Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Văn .đề Số 31 Việt Bắc Tố Hữu

  • Nhà
  • Đề thi Khối 12
  • Đề thi thử THPT quốc gia môn văn .đề số 31 Việt Bắc Tố Hữu
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI ————————-

ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề                                 (Đề thi có 01 trang)
 

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: (1) Ngoài những buổi tập và thi đấu, Ronaldo chăm chút đến từng sợi cơ, từng calo thực phẩm anh ăn vào mỗi bữa. Anh là một nhà dinh dưỡng chuyên nghiệp cho mình. Hơn hết thảy, anh là người quản lí bản thân một cách kỉ luật. Kỉ luật đến từng phút ở bể bơi, từng giây ở phòng tập gym. (2) Lan man câu chuyện Rô và bóng đá, nhưng rốt cuộc điều chúng ta thấy là gì? Ta thấy nếu hàng ngày ta đi với những bước chân nửa vời, đừng oán hận cuộc đời không cho ta cái ta muốn. Ta đáng bị như thế. Ta thấy nếu hàng ngày ta viết, ta nói những câu nói ấm ớ chỉ mang “tính giải trí” cho không gian mạng, đừng trách đám đông bỏ đi hay chê cười. Nếu ta không nghiêm túc với từng chi tiết, từng thớ cơ nhỏ nhất trong công việc ta làm hằng ngày, đừng mong ta có được cái mà người chuyên nghiệp mới có được. Ta có thể bước vào “xế chiều” ngay khi ta mười tám tuổi, không đợi ngày tháng dày thêm. (Hà Nhân, báo Hoa học trò, số 1302) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2). Câu 2. Theo đoạn trích, ngoài những buổi tập và thi đấu, Ronaldo thường làm gì cho sức khỏe bản thân? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “những bước chân nửa vời”? Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Nếu ta không nghiêm túc với từng chi tiết, từng thớ cơ nhỏ nhất trong công việc ta làm hằng ngày, đừng mong ta có được cái mà người chuyên nghiệp mới có được” không? Vì sao? LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự nghiêm túc trong công việc hàng ngày. Câu 2. (5.0 điểm) Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian khổ: Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc: Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. (Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr. 110-112) Cảm nhận của anh/chị về bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên. —————Hết—————-

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI  

ĐỀ THAM KHẢO
KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Bài thi: NGỮ VĂN (Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang)
   

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU                                                                                                             3.0
        1 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2): nghị luận. 0.5
2 Ngoài những buổi tập và thi đấu, Ronaldo thường làm: – Chăm chút đến từng sợi cơ, từng calo thực phẩm anh ăn vào mỗi bữa; – Kỉ luật đến từng phút ở bể bơi, từng giây ở phòng tập gym. 0.5
3 Cụm từ “những bước chân nửa vời” được hiểu là: Lối làm việc, học tập, sinh hoạt… không đến nơi, đến chốn, không chuyên tâm, không nghiêm túc… 1.0
4 Thí sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân tuy nhiên cần lý giải thuyết phục, hợp lí. Có thể tham khảo các kiến giải sau: –    Đồng ý: khi làm bất cứ việc gì nếu muốn đạt kết quả tốt thì phải nghiêm túc, cẩn trọng, chuyên tâm. Sự nghiêm túc về lâu dài tạo nên tính chuyên nghiệp; làm việc nghiêm túc tạo được niềm tin, sự kính trọng từ người khác. – Nếu thí sinh trả lời không đồng ý hoặc đồng ý một phần thì phải có lý giải thuyết phục, không trái với đạo đức, pháp luật. 1.0      
II LÀM VĂN 7.0
                        1 Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự nghiêm túc trong công việc hàng ngày.  2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc đoạn văn nghị luận Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự nghiêm túc trong công việc hàng ngày 0.25
c. Triển khai nội dung đoạn văn: Học sinh sử dụng kết hợp thông tin có sẵn trong ngữ liệu với chính kiến và trải nghiệm riêng của bản thân để nghị luận. Bài làm của học sinh có thể triển khai trên những gợi ý sau: – Nghiêm túc trong công việc tạo thói quen, tính kỉ luật. – Tạo hiệu quả và rút ngắn con đường đến thành công. – Tạo được niềm tin từ người khác, từ cộng đồng. …. Lưu ý: Học sinh có thể trả lời không giống với gợi ý trên nhưng không trái với đạo đức, pháp luật thì giám khảo cần cân nhắc cho điểm. 1.0
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25
2 Cảm nhận về bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ. 5.0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0.25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bức tranh chiến khu Việt Bắc qua hai đoạn thơ. 0.5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Khái quát về tác giả tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận * Cảm nhận về hai đoạn thơ Đoạn thơ thứ nhất: + Mượn lời của người ở lại, tác giả tái hiện một cách sinh động những tháng ngày kháng chiến thiếu thốn, gian khổ. Tinh thần đồng cam cộng khổ và tình cảm của người dân Việt Bắc với cách mạng gắn bó, sắt son. + Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi kết hợp với phép điệp cú pháp làm tăng thêm sự nhớ thương, lưu luyến. Đoạn thơ thứ hai: + Tác giả tái hiện khung cảnh Việt Bắc tưng bừng, rộn rã trong những ngày tin vui chiến thắng từ khắp nơi đổ về. + Phép liệt kê kết hợp với giọng thơ dồn dập tạo nên không khí phấn chấn, vui sướng vỡ òa. * Đánh giá chung: Hai đoạn thơ góp phần tạo nên “chất tình ca” và “chất anh hùng ca” của bài thơ Việt Bắc; tạo nên chất trữ tình chính trị và chất sử thi của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. 3.5
    d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5
đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn, việt bắc Bấm vào đây để xem tiếp nội dung

Bài viết liên quan

Đề HSG Bài thơ làm xong, cỏ cây cũng được đẹp và truyền đến ngàn năm

Tháng Năm 1, 2024

Bài thơ Sang thế kỉ, Bằng trải nghiệm văn học của mình hãy đối thoại cùng nhà thơ Hữu Thỉnh về vấn đề bản chất của người nghệ sĩ

Tháng Năm 1, 2024

Đề HSG Nỗi đau cũng là một món quà,Đá cuội hay kim cương

Tháng Năm 1, 2024

Đọc hiểu Tờ hoa Nguyễn Tuân,NLXH tự chữa lành vết thương

Tháng Tư 25, 2024

Đề ôn tập văn 12 Cảnh vượt thác trong người lái đò sông Đà

Tháng Tư 9, 2024

Luyện đề ôn tập bài Chiếc thuyền ngoài xa theo đoạn

Tháng Tư 9, 2024 Xem tất cả các bài viết của admin →

Điều hướng bài viết

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Sóng Xuân Quỳnh. đề số 35Đề thi thử THPT quốc gia môn văn .đề số 32 Việt Bắc Tố Hữu

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Tìm kiếm: Tìm kiếm

Bài viết mới

  • Đề thi về truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư, Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi
  • Đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay, viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen làm việc riêng trong giờ học
  • Đề đọc hiểu, nghị luận về truyện Làm bạn với bầu trời – Nguyễn Nhật Ánh
  • Đề đọc hiểu Truyện ngắn Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu
  • Đọc hiểu truyện ngắn Nguồn suối Nguyễn Minh Châu

Danh mục

  • Dạy văn
  • Đề thi Khối 10
  • Đề thi Khối 11
  • Đề thi Khối 12
  • Đọc hiểu + NLXH
  • Giáo án
    • Giáo án Ngữ văn 10
    • Giáo án Ngữ văn 11
    • Giáo án Ngữ văn 12
  • Học sinh giỏi
    • HSG 10
    • HSG 11
    • HSG 12
  • Học văn
    • khối 10
    • khối 11
    • khối 12
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
    • Tài liệu Khối 10
    • Tài liệu Khối 11
    • Tài liệu Khối 12
  • TẢI MIỄN PHÍ TÀI LIỆU MÔN VĂN
  • Tổng hợp
  • Tuyển sinh vào 10
  • Uncategorized

Chuyên đề

Ai đã đặt tên cho dòng sông Bài tập tiếng việt Chiếc thuyền ngoài xa Chiều tối chuyên đề môn văn Chí Phèo Chữ người tử tù Câu cá mùa thu Cảnh ngày hè Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11 dạng đề so sánh văn học Hai đứa trẻ hạnh phúc của một tang gia Hồn trương ba da hàng thịt Lí luận văn học Nghị luận xã hội Nghị luận ý kiến bàn về văn học nguyễn du người lái đò sông Đà những đứa con trong gia đình rừng xà nu sáng kiến kinh nghiệm môn văn sóng xuân quỳnh thơ mới thơ đường luật thương vợ trao duyên truyện an dương vương và mị châu trọng thủy Tràng giang Tuyên ngôn độc lập tây tiến tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tỏ lòng từ ấy tố hữu tự tình việt bắc vội vàng vợ chồng a phủ vợ nhặt Đàn Ghi ta của Lor- ca Đây thôn vĩ dạ Đất nước nguyễn khoa điềm đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn đề đọc hiểu đề đọc hiểu tự luận khuyen mai sieu re

Từ khóa » Những Bước Chân Nửa Vời Là Gì