Đề Thi Môn Ngữ Văn THPT Năm 2020 đợt 2: An Tâm, An Toàn Nhưng ...

Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giáo dục

Tuyển sinh

Câu chuyện học đường

Du học

Sáng 3/9, các thí sinh chính thức bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2020 đợt 2 với môn Ngữ văn, thời gian 120 phút. Theo giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI Trịnh Thu Tuyết đề thi Ngữ văn đợt 2 được Bộ GD&ĐT đưa ra an tâm, an toàn nhưng thiếu sự mới mẻ.Theo đó, đề thi chính thức môn Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 bám sát cấu trúc, mức độ, tính chất các câu hỏi như đề thi tham khảo lần 2 do Bộ G&ĐT công bố. Từ ngữ liệu cho đến yêu cầu của các câu lệnh trong các phần Đọc hiểu, Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học đều tương đương với Đề thi chính thức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 1.Đây cũng là yếu tố giúp tạo nên tâm thế tương đối tích cực, đảm bảo cho các thí sinh thi đợt 2 có được cảm giác an tâm khi phải tham gia kì thi quan trọng nhất trong 12 năm học phổ thông trong điều kiện khá đặc biệt, chưa từng có.
Đề thi môn Ngữ văn THPT năm 2020 đợt 2: An tâm, an toàn nhưng thiếu sự mới mẻ - Ảnh 1
 Hà Nội có 7 thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 tại trường THPT Việt Đức.
Cũng theo giáo viên Trịnh Thu Tuyết, phần Đọc hiểu (3 điểm) Ngữ liệu vẫn là trích đoạn của 1 văn bản mang phong cách ngôn ngữ chính luận cùng dung lượng tương đương với ngữ liệu được sử dụng trong đề thi đợt 1. Nội dung cùng hướng tới những vấn đề của tư tưởng, đạo lý, nếu đợt 1 gợi ra suy nghĩ về thái độ trân trọng với cuộc sống hàng ngày thì đợt 2 chính là gửi gắm thông điệp về vai trò quan trọng của niềm tin trong cuộc sống.4 câu hỏi Đọc hiểu đã lần lượt đặt ra yêu cầu theo các mức độ của Nhận biết (câu 1; 2), nhận biết kết hợp thông hiểu (câu 3), vận dụng và vận dụng cao (câu 4). Đó là các mức độ phù hợp với quá trình nhận thức của học trò, bám sát cấu trúc đề thi tham khảo và cũng là các kĩ năng mà học sinh đã được ôn luyện trong suốt năm học lớp 12.Trong khi đó, phần 2 - làm văn (7,0 điểm) đã giữ nguyên cấu trúc gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài nghị luận văn học (5,0 điểm).Cụ thể, câu nghị luận xã hội vẫn yêu cầu học sinh nghị luận về 1 khía cạnh của vấn đề rút ra từ phần Đọc hiểu đó là “sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống” - vấn đề “niềm tin” và khía cạnh bàn luận “sự cần thiết phải có niềm tin” hoàn toàn không xa lạ với học trò và chắc chắn cũng đã xuất hiện trong rất nhiều bài ôn luyện của các thầy/cô trong nhiều năm học.Vì thế, một mặt không làm khó cho học trò nhưng mặt khác có thể hạn chế phần nào hứng thú và khả năng sáng tạo cũng như sự phát huy cái tôi độc lập của thí sinh.
Đề thi môn Ngữ văn THPT năm 2020 đợt 2: An tâm, an toàn nhưng thiếu sự mới mẻ - Ảnh 2
 Đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT năm 2020 đợt 2. 
Riêng với câu 2 (5,0 điểm), bài nghị luận văn học đặt ra yêu cầu “phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến” trong 22 câu thơ của phần cuối đoạn trích “Việt Bắc” - hầu như không có sự thay đổi gì về dung lượng, cảm hứng, thể loại… của ngữ liệu so với câu nghị luận văn học của đề thi đợt 1.Nếu cảm hứng về đất nước, dân tộc, cách mạng… rất phù hợp với cả 2 đợt thi của năm 2020 - một năm chẵn cho những ngày kỉ niệm lớn liên quan tới những sự kiện trọng đại của dân tộc, thì sự tương đương về dung lượng, thể loại của ngữ liệu phần nào cũng làm giảm đi tính bất ngờ vốn luôn tạo ra hứng thú cho học trò khi làm bài.Đánh giá chung về đề thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 , giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng đề vẫn đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp THPT.Cũng như đợt 1, đề không khó, nhất là ngữ liệu của câu nghị luận văn học có lẽ đã được điều chỉnh cho phù hợp với thời lượng làm bài của học trò, về cơ bản đáp ứng được tâm thế lo lắng, cảm giác thiệt thòi của hơn 26.000 thí sinh thi đợt 2.Tuy nhiên, cũng chính yếu tố đó cũng đã làm giảm đi tính phân loại cho đề thi và kết quả chung của kì thi, có thể sẽ đem lại cảm giác hụt hẫng cho một bộ phận học trò khao khát sự mới mẻ trong những thông điệp tư tưởng, những vấn đề bàn luận vốn luôn có khả năng mang lại hứng thú và nhu cầu suy ngẫm trong một đề thi Ngữ văn.
Lãnh đạo trường Khương Hạ nói gì về sai phạm trong thu tiền học thêm?
Báo động chuyện sinh viên không ra trường đúng hạn vì nợ chứng chỉ ngoại ngữ
Bộ GD&ĐT: mọi chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đều được tính toán kỹ
Hàng nghìn học sinh “trường làng” chọn môn âm nhạc nhờ thầy hiệu phó tâm huyết
Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm 70 năm ngành GD&ĐT Thủ đô
Vĩnh Phúc: cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Podcast Tản văn: Hồi ức của mùa đông Hà Nội
Sẽ cắt điện, nước 8 loại công trình vi phạm tại Hà Nội
Liên kết vùng đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt, chống hàng giả, hàng nhái
Quy định mới về thi lại khi bị trừ hết điểm giấy phép lái xe
Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới

Từ khóa » đề Thi Thử Văn 2020 Lần 1