Đề Thi Ngữ Văn Lớp 10 Học Kì 2 Năm Học 2021 - 2022 Có đáp án (50 ...
Có thể bạn quan tâm
- Bộ Đề thi Ngữ văn 10
- Đề thi lớp 10
- Đề thi Ngữ Văn 10
- Top 30 Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
- Top 10 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
- Top 30 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 10 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
- Top 30 Đề thi Ngữ văn lớp 10 Học kì 2 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
- Bộ đề thi Ngữ Văn lớp 10 - Kết nối tri thức
- Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)
- Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)
- Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)
- Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)
- Bộ đề thi Ngữ Văn lớp 10 - Cánh diều
- Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án (2 đề)
- Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án (2 đề)
- Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án (2 đề)
- Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án (2 đề)
- Bộ đề thi Ngữ Văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)
- Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)
- Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)
- Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 15-12 trên Shopee mall
Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Ngữ Văn lớp 10, dưới đây là Top 10 Đề thi Văn 10 Học kì 2 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn 10.
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 10 Cánh diều
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo
Top 10 Đề thi Ngữ Văn 10 Cuối Học kì 2 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử Đề Văn 10 KNTT Xem thử Đề Văn 10 CTST Xem thử Đề Văn 10 Cánh diều
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Cuối kì 2 Ngữ văn 10 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
- B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (10 đề)
Xem đề thi
Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án (10 đề)
Xem đề thi
Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)
Xem đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: phút
(Không kể thời gian phát đề)
Quảng cáoPhần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
QUÀ CỦA BÀ
Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.
Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: Khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: Ô mai sấu!
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (1,0 điểm): Theo anh/chị, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản?
Quảng cáoCâu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!”
Câu 4 (1,0 điểm): Qua câu chuyện, anh/chị thấy tình cảm người bà dành cho cháu như thế nào?
Câu 5 (2,0 điểm): Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận của mình đối với ông bà? Hãy trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về bệnh vô cảm.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Quảng cáoĐọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
(Chu Ngọc Thanh)
Câu 1 (1,0 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2 (1,0 điểm): Bài thơ trên nói về sự kiện gì? Cảm xúc của tác giả trong bài thơ?
Câu 3 (1,0 điểm): Việc trích dẫn ý kiến của thủ tướng trong bài thơ có tác dụng gì?
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu ý nghĩa của hai dòng thơ:
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Câu 5 (2,0 điểm). Hãy rút ra thông điệp của bài thơ? Từ thông điệp ấy, anh/chị thấy bản thân mình cần học tập và phát huy điều gì để làm rạng danh con người Việt Nam.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học em đã được học.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trẫm nghĩ, việc chọn người hiền là rất đúng lí. Chọn được người hiền là do sự tiến cử. Cho nên, khi đã được nước rồi, việc đó là việc đầu tiên. Thời cổ, ở nơi triều đình, người hiền vái nhường chen vai nhau đầy dẫy. Vì thế, ở dưới, không có người bị sót, ở trên ko có người bị quên. Có thế, việc chính trị mới được hoà vui. Xét như các đời Hán, Đường, bọn bày tôi đều tôn nhường, tiến cử người hiền: Tiêu Hà tiến Tào Nham, Nguỵ Vô Tri tiến Trần Bình, Địch nhân kiên tiến cử Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu. Tuy rằng tài có cao thấp, không giống nhau, nhưng cũng được dùng đúng việc, đúng chỗ.
Nay trẫm giữ trách nhiệm lớn, ngày đêm sợ hãi y như đi trên vực sâu, chính là vì chưa được người hiền ra giúp việc trị nước. Nay lệnh cho văn võ đại thần, công hầu đại phu, từ tam phẩm trở lên, phải tiến cử một người, hoặc tại triều, hoặc tại quận, không cứ đang làm quan, hay chưa làm quan. Xét cứ có tài văn hay võ, đáng coi dân chúng là trẫm giao cho việc. Mà người tiến cử thì được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa. Nếu tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật. Nếu cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng. Xét ở đời, không hiếm người có tài, mà phép cầu tài thì không hiếm. Hoặc có người đủ tài kinh luân, ở hàng quan lại thấp kém, không được ai cất nhắc, hoặc có bực hào kiệt, ở trong nơi thảo mãng lẫn với bọn sĩ tốt, vì thiếu người đề đạt, trẫm làm sao mà biết rõ được. Vậy từ nay, bực quân tử nào muốn cùng trẫm coi việc, ai nấy tự tiến cử.
(…)
Tờ chiếu này ban ra , phàm đang ở hàng quan lại. đều gắng sức là phần việc của mình, mà cố tiến cử đề đạt. Còn như kẻ chốn nơi thôn dã, dừng lấy việc tự tiến cử làm xấu hổ, mà trẫm thành mang tiếng để xót nhân tài.
(Chiếu cầu hiền tài, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập,
NXB Văn hoá thông tin, 1970, tr.317, 318)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.
Câu 4 (1.0 điểm). Mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản
Câu 5 (1,0 điểm). Nhận xét của anh/chị về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Lê Lợi thể hiện qua văn bản.
Câu 6 (1,0 điểm). Anh/chị rút ra được thông điệp gì từ văn bản trên?
Phần 2: Viết (5 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà anh/chị dã học hoặc đã đọc.
Lưu trữ: Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 2 (sách cũ)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Ngữ văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 1)
Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ?
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3: Giải thích từ hiền tài, nguyên khí và câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trong đoạn trích?
Câu 4: Xác định biệp pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Phần II. Làm văn (5 điểm)
Anh (chị) hãy viết một bài thuyết minh để giới cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
Đáp án và thang điểm
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích: Nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước.
Câu 3: Giải thích:
- Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.
- Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Hiền tài là những người có vai trò quyết định đối với sự thịnh suy của đất nước.
Câu 4: Biện pháp tu từ cú pháp nổi bật:
- bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí.
- Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ.
→ Thông qua phép liệt kê, tác giả cho thấy các thánh đế minh vương đã làm nhiều việc để khuyến khích hiền tài. Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi một thời lừng lẫy, mà không lưu truyền được lâu dài. Bởi vậy mới có bia đá đề danh.
Câu 5: Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.
+ Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình trạng chảy máu chất xám…
Phần II: Làm văn
1. Mở bài :
- Nguyễn Trãi là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới có những đóng góp lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.
2. Thân bài :
- Giới thiệu về cuộc đời Nguyễn Trãi
+ Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức trai, quê gốc ở Chi Ngại (Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội).
+ Giới thiệu về cha, mẹ của Nguyễn Trãi.
+ Cuộc đời ông gắn liền với nhiều biến cố thăng trầm của dân tộc : giặc Minh sang xâm lược, Lê Lợi lập nên triều Hậu Lê…
+ Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một người anh hùng lẫy lừng nhưng lại oan khuất và bi kịch nhất trong lịch sử.
- Giới thiệu về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi :
+ Nói Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận xuất sắc bởi ông có một khối lượng lớn các tác phẩm chính luận sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, nhân nghĩa. Nghệ thuật viết chính luận của ông cũng lên đến bậc thầy.
+ Nguyễn Trãi còn là nhà thơ trữ tình xuất sắc :
→ Về mặt nội dung : Thơ ông phản chiếu vẻ đẹp của tâm hồn ông trong sáng, đầy sức sống. Nguyễn Trãi hiện lên trong thơ vừa là người anh hùng vĩ đại, vừa là con người trần thế bình dị.
→ Về mặt nghệ thuật : Ông đã có những cách tân lớn trên hai phương diện thể loại và ngôn ngữ. Ông đã đan xen thành công những câu thơ lục ngôn vào thể thơ thất ngôn Đường luật. Ông đã góp phần Việt hóa ngôn ngữ thơ Nôm.
- Đánh giá về đóng góp của Nguyễn Trãi với văn hóa, văn học dân tộc :
+ Ông đã trở thành một hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lí – Trần đồng thời mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới.
+ Ông đã để lại tập thơ Nôm sớm nhất làm di sản thơ Nôm Việt Nam độc đáo.
+ Nguyễn Trãi đã đưa ý thức dân tộc lên đến đỉnh cao kết tinh tư tưởng Việt Nam thời trung đại.
3. Kết bài:
- Nguyễn Trãi sống mãi trong tâm hồn người đọc bởi ông vừa là nhà thơ vừa là danh nhân văn hóa lớn.
- Nguyễn Trãi được coi là người đặt nền móng cho thơ Nôm Việt Nam phát triển và lên đến đỉnh cao.
Bài giảng: Ôn tập học kì 2 - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Ngữ văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 2)
Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)
Câu 1: Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong đoạn trích?
Câu 2: Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích?
Câu 3: Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?
Phần II. Làm văn (5 điểm)
Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
Đáp án và thang điểm
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1. Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong văn bản
- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Người đàn bà – đứa bé.
- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Bà cụ - người chiến sĩ.
Câu 2. Nêu hai biện pháp tu từ :
- Lặp cấu trúc (điệp ngữ).
- Đối lập (tương phản).
Câu 3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?
- Học sinh trả lời là sai cho điểm, trả lời là đúng không cho điểm.
- Học sinh giải thích ngắn gọn: nơi dựa được hiểu là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất; từ đó giúp cho chúng ta có thêm sức mạnh, niềm tin, động lực để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Còn sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác; dễ làm cho chúng ta ỷ lại, thiếu niềm tin, tinh thần phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống.
Lưu ý: Trong trường hợp học sinh trả lời ý 1 là đúng thì có giải thích ý 2 đúng cũng không cho điểm. Nếu ý 1 học sinh trả lời là sai, thì ý 2 chỉ cần giải thích: nơi dựa là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất và sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác, thì vẫn cho điểm tuyệt đối.
Phần II: Làm văn
Học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song phải đáp ứng được những ý cơ bản sau:
1. “Nỗi thương mình” là đoạn trích khắc hoạ tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều sau khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh của Tú Bà, đồng thời thể hiện ý thức của Kiều về nhân phẩm con người.
+ Tâm trạng của Kiều trước cảnh sống ô nhục ở lầu xanh (bàng hoàng, thảnh thốt, đau đớn, ê chề, tủi nhục...)
+ Tâm trạng, thái độ của Kiều trước cảnh sắc, thú vui ở chốn lầu xanh (xót xa, buồn thảm, chua chát, bẽ bàng,...)
2. Đặc sắc nghệ thuật: Thành công trong miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Sử dụng ngôn ngữ tài tình (điệp từ ngữ, cụm từ đan xen, tiểu đối, câu hỏi tu từ, điển tích...)
Bài giảng: Ôn tập học kì 2 - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Ngữ văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 3)
Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu
(Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)
Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?
Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?
Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.
Phần II. Làm văn (5 điểm)
Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?
Gợi ý
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: - Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền trăm năm.
- Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.
- Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.
Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:
- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh
- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.
Câu 4:
Qua hành động của Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng để thề nguyền, Nguyễn Du thể hiện khá rõ quan niệm về tình yêu rất tiến bộ. Ông đã đặc tả cái không khí khẩn trương, gấp gáp, vội vã nhưng vẫn trang nghiêm, thiêng liêng của đêm thề ước. Ông trân trọng và ca ngợi tình yêu chân chính của đôi lứa. Đó là tình yêu vượt lên trên sự cương toả của lễ giáo phong kiến, của đạo đức Nho giáo theo quan niệm Nam nữ thụ thụ bất tương thân.
Phần II: Làm văn
1. Mở bài : “Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đang ngày càng được phát huy rực rỡ.
2. Thân bài :
- Giải thích các khái niệm : “tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của học trò đối với thầy ; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lí -> “tôn sư trọng đạo” là…
- Phân tích, chứng minh :
+ Vai trò của người thầy với sự thành công của người trò : Không thầy đố mày làm nên, người thầy là người dạy ta kiến thức, dạy ta đạo đức, lễ nghĩa… -> Chúng ta cần phải biết ơn và trân trọng công lao dạy dỗ của người thầy.
+ Chúng ta luôn tự hào với truyền thống, với phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy.
+ “Tôn sư trọng đạo” là biểu hiện của ý thức coi trọng học hành, coi trọng đạo lí làm người.
+ (Kết hợp đưa ra dẫn chứng)
- Truyền thống “tôn sư trọng đạo” được nối tiếp như thế nào hiện nay :
+ Hoàn cảnh, điều kiện sống có nhiều thay đổi : điều kiện học tập tốt hơn, đời sống vật chất tinh thần giàu mạnh hơn, giáo dục cũng được coi trọng.
+ Nhà nước ta vẫn luôn cố gắng phát huy giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy bằng hành động, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 là một ngày ý nghĩa để mỗi người nhớ và trân trọng công lao người thầy.
+ Tuy nhiên, có những học trò đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng chưa thực sự ý thức được vấn đề cần phải tôn kính, trân trọng giá trị cao đẹp của người thầy, giá trị của những bài giảng nhiệt huyết.
+ Làm thế nào để phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” : Lòng tôn kính thầy, coi trọng đạo lí phải xuất phát từ cái tâm trong lòng.
3. Kết bài : Khẳng định tính đúng đắn của câu nói và bài học bản thân.
Bài giảng: Ôn tập học kì 2 - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Ngữ văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 4)
Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản?
Câu 2: Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?
Câu 3: Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ?
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bình giảng nét độc đáo hình ảnh Đèn trong văn bản trên với đèn trong ca dao: Đèn thương nhớ ai/mà đèn không tắt.
Phần II. Làm văn (5 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Trao duyên” và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều:
Đáp án và thang điểm
Câu 1 :
- Thể thơ của văn bản: song thất lục bát
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm .
Câu 2 :
- Văn bản miêu tả một tổ hợp hành động của người chinh phụ, bao gồm: dạo, ngồi, rủ thác
- Hành động của người chinh phụ được miêu tả thông qua những việc cứ lặp đi, lặp lại. Nàng rủ rèm rồi lại cuốn rèm, hết cuốn rèm rồi lại rủ rèm. Một mình nàng cứ đi đi, lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu người chồng sắp về, nhưng cứ đợi mãi mà chẳng có một tin nào cả…
- Cách miêu tả hành động ấy cũng đã góp phần diễn tả những mối ngổn ngang trong lòng người chinh phụ. Người cô phụ chờ chồng trong bế tắc, trong tuyệt vọng.
Câu 3 : Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh ngọn đèn trong đêm để diễn tả tâm trạng người chinh phụ.
Ý nghĩa: Trong biết bao đêm trường cô tịch, người chinh phụ chỉ có người bân duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông, và sự cô đơn của con người. Người chinh phụ đối diện với bóng mình qua ánh đèn leo lắt trong đêm thẳm. Hoa đèn với bóng người hiện lên thật tội nghiệp .
Câu 4 :
+ Sử dụng thể thơ bốn chữ, ngọn đèn trong bài ca dao chỉ xuất hiện một lần diễn tả nỗi nhớ người yêu của cô gái. Đó là nỗi nhớ của niềm khao khát về một tình yêu cháy bỏng, sáng mãi như ngọn đèn kia.
+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, ngọn đèn trong văn bản xuất hiện hai lần, diễn tả nội tâm của người chinh phụ. Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người.
Phần II: Làm văn
a. Mở bài: Giới thiệu vị trí, vai trò của tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và dẫn dắt đến đoạn thơ cần phân tích trong đoạn trích “Trao duyên”.
b. Thân bài :
- Nêu bối cảnh và vị trí đoạn trích. Lồng vào phân tích nội dung và nghệ thuật đoạn thơ, cần nêu các ý chính sau:
- Thúy Kiều tìm cách thuyết phục Thúy Vân nhận lời kết duyên cùng Kim Trọng qua phân tích:
+ Từ ngữ được lựa chọn rất đắc, phù hợp với hoàn cảnh của Kiều( cậy: nhờ nhưng có sự tin tưởng cao; chịu: nhận nhưng mang tính ép buộc; lạy: lạy đức hi sinh của em; thưa: điều sắp nói ra rất hệ trọng).
+ Kiều kể lại mối tình đẹp của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân nghe để em hiểu, thông cảm.
+ Kiều động viên, an ủi : Tuổi em còn trẻ, lâu ngày thì sẽ nảy sinh tình cảm với Kim Trọng, sẽ hạnh phúc bên Kim Trọng….
- Kiều trao kỉ vật lại cho em: trao từng cặp kỉ vật nhưng vừa trao mà như dùng dằng muốn níu giữ lại. Tâm trạng vô cùng đau xót…
- Nhận xét và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều.
* Nghệ thuật: miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí, lựa chọn từ ngữ
c. Kết bài: Khái quát lại nội dung , nghệ thuật đoạn thơ và nêu suy nghĩ bản thân.
Xem thử Đề Văn 10 KNTT Xem thử Đề Văn 10 CTST Xem thử Đề Văn 10 Cánh diều
Bài giảng: Ôn tập học kì 2 - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)
Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 10 năm 2024 chọn lọc khác:
- Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 có đáp án năm 2024 (10 đề)
- Bộ 20 Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (15 đề)
- Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 có đáp án (10 đề)
- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 2 có đáp án (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Hà Nội năm 2024 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng năm 2024 (10 đề)
- Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » đề Thi Văn Lớp 10 Hk2
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 10 Môn Văn 2022 - Mới Nhất
-
Đề Thi Văn Học Kỳ 2 Lớp 10 Có đáp án
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 10 Năm 2021
-
Đề Thi HK2 Ngữ Văn 10
-
Đề Thi Học Kỳ 2 Ngữ Văn Lớp 10 - Tìm đáp án
-
Bộ đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 10 Năm 2021 - 2022
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 10 Môn Văn - Tuyensinh247
-
Bộ Đề Thi Học Kì 2 Lớp 10 Môn Văn Năm 2022
-
Đề Thi Văn Học Kỳ 2 Lớp 10 Có đáp án - - MarvelVietnam
-
Đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 10 Môn Ngữ Văn Năm 2021-2022
-
2 Bộ đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 10 Môn Văn 2022 - Phần 2
-
Đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 10 Có đáp án - Tài Liệu Text - 123doc
-
đề Thi Môn Ngữ Văn Lớp 10 Hk2 - 5pdf
-
Tổng Hợp Đề Thi Cuối HK2 Môn Ngữ Văn Lớp 10 - Fschool