Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Văn , đề Số 62 - HỌC NGỮ VĂN

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn văn. Bộ đề thi thử THPT Quốc gia của nhiều trường trên cả nước

SỞ GD&ĐT BẮC NINH, TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 MÔN: VĂN HỌC

Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần 1: Đọc – hiểu(3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Tôi là viên đá mọn không tên Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng. Tôi yêu bản hùng ca không tắt Mà lời ca sang sảng những tên người Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng. Phan Đình Giót như một hòn núi lớn Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới. Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du Chị Sáu ơi! Bông hoa chị cài đầu Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo.

(Vương Trùng Dương)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Tác dụng. Câu 3: Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với “bông hoa chị cài đầu” gợi lên ý nghĩa gì? Câu 4: Tại sao tác giả lại xem mình là “viên đá mọn không tên”. Phần 2: Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ những tấm gương Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu…anh, chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh và trách nhiệm của thanh niên hiện nay. Câu 2: (5,0 điểm) Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) để làm sáng tỏ tính dân tộc đậm đà – một trong những nét nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu.

“Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngàv xuân mơ nờ trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai-tiếng hát ân tình thủy chung.”..

( Việt Bắc- Tố Hữu, sgk Ngữ Văn 12 tập 1 NXB Giáo dục năm 2008, tr 111)

…………………………Hết…………………………..

ĐÁP ÁN Phần 1: Đọc – hiểu(3,0 điểm) Câu 1: 0,5 điểm Tự sự, biểu cảm Câu 2: 0,75 điểm – Biện pháp tu từ chính: liệt kê (tên tuổi và hành động dũng cảm của những anh hùng trẻ tuổi trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.) – Tác dụng: + nhấn mạnh vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của những cá nhân anh hùng đã làm nên thời đại anh hùng, qua đó bộc lộ niềm tự hào, ngợi ca, biết ơn của tác giả. + tạo âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng cho đoạn thơ. Câu 3: 0,75 điểm Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với “bông hoa chị cài đầu” gợi lên ý nghĩa: – Làm nổi bật tư thế hiên ngang, bất khuất đến bất diệt trước sự tàn ác của kẻ thù của những con người sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. – Khắc họa sâu đậm lòng yêu nước, tinh thần lạc quan, thư thái cùng vẻ đẹp tâm hồn đầy chất nhân văn ngay cả khi đối diện với cái chết. Câu 4: 1,0 điểm Tác giả xem mình là “viên đá mọn không tên”vì: – Tác giả cảm nhận sâu sắc vai trò và những đóng góp to lớn của các thế hệ cha anh đi trước đối với công cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. – Nhắc đến những tấm gương anh dũng tác giả cảm thấy mình nhỏ bé, thậm chí vô danh, vô nghĩa khi chưa có những đóng góp, cống hiến xứng đáng cho dân tộc. – Việc xem mình là “viên đá mọn không tên” thể hiện thái độ khiêm tốn, chân thành và bộc lộ khao khát được thể hiện phần trách nhiệm của cá nhân với đất nước. Phần 2: Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Yêu cầu về hình thức: – Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… Yêu cầu về nội dung: 1. Khẳng định vấn đề (0,25 điểm) – Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu…là những tấm gương tiêu biểu trong thời chiến đã anh dũng hy sinh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. – Họ đã cùng hàng triệu người con ưu tú của đất nước viết tiếp những trang sử vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. 2. Bàn luận (1,5 điểm) a. Thể hiện lòng biết ơn (0,75 điểm) – Nhận thức sâu sắc và đúng đắn vai trò của những thế hệ cha anh đi trước đã không tiếc máu xương, sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Từ đó hình thành thái độ cảm phục, ngợi ca, biết ơn một cách chân thành. – Thể hiện lòng biết ơn qua những việc làm, hành động cụ thể: luôn tự hào về lịch sử dân tộc, làm giàu vốn hiểu biết của mình bằng cách tìm hiểu những tấm gương yêu nước, những vị anh hùng,… b. Trách nhiệm (0,75 điểm) – Xây dựng lối sống đúng đắn, tích cực, có mục tiêu, lí tưởng rõ ràng. – Ra sức học tập, tiếp thu tri thức góp phần thúc đẩy đất nước phát triển, hội nhập. – Lên án những hành vi, việc làm sai trái làm ảnh hưởng đến danh dự quốc gia, những hành vi chống phá nền độc lập dân tộc, xâm phạm lãnh thổ… 3. Bài học và liên hệ bản thân (0,25 điểm) – Noi gương thế hệ cha anh đi trước, sống có trách nhiệm với bản thân, xã hội. – Liên hệ: (thí sinh bày tỏ một cách chân thành, tích cực) Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) để làm sáng tỏ tính dân tộc đậm đà – một trong những nét nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu 5đ a a. Giới thiệu khái quát – Tố Hữu lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt nam . Sức hấp dẫn của thơ ông chính là niềm say mê lý tưởng cách mạng và tính dân tộc đậm đà – Bài thơ Việt bắc đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu của thơ ca kháng chiến chống Pháp . Bài thơ ra đời vào tháng 10 năm 1954. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử : Trung Ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà nội . Bài thơ là khúc hát ân tình hủy chung giữa nhân dân, đất nước với Đảng , cách mạng và Bác Hồ. Nội dung đó được thể hiện bằng hình thức đậm đà tính dân tộc 0,25 0,25 b Phân tích và chứng minh 4.0 • Giải thích nhận định – Tính dân tộc là phẩm chất tư tưởng, thẩm mĩ độc đáo của sáng tác, thể hiện sự gắn bó giữa tác phẩm văn học với văn hóa tinh thần dân tộc. – Tính dân tộc trong văn học được thể hiện ở hai mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. + Nội dung: Đề cập đến những vấn đề liên quan đến tư tưởng , tình cảm và phẩm chất của dân tộc, cách giải quyết vấn đề đó trên cơ sở vì quyền lợi dân tộc. + Hình thức: Sử dung ngôn ngữ dân tộc, kế thừa và phát huy có tính sáng tạo truyền thống văn học dân tộc. 0.25 • Thành công của Tố Hữu qua đoạn trích 3,5 – Nội dung: 1,5 + Đoạn thơ là 1 bộ tranh tứ bình dệt bằng ánh sáng của hoài niệm về thiên nhiên và con người Việt bắc trong kháng chiến . Qua đó tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên tươi đẹp, tình yêu cuộc sống và con người Việt bắc . Đó là biểu hiện của tình yêu nước và tình yêu Cách mạng. + Hai câu đầu khái quát cảm xúc cho toàn bộ đoạn thơ . Nỗi nhớ cảnh và người Việt bắc. + Tám câu còn lại dựng nên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp : Mùa đông ấm áp trong gam màu nóng của những bông hoa chuối rừng đỏ tươi. Mùa xuân bạt ngàn màu trắng của hoa mơ. Hè sang bời tiếng ve kêu báo hiệu và rừng phách ào ạt đổ vàng. Mùa thu thanh bình trong ánh trăng thanh bình hạnh phúc. Ứng với các không gian đó là hình ảnh con người lao động khỏe khoắn, khéo léo, cần cù..với tiếng hát ân tình thủy chung. 0,25

– Nghệ thuật 2,0 + Thể thơ: Sáng tác theo thể thơ lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc + Kết cấu: Bài thơ có kết cấu theo lối hát đối đáp quen thuộc trong ca dao dân ca . Đoạn thơ là lới đáp của người ra đi với người ở lại . Tác giả đã sử dụng cặp đại từ nhân xưng “ mình – ta” vừa truyền thống, vừa hiện đại: Nét truyền thống gợi lên không khí ca dao với tiếng hát dao duyên làm cho tình cảm cách mạng gần gũi thân thiết và chân thành ; nét hiện đại là sự uyển chuyển đa nghĩa , sự biến hóa linh hoạt. + Ngôn ngữ: Thuần việt, bình dị, trong sáng mà giàu sức gợi cảm, nhuần nhị và tinh tế . Điệp từ “ nhớ” lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như một sự nối dài của dòng hoài niệm không dứt , các phép tu từ hoán dụ, ẩn dụ, đảo ngữ + Nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc với thể thơ lục bát được tác giả sử dụng sáng tạo trong việc ngắt nhịp, gieo vần và liên kết giữa các dòng thơ. 0,5 c Đánh giá chung 0,5 – Việt Bắc là bài thơ hay của Tố Hữu. Bởi lẽ, tác giả đã thể hiện sự tài hoa của mình trên nhiều phương diện của sáng tạo nghệ thuật. Thành công của thi nhân trong đoạn thơ trên là đã thể hiện được tính dân tộc kết hợp với tính hiện đại trong một tâm hồn lớn – tâm hồn cách mạng. Xem thêm Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án , soạn theo cấu trúc mới nhất của Bộ :http://vanhay.edu.vn/tag/de-thi-thpt-quoc-gia-ngu-van Tuyển tập đề thi có đáp án, những bài văn hay, phân tích Việt Bắc- Tố Hữu :http://vanhay.edu.vn/tag/viet-bac

đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn

Từ khóa » Hình ảnh Lý Tự Trọng