Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Ngữ Văn - Đề 1
Có thể bạn quan tâm
Đề thi thử THPT quốc gia 2022 môn Văn (Đề 1) bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi đại học luyện thêm để thi thử môn Ngữ Văn có đáp án
1. Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mùa xuân chín
“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.Sột soạt gió trêu tà áo biếc,Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.Bao cô thôn nữ hát trên đồi;– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chứng núiHổn hển như lời của nước mây…Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Khách xa vừa lúc mùa xuân chín,Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.– Chị ấy năm nay còn gánh thóc.Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
(Hàn Mặc Tử)
Câu 1 (0,75đ): Chủ đề của bài thơ trên là gì?
Câu 2 (0,75đ): Câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” gợi anh/chị liên tưởng tới câu thơ nào, của ai? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai câu thơ.
Câu 3 (0,75đ): Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/Hổn hển như lời của nước mây”
Câu 4 (0,75đ): Lý giải tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín”?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Democrite: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống.”
Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
2. Đáp án đề thi thử THPT Quốc Gia môn Ngữ văn
2.1. Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,75đ):
Chủ đề: Bức tranh mùa xuân đẹp, xanh tươi, đầy sức sống qua tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức.
Câu 2 (0,75đ):
Câu thơ Hàn Mặc Tử gợi liên tưởng đến hai câu thơ Nguyễn Du trong Truyện kiều: “Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Điểm giống nhau: đều miêu tả hình ảnh có mùa xuân với không gian rộng mở đến chân trời.
Khác nhau: Câu thơ Hàn Mặc Tử động hơn, ở đó sắc xanh của trời và màu xanh của cỏ hòa vào làm một với nhau.
Câu 3 (0,75đ): Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Nhân hóa “tiếng ca vắt vẻo”
So sánh: “tiếng ca – lời của gió mây.”
→ Thể hiện được thần thái của tiếng hát màu xuân vừa hồn nhiên trong trẻo vừa thiết tha, rạo rực.
Câu 4 (0,75đ):
Tác giả đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín” với ý nghĩa: cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất. Nhưng trạng thái đó cũng đồng nghĩa với việc mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh hằng, mãi mãi, để lại trong lòng nhà thơ sự nuối tiếc khôn nguôi.
II. Làm văn (7đ)– Đề thi thử THPT quốc gia 2022 môn Ngữ Văn
Câu 1 (2đ):
2.2. Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói của Democrite: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống.”
1. Mở bài
Cuộc sống có rất nhiều tình cảm đáng quý, đáng tân trọng, trong đó phải kể đến tình bạn. Democrite đã nói: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống.” Ý kiến này hoàn toàn đúng đắn.
2. Thân bài
a. Giải thích
Người bạn chân chính là người bạn luôn bên ta cả lúc vui vẻ, hạnh phúc lẫn khi ta gặp khó khăn, bất hạnh. Cùng ta chia ngọt sẻ bùi những điều trong cuộc sống.
→ Câu nói đề cao vai trò, giá trị của tình bạn.
Cuộc sống sẽ vô vị, tẻ nhạt, đơn độc nếu mỗi chúng ta không có lấy một người bạn chân chính.
b. Phân tích
Khi có người bạn thật sự để chia sẻ cuộc sống, chúng ta sẽ cảm thấy vơi bớt đau khổ, buồn tủi.
Tình bạn chân chính là động lực để con người cố gắng, nỗ lực vươn lên.
Khi có một người bạn thân thiết tâm sự, chung tay giải quyết mọi vấn đề, cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về tình bạn cao đẹp.
d. Phản biện
Vẫn còn nhiều người chưa biết trân trọng bạn bè, hay lợi dụng người khác hoặc quen sống đơn độc, không thích chia sẻ. Những người này đáng bị phê phán.
3. Kết bài
Hãy trở thành một người bạn chân chính cũng như có một người bạn chân chính để cuộc sống này tốt đẹp hơn.
Câu 2 (5đ):
2.3. Dàn ý bài phân tích nhân vật Việt và Chiến
1. Mở bài
Thế hệ trẻ nhưng giàu lòng dũng cảm và quyết tâm đánh giặc vì độc lập nước nhà là một điều vô cùng quý giá. Lòng dũng cảm, tình yêu nước nồng nàn ấy được thể hiện rõ nét qua nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn “Nhưng đứa con trong gia đình” của tác giả Nguyễn Thi.
2. Thân bài
a. Nhân vật Chiến
- Có những nét giống mẹ: mang vóc dáng của má “hai bắp tay tròn vo … chắc nịch”, giống má từ cái lối nằm với thằng út em, biết lo liệu mọi việc một cách chu đáo (đặc biệt trước đêm sắp xa nhà), Chiến tự thấy mình như hòa vào má “Tao cũng đã lựa ý … nên tao cũng tính vậy”.
- Là cô gái mới lớn nên khi thì người lớn (nhường em, tháo vát, …) nhưng có lúc vẫn rất trẻ con, điệu đà (vào chiến trường vẫn không quên mang gương nhỏ).
- Chiến cũng có những nét khác biệt so với má: trẻ trung hơn, được tự tay cầm súng để trả thù cho người thân, cho quê hương.
- Là một cô gái kế thừa được sự kiên cường từ người thân trong gia đình: “nếu giặc còn thì tao mất”.
b. Nhân vật Việt
• Có nét riêng của cậu con trai mới lớn: hiếu động, ngây thơ, trẻ con.
- Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội…
- Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang ná thun…
- Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.
- “Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội.
- Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ con ma cụt đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ.
- Việt cũng là một chiến sĩ dũng cảm:
- Khi còn nhỏ đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình.
- Khi lớn lên tranh giành đi tòng quân với chị Chiến dù chưa đủ tuổi.
- Trong quân ngũ Việt chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc.
- Dù đang bị thương nặng nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu, không hề run sợ: “Tao sẽ chờ mày … mày là thằng chạy”.
c. Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má gửi nhà chú Năm
- Đó là sự tôn trọng, hiếu thảo với cha mẹ đã khuất.
- Không khí thiêng liêng đã khiến Việt cảm thấy mình trưởng thành hơn: biết thương chị, cảm nhận sâu sắc mối thù đè nặng trên vai.
- Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em, đã biết tự lo toan mọi điều, gánh vác những công việc quan trọng trong gia đình.
→ Việt và Chiến chính là khúc sông sau, kế thừa những tinh hoa của khúc sông trước và chảy xa hơn khúc sông trước, cả hai chị em đã dần trưởng thành sau những biến cố, những lần tham gia đánh giặc.
3. Kết bài
Nguyễn Thi đã làm nổi bật chân dung của những con người anh hùng trong thời đại mới tuy nhỏ tuổi nhưng tràn đầy sức sống và tình yêu nước qua hai nhân vật Việt và Chiến.
Bài trước Tiếp theo (Visited 1.719 times, 1 visits today)Từ khóa » đọc Hiểu Trong Làn Nắng ửng Khói Mơ Tan
-
Đọc Hiểu Mùa Xuân Chín - Hàn Mặc Tử
-
Bộ đề Đọc Hiểu Mùa Xuân Chín Hay Nhất Thi THPT Quốc Gia - Toploigiai
-
Đọc Hiểu Mùa Xuân Chín – Ngữ Văn 10 – Kết Nối Tri Thức Với ...
-
Đọc Hiểu Đề Số 42: Đọc Bài Thơ Dưới đây Và Trả Lời Các Câu Hỏi Từ ...
-
Đọc Bài Thơ Dưới đây Rồi Trả Lời Các Câu Hỏi Từ Câu 1 đến Câu 4: MÙA ...
-
Đọc Hiểu Mùa Xuân Chín – Hàn Mặc Tử - BNOK
-
ĐỀ KIỂM TRA Văn Học DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 11 (THỜI GIAN
-
Top 10 Trong Làn Nắng ửng: Khói Mơ Tan đồi Mái Nhà Tranh Lấm Tấm ...
-
Đọc Hiểu - Đề Số 42 - THPT - Giải Bài Tập Sách Giáo Khoa
-
Trong Làn Nắng ửng: Khói Mơ Tan đồi Mái Nhà Tranh Lấm Tấm Vàng ...
-
Bình Giảng Bài Thơ Mùa Xuân Chín Của Hàn Mặc Tử
-
Thầy Chu Văn Sơn Bình Giảng Mùa Xuân Chín Hàn Mặc Tử
-
MÙA XUÂN CHÍN Trong Làn Nắng ửng: Khói Mơ Tan. Đôi ... - MTrend