Đề Thi Năng Khiếu Môn Ngữ Văn 11 Năm 2020-2021 Có đáp án

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Đề thi năng khiếu môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Lần 2) pdf Số trang Đề thi năng khiếu môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Lần 2) 7 Cỡ tệp Đề thi năng khiếu môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Lần 2) 443 KB Lượt tải Đề thi năng khiếu môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Lần 2) 0 Lượt đọc Đề thi năng khiếu môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Lần 2) 38 Đánh giá Đề thi năng khiếu môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Lần 2) 4 ( 13 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Đề thi năng khiếu môn Ngữ văn 11 Đề thi năng khiếu môn Văn Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 11 Đề thi môn Ngữ văn lớp 11 Ôn thi Ngữ văn 11 Luyện thi năng khiếu Ngữ văn THPT Đề kiểm tra năng khiếu môn Văn

Nội dung

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN II- KHỐI 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2020-2021 NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Ngày thi: 09/11/2020 Câu 1.(4.0 điểm) Trong cuốn “Yêu thương những điều không hoàn hảo”, tác giả Hea Min viết: “Có thể bạn không tài nào hiểu được Tại sao cha mẹ mình, anh chị em mình, bạn bè mình… Lại suy nghĩ và hành động như thế Nhưng cho dù bạn không thể hiểu họ Và không vừa lòng với những điều họ làm Bạn vẫn có thể yêu thương họ thật lòng Vì tình yêu thực sự Vượt qua mọi hiểu biết của con người (…) Chúng ta vẫn có thể yêu thương nhau trọn vẹn mà không cần hiểu nhau một cách trọn vẹn.” (Theo Hea Min, “Yêu những điều không hoàn hảo”, NXB Thế giới, 2018) Anh/chị có đồng tình với suy nghĩ: “Chúng ta có thể yêu thương nhau trọn vẹn mà không cần hiểu nhau một cách trọn vẹn” không? Hãy viết một bài văn trình bày câu trả lời của mình. Câu 2. (6.0 điểm) “Tác phẩm nghệ thuật là cái nhằm đi tới bản chất người.(…) Nghệ thuật cũng như đời sống của ta luôn tồn tại, tìm mới bản tính người của giống nòi và nhân loại mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.” (Nguyễn Quân- Trích “Ghi chú về nghệ thuật”- NXB Trẻ, 2008) Hãy bình luận ý kiến trên khi xem xét trong lĩnh vực văn chương và minh chứng bằng kiến thức về các tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 mà anh/chị đã được học. …………..Hết…………. Họ và tên thí sinh: ………………………Số báo danh…………………...... Chữ ký giám thị 1.………………………Chữ ký giám thị ………………… ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM THI NĂNG KHIẾU LẦN II- LỚP 11 Môn: Ngữ văn. (Đáp án- thang điểm: gồm 05 trang) Câu Yêu cầu Điểm 1 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 4.0 1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, bố cục bài viết sáng rõ, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Có sự kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình bàn luận: giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ…, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể triển khai vấn đề linh hoạt song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: * Giới thiệu vấn đề cần bàn: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, khả năng yêu thương vô hạn trong mỗi con người ngay cả khi mọi điều không hoàn hảo. 0.25 * Giải thích làm rõ vấn đề nghị luận: 0.75 - Yêu thương là tình cảm đẹp đẽ, sợi dây gắn kết bền chặt, thiêng liêng giữa người với người. Biểu hiện của tình yêu thương trong cuộc sống vô cùng đa dạng: sự quan tâm, sẻ chia, chăm sóc, gắn bó, an ủi, động viên, giúp đỡ, bảo vệ, chở che, hi sinh… - “Hiểu nhau”- sự thấu hiểu là khả năng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nhận thức, nắm bắt được suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, tính cách, ý hướng hành động của họ. - “Trọn vẹn” dù gắn với “yêu thương nhau” hay “hiểu nhau” thì đều diễn tả mức độ hoàn hảo, tuyệt đối của tình cảm và hiểu biết. - Tác giả Hea Min nêu lên một tình huống nghịch lí giữa yêu thương và thấu hiểu trong cuộc sống để đưa ra thông điệp sâu sắc về khả năng yêu thương vô hạn trong mỗi con người: Trong cuộc sống, có những lúc ta không thể hiểu được hành động, suy nghĩ của những người xung quanh, thậm chí hành động, suy nghĩ của họ khiến ta không vừa lòng. Nhưng con người vẫn có thể yêu thương trọn vẹn dù không hiểu nhau trọn vẹn. * Bình luận vấn đề: Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý với một khía cạnh nào đó của vấn đề nhưng cơ bản có thể có triển khai theo hướng sau: - Chúng ta có thể yêu thương nhau trọn vẹn mà không cần hiểu nhau một cách trọn vẹn bởi: + Mỗi người là một tiểu vũ trụ với biết bao điều bí mật, chính vì thế, để “hiểu nhau một cách trọn vẹn” là một việc rất khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể “yêu thương nhau trọn vẹn” bởi “hiểu nhau” là câu 0.5 chuyện của lí trí, “yêu thương nhau” là câu chuyện của trái tim. Trái tim có tính độc lập tương đối của nó. + Yêu thương là “nhân tính thiêng liêng” (Tagore), là tình cảm sâu sắc nhất và tự nhiên nhất trong trái tim mỗi người. Tình yêu chân chính là tình yêu không vụ lợi, không cần điều kiện, nó xuất phát từ sợi dây gắn kết tự nhiên, chân thành giữa ta và 0.5 người khác. - Yêu thương và thấu hiểu không thể tách rời: sự thấu hiểu góp phần làm nên tình yêu thương và tình yêu thương làm nên sự thấu hiểu. + Tình yêu thương cần xây dựng trên nền tảng của sự thấu hiểu. Nếu thiếu đi sự thấu hiểu, tình yêu thương sẽ lạc hướng và có thể sẽ gây nên những tổn thương, đau khổ khi ta nhầm lẫn tình yêu thương với sự chiếm hữu hoặc gây ra những hậu quả 0.5 khi ta yêu thương mà dung túng cho cái sai, cái xấu của người khác. + Ngược lại, tình yêu thương trọn vẹn có khả năng làm nên sự thấu hiểu giữa hai trái tim, hai tâm hồn. Không yêu thương, sẽ không ai có tìm để hiểu người khác. 0.5 * Bàn bạc mở rộng: - Yêu thương trọn vẹn xét đến cùng là đạt đến sự hài hòa về cảm xúc, suy nghĩ, 0.25 cách sống giữa ta và người khác. Điều kiện để tạo nên sự hài hòa ấy chính là hiểu nhau. Càng yêu thương ta càng thấu hiểu. Càng thấu hiểu, tình yêu thương của ta lại càng sâu sắc, rộng mở. - Làm thế nào để yêu thương trọn vẹn khi ta chưa thấu hiểu ai đó trọn vẹn? Ta cần 0.25 vị tha, khoan dung, hi sinh để yêu thương không cần điều kiện và vượt lên những điều không hoàn hảo ở ta cũng như ở người khác. - Yêu thương không phải là cái gì vô hạn, nếu chỉ yêu thương một chiều, thấu hiểu 0.25 một chiều, con người sẽ cạn kiệt, tổn thương. Vì thế, ta cần phải biết yêu thương chính mình thì mới có thể yêu thương ai khác đúng cách và trọn vẹn. *Kết thúc vấn đề, rút ra bài học: - Tình yêu thương của con người có khả năng vô hạn, vượt lên mọi giới hạn và những gì không hoàn hảo của cuộc sống. - Mỗi chúng ta cần rèn cho mình cách nhìn rộng mở, biết tôn trọng sự khác biệt, biết chấp nhận và yêu thương người khác, biết lắng nghe và thấu hiểu. 0.25 2 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 6.0 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách biết một bài văn nghị luận văn học (bàn về một ý kiến), bố cục mạch lạc, luận điểm sáng rõ, hành văn trôi chảy, diễn đạt không mắc lỗi và có cảm xúc. - Kết hợp được các thao tác nghị luận: giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh… 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách, song cần đảm bào các ý cơ bản sau: *Giới thiệu vấn đề: đặc trưng về đối tượng và nội dung cũng như bản chất của văn chương nghệ thuật: hướng đến con người, trên hết là khám phá, phát hiện về bản tính, những bí ẩn nhân tính của con người ở tầng sâu thế giới nội tâm. 0.5 *Giải thích, làm rõ vấn đề nghị luận: 0.75 -Bản chất, bản tính người là thuộc tính căn bản, ổn định, vốn có bên trong, là đặc trưng của con người, giúp phân biệt con người với con thú. -Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm có giá trị thẩm mĩ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của chủ thể sáng tạo và tác động tới tinh thần của người tiếp nhận. - Nghệ thuật là cái nhằm đi tới bản chất người: Đối tượng và mục đích của nghệ thuật chính là tìm kiếm, khám phá những đặc điểm, đặc tính riêng có ở con người, điều phân biệt con người với các sinh vật khác trên thế gian này. - Nghệ thuật cũng như đời sống, tồn tại, tìm mới bản tính người: Nghệ thuật cũng vận động, đổi thay như đời sống. Cái nhìn của người nghệ sĩ phải mới, phải có tính khám phá để theo kịp nhịp vận động của cuộc sống khách quan, trong đó có sự vận động phức tạp của đời sống tinh thần con người. => Ý kiến trên nêu lên đặc trưng về đối tượng, về nội dung của nghệ thuật, trong đó có văn chương: luôn gắn bó với đời sống con người, luôn đi tìm câu trả lời cho những bí ẩn sâu kín bên trong con người và nỗ lực khám phá, tìm mới những biểu hiện của nhân tính ở con người, giống nòi, dân tộc. * Bình luận và phân tích, chứng minh vấn đề: - Tại sao văn chương nghệ thuật phải đi sâu khám phá bản tính con người? + Từ đặc trưng về đối tượng: đối tượng chiếm lĩnh của văn học là con người, là tất cả những gì phản ánh mối quan hệ của con người. Văn học chủ yếu khám phá thế giới nội tâm để soi tỏ bản tính, nhân tính con người. Có như vậy, văn học mới có 1.0 giá trị nhân văn, mới cận nhân tình, đến được với tâm thức của con người. + Từ góc độ của người sáng tác: nhu cầu và khao khát của nhà văn khi cầm bút luôn là khám phá ra sự thật về chính mình, về con người, phác thảo những bức tranh về nội tâm, về bản chất, bản tính của con người để trả lời câu hỏi: con người là ai? + Từ bản chất thẩm mĩ của văn chương, văn chương là lĩnh vực sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, tạo ra sản phẩm có giá trị thẩm mĩ, tạo ra cái đẹp để rồi bắt nối với cái chân, cái thiện. Sự khám phá về bản tính, nhân tính con người là cách văn học tạo ra mĩ cảm, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. + Từ chức năng của văn học: văn học có nhiệm vụ giúp con người nhận thức về 0.5 chính mình, tự định hướng về đạo đức, nhân cách nên phải hướng tới khám phá bản chất và nhân tính con người để có những thông điệp có ý nghĩa tác động tới nhận thức và đạo đức, nhân cách của người tiếp nhận. 1.0 - Tại sao văn chương nghệ thuật phải luôn tìm mới bản tính người? Vì yêu cầu của sự phản ánh trong văn học và nhu cầu của chính nhà văn là phải có những cái nhìn khám phá, phát hiện, đôi mắt mới khi nhìn đời, nhìn người. Văn học với bản chất sáng tạo sẽ không chấp nhận sự lặp lại, bắt chước, làm theo công thức. - Minh chứng qua các sáng tác văn xuôi giai đoạn 1930-1945: + “Hai đứa trẻ” viết về những người lao động nhỏ bé ở một phố huyện nghèo, Thạch Lam đã có những khám phá, phát hiện sâu sắc về bản tính, nhân tính của con người: sự nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên; lòng trắc ẩn trước nỗi khổ của đồng loại và niềm day dứt, xót xa trước sự sống vô nghĩa của chính mình và người xung quanh; niềm khát khao ánh sáng, những ước mơ, hi vọng không tắt trong hồn người… + “Chữ người tử tù” viết về những thú chơi đẹp, tâm hồn đẹp, những nhân cách đẹp của một thời “vang bóng”, Nguyễn Tuân có khám phá sâu sắc về bản tính, nhân tính con người: tình yêu, niềm say mê cái đẹp và những giá trị nhân văn cao quý; bản lĩnh, khí phách hiên ngang của con người trong nghịch cảnh, trước cái xấu, cái ác; nhân cách trong sáng, thiên lương cao cả của con người thể hiện qua cách ứng xử với cái đẹp, cách đối đãi với tấm lòng tri âm và lẽ sống lương thiện, thanh cao. + “Chí Phèo” viết về người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, bằng mối quan tâm sâu sắc về vấn đề nhân phẩm, nhân tính, Nam Cao có những khám phá về bản tính, nhân tính con người: sự tha hóa, đánh mất tính người và sự thức tỉnh nhân tính, khao khát làm người đúng nghĩa của con người; tình yêu thương và sức mạnh của tình yêu thương ở con người. + “Đời thừa” viết về người trí thức trong xã hội cũ và thể hiện sự khám phá ra bản tính, nhân tính ở người trí thức bị cơm áo gạo tiền, xã hội tư sản lạnh lùng tha hóa qua lẽ sống tình thương, qua tình huống sám hối, thức tỉnh nhân tính. + “Số đỏ”: viết về những con người ở tầng lớp thương lưu trong xã hội tư sản thành thị đầu thế kỉ XX, Vũ Trọng Phụng có những khám phá về nhân tính: tình trạng con người bị đồng tiền và dục vọng làm cho tha hóa, trở nên vô đạo đức, sống bất nhân, bất nghĩa, không có tình người… Mặt trái ấy của xã hội đã thể hiện rõ nhận thức của cây bút hiện thực về sự tác động của hoàn cảnh tới nhân tính con người. 0.75 * Bàn bạc, mở rộng vấn đề: -Ý kiến đã thể hiện đúng mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống cũng là bản chất hiện thực văn học. - Ý kiến đã chạm đến cái lõi nhân văn, nhân đạo trong giá trị của văn chương nghệ thuật. Nghệ thuật thuộc vào cái phần thăng hoa, là một giá trị của đòi sống không bao giờ bị phủ nhận. Đây là cái gốc làm cho văn học nghệ thuật có cớ để tồn tại mãi cùng con người và văn học của mỗi dân tộc có tiếng nói chung. -Để khám phá con người, nhà văn cần nhiều vốn sống, kinh nghiệm và cần có trái tim yêu thương con người để thấu hiểu sâu sắc về con người, cần tài năng để những sự thật về con người không hiện lên giản đơn, thô thiển hay trần trụi, hoặc là một cái gì quá lí tưởng, xa lạ với đời thực. Kết thúc vấn đề: 0.5 - Khẳng định lại một lần nữa quan điểm của bản thân về vấn đề. - Nêu thêm suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. Người ra đề và soạn đáp án Đặng Thị Lan Anh Người duyệt đề Bùi Đình Nhiễu This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Trắc nghiệm Sinh 12 Đề thi mẫu TOEIC Giải phẫu sinh lý Hóa học 11 Đơn xin việc Tài chính hành vi Lý thuyết Dow Đồ án tốt nghiệp Thực hành Excel Atlat Địa lí Việt Nam Mẫu sơ yếu lý lịch Bài tiểu luận mẫu adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » đề Thi Văn Năng Khiếu 2021