Đề Thi Minh Hoạ THPT Quốc Gia Năm 2019 Môn Ngữ Văn

    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm VnDoc.com Học tập Thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia Thi THPT Quốc gia môn Văn Đề thi minh hoạ THPT Quốc gia năm 2019 môn Ngữ vănĐề minh hoạ môn Văn năm 2019Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Đề thi minh hoạ THPT Quốc gia năm 2019

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi minh hoạ THPT Quốc gia năm 2019 môn Ngữ văn. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Phân tích tác phẩm môn Văn

  • Mở bài và kết bài Tây tiến của Quang Dũng
  • Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
  • Mở bài và kết bài Việt Bắc của Tố Hữu
  • Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
  • Mở bài và kết bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
  • Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
  • Mở bài và kết bài Sóng Xuân Quỳnh
  • Phân tích bài thơ Sóng hay và Chất
  • Mở bài và kết bài tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
  • Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà
  • Mở bài và kết bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
  • Phân tích truyện Vợ chồng A Phủ
  • Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
  • Phân tích nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ
  • Mở bài và kết bài Vợ nhặt của Kim Lân
  • Phân tích truyện Vợ nhặt
  • Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt
  • Phân tích nhân vật vợ Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân
  • Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

BỘ GD và ĐT

ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019

Bài thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:

“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”

Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.

(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”

(Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)

Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

Hướng dẫn giải chi tiết đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2019 môn Ngữ văn

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1:

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích

Cách giải:

Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích là: “nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển”

Câu 2:

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích

Cách giải:

“Điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là dậm chân tại chỗ, tự đóng khung mình vào những khuôn mẫu có sẵn, sống trì trệ, không thay đổi để phát triển.

Câu 3:

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng:

Chỉ ra tác hại của việc “nếu không thay đổi” thì con người sẽ không phát triển được. Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu con người chỉ sống trong “vòng an toàn” mà không có những thay đổi, bứt phá. Điều đáng sợ nhất là chỉ đứng yên một chỗ, không làm gì để tiến lên.

Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động sẽ làm được những điều chưa bao giờ đạt được. Điều quan trọng là phải hành động để tìm kiếm điều mới mẻ, tốt đẹp.

Câu 4:

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

- Học sinh nêu ra ý kiến của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm”.

- Học sinh phải lí giải được quan điểm của mình:

+ Đồng ý: “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm” vì phải đối mặt với những thử thách, chưa bao giờ thử qua. Thậm chí ta chưa biết được những điều mới mẻ mà mình bắt đầu tiếp thu có thực sự tốt hay không.

+ Không đồng ý:

Dám từ bỏ những điều quen thuộc, an toàn là dám chấp nhận thử thách, khiến con người trở nên kiên cường hơn, chủ động hơn.

Dù là liều lĩnh, mạo hiểm nhưng nhưng vượt qua giới hạn an toàn của bản thân, ta sẽ học được cách bảo vệ mình, tích lũy thêm những kiến thức, kĩ năng và trưởng thành hơn. Không có con đường nào trải bước trên hoa hồng mà không phải vượt qua những múi gai, những mạo hiểm ta phải đối mặt khi từ bỏ vùng an toàn là những điều hiển nhiên.

Vì cho đến tận sau này, chúng ta sẽ hối hận vì những điều ta không làm chứ không phải những điều ta đã làm.

Phần II: Làm văn

Câu 1:

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức:

  • Đoạn văn 200 chữ, có bố cục ba phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.
  • Điễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về nội dung:

- Giải thích vấn đề: Điều bản thân cần thay đổi là những điều chưa tốt hoặc có thể là chưa phù hợp, phải thay đổi để phát triển bản thân, để hoàn thiện nhân cách.

- Vì sao cần phải thay đổi:

  • Chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng trước khi muốn thay đổi thế giới thì cần thay đổi chính bản thân mình.
  • Con người ai cũng có những khuyết điểm, biết và dám thừa nhận những khuyết điểm của mình, biết sửa chữa sẽ làm cho chúng ta tiến bộ hơn từng ngày. Điều quan trọng là mình hôm nay phải hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua

- Những điều cần phải thay đổi:

  • Thay đổi từ những thói quen bình dị hàng ngày như việc tự giác dậy sớm để không đi học muộn, tự giác ghi chép bài vở đầy đủ để không phải chắp vá, tự giải quyết những vấn đề cá nhân mà không cần sự trợ giúp của người khác quá nhiều… đến những việc lớn hơn như giúp đỡ, quan tâm, sẻ chia, đồng cảm với người khác, từ bỏ lối sống ích kỉ, vị kỉ…
  • Phải thay đổi toàn diện từ nhận thức đến hành động, vì “mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Có ước mơ, hoài bão nhưng quan trọng là phải thức dậy để biến ước mơ thành hành động.

- Tác dụng của việc thay đổi:

  • Thái độ với mọi người và với chính bản thân mình trong bất cứ việc gì cũng nhẹ nhàng, bớt áp lực hơn.
  • Suy nghĩ, tư duy tích cực hơn, yêu đời hơn.
  • Học tập, làm việc suôn sẻ.
  • Khi bản thân thay đổi để tốt hơn cũng sẽ tác động đến những người thân xung quang, làm cho cuộc đởi tốt đẹp hơn.

- Phản đề: Nếu có khuyết điểm mà không thay đổi thì sẽ mãi mãi dậm chân tại chỗ, không phát triển được, dần đánh mất bản chất tốt đẹp, gây phiền hà, phiền lòng cho người khác.

- Liên hệ, bài học: Chìa khóa cuộc đời nằm trong tay chính chúng ta, phải làm thế nào để mình ngày một tốt đẹp hơn phụ thuộc vào câu trả lời của mỗi người.

Câu 2:

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

Yêu cầu chung:

-Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.

-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.

Yêu cầu cụ thể:

1. Giới thiệu chung

a. Tác giả và tác phẩm

  • Kim Lân, nhà văn chuyên viết truyện ngắn.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Để lại hai tập truyện nổi tiếng “Nên vợ nên chồng”, “Con chó xấu xí” Phong cách nghệ thuật: Thế giới nghệ thuật: thường tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. Người nông dân trong trang viết của Kim Lân dù nghèo khổ nhưng luôn sáng ngời những phẩm chất: yêu đời, thật thà, chất phác, hóm hỉnh, tài hoa.
  • Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất nằm trong tập truyện “Con chó xấu xí” (1962)

- Hoàn cảnh sáng tác:

  • Tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” – được viết ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công. Tuy nhiên chỉ được viết dở dang và sau đó mất bản thảo.
  • Năm 1954, khi hòa bình lặp lại, nhân một số báo văn nghệ kỉ niệm cách mạng tháng Tám thành công, Kim Lân đã nhớ lại tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, dựa trên cốt truyện cũ viết lại thành truyện ngắn.

b. Nhân vật: Người vợ nhặt tuy chỉ là nhân vật phụ của tác phẩm, nhưng thông qua nhân vật này Kim Lân đã cho thấy những chuyển biến tâm lí tinh tế, biệt tài phần tích tâm lí nhân vật bậc thầy của mình.

2. Phân tích

a. Giới thiệu chung, lai lịch:

* Lai lịch: không rõ ràng:

  • Không tên tuổi.
  • Không gia đình, quê hương.
  • Không nghề nghiệp.
  • Không tài sản
  • Không quá khứ.

➔ Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô nghĩa.

* Chân dung:

Ngoại hình:

  • Áo quần tả tơi như tổ đỉa
  • Gầy sọp
  • Mặt lưỡi cày xám xịt
  • Ngực gầy lép
  • Hai con mắt trũng hoáy

➔ Ngoại hình thảm hại do cái đói tạo ra.

Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động:

  • “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố” ⇒ Đanh đá, chua ngoa, chao chát, chỏng lỏn.
  • Ton ton chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”,“cắm đầu ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”, bám lấy câu nói đùa của người ta để theo về làm vợ thật ⇒ Vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn.

b. Sự thay đổi của nhân vật qua hai lần ăn uống

* Lần thứ nhất

- Hoàn cảnh: Người vợ nhặt bị bỏ đói nhiều ngày, gặp Tràng thị không ngần ngại ăn liền một lúc hai bát bánh đúc không hề ngẩng mặt.

- Hành động:

  • Sà xuống ăn thật
  • Ăn một chặp hai bát bánh đúc
  • Không ngẩng mặt trò chuyện

Hành động đó cho thấy:

  • Thị là người trơ trẽn, cái đói đã làm mất không chỉ nhân hình mà cả nhân tính, phẩm giá của nhân vật.
  • Hành động đó đã làm mất đi cái duyên dáng, tế nhị của một người phụ nữ
  • Nhưng hành động đó cũng cho thấy thị là người có khao khát sống mãnh liệt, dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến cùng cực nhưng khao khát được sinh tồn vẫn chưa lúc nào thôi cháy bỏng.

* Lần thứ hai

- Hoàn cảnh: Khi thị đã trở thành vợ của anh cu Tràng, nhận bát đồ ăn từ tay mẹ chồng.

- Hành động:

  • Mắt tối lại
  • Điềm nhiên và bát chè khoán vào miệng

- Hành động đó cho thấy:

  • Lo lắng, buồn bã vì hoàn cảnh cuộc sống vẫn không thay đổi.
  • Nhưng ngay sau đó người vợ nhặt lấy lại tinh thần, điềm nhiên đưa bát cháo khoán vào miệng ăn ngon lành: Hành động này chứng minh hai điều: thứ nhất là chấp nhận hiện thực; thứ hai chính là thể hiện niềm tin vào tương lai, chấp nhận sự gánh vác, sẻ chia với gia đình mới của mình.
  • Đồng thời cũng cho thấy tấm lòng đồng cảm, thị hiểu tấm lòng của người mẹ nghèo đối với mình.

⇒ Nhận xét:

- Sự táo bạo, trơ trẽn của thị trong lần đầu tiên là sản phẩm của cuộc sống nghèo đói, lang thang, cơ cực chứ không phải là bản chất của người phụ nữ ấy.

- Sự thay đổi của thị trong lần thứ hai là một hệ quả tất yếu, có một mái ấm gia đình thị lại trở về là chính mình, một người phụ nữ có khát vọng sống mãnh liệt, niềm tin vào tương lai tươi sáng.

- Hành động trong lần thứ hai của thị đã cho chúng ta thấy tình người, khát vọng sống của con người là vô cùng mãnh liệt. Cái đói âm mưu bèo bọt hóa, tha hóa con người nhưng nhất định con người không bị tha hóa vì trong họ còn sống mơ ước, khát vọng, còn có tình yêu thương.

- Qua việc miêu tả những cử chỉ, hành động cũng như những diễn biến tâm lí hết sức tinh tế đã cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của nhà văn Kim Lân. Đồng thời cũng thể hiện tình yêu, niềm tin, tấm lòng nhân đạo của tác giả với người phụ nữ.

3. Tổng kết vấn đề

Lưu ý:

  • Kết hợp linh hoạt các thao tác lập luận
  • Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực

Trên đây là đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2019, mời các bạn tham khảo các Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2019 do Bộ GD-ĐT soạn thảo dưới đây nhé.

  • Đề thi minh hoạ THPT Quốc gia năm 2019 môn Toán
  • Đề thi minh họa THPT Quốc Gia năm 2019 môn Tiếng Anh
  • Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2019
  • Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019
  • Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019
  • Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019
  • Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2019
  • Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2019
Chia sẻ, đánh giá bài viết 3 28.781 Bài viết đã được lưu Bài trướcMục lụcBài sau
  • Chia sẻ bởi: Phan Thị Hoàn
  • Nhóm: Bộ GD-ĐT
  • Ngày: 25/06/2024
Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêmTìm thêm: Đề thi minh hoạ THPT Quốc gia năm 2019 môn Ngữ văn Đề minh hoạ THPT Quốc gia 2019 môn Văn Đề thi minh hoạ THPT Quốc gia môn văn 2019Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để GửiThi THPT Quốc gia môn Văn
  • Bộ đề

    • Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2025
    • Đáp án đề minh họa 2025 môn Ngữ văn
    • Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
    • Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn - Số 2
    • Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ văn bám sát đề minh họa
  • Đề ôn thi nâng cao

    • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn - Đề 1
    • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn - Đề 2
    • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn - Đề 3
    • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn - Đề 4
    • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn - Đề 5
    • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn - Đề 6
    • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn - Đề 7
    • Đề luyện tập đọc hiểu số 1
  • Đề ôn thi cơ bản

    • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2024 (đề số 1)
    • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2024 (đề số 2)
    • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2024 (đề số 3)
    • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2024 (đề số 4)
    • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2024 (đề số 5)
  • Đề thi các tỉnh

    • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2024 lần 3 môn Ngữ văn trường THPT Đội Cấn, Vĩnh Phúc
    • Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hà Nội
Tải xuống

Tham khảo thêm

  • Nghị luận xã hội 200 chữ: Sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống

  • Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Hay Chọn Lọc

  • Dẫn chứng liên hệ Vợ chồng A Phủ

  • Nghị luận xã hội: Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm

  • Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành

  • Đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2024 (đề số 3)

  • Nghị luận xã hội 200 chữ: Vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại

  • 34 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ

  • 14 mở bài kết bài ôn thi THPT Quốc gia môn Văn

  • 22 đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn có đáp án

🖼️

Gợi ý cho bạn

  • Bài tập tiếng Anh lớp 10 Unit 1 Family life nâng cao

  • Tổng hợp 150 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

  • Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Văn lần 1 trường chuyên Thoại Ngọc Hầu, An Giang có đáp án

  • Một số đề đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc gia năm 2020

  • Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

  • 22 đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn có đáp án

  • Chúc đầu tuần bằng tiếng Anh hay nhất

  • Bài tập câu điều kiện có đáp án

  • Trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước

  • Mẫu đơn xin học thêm

Xem thêm
  • Học tập Học tập

  • Thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia Thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

  • Thi THPT Quốc gia môn Văn Thi THPT Quốc gia môn Văn

  • Thi THPT Quốc gia môn Toán Thi THPT Quốc gia môn Toán

  • Đề đọc hiểu môn Ngữ Văn Đề đọc hiểu môn Ngữ Văn

  • Thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh Thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh

  • Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý

  • Thi THPT Quốc gia môn Hóa học Thi THPT Quốc gia môn Hóa học

  • Thi THPT Quốc gia môn Sinh học Thi THPT Quốc gia môn Sinh học

  • Thi THPT Quốc gia môn Lịch sử Thi THPT Quốc gia môn Lịch sử

  • Thi THPT Quốc gia môn Địa lý Thi THPT Quốc gia môn Địa lý

  • Thi THPT Quốc Gia môn GDCD Thi THPT Quốc Gia môn GDCD

  • Bí quyết làm bài thi tốt Bí quyết làm bài thi tốt

  • Quy chế tuyển sinh Quy chế tuyển sinh

  • Điểm Thi THPT Quốc Gia Điểm Thi THPT Quốc Gia

🖼️

Thi THPT Quốc gia môn Văn

  • Nghị luận xã hội về câu hỏi: Bạn đã sống cuộc đời của chính mình chưa?

  • Nghị luận xã hội 200 chữ: Sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống

  • Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành

  • Nghị luận xã hội: Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm

  • Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời

  • Nghị luận xã hội 200 chữ: Vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại

Xem thêm

Từ khóa » đề Văn 2019 Minh Hoạ