Đề Thi HSG Văn 11: Cái đẹp Mà Văn Học đem Lại Không Phải Cái Gì ...

   SỞ GD&ĐT NGHỆ AN             SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

      TRƯỜNG THPT DC 2

           ĐỀ THI CHỌN ĐT HSG VÒNG 2

               NĂM  HỌC 2017-2018

               Môn thi: NGỮ VĂN 11

           Thời gian làm bài: 150 phút

Phần I(4.0điểm) Đọc hiểu:

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

Thầy tôi là một người rất đặc biệt, trong mỗi vấn đề của cuộc sống, thầy luôn đưa ra hai đáp án khác nhau. Thầy kể cho chúng tôi nghe câu chuyện ngụ ngôn về kiến và dế: “Mùa thu đến, đàn kiến vất vả từ sáng đến tối để kiếm thức ăn chuẩn bị cho mùa đông sắp tới. Mà dế thì ngược lại, ẩn mình trong đám cỏ xanh tươi cất tiếng hát vang. Mùa đông đến gần, kiến có thể ở trong hang ấm áp từ  từ thưởng thức những món ăn ngon do mình kiếm được, còn dế thì nằm chết dần ngoài hang, mạng sống của chúng chỉ trong vòng 3 tháng”.

Thầy nói với học sinh chúng tôi: “Các em nên học theo cách sống của dế hay của kiến”. Chúng tôi đồng thanh đáp: “kiến”. Thầy vui vẻ gật đầu: “Đúng! Chúng ta nên học tập từ kiến vì: ………(a)……..”.

Nhưng không lâu sau đó, có một học sinh bị bệnh, căn bệnh ung thư nặng không còn chữa trị được, lúc đó thầy đến thăm và kể lại câu chuyện ngụ ngôn lúc trước. Khi nghe kể gần xong, cô học sinh liền nói: “Thưa thầy, em cũng sẽ làm như kiến vậy”. Không ngờ, thầy nói: “Em nên làm như dế, vì: .……..(b)…….. Nghe xong, cô học sinh mỉm cười, vui vẻ làm nhiều việc tốt  trong  những ngày còn lại và đi đến điểm cuối cùng của cuộc sống mà không âu sầu bi thương.

(Hoathuytinh.com)

Câu 1(0.5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 2(0.5đ): Nêu nội dung của văn bản?

Câu 3(1.0đ): Theo anh/chị vì sao trong mỗi vấn đề của cuộc sống nên đưa ra hai đáp án khác nhau?

Câu 4(2.0đ): Viết tiếp vào phần để trống (a) và (b) của văn bản để câu chuyện có  ý nghĩa nhất.

Phần II: Làm văn

Câu 1: (6.0điểm) Nghị luận xã hội:

Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu nói: Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm.

Câu 2(10.0đ): Nghị luận văn học:

Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật. (Hà Minh Đức)

Anh/ chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy phân tích một tác phẩm văn học trong chương  trình lớp 11đã học  để làm sáng tỏ nhận định trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1: Tự sự (0.5đ)

Câu 2: câu chuyện về một người thầy dạy học sinh biết lựa chọn cuộc sống sao cho phù hợp với  mỗi bản thân.(0.5đ)

Câu 3: Vì:

  • Cuộc sống không đơn giản một chiều, mà luôn có hai đáp án, đòi hỏi con người tư duy, nhận thức và có cách giải quyết khác nhau tùy vào hoàn cảnh thực tế của cuộc sống (0.5đ)
  • Nhận thức về tính hai mặt của vấn đề không những giúp con người có tư duy và hành động linh hoạt mà quan trọng hơn là giúp chúng ta có thái độ sống tích cực, phù hợp và hữu ích cho bản thân và cộng đồng. (0.5đ)

Câu 4: HS lựa chọn cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lí, có ý nghĩa. Cần đánh giá cao những cách diễn đạt cô đọng, hàm súc, giàu chất văn chương. Đáp án này chỉ mang tích chất gợi ý:

  • (a) Vì: Chúng ta nên học tập từ kiến, cần cù làm việc, tự mình tạo hạnh phúc cho mình bằng chính đôi tay của mình, không được học theo cách sống của dế, chỉ biết vui chơi mà không lo cho cuộc sống tương lai”.(1.0đ)
  • (b) Vì: Em nên làm như dế, tuy rằng cuộc sống có ngắn ngủi, nhưng nó biết đem lời ca, tiếng hát hay đẹp để lại cho đời, biết cống hiến và góp niềm vui cho nhân loại. Còn kiến, tuy cả ngày vất vả công việc nhưng chúng chỉ lo cho cái ăn của chúng mà thôi”. (1.0đ)
  1. Phần 2: Làm văn

GK lưu ý đây là bài thi HS giỏi nên chú ý đến cách hành văn, kĩ năng lập luận. Đặc biết chú ý đến kĩ thuật chọn điểm cho bài văn nghị luận của HS. Cần phát hiện và khuyến khích kĩ  năng chọn điểm nhấn trong bài  của học sinh. Bài nào làm được điều đó, thì đó mới là HS giỏi.

  1. NLXH:
  • Giải thích được ý nghĩa câu nói(1.5đ)

+ Bàn tay: hình ảnh hoán dụ, chỉ người có hoa hồng, người có lòng nhân ái, biết vì người khác

+ Hoa hồng: hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho tình yêu thương chân thành, vẻ đẹp của sự giúp đỡ.

+ Tặng: thái độ tự nguyện, vui vẻ.

  • Biết giúp đỡ, yêu thương người khác bằng sự chân thành, chính là bạn đang làm đẹp cho tâm hồn mình và cho cuộc sống. Biết cho thì sẽ được nhận.
  • Bình luận(4.5đ)

+ Tặng và cách tặng: quà tặng đôi khi không quan trọng mà cách tặng mới nói lên bạn là người thế nào

+ Cho và nhận: biết cho là đã được nhận. ban tặng yêu thương sẽ  nhận được yêu thương. Được ban tặng đã là một niềm hạnh phúc, biết ban tặng càng hạnh phúc hơn.

+ Người biết ban tặng bao giờ cũng là người giàu có về tâm hồn. Đây là sự thơm thảo từ tâm hồn, đẹp lên trong tâm hồn và trong hành động.

  1. NLVH:
  • Giải thích nhận định (1.0đ)

+ Cái đẹp trong tác phẩm VH chủ yếu thể hiện ở: nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.

+ Cái đẹp của sự thật đời sống: bắt nguồn từ hiện thực; phản ánh sâu sắc những vấn đề con người quan tâm, trăn trở; phục vụ và góp phần cải tạo cuộc sống…

+ Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo trong phản ánh hiện thực; tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao…

  • Khẳng định tầm quan trọng của hiện thực cuộc sống và tài năng nhà văn đối với việc sáng tạo cái đẹp.
  • Phân tích để chứng minh:

HS có thể lựa chọn một tác phẩm bất kì trong ct lớp 11 đã học để phân tích làm rõ được những  ý sau (mỗi ý 4.0 điểm)

+  sự thật đời sống được tác giả phản ánh trong nội dung tác phẩm một cách mới mẻ, sáng tạo, độc đáo… đem đến cho người đọc những nhận thức, những tình cảm, những lí tưởng cao đẹp, hướng con người tới chân- thiện- mĩ. Ví dụ: số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong Tự tình của HXH, nỗi lòng của các sĩ tử trước con đường công danh trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của CBQ…

+ những nội dung tư tưởng đó được tác giả truyền tải trong một hình thức nghệ thuật đặc sắc,  đem đến cho người đọc những giá trị thẩm mĩ cao. Ví dụ: trong Tự tình là những hình ảnh sáng tạo, những biện pháp tu từ đặc sắc, từ nôm độc đáo…

  • Đánh giá(1.0đ)

+ Đó là tiêu chuẩn để đáng giá một tác phẩm văn học chân chính

+ Đưa ra yêu cầu đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thực cái đẹp của cuộc sống nhưng đó ko phải cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp chân- thiện- mĩ. Và TP phải đạt phẩm chất nghệ thuật cao.

+ Định hướng cho người đọc tiếp nhận tác phẩm VH

Từ khóa » Cái đẹp Mà Văn Học Mang Lại Không Phải Là Cái Gì Khác