Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Văn 2019 Theo Hướng Mới. đề Số 15 ...

MA TRẬN ĐỀ THI THỬ

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc hiểu

Văn bản nghị luận.

Số câu: 4

Tỉ lệ: 30 %

5% *10 = 0,5

15% *10 = 1,5

10 % * 10= 1,0

3 điểm

II. Làm văn

1. NLXH:

Số câu: 1

Tỉ lệ: 20 %

Dạng đề nghị luận xã hội (vấn đề rút ra từ ngữ liệu phần đọc hiểu) Xác định vấn đề nghị luận

5% * 10= 0,5

Hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác

5% * 10= 0,5

– Vận dụng kiến thức kĩ năng về văn nghị luận xã hội

– Vận dụng thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội

– Xây dựng được luận điểm, luận cứ và dẫn chứng xác thực

10%*10= 1

2 điểm
2. NLVH

Số câu: 1

Tỉ lệ: 50 %

– Nhận biết về tác giả, tác phẩm.

5% * 10= 0,5

– Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hình tượng.

10% * 10= 1

– Phân tích những vẻ đẹp của hình tượng.

10% * 10= 1

– Tích hợp các kiến thức, kỹ năng để làm văn Nghị luận.

25% * 10= 2,5

5 điểm
Điểm – Tỉ lệ 2,5 điểm 2,5 điểm 1,5 điểm 3,5 điểm 10 điểm
SỞ GD & ĐT LÀO CAI

TRƯỜNG THPT SỐ 1:

BẢO THẮNG, BẢO YÊN, VĂN BÀN

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019

Bài thi: Ngữ Văn

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

  1. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công vang dội. Tại sao lại có được thành công to như vậy? Liên minh quân đội Mỹ – Anh trước khi tấn công đã có một sự chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng. Họ diễn tập rất nhiều lần, không chỉ diễn tập bình thường mà tập dượt cả phương hướng, địa điểm, thời gian, tất cả những việc cần làm khi tấn công. Cuối cùng, khi tấn công thực sự, thắng lợi như đã nằm gọn trong lòng bàn tay, thời gian tấn công chỉ lệch mấy giây so với kế hoạch. Đó chính là sức mạnh của sự chuẩn bị.

Người xưa đã dạy, biết lo xa sẽ tránh được tai họa. Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất. Một người có sự chuẩn bị càng kĩ lưỡng thì khả năng thành công càng cao. Chúng ta đều thuộc lòng câu ngạn ngữ: “Nuôi binh ngàn ngày, dụng binh một giờ” hay “một phút huy hoàng trên sân khấu, mười năm khổ luyện trong cánh gà”. Đó chính là triết lí sâu xa về sự chuẩn bị.

Michael Jordan “không trung” là tuyển thủ vĩ đại nhất mọi thời đại trong lịch sử bóng rổ Mỹ, được tôn xưng là vua bóng rổ. Anh có đủ mọi tố chất và điều kiện của một ông vua bóng rổ, anh tham gia bất kì trận đấu nào thì tỉ lệ chiến thắng đều rất cao. Nhưng trước mỗi trận đấu, dù quan trọng hay thông thường, anh đều luyện tập kĩ càng. Anh tập ném bóng, tập các động tác cơ bản. Anh luôn là người luyện tập vất vả nhất trong đội bóng, cũng là người có sự chuẩn bị chu đáo nhất.

(Trích Giáo dục thành công theo kiểu Harvard,Tập 2, Vương Nghệ Lộ,

Xem thêm: Top 10 website những bài văn mẫu hay lớp 9 mới nhất

người dịch: Nguyễn Đặng Chi, NXB Lao động, 2016, trang 235 – 236)

Câu 1: Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả, vì sao “trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công vang dội” và Michael Jordan “được tôn xưng là vua bóng rổ”?

Câu 3: Nêu tác dụng của việc trích dẫn các câu ngạn ngữ trong văn bản?

Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được trích dẫn từ phần Đọc hiểu:“Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất”.

Câu 2:(5.0 điểm)

Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Đà trong nhiều cảnh sắc, khi là thác nước và những cửa ải đá:

“ Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này…”

Khi là vẻ đẹp của dòng chảy trữ tình được nhìn từ trên cao:

“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì ruợu bữa, lù lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mổi độ thu về” (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2016)

Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp của sông Đà trong hai đoạn văn trên, từ đó làm rõ cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua dòng sông Tây Bắc.

– Hết

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích: bình luận, chứng minh. 0,5
2 Theo tác giả, trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công vang dội và Michael Jordan được tôn xưng là vua bóng rổ vì có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo. 0,5
3 – Những câu ngạn ngữ:

+ Nuôi binh ngàn ngày, dụng binh một giờ

+ Một phút huy hoàng trên sân khấu, mười năm khổ luyện trong cánh gà

– Tác dụng: khẳng định tính đúng đắn và độ tin cậy cao của vấn đề, tăng tính thuyết phục cho đoạn trích…

0,5

0,5

4 – HS lựa chọn thông điệp có ý nghĩa nhất.

– HS lí giải hợp lí, thuyết phục.

0,5

0,5

II. LÀM VĂN 7,0
1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được trích dẫn từ phần Đọc hiểu: Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tầm quan trọng của sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đi tới thành công. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề nghị luận. Dưới đây là một vài gợi ý:

* Giải thích

– Sự chuẩn bị: trang bị, tích lũy những gì cần thiết; xem xét, cân nhắc, tập dượt, dự tính các phương án khác nhau… trước khi hành động.

– Kĩ lưỡng: chú ý đầy đủ đến từng chi tiết, cẩn trọng, đến nơi đến chốn…

→ Ý kiến khẳng định, đề cao tầm quan trọng, ý nghĩa, sự cần thiết của khâu chuẩn bị chu đáo. Chính khâu này sẽ giúp ta thành công.

* Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ tính đúng đắn của ý kiến:

Khi thực sự chú trọng việc chuẩn bị, thực tâm chuẩn bị kĩ lưỡng: đáp ứng được yêu cầu, hành động trơn tru, hiệu quả nhất; sẵn sàng ứng phó tốt nhất trước mọi tình huống; có thể đảm bảo sẽ không mắc sai lầm hoặc giảm sai sót đến mức tối thiểu…

– Khi tỏ ra chủ quan, coi nhẹ công tác chuẩn bị, không chuẩn bị hoặc chuẩn bị một cách qua loa, hời hợt, không đầy đủ, thiếu chu đáo: dễ mắc sai lầm, phải gánh chịu thất bại…

(Những dẫn chứng thực tế đời sống)

– Chuẩn bị kĩ lưỡng không có nghĩa là chậm chạp, chần chừ; thiếu quyết đoán, mạo hiểm; bỏ lỡ cơ hội…

– Phê phán những tư tưởng lệch lạc, những biểu hiện chủ quan…

* Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức rõ về bản thân để có những sự chuẩn bị cần thiết, đúng đắn.

– Hành động kiên trì, tích cực để sự chuẩn bị có kết quả tốt.

1,0
d.Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Cảm nhận về vẻ đẹp của h́ình tượng Sông Đà (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân) trong hai đoạn trích. Từ đó làm rõ cảm hứng nghệ thuật củaNguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong 02 đoạn trích; làm rõ cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua trong tác phẩm.

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,25
* Vẻ đẹp của Sông Đà trong đoạn thứ nhất:

– Sự hung bạo, dữ dội của thác nước và những cửa ải đá:

+ Thác nước sông Đà gầm réo trong những âm thanh ghê sợ, nhà văn đã nhân hóa con sông, biến nó thành một sinh thể dữ dằn, hung bạo: lúc nghe như là oán trách, lúc lại như là van xin, khi thì khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo, có lúc nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa,…

+ Cả một “chân trời đá” đã bày thạch trận trên sông với tất cả sự ngỗ ngược, hung hãn, mỗi hòn đá có gương mặt riêng, nhiệm vụ riêng trong thạch trận bày sẵn dụ con thuyền, mỗi hòn đá là một tên lính thủy hung tợn.

– Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu sức tạo hình với các động từ, tính từ có khả năng miêu tả, thủ pháp so sánh, liên tưởng bất ngờ, thú vị, kiến thức phong phú từ các lĩnh vực: địa lý, lịch sử, điện ảnh, quân sự, võ thuật…Câu văn mang âm hưởng mạnh mẽ, ào ạt như thác ghềnh sông.

1,5
* Vẻ đẹp của Sông Đà trong đoạn thứ hai:

– Dòng sông được quan sát tỉ mỉ, công phu ở nhiều thời điểm, nhiều góc độ.

+ Dòng chảy duyên dáng, mềm mại, yêu kiều, uốn lượn: “tuôn dài, tuôn dài…”

+ Sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn trong so sánh của Nguyễn Tuân.

– Nghệ thuật: So sánh, liên tưởng độc đáo; ngôn ngữ phong phú, sống động, gợi hình, gợi cảm, câu văn mang âm điệu trữ tình, lắng sâu, êm ái.

1,5
* Cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Tuân

– Trong cái nhìn Nguyễn Tuân, Sông Đà hiện lên với những tính cách đối lập: vừa dữ dội vừa duyên dáng, như công trình nghệ thuật tuyệt mĩ giữa thiên nhiên. Nhà văn ca ngợi núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

– Vẻ đẹp đầy cá tính của dòng sông chính là “chất vàng mười” của thiên nhiên Tây Bắc tác giả muốn khám phá, kiếm tìm.

– Tình yêu tha thiết, say mê với thiên nhiên, đất nước; sự tài hoa, uyên bác của tác giả thể hiện qua cái nhìn tinh tế và sự cảm nhận độc đáo.

0,75
d. Sáng tạo

Có cách cảm nhận sâu sắc, mới mẻ về dòng sông và cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

Từ khóa » đề Thi Người Lái đò Sông đà 2019