Đề Thi Thử THPT QG Năm 2020 Môn Ngữ Văn - Đề Số 40 - HOC247

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 40

I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)

Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình

Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá

Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả

Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!

Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ

Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã

Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình

Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc

Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước

Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau

Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu

Sóng quặn đỏ máu những người đã mất

Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc

Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”

Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng

Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố

Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa

Tôi lắng nghe

Tổ quốc

gọi tên mình!

(Tổ quốc gọi tên - Nguyễn Phan Quế Mai, dẫn theo Báo điện tử Tổ Quốc 16.4.2017)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ . (0.5 đ)

Câu 2. Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong những câu thơ: “Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu/ Sóng quặn đỏ máu những người đã mất/ Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc”. (0.5 đ)

Câu 3. Từ Hòa bình đựợc lặp lại hai lần và viết hoa kiểu tu từ trong bài thơ nhằm thể hiện điều gì ? (1.0 đ)

Câu 4. Theo anh/ chị vì sao bài thơ dễ đi vào lòng người ? (1.0 đ) (trả lời ngắn gọn từ 3 đến 5 câu)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ văn bản Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) với nhan đề: Tổ quốc gọi tên mình!

Câu 2. (5.0 điểm)

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi “Em không yêu, quả pao rơi rồi/ Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, tr 23)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về âm thanh “tiếng sáo” và âm thanh “tiếng chân ngựa đạp vào vách” trong đoạn trích trên.

.............HẾT...........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU( 3,0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: biểu cảm

Câu 2:

“Sóng” vừa là hình ảnh nhân hóa (chẳng bình yên, quặn đỏ máu), vừa là hình ảnh ẩn dụ (sóng biển cũng là sóng lòng) vừa là phép điệp (ba lần)

Câu 3:

Từ Hòa bình đựợc lặp lại hai lần và viết hoa kiểu tu từ trong bài thơ nhằm thể hiện:

  • Niềm khao khát về lẽ sống cao cả của dân tộc.
  • Là thông điệp gửi gắm đến toàn nhân loại tiến bộ trên thế giới.

Câu 4:

Bài thơ dễ đi vào lòng người vì:

  • Nội dung bài thơ khơi dậy những tình cảm thiêng liêng và sứ mệnh cao cả của mỗi trái tim người Việt (tình yêu tổ quốc và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền), kết nối được tình cảm và hành động cộng đồng,…
  • Thể thơ tự do phóng túng, lời thơ giàu cảm xúc và hình ảnh, tứ thơ giàu sức xoáy, âm điệu thơ bi tráng, hào sảng lại vừa day dứt, ngân vọng,

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dich,quy nạp, móc xích, song hành, tổng- phân – hợp.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tổ quốc gọi tên mình

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều hướng, sau đây là một số gợi ý:

  • Phải biết đặt tình yêu tổ quốc, lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng
  • Khi Tổ quốc gọi tên mình sẵn sàng hóa thân;
  • Luôn có ý thức chuẩn bị hành trang của đời mình: trí tuệ minh mẫn, mạnh mẽ về thể chất và tinh thần để khi tổ quốc cần tự nguyện dâng hiến.

d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

Câu 2 :

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát lại vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Cảm nhận về âm thanh “tiếng sáo” và âm thanh “tiếng chân ngựa đạp vào vách” trong đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích cần nghị luận

Cảm nhận về âm thanh “tiếng sáo” và âm thanh “tiếng chân ngựa đạp vào vách” trong đoạn trích.

Tiếng sáo:

Là nét đặc trưng văn hóa Tây Bắc khi tết đến xuân về. Tiếng sáo và ca từ bài hát của người thổi sáo xuất hiện ở nhiều không gian, thời gian và mang những sắc điệu khác nhau gắn với sự hồi sinh của Mị.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 40. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

  • Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 39

​​​---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Từ khóa » đọc Hiểu Tôi Lắng Nghe Tổ Quốc Gọi Tên Mình