này bằng một cặp Nu khác. - Hậu quả: + Biến đổi Nu (ADN) Biến đổi Nu (mARN) Biến đổi chuỗi prôtêin tương ứng biến đổi gián đoạn, đột ngột về một hoặc một vài tính trạng nào đó (biến đổi KH). + ĐB gen đa số có hại, một số ít có lợi và trung tính. 2. Trong các loại ĐB gen, loại hay gặp nhất trong tự nhiên là đột biến thay thế 1 cặp Nu này bằng 1 cặp Nu khác vì: + Dễ xảy ra nhất khi ADN nhân đôi: khi ADN nhân đôi xảy ra quá trình bắt cặp giữa các Nu trên mạch gốc với các Nu tự do trong môi trường nội bào. Mà trong nhân tế bào có nhiều hợp chất hóa học có cấu trúc tương tự như các loại Nu. + Chỉ ảnh hưởng tới 1 bộ ba nên thường chỉ ảnh hưởng tới 1 aa. Trong khi đó đột biến mất hoặc thêm cặp Nu thường gây ra hiện tượng dịch khung làm ảnh hưởng đến nhiều bộ ba có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc protein tương ứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống sinh vật. 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 3 (2,0) - Cho lai hai cơ thể bố, mẹ có kiểu gen AABB, aabb với nhau được thế hệ F1 38 0,5 P: AABB x aabb F1: 100% AaBb - Cho F1x F1: AaBb x AaBb F2: 9A-B-: 3A-bb : 3aaB- : 1aabb Kiểu hình 3A-bb có hai kiểu gen: AAbb và Aabb. Vì vậy để chọn ra kiểu gen AAbb thì cần thực hiện phép lai phân tích: - Cho các cá thể có kiểu hình A-bb lai với cá thể có kiểu hình mang tính trạng lặn aabb, rồi theo dõi riêng rẽ kết quả của từng cặp lai. Ở cặp lai nào mà con lai đồng tính 100% Aabb thì cá thể A-bb đó có kiểu gen AAbb: AAbb x aabb 100% Aabb 0,5 0,5 0,5 4 (2,0) - Những biến dị có thể xuất hiện ở người. + Đột biến gen + Đột biến NST + Biến dị tổ hợp + Thường biến - Ở người cũng có thể xuất hiện những biến dị như các sinh vật khác. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 5 (2,0) - KN: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F 1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. - Cơ sở di truyền: Do có hiện tượng tập chung nhiều gen trội có lợi (HS trình bày đủ 3 giả thuyết sau cũng cho điểm tối đa + Giả thiết về trạng thái dị hợp của nhiều gen ở cơ thể lai P: AABBCC x aabbcc AaBbCc + Giả thiết về tác động cộng gộp của các gen trội có lợi P: AAbbCC x aaBBcc AaBbCc + Giả thiết siêu trội: Theo giả thiết này thể dị hợp luôn tốt hơn thể đồng hợp kể cả đồng hợp trội: AA < Aa > aa) - Muốn duy trì ưu thế lai: + TV: Phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép...). + ĐV: Tạo dòng thuần rồi cho lai các dòng thuàn với nhau; nhân bản vô tính bằng KT chuyển gen,... 6 (1,0) - Sau mỗi thế hệ tự thụ phấn, kiểu gen dị hợp Aa sẽ giảm đi ½ so với thế hệ trước. - Do vậy sau 2 thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ KG dị hợp tử sẽ là: ½ x ½ = ¼ = 25%. - Vậy số cá thể có KG Aa sau 2 thế hệ tự thụ phấn sẽ là: 25% x 2000 = 500 cá thể. 7 (2,0) Giải thích: - Do xảy ra đột biến trong quá trình giảm phân tạo giao tử của bố hoặc mẹ Cặp NST giới tính không phân ly tạo giao tử đột biến (22A + O) 39 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,75 Trong thụ tinh giao tử đột biến kết hợp với giao tử bình thường (22A + X) hợp tử (44A+XO). Sơ đồ minh hoạ: ♀ (44A+XX) x ♂ (44A+XY) ĐB BT GP: (22A+XX); (22A+O) (22A+X); (22A+Y) (44A + XO) hoặc ♀ (44A + XX) x ♂ (44A+XY) BT ĐB GP: (22A + X) (22A + XY) ; (22A+O) (44A+XO) - Giới tính: Là nữ - Mắc bệnh: Tớc nơ - Biểu hiện: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, vô sinh,… 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 8 (3,0) 1. *Giống nhau: - Đều là quan hệ khác loài - Ít nhất 1 sinh vật trong quan hệ này được lợi. *Khác nhau: Cộng sinh Kí sinh - Là sự hợp tác cùng có lợi giữa các - Là mối quan hệ mà trong đó sinh loài sinh vật… vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó. - Nếu tách ra cả 2 (hay nhiều) loài - Tách ra thì vật chủ sinh trưởng và đều thiệt hại, hoặc không tồn tại phát triển tốt hơn, vật kí sinh không được… tồn tại được. 2. *Vì: - Bảo vệ hệ sinh thái rừng là bảo vệ môi trường sống của nhiều loài sinh vật. - Hệ sinh thái rừng được bảo vệ sẽ góp phần điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. *3 biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng (HS trả lời được 3 ý trong các ý sau thì cho đủ điểm): - Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp; - Xây dựng các khu BTTN, vườn Quốc gia,…; - Trồng nhiều rừng mới; - Phòng chống cháy rừng; - Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư; - Phát triển dấn số hợp lý; 40 0,5 1,0 0,25 0,5 0,75 - Ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng; - Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ rừng,… 9: (2,0 điểm). - Ở phép lai 3 cho ra F1 tất cả đều đuôi cong Tính trạng đuôi cong là trội 0,5 hoàn toàn so với tính trạng đuôi thẳng Qui ước: A: Đuôi cong a: Đuôi thẳng - Kết quả ở các phép lai cho thấy sự phân ly kiểu hình ở cả hai giới đực và cái có sự khác biệt chứng tỏ gen quy định tính trạng này nằm trên NST 0,25 giới tính X, trên NST Y không có gen tương ứng. - Sơ đồ lai: + Phép lai 1: P: ♀ XaXa (đuôi thẳng) x ♂ XAY (đuôi cong)… 0,25 + Phép lai 2: Chuột đực đuôi thẳng P có KG XaY F1 xuất hiện chuột đực đuôi thẳng có KG XaY Chuột mẹ P phải 0,5 Câu 10 (2,0) 1. Kỳ sau lần giảm phân II với số lượng TB = 512:8 = 64. 0,5 2. Số tế bào con tạo ra khi kết thúc giảm phân: 64 x 2 = 128. 0,5 3. - Số tinh trùng tham gia thụ tinh: 128 x 50% = 64. 0,5 - Số hợp tử tạo thành = số tinh trùng tham gia thụ tinh = 64. 0,5 Tổng điểm 20,0 41 KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2007- 2008 Câu 1. (2.5 điểm) a) Theo em, những giai đoạn nào của cây cần nhiều nước và muối khoáng? Vì sao? b) Vì sao cây mọc cố định ở một chỗ lại tìm hút được nước và muối khoáng hoà tan trong đất? Câu 2. (2.5 điểm) Hãy sắp xếp các sinh vật sau đây vào các ngành động vật mà em đã học: San hô, Cua, Chuồn chuồn, Sán lá gan, Mực, Trùng biến hình, Sán lông, Sò huyết, Trùng sốt rét, Hải quỳ. Câu 3. (2.5 điểm) a) Văcxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm văcxin? b) Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao? Câu 4. (3.0 điểm) Hãy phân tích để thấy rõ quá trình tiêu hoá ở khoang miệng rất mạnh về mặt lí học nhưng rất yếu về mặt hoá học? Câu 5. (3.5 điểm) a) Nêu vai trò của quá trình phần bào nguyên phân trong các trường hợp sau: hợp tử, trẻ em và người trưởng thành. b) ở quá trình phát sinh giao tử, hãy cho biết có bao nhiêu loại giao tử khác nhau được tạo ra qua giảm phân nếu từ 1 tế bào mẹ . Trường hợp ở người sẽ cho ra bao nhiêu loại giao tử khác nhau? Câu 6. (2.5 điểm) ở ngô, các gen liên kết trên NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau: Gen bẹ lá màu nhạt (A)- Gen lá láng bóng (B)- Gen có lông ở lá (C)- Gen xác định màu sôcôla ở lá bì (D). Người ta phát hiện một số dòng ngô đột biến có trật tự các gen sau: 1. A- C- B- D 3. A- B- D- C 2. A- C- B- C- B- D 4. C- D Hãy xác định các dạng đột biến và xác định kiểu hình của từng dạng đột biến ? Câu 7 (3.5 điểm) ở đậu Hà Lan, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai cặp tính trạng về chiều cao cây và màu sắc hạt di truyền độc lập với nhau. cho các trường hợp sau đây: a) Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai khi cho mẹ thân cao, hạt xanh giao phấn với bố thân thấp, hạt vàng. b) Khi cho mẹ dị hợp về 2 cặp gen nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào? 42 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HSG MÔN SINH HỌC 9 -NĂM HỌC 2007- 2008 Câu Câu 1 2.5 đ Câu 2 2.5đ Câu 3 2.5đ Câu 4 3.0đ Nội dung a) - Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào các giai đoạn: sinh trưởng, mọc cành, đẻ nhánh và lúc sắp ra hoa. - Vì ở các giai đoạn này cây phải tạo nhiều chất hữu cơ để lớn lên hoặc để tạo ra các bộ phận mới của cây. b) - Vì cây mọc cố định ở một chỗ nên hệ rễ phát triển nhiều, đào sâu, lan rộng mới hút đủ nước và muối khoáng cần thiết để sống. Khi đầu rễ mọc dài ra, những lông hút mới xuất hiện, những lông hút cũ rụng đi nên rễ mọc đến đấu, lông hút cũng mọc đến đó đẻ hút nước và muối khoáng hoà tan. - Ngành động vật nguyên sinh: Trùng biến hình, Trùng sốt rét. - Ngành Ruột khoang: San hô, Hải quỳ - Ngành Giun dẹp: Sán lá gan, Sán lông - Ngành Thân mềm: Mực, Sò huyết - Ngành Chân khớp: Cua, Chuồn chuồn. a) - Văcxin là dịch chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu dùng tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó. - Tiêm văcxin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì: + Độc tố của vi khuẩn ( kháng nguyên) nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không đủ khả năng gây bệnh nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể. + Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh đó. b) - Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O. - Vì: Máu không có kháng nguyên sẽ không bị kháng thể có trong huyết tương của nhóm máu O gây kết dính hồng cầu. * Sự tiêu hoá ở khoang miệng rất mạnh về mặt lí học: Thể hiện ở sự phối hợp của nhiều bộ phận: - Răng: Cắn, xé, nghiền thức ăn. - Lưỡi: Đảo trộn thức ăn thấm đều nước bọt. - Má, môi, vòm miệng: Tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng trong quá trình nhai, nghiền . => Các hoạt động lí học nói trên đã làm thức ăn biến đổi từ dạng cứng, kích thước to thành dạng nhỏ, mềm hơn rất nhiều. * Sự tiêu hoá ở khoang miệng rất yếu về mặt hoá học: - ở khoang miệng có tuyến nước bọt có vai trò tiết dịch nước bọt chủ yếu là hỗ trợ cho biến đổi lí học (ngấm và làm mềm thức ăn) - Tác dụng hoá học của nước bọt rất yếu vì chỉ có một loại enzim duy nhất làm biến đổi 1 phần tinh bột chín thành đường mantô. Hầu 43 Điểm 0.5 1.0 1.0 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.25 0.5 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu Câu 5 3.5đ Câu 6 2.5đ Câu 7 3.5đ Nội dung hết gluxit và toàn bộ các chất khác không được biến đổi hoá học a) - Đối với hợp tử: Nguyên phân làm cho số lượng tế bào tăng lên, sự tăng trưởng của các cơ quan đặc biệt là sự phân hoá các tế bào hình thành nên các cơ quan để tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh - Đối với trẻ em: Nguyên phân giúp cơ thể lớn lên. - ở người trưởng thành: Giúp tế bào thường xuyên đổi mới ( thay thế các tế bào già, chết) b) - Một tế bào mẹ ( tế bào sinh tinh) khi giảm phân cho ra 2 loại giao tử khác nhau. - Một tế bào mẹ ( tế bào sinh trứng) khi giảm phân cho ra 1 loại giao tử. - ở người, số lượng NST là 46 ( 23 cặp), vì vậy số giao tử sinh ra sẽ là: 223 (giao tử) 1. Đột biến đảo đoạn NST mang các gen C- B Kiểu hình: bẹ lá màu nhạt, có lông ở lá, lá láng bóng, màu sôcôla ở lá bì. 2. Đột biến đảo đoạn NST và lặp 2 lần đoạn NST C- B và C-B Kiểu hình: bẹ lá màu nhạt, có lông ở lá, lá láng bóng, có lông ở lá, lá láng bóng, màu sôcôla ở lá bì. 3. Đột biến đảo đoạn NST mang gen D- C Kiểu hình: bẹ lá màu nhạt, lá láng bóng, màu sôcôla ở lá bì, có lông ở lá. 4. Đột biến mất đoạn NST mang các gen A- B Kiểu hình: có lông ở lá, màu sôcôla ở lá bì. * Quy ước gen: - Thân cao: Gen A; thân thấp: gen a - Hạt vàng: Gen B; hạt xanh: gen b a) Mẹ thân cao, hạt xanh có các kiểu gen là: AAbb, Aabb. Bố thân thấp, hạt vàng có các kiểu gen là: aaBB, aaBb. Có 4 trường hợp xảy ra: 1. AAbb x aaBB 3. Aabb x aaBB 2. AAbb x aaBb 4. Aabb x aaBb * Trường hợp 1. P Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng AAbb x aaBB G Ab aB F1 AaBb ( Toàn thân cao, hạt vàng) * Trường hợp 2. P Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng AAbb x aaBb G Ab aB, ab F1 AaBb, Aabb Tỉ lệ kiểu gen F1: 1AaBb: 1Aabb 44 Điểm 1.0 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu Nội dung Tỉ lệ kiểu hình F1: 1 thân cao, hạt vàng: 1 thân cao, hạt xanh * Trường hợp 3. P Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng Aabb x aaBB G Ab, ab aB F1 AaBb, aaBb Tỉ lệ kiểu gen F1: 1AaBb: 1aaBb Tỉ lệ kiểu hình F1: 1 thân cao, hạt vàng: 1 thân thấp, hạt vàng * Trường hợp 4. P Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng Aabb x aaBb G Ab, ab aB, ab F1 AaBb, Aabb, aaBb, aabb Tỉ lệ kiểu gen F1: 1AaBb: 1Aabb : 1aaBb: 1aabb Tỉ lệ kiểu hình F1: 1 thân cao, hạt vàng: 1 thân cao, hạt xanh: 1 thân thấp, hạt vàng: 1 thân thấp, hạt xanh. b) - Mẹ di hợp về 2 cặp gen, tức có kiểu gen: AaBb, kiểu hình: thân cao, hạt vàng. Cho lai phân tích, kết quả sẽ là: P AaBb x aabb G AB, Ab, aB, ab ab Fb AaBb, Aabb, aaBb, aabb. Tỉ lệ kiểu gen F1: 1AaBb: 1Aabb : 1aaBb: 1aabb Tỉ lệ kiểu hình F1: 1 thân cao, hạt vàng: 1 thân cao, hạt xanh: 1 thân thấp, hạt vàng: 1 thân thấp, hạt xanh. 45 Điểm 0.5 0.5 0.5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------- KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2008 - 2009 Câu I. (2.0 điểm) 1. Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào? 2. Để xác định một cá thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp trội hay thể dị hợp cần phải thực hiện phép lai nào? Nếu không dùng phép lai trên, có thể sử dụng phép lai khác để xác định không? Cho một ví dụ minh họa? Câu II. (2.0 điểm) 1. ở gà có bộ NST 2n = 78. Hỏi ở kì giữa, kì sau của nguyên phân có số lượng NST đơn, crômatit, tâm động là bao nhiêu? 2. a) Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN ? b) Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau: Mạch 1: - A- T- G- X- T- X- G- A- G- TMạch 2: - T- A- X- G- A- G- X- T- X- AXác định trình tự đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen trên và cho biết ARN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào? Câu III. (1.5 điểm) 1. Cho chuỗi thức ăn: Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật Hãy phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của 2 loài Thỏ và Cáo trong một quần xã sinh vật. Từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa thực tiễn của khống chế sinh học. 2. Thế nào là đột biến cấu trúc NST? Các dạng đột biến cấu trúc NST? Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật? Câu IV. (1.5 điểm) Một gen có 75 vòng xoắn và có hiệu số giữa G với A bằng 150 nuclêôtit. Gen bị đột biến trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến, gen có chứa 300 nuclêôtit loại A và 450 nuclêôtit loại G. Xác định dạng đột biến đã xảy ra trên gen. Câu V. (3.0 điểm) Cho biết ở một loài côn trùng, hai cặp tính trạng về chiều cao chân và độ dài cánh do gen nằm trên NST thường quy định và di truyền độc lập với nhau. Gen A: chân cao; gen a: chân thấp Gen B: cánh dài; gen b: cánh ngắn. Người ta tiến hành hai phép lai và thu được hai kết quả khác nhau ở con lai F 1 như sau: 1. Phép lai 1, F1 có: - 37,5% số cá thể có chân cao, cánh dài. - 37,5% số cá thể có chân thấp, cánh dài. - 12,5% số cá thể có chân cao, cánh ngắn. - 12,5% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn. 2. Phép lai 2, F1 có: 46 - 25% số cá thể có chân cao, cánh dài. - 25% số cá thể có chân cao, cánh ngắn. - 25% số cá thể có chân thấp, cánh dài. - 25% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên. Hướng dẫn chấm môn sinh học 47 đề dự bị Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Năm học 2008- 2009 Câu Câu I (2,0đ) Câu II ( 2,0đ) Nội dung 1. * Di truyền liên kết: là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. * Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen: - Không chỉ một gen trên một NST mà có nhiều gen trên một NST, các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST. - Các gen không chỉ phân li độc lập mà còn có hiện tượng liên kết với nhau và hiện tượng liên kết gen mới là hiện tượng phổ biến. - Di truyền liên kết hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp hoặc không tạo ra biến dị tổ hợp => Giải thích vì sao trong tự nhiên có những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. 2. - Để xác định một cá thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp trội hay thể dị hợp cần phải thực hiện phép lai phân tích. Nếu không dùng phép lai trên vẫn có thể sử dụng thí nghiệm lai khác để xác định. - Ví dụ: ở thực vật: Cho tự thụ phấn: + Nếu là thể đồng hợp trội( AA): AA x AA => đời con toàn AA ( kiểu hình trội) + Nếu là thể dị hợp (Aa): Aa x Aa =>đời con sẽ xuất hiện 1/4 kiểu gen aa cho kiểu hình lặn. 1. - ở kì giữa: các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Vậy: NST đơn = 0; crômatit = 156; tâm động = 78. - ở kì sau: Mỗi NST kép tách rời ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. => NST đơn = 156; crômatit = 0; tâm động = 156 2. a. * Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN : - ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 4 loại nuclêôtit: A, G, X, T - ARN là một chuỗi xoắn đơn, gồm 4 loại nuclêôtit: A, G, X, U b. * Mạch 2 của gen: - T- A- X- G- A- G- X- T- X- AMạch ARN: - A- U- G- X- U-X- G- A- G- U* ARN được tổng hợp theo nguyên tắc khuôn mẫu là 1 mạch của gen và nguyên tắc bổ sung ( A liên kết với U , T liên kết với 48 Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 Câu Nội dung A , G liên kết với X , X liên kết với G) CâuIII * Mối quan hệ giữa hai quần thể Thỏ và Cáo: Thỏ phát triển ( 1,5đ) mạnh khi điều kiện thuận lợi khiến số lượng cáo cũng tăng theo. Khi số lượng cáo tăng quá nhiều, thỏ bị quần thể cáo tiêu diệt mạnh mẽ nên số lượng thỏ lại giảm. Như vậy, số lượng cá thể cáo kìm hãm số lượng cá thể thỏ. * Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của một quần thể khác kìm hãm làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng, đảm bảo sự tồn tại của các loài trong quần xã và sự ổn định của hệ sinh thái. * Khống chế sinh học có ý nghĩa thực tiễn rất lớn: Là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học giúp con người chủ động kiểm soát các loài gây ra sự hưng thịnh hoặc trấn át một loài nào đó theo định hướng có lợi mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh học. 1. - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. - Gồm các dạng : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,… - Đột biến cấu trúc NST thường có hại vì: trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho con người và sinh vật. * Xét gen trước đột biến: - Một vòng xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit ( 20 nuclêôtit) Câu IV => Số lượng nuclêôtit của gen là: 75 . 20 = 1500 (nuclêôtit) ( 1,5đ) - Theo đề bài: G- A = 150 => G = 150 + A (1) Mà : A + G = Tổng số nuclêôtit : 2 = 1500 : 2 = 750 (2) Thay (1) vào (2) ta được A = 300 => Số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước đột biến là: A = T = 300 (nuclêôtit) G = X = A + 150 = 300 + 150 = 450 (nuclêôtit) * Sau đột biến: - Theo đề bài, sau đột biến gen có A = T = 300 (nuclêôtit) và G = X= 450 (nuclêôtit). Như vậy, trước và sau đột biến, số lượng từng loại nuclêôtit của gen không thay đổi. - Vậy ở gen đã xảy ra đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác cùng loại ở một trong 2 khả năng sau: + Thay cặp A- T này bằng cặp A- T khác. + Thay cặp G- X này bằng cặp G- X khác. Câu V 1. Phép lai 1: ( 3,0đ) - F1 có tỉ lệ 37,5%: 37,5%: 12,5%: 12,5% = 3: 3: 1: 1 49 Điểm 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 Câu Nội dung - Xét từng cặp tính trạng ở con lai F1: * Về chiều cao chân: chân cao: chân thấp = 1: 1 => P: Aa ( chân cao) x aa ( chân thấp) * Về độ dài cánh: cánh dài: cánh ngắn = 3: 1 => P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb (cánh dài) x Bb (cánh dài) * Tổ hợp 2 cặp tính trạng, suy ra: - Một cơ thể P mang kiểu gen: AaBb (chân cao, cánh dài) - Một cơ thể P còn lại mang kiểu gen aaBb (chân thấp, cánh dài) * Sơ đồ lai: P: AaBb (chân cao, cánh dài) x aaBb (chân thấp, cánh dài) GP : AB, Ab, aB, ab aB, ab F1: Kiểu gen: 1 AaBB : 2 AaBb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 Aabb : 1 aabb. Kiểu hình: 3 chân cao, cánh dài: 3 chân thấp, cánh dài: 1 chân cao, cánh ngắn: 1 chân thấp, cánh ngắn. 2. Phép lai 2: * F1 có tỉ lệ 25% : 25% : 25% : 25% = 1 : 1 : 1 : 1 * Xét từng cặp tính trạng ở con lai F1: - Chiều cao chân: chân cao: chân thấp = 1 : 1 => P: Aa (chân cao) x aa ( chân thấp) - Độ dài cánh: cánh dài: cánh ngắn = 1: 1 => P : Bb (cánh dài) x bb ( cánh ngắn) * Tổ hợp 2 cặp tính trạng, suy ra phép lai của 2 cơ thể P là một trong 2 trường hợp sau: P: AaBb x aabb , P: Aabb x aaBb * Trường hợp 1: P: AaBb ( chân cao, cánh dài) x aabb ( chân thấp, cánh ngắn) GP: AB, Ab, aB, ab ab F1: Kiểu gen: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb Kiểu hình: 1 chân cao, cánh dài: 1 chân cao, cánh ngắn: 1 chân thấp, cánh dài: 1 chân thấp, cánh ngắn. Trường hợp 2: P: Aabb ( chân cao, cánh ngắn) x aaBb ( chân thấp, cánh dài) GP: Ab, ab aB, ab F1: Kiểu gen: AaBb : Aabb : aaBb : aabb Kiểu hình: 1 chân cao, cánh dài: 1 chân cao, cánh ngắn: 1 chân thấp, cánh dài: 1 chân thấp, cánh ngắn. ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN 50 Điểm 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 NĂM HỌC 2010 - 2011 Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 07 câu trong 01 trang) Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày nội dung quy luật phân li? Vận dụng quy luật phân li để trả lời các câu hỏi trong các trường hợp sau: 1. Ở người gen A quy định tóc xoăn, a quy định tóc thẳng. Người bố tóc xoăn lấy người mẹ có kiểu gen như thế nào thì sinh ra con toàn tóc thẳng? 2. Nếu bố tóc thẳng, mẹ tóc thẳng có thể sinh ra con tóc xoăn được không? Tại sao? Câu 2 (1,5 điểm): 1. Đột biến gen là gì? Có mấy loại đột biến gen? Loại đột biến gen nào chắc chắn không làm thay đổi tỉ lệ A T GX của gen? 2. Một đoạn ADN gồm 100 cặp nuclêôtit. Giả sử đoạn ADN này bị đột biến mất một cặp G-X. a) Tính chiều dài đoạn ADN bị đột biến. b) Biểu thức A+G = T+X có còn đúng hay không đối với đoạn ADN bị đột biến? Vì sao? Câu 3 (1,0 điểm): Trình bày diễn biến nhiễm sắc thể tại kỳ giữa của nguyên phân? Điều gì sẽ xảy ra khi tại kỳ giữa này một sợi tơ của thoi phân bào bị đứt? Câu 4 (1,0 điểm): 1. Hãy viết tên của phân tử là bản sao của gen cấu trúc và phân tử vận chuyển đơn phân cấu tạo nên prôtêin. 2. So sánh hai phân tử đó về cấu trúc và chức năng. Câu 5 (1,5 điểm): Ở một bệnh viện phụ sản, có 4 em bé của 4 gia đình khác nhau bị lẫn lộn không rõ cha mẹ. Người ta tiến hành xác định nhóm máu của từng em và của 4 cặp cha mẹ. Kết quả xác định nhóm máu cho thấy: - Một bé có nhóm máu O, một bé có nhóm máu A, một bé có nhóm máu B, một bé có nhóm máu AB. - Nhóm máu của 4 cặp cha mẹ: I) AB x O; II) A x O; III) A x AB; IV) O x O. Em hãy giúp 4 gia đình trên tìm con đẻ của mình? Giải thích. Câu 6 (1,5 điểm): Khi cùng cả lớp đi thăm quan rừng Cúc Phương, một bạn học sinh phát hiện có nhiều cây phong lan và tầm gửi sống bám trên các thân cây gỗ. Bạn học sinh thấy rất làm lạ và thắc mắc tại sao phong lan và tầm gửi lại có thể sống trên thân cây gỗ mà không cần tiếp đất để lấy nước và các chất dinh dưỡng khác từ đất. Bằng những kiến thức của mình em hãy giải thích cho bạn học sinh đó hiểu: tên gọi mối quan hệ giữa cây phong lan, tầm gửi với các cây thân gỗ và đặc điểm các mối quan hệ đó. Câu 7 (2,0 điểm): Ở một loài côn trùng, Cho P: Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh ngắn. F 1 thu được 100% thân xám, cánh dài. Cho F1 lai với một cơ thể khác (dị hợp tử một cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong hai trường hợp sau: 51 - Trường hợp 1: F2 ® 2 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh ngắn. - Trường hợp 2: F2 ® 3 thân xám, cánh dài : 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn. Biện luận và viết sơ đồ lai từng trường hợp. Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể không thay đổi cấu trúc trong giảm phân. 52 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 (1,5 điểm) - Nội dung quy luật phân li: "Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi 0,25 nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P". - Vận dụng: 1. Người bố có tóc xoăn để sinh ra các con toàn tóc thẳng thì KG của mẹ là: 0,25 - Nếu bố có KG AA thì không thể tìm được người mẹ có KG nào để sinh con toàn tóc thẳng. 0,25 - Nếu bố có KG Aa lấy người mẹ tóc thẳng (aa) hoặc tóc xoăn (Aa) ® xác suất con sinh ra toàn tóc thẳng là 50% hoặc 25% (vẫn có thể xảy 0,25 ra). - Trong trường hợp để con sinh ra có xác suất 100% tóc thẳng (cho dù đẻ 2 con) thì cũng không thể tìm được người mẹ có kiểu gen phù hợp. 0,25 2. Bố tóc thẳng (aa) x mẹ tóc thẳng (aa) ® Không thể sinh con có 0,25 tóc xoăn (có KG: A-). Vì bình thường trong quá trình giảm phân bố mẹ truyền nhân tố di truyền cho con thì nhân tố di truyền con nhận được từ bố mẹ sẽ không bị thay đổi bản chất. 2 (1,5 điểm) 1. - Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 0,25 một hoặc một số cặp Nu. - Các dạng đột biến gen: + Mất một hoặc một số cặp Nu + Thêm một hoặc một số cặp Nu 0,5 + Thay thế một hoặc một số cặp Nu. - Loại đột biến gen chắc chắn không làm thay đổi tỉ lệ: A T GX của gen 0,25 là dạng thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A hoặc 1 cặp G-X bằng 1 cặp X-G. 2. 0,25 - Chiều dài đoạn ADN bị đột biến: Mỗi cặp Nu có chiều dài (kích thước) 3,4A0, vậy chiều dài đoạn ADN bị đột biến là: (100-1) x 3,4 = 0,25 336,6 A0. - Biểu thức A+G = T+X vẫn còn đúng với đoạn ADN bị đột biến, vì theo nguyên tắc bổ sung: A=T và G=X. 3 (1,0 điểm) - Diễn biến NST ở kì giữa nguyên phân: NST kép, đóng xoắn co 0,25 ngắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 53 - Nếu một sợi tơ của thoi phân bào bị đứt: + Sợi không đính NST thì không ảnh hưởng đến kết quả quá trình phân li. + Sợi có đính NST khi bị đứt sẽ làm cho 1 NST kép không thể phân li thành 2 NST đơn về 2 tế bào con ® 1 tế bào con có số lượng NST là 2n-1; còn tế bào con kia là: 2n+1. 4 (1,0 điểm) * Tên: - Tên của phân tử là bản sao của gen cấu trúc: mARN (ARN thông tin). - Tên phân tử vận chuyển đơn phân đến tổng hợp prôtêin: tARN (ARN vận chuyển). * So sánh: - Giống nhau: Đều là mạch đơn, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm đơn phân là các Nu (A, U, G, X). - Khác nhau: + Cấu tạo: mARN có cấu trúc bậc 1 gồm 1 mạch đơn; tARN có cấu trúc bậc cao hơn, có các thùy tròn, có liên kết hidro ở những đoạn bổ sung. + Chức năng: mARN-Mang bộ ba mã sao, chứa và truyền đạt thông tin di truyền; tARN: mang bộ ba đối mã, vận chuyển aa. 5 (1,5 điểm) - Cặp vợ chồng III có thể sinh con có nhóm máu A, B và AB. Vậy đứa trẻ có nhóm máu AB chắc chắn là con của cặp vợ chồng này vì các cặp vợ chồng còn lại không thể sinh con có nhóm máu AB. - Cặp vợ chồng I có thể sinh con có nhóm máu A hoặc B. Vậy đứa trẻ nhóm máu B chắc chắn của cặp vợ chồng này (Cặp II và IV không thể sinh con nhóm máu B). ® Đứa con nhóm máu A của cặp vợ chồng II (cặp vợ chồng IV không thể sinh con nhóm máu O) - Cặp vợ chồng IV chỉ có thể sinh con có nhóm máu O vì cả 2 bố mẹ đều có nhóm máu O (I0I0 x I0I0). 6 (1,5 điểm) *Mối quan hệ: - Phong lan - Cây gỗ: Hội sinh - Tầm gửi - Cây gỗ: Kí sinh * Đặc điểm hai mối quan hệ này: - Hội sinh: sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó 1 bên có lợi (phong lan), còn bên kia không có lợi cũng không có hại (cây gỗ) - Kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng từ sinh vật đó để sống. 7 (2,0 điểm) P (tương phản) ® F1 100% thân xám, cánh dài ® Xám, dài là trội hoàn toàn, P thuần chủng, F1 dị hợp tử 2 cặp gen. 54 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,75 0,75 0,25 Quy ước: A-Thân xám, a-Thân đen; B-Cánh dài, b-Cánh ngắn. *Trường hợp 1: F2 xuất hiện tỉ lệ 2:1:1 = 4 kiểu tổ hợp = 2 x 2. F 1 dị hợp 2 cặp gen mà chỉ cho hai loại giao tử ® Liên kết gen (hoàn toàn). P: Thân xám, cánh dài GP: AB AB x thân đen, cánh ngắn AB F1 ab ab 0,25 ab AB ab 100% - Xét tính trạng màu sắc thân: F1 x Cơ thể khác®F2: 3 xám : 1 đen®Aa x Aa - Xét tính trạng chiều dài cánh: F1 x Cơ thể khác®F2: 1 dài : 1 ngắn®Bbxbb ® F1 là Sơ đồ: AB (xám, ab AB Ab x ab ab F1: AB, ab 0,25 dài) và Cơ thể khác có kiểu gen: Ab ab (xám, ngắn) Ab, ab 0,25 : 1 ab (2 xám, dài: 1 xám, ngắn : 1 đen, 0,25 ngắn) *Trường hợp 2: F2 xuất hiện: 3:3:1:1 = 8 kiểu tổ hợp = 4x2 ® F1 dị hợp tử 2 cặp gen cho 4 loại giao tử bằng nhau ® hiện tượng phân li độc lập. Sơ đồ lai: Xám, dài (AABB) x Đen, ngắn (aabb) GP: AB ab F1: 100% AaBb (xám, dài) - Xét tính trạng màu sắc thân: F1 x Cơ thể khác®F2: 3 xám: 1 đen ® Aa x Aa - Xét tính trạng cánh: F1 x Cơ thể khác ® F2: 1 dài : 1ngắn ® Bb x bb Vậy F1 có KG: AaBb (xám, dài) và Cơ thể khác có kiểu gen: Aabb (xám, ngắn) Sơ đồ: F1 AaBb x Aabb GF1 (AB, Ab, aB, ab) (Ab, ab) F2: 3A-B-: 3A-bb: 1aaBb : 1aabb KH: 3 xám, dài : 3 xám, ngắn : 1 đen, dài : 1 đen, ngắn Tổng điểm 0,25 F2: 1 AB Ab :1 AB ab :1 Ab ab ab ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. VÒNG I 55 0,25 0,25 10,0 NĂM HỌC: 2011 - 2012 Thời gian: 120 phút( không kể thời gian giao đề) Câu 1(2điểm). Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là gì? Các cặp tính trạng do các cặp gen nằm trên cùng một cặp NST tương đồng quy định có phân li độc lập với nhau không ? Hãy vẽ sơ đồ minh họa cho trường hợp này? Câu 2(2 điểm) So sánh biến dị tổ hợp với đột biến. Câu 3(1.5 điểm) Tế bào trong sơ đồ sau đang ở kỳ nào, của quá trình phân bào nào? Giải thích ? ( HS không phải vẽ lại sơ đồ này vào bài làm) Câu 4(3 điểm) Mạch 1 của một gen có 1500 nuclêôtit trong đó nuclêôtit loại A = 300, nuclêôtit loại X = 500 và nuclêôtit loại G bằng nuclêôtit loại T. a. Hãy xác định số lượng các loại nuclêôtit của gen trên ? b. Nếu mạch 1 của gen trên làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN thì môi trường cần cung cấp số lượng từng loại nuclêôtit là bao nhiêu ? c. Một đột biến xảy ra liên quan đến một cặp nuclêôtit nhưng không làm thay đổi số lượng và thành phần các loại nuclêôtit của gen này. - Đột biến đó thuộc dạng nào ? - Đột biến đó có thể làm thay đổi kiểu hình của sinh vật hay không ? Vì sao ? Nếu tế bào lưỡng bội của nó mang cặp gen đột biến này. Câu 5(1.5 điểm). Giống lúa DR2 có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn /ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 - 5 tấn/ha/ vụ. a. Hãy chỉ rõ các yếu tố kiểu gen, môi trường, kiểu hình nói tới trong câu trên ? b. Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là bao nhiêu ? Giới hạn này do yếu tố nào quy định ? HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC 9 VÒNG 1 56 Câu ND cần đạt 57 Điểm Ý nghĩa: - Giải thích tính đa dạng của sinh vật - làm xuất hiện biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho tiến hóa 1 là nguyên liệu cho chọn giống (2 điểm) Các cặp tính trạng do các cặp gen nằm trên cùng một cặp NST tương đồng quy định không phân li độc lập với nhau Vẽ hình minh họa: Giống: - là những biến dị di truyền - nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa Khác: BD tổ hợp Đột biến Khái Là sự tổ hợp lại các tính Là những biến đổi trong niệm trạng của bố mẹ vật chất di truyền (gen hoặc NST) Nguyên Sự phân ly độc lập và tổ hợp Tác động của các tác nhân tự do của các cặp NST dẫn nhân môi trường trong và 2 tới sự phân ly độc lập và tổ ngoài cơ thể, vào NST và ( 2 điểm) hợp tự do của các cặp gen ADN trong giảm phân và thụ tinh Tính Có thể dự đoán được sự xuất Mang tính cá biệt, ngẫu chất hiện biến dị khi biết kiểu gen nhiên với tỷ lệ nhỏ, không của bố mẹ thể dự đoán được sự xuất hiện các đột biến Ý nghĩa Có thể có lợi hoặc có hại cho Thường có hại cho SV, số sinh vật tùy thuộc vào từng tổ ít có lợi hợp gen TB đang ở kỳ giữa 2 của quá trình phân bào giảm nhiễm 3 Vì: - Cả 4 NST có kích thước khác nhau chứng tỏ đây là bộ NST đơn (1.5 điểm) bội, - Các NST tập trung tại mặt phẳng xích đạo (1500 (300 500)) 4 Mạch 1: G = T= = 350 2 ( 3 điểm) Số nuclêôtit từng loại của gen: A= T= A(mạch 1)+A(mạch 2) = A(mạch 1) + T(mạch 1) = 300 + 4a 350= 650 G =X= G(mạch 1)+G(mạch 2) = G(mạch 1) + X(mạch 1) = 350 + 500=850 Số lượng nuclêôtit từng loại của ARN: A = T(mạch 1) = 350 4b U = A(mạch 1) = 300 G = X(mạch 1) = 500 X = G(Mạch 1) = 350 Lưu ý: BT có nhiều cách giải, HS làm đúng vẫn tính điểm tối đa 4c Đột biến này thuộc dạng thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit 58 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 khác trong các trường hợp sau: Cặp A-T thay bằng cặp T-A hoặc cặp G-X thay bằng cặp X-G Đột biến đó có thể làm thay đổi kiểu hình của sinh vật Vì: ĐB làm thay đổi trình tự sắp xếp của nuclêôtit trên mARN do nó quy định tổng hợp dẫn đến có thể làm thay đổi trình tự a.a trong chuỗi a.a do mARN này tổng hợp từ đó làm thay đổi kiều hình của SV. 5 (1.5 điểm) 5a. KG: Giống lúa DR2 KH: 4,5 - 5 tấn/ha/vụ; 8 tấn /ha/vụ MT: Điều kiện canh tác(điều kiện gieo trồng tốt nhất, điều kiện bình thường) 5b. Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là: gần 8 tấn /ha/vụ Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do kiểu gen quy định 59 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Tài chính hành vi Thực hành Excel Đề thi mẫu TOEIC Giải phẫu sinh lý Hóa học 11 Mẫu sơ yếu lý lịch Lý thuyết Dow Đồ án tốt nghiệp Bài tiểu luận mẫu Đơn xin việc Atlat Địa lí Việt Nam Trắc nghiệm Sinh 12 adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » De Và đáp An Hsg Sinh 9
-
100 Đề Thi HSG Sinh Học 9 Có đáp án Mới Nhất - DeThiHsg247.Com
-
ĐỀ ĐÁP ÁN HSG SINH 9 CẤP HUYỆN - Tài Liệu - 123doc
-
50 Đề Thi Học Sinh Giỏi Lớp 9 Môn Sinh
-
Đề Thi HSG Môn Sinh Học 9 (có đáp án) - TaiLieu.VN
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sinh Học Lớp 9 Có đáp án - Đề Thi HSG
-
Bộ đề Thi Chọn Học Sinh Giỏi Môn Sinh Học Lớp 9 Cấp Tỉnh Có đáp án
-
50 Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sinh Học 9 (Có Đáp Án Và Giải Chi Tiết)
-
Đề Thi Hsg Sinh 9 Cấp Huyện - Giáo Viên Việt Nam
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi Sinh Lớp 9? - Https://
-
Top 15 đề Thi Hsg Sinh 9 Cấp Quận Tphcm
-
Đề Thi HSG Môn Sinh Học 9 (có đáp án) - TailieuXANH
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi Sinh 9 Có Đáp Án Mới Nhất ...