Đề Thi Môn Văn THPT Quốc Gia 2021 Chính Thức: Tác Phẩm "Sóng"
Có thể bạn quan tâm
Sáng ngày 7/7, các sĩ tử đã bước vào môn thi đầu tiên. Phần lớn thí sinh đều nhận xét: Đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2021 bám sát nội dung kiến thức chương trình đã học, có kết cấu giống với đề thi minh họa đã được Bộ GD-ĐT công bố trước đó.
Xem đáp án đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2021 TẠI ĐÂY.
Thí sinh ở Hà Nội đánh giá về đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2021
Nhận xét đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2021 từ cô Phạm Thị Thu Phương (GV môn Ngữ Văn tại Tuyensinh247.com):
Đề thi TN THPT môn Ngữ Văn năm 2021 (07/07/2021) giữ nguyên cấu trúc của đề thi minh họa kì thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn do Bộ GD&ĐT công bố ngày 31/03/2021, cũng là cấu trúc của đề thi chính thức môn Ngữ văn trong kì thi TN THPT năm 2020. Học sinh Trung bình nắm chắc kiến thức cơ bản có thể đạt được điểm 5 - 6 đủ đảm bảo để xét tốt nghiệp, học sinh Khá có thể đạt được trên dưới điểm 7, học sinh Giỏi có thể đạt được điểm 8 trở lên.
Phân tích cấu trúc đề thi chính thức 2021 và so sánh với đề tham khảo năm 2021
Cấu trúc đề thi và nội dung kiến thức trong đề thi chính 2021 cũng tương tự như đề minh họa mà Bộ đã công bố ngày 31/03/2021.
Cấu trúc đề gồm 2 phần:
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đề cung cấp 01 văn bản Đọc Hiểu với dung lượng vừa phải và đưa ra 4 câu hỏi đọc hiểu ở các mức độ từ nhận biết (câu 1- Theo đoạn trích, sự ra đời của một dòng sông diễn ra như thế nào?; câu 2- Trong đoạn trích, món quà cuối cùng nước dành tặng loài người trước khi hòa vào biển cả là gì?) đến thông hiểu (câu 3- Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về dòng chảy của nước và cuộc sống của con người? "Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng"), rồi đến vận dụng (câu 4- Qua hành trình từ sông ra biển của nước trong đoạn trích, anh/ chị rút ra những bài học gì về lẽ sống?).
Dù ở các mức độ của tư duy, nhưng các câu hỏi đều không khó, đặc biệt là hết sức quen thuộc, nên học sinh có thể trả lời dễ dàng. Phổ điểm cho phần này sẽ là 2 đến 2,5 điểm.
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Phần II gồm 2 câu: Câu 1 (2 điểm) yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội - giới hạn dung lượng khoảng 200 chữ, câu 2 (5 điểm) yêu cầu viết bài văn nghị luận văn học - không giới hạn dung lượng.
- Câu 1 đưa ra vấn đề "sự cần thiết phải biết sống cống hiến" liên quan đến nội dung của văn bản đọc hiểu trong phần I. Để hoàn thành đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần bắt đầu từ việc trình bày cách hiểu về lẽ sống cống hiến, phân tích được những những biểu hiện và ý nghĩa của lẽ sống cống hiến, lấy những dẫn chứng đời sống để minh họa, biết phê phán những biểu hiện trái ngược và những cách hiểu chưa chính xác về lẽ sống cao đẹp này, và cuối cùng, học sinh phải biết liên hệ bản thân để nhận ra những bài học nhận thức và bài học hành động ý nghĩa, thiết thực. Học sinh cũng cần biết kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản. Cần chú ý đảm bảo chuẩn dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Đây là tư tưởng đạo lí gần gũi, quen thuộc, không xa lạ với học sinh nên cũng không "làm khó" các em. Phổ điểm của câu 1 sẽ là 1,5 điểm.
- Câu 2 yêu cầu học sinh cảm nhận về đoạn thơ trích trong bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh (khổ thơ 3, 4, 5), từ đó nhận xét về một nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh - vẻ đẹp nữ tính. Đề bài đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm; thành thạo kĩ năng phân tích, cảm thụ văn bản; mà còn phải thực sự hiểu về phong cách nghệ thuật của nhà thơ, nét đẹp riêng trong thơ của nữ sĩ. Học sinh cần tập trung làm nổi bật vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Yêu cầu đặt ra với học sinh hoàn toàn nằm trong phần kiến thức cơ bản đã được học của chương trình Ngữ văn 12, nên phổ điểm sẽ khoảng 3 điểm. Những học sinh khá giỏi, có năng lực cảm thụ và khả năng diễn đạt tốt sẽ dễ dàng đạt được 4,0 điểm trở lên cho câu này. Cũng lưu ý thêm, ở phần này, đề thi có phần bất ngờ với một số học sinh vì tâm lí bám sát đề minh họa một cách máy móc. Đề minh họa đưa ra yêu cầu phân tích một đoạn văn bản văn xuôi nhưng đề thi chính thức lại đưa ra yêu cầu cảm nhận về một đoạn văn bản thơ. Tuy nhiên, đây cũng là điều hoàn toàn bình thường và đã có những sự cảnh báo từ trước, để tránh tình trạng học tủ.
Nhìn chung, đề thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2021 của Bộ Giáo dục & Đào tạo Hà Nội ngày 07/07/2021 là một đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh cao. Vì vậy, học sinh cần phải nắm chắc kiến thức và thuần thục các kĩ năng làm các dạng bài mới có thể đạt được điểm khá, giỏi.
Một số gợi ý cho học sinh để ôn tập hiệu quả cho kì thi TN THPT và Đại học năm 2022
Như vậy, đề thi không những có thể kiểm tra, đánh giá được thực lực của đại trà học sinh chương trình phổ thông mà vẫn có thể dùng cho mục tiêu xét tuyển vào các trường Đại học. Trên cơ sở đó, cô Phạm Thị Thu Phương đưa ra một số gợi ý để các bạn sinh năm 2004 ôn thi tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học năm 2022 như sau:
- Đối với phần nghị luận văn học, các em cần nắm chắc các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm. Sau khi có kiến thức nền tảng, cần vận dụng để rèn luyện kĩ năng tạo lập các văn bản nghị luận văn học. Trên cơ sở đó các em vừa ôn lại kiến thức vững chắc, vừa có kĩ năng xử lí thành thạo các dạng bài nghị luận văn học.
- Đối với phần đọc hiểu, các em cần xem lại toàn bộ các kiến thức về phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận,… để nắm chắc kiến thức. Ngoài ra cần tham khảo thêm đề thi của Bộ GD&ĐT các năm trước, đề thi thử của các trường THPT chuyên và các trường nổi tiếng khác để rèn luyện, củng cố kĩ năng xử lí dạng bài một cách hiệu quả và khoa học.
- Đối với nghị luận xã hội, để làm bài được hiệu quả nhất, ngoài việc rèn kĩ năng viết các em cần phải đọc thêm các thông tin về văn hóa – xã hội để mở rộng vùng hiểu biết của mình; đồng thời đó cũng là cách để trau dồi vốn từ.
- Một phần quan trọng nữa là chúng ta cần phân bố thời gian hợp lí để làm bài. Thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Phần đọc hiểu, chúng ta cần dành khoảng 15 đến 20 phút để làm; câu 1 phần Làm văn cần dùng 20 đến 25 phút và còn lại câu nghị luận văn học nên dành cho 80 phút. Phân bố thời gian hợp lí cũng là một trong những bí quyết để có một bài làm tốt!
- Cần có kế hoạch tự ôn tập khoa học và thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác.
- Xác định mục tiêu của mình, học đúng trọng tâm và chất lượng.
- Tăng cường luyện tập các dạng bài: đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Làm thật nhiều đề thi thử bám sát cấu trúc của đề thi để có sự chuẩn bị tâm lí tốt nhất.
Từ khóa » Giới Hạn Môn Văn Thi Thpt Quốc Gia 2021
-
Bộ GD-ĐT Công Bố Giới Hạn đề Thi THPT Quốc Gia 2021 - ESA
-
Giới Hạn đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2021 - Khoa Y Dược Hà Nội
-
Mách Bạn: Những Tác Phẩm Không Thi THPT Quốc Gia 2022
-
Giới Hạn Tác Phẩm ôn Thi THPT Quốc Gia 2022 Môn Văn Chính Xác Nhất
-
Các Tác Phẩm Trọng Tâm ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Văn 2022
-
7 Tác Phẩm Trọng Tâm ôn Thi THPT 2022 Môn Văn
-
Cảnh Báo Giới Hạn Tác Phẩm Ngữ Văn Cho Kì Thi Quốc Gia!
-
Đề Thi THPT Quốc Gia Năm 2021 Môn Ngữ Văn Chính Thức
-
Top 10 Giới Hạn ôn Thi đại Học Môn Văn 2022 2022 - Hàng Hiệu
-
Dự đoán đề Thi Môn Văn Tốt Nghiệp THPT 2022 - Dân Việt
-
Xu Hướng 7/2022 # Giới Hạn Các Tác Phẩm Ôn Thi Thpt Quốc Gia ...
-
Xem Nhiều 7/2022 # Giới Hạn Các Tác Phẩm Ôn Thi Thpt Quốc Gia ...
-
Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2022 Chính Xác, Có đáp án Chi Tiết
-
Thi Tốt Nghiệp THPT: Chàng Trai đạt điểm 10 Ngữ Văn Bật Mí 'chiến ...