Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Văn Số 35 Vợ Chồng A Phủ

  • Nhà
  • Đề thi Khối 12
  • Đề thi thử THPT quốc gia môn văn số 35 Vợ chồng A Phủ

ĐỀ MINH HỌA THPT QUỐC GIA NĂM HỌC: 2018- 2019 Môn: Ngữ văn 12                                                 (Thời gian làm bài: 120 phút)  ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           …Tôi nhớ có một câu danh ngôn, đại ý rằng: “Bạn sẽ có được con gà con lông vàng mũm mĩm bằng cách ấp trứng, chứ không phải bằng cách đập vỡ cái trứng ra”. Vậy thì đó là lý do tại sao con sâu phải nằm trong kén đủ ngày rồi mới được hóa thân. Cũng như con người phải chín tháng mười ngày mới nên rời lòng mẹ. Đó cũng là lý do của ba mươi chín giây đèn đỏ, của mười hai năm miệt mài trên ghế nhà trường, của một mối tình tha thiết còn chưa chịu hé lộ. Và của rất nhiều khoảnh khắc chờ đợi trong cuộc đời. Mọi vật có thời điểm của nó. Em đừng cố rút ngắn thời gian. Nếu trái chưa chín thì đừng nên hái. Nếu nhộng chưa chín thì đừng phá vỡ kén tằm. Nếu chưa gặp được một tâm hồn đồng điệu thì đừng trao gửi trái tim. Đừng để thế giới này tác động. Xuân qua hè tới. Đông sang thu về. Đừng nôn nóng khi nhìn thấy những loài cây đã khoe lá khoe hoa. Hãy cứ bình tâm. Hãy đợi thời điểm của mình, em nhé. Hãy tận dụng khoảng lặng này để bồi đắp cho chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra. Nếu em biết suy tư, khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa…                                                       (Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”- Phạm Lữ Ân) Câu 1(0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ  ra và nêu hiệu quả của các phép tu từ được sử dụng trong những câu văn sau:  Vậy thì đó là lý do tại sao con sâu phải nằm trong kén đủ ngày rồi mới được hóa thân. Cũng như con người phải chín tháng mười ngày mới nên rời lòng mẹ. Đó cũng là lý do của ba mươi chín giây đèn đỏ, của mười hai năm miệt mài trên ghế nhà trường, của một mối tình tha thiết còn chưa chịu hé lộ. Và của rất nhiều khoảnh khắc chờ đợi trong cuộc đời. Câu 3 (1,0 điểm):Anh/ chị hiểu thế nào về câu nói: Hãy tận dụng khoảng lặng này để bồi đắp cho chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra. Câu 4 (1,0 điểm):Anh/ chị có đồng tình với ý kiến Mọi vật có thời điểm của nó. Em đừng cố rút ngắn thời gian không? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Theo tác giả Phạm Lữ Ân, trong cuộc sống thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa nhưng lại có người khẳng định sống là không chờ đợi. Ý kiến của anh/ chị như thế nào? Câu 2: (5,0 điểm): Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài rất nhiều lần nhắc đến hình ảnh “nắm lá ngón”. Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp của Mị qua 2 chi tiết sau: “Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị ném nắm lá ngón xuống đất. Nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng.” Và : “ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa.” Ma trận đề:  

Mức độ     Tên Chủ đề   Nhận biết   Thông hiểu   Vận dụng   Cộng
Vận dụng Vận dụng cao
I. Đọc hiểu   Nhận diện phương thức biểu đạt. -Nội dung chính của văn bản. -Hiểu nội dung câu nói.   – Nêu và phân tích hiệu quả của BPNT của văn bản. Bày tỏ quan điểm, thái độ của cá nhân.  
Số câu Số điểm      Tỉ lệ % Số câu :1 Số điểm: 0,5  Tỉ lệ: 5% Số câu:1 Số điểm: 1.0  Tỉ lệ: 10% Số câu:1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ :5% Số câu:1 Số điểm 1,0 Tỉ lệ: 10 % Số câu:4 3.0 điểm= 30%
II. Làm văn          
  Câu 1. Nghị luận xã hội   Vận dụng hiểu biết về văn hóa, xã hội và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài NLXH về tư tưởng, đạo lý.
Số câu Số điểm      Tỉ lệ %       Số câu:1 Số điểm :2,0 Tỉ lệ: 20% Số câu:1 Số điểm :2.0 Tỉ lệ: 20%
Câu 2. Nghị luận văn học       Vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản, kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài Nghị luận văn học
Số câu Số điểm      Tỉ lệ %       Số câu: 1 Số điểm :5.0 Tỉ lệ: 50% Số câu: 1 Số điểm :5.0 Tỉ lệ: 50%

Hướng dẫn cụ thể và thang điểm  

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 – Phương thức biểu đạt chính là nghị luận – Nội dung chính của đoạn trích: Bàn về ý nghĩa của sự chờ đợi trong cuộc sống của con người. 0,5
  2 – Các phép tu từ: điệp từ, điệp ngữ; liệt kê. – Hiệu quả của các phép tu từ trên: nêu những ví dụ sinh động và nhấn mạnh vai trò của sự chờ đợi trong cuộc sống. 0,5
  3 Nội dung, ý nghĩa của câu nói: Mỗi con người cần dành cho mình một khoảng thời gian (tận dụng khoảng lặng) để học tập, hoàn thiện bản thân và tích lũy những kinh nghiệm trong cuộc sống. 1,0
  4 – HS có thể khẳng định thái độ đồng tình hoặc không đồng tình theo quan điểm riêng của bản thân. – Nêu lí do thuyết phục để khẳng định sự lựa chọn. – Hình thức: đoạn văn 10 dòng, khúc chiết, mạch lạc, có cảm xúc. 1,0
II 1 Theo tác giả Phạm Lữ Ân, trong cuộc sống thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa nhưng lại có người khẳng định sống là không chờ đợi. Ý kiến của anh/ chị như thế nào? 2,0
    *Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,25
    *Giải thích, rút ra ý nghĩa của 2 quan niệm sống. – Chờ đợi:Mong ngóng ai hoặc cái gì sẽ đến, sẽ xảy ra hoặc sẽ cùng mình làm cái gì đó. – Quan niệm của tác giả Phạm Lữ Ân: trong cuộc sống thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa nhằm khẳng định có nhiều lúc, sự chờ đợi, kiên trì để đạt được điều mình mong muốn cũng vô cùng có giá trị khi con người sống chậm rãi, thư thả, sâu sắc, không chụp giựt, bon chen; dành hết tâm trí vào công việc và các mối quan hệ trong cuộc sống; lắng nghe những cảm xúc trong tâm hồn. – Quan niệm khác: Sống là không chờ đợi khuyên con người biết chạy đua với thời gian, không để ngày tháng trôi qua lãng phí, không chờ đợi, dựa dẫm vào người khác mà tự mình nắm bắt các cơ hội. -> Thực chất hai ý kiến đề cập đến hai quan niệm, hai phương thức sống của con người trong xã hội hiện nay: Ý kiến thứ nhất hướng đến lối sống bình thản, tuân theo quy luật cuộc sống, có chiều sâu tâm hồn; ý kiến thứ hai đề cao lối sống năng động, tích cực, nhanh nhạy. 0,5
    * Bàn luận a. Sống biết chờ đợi (sống chậm) * Vì sao phải biết chờ đợi những điều sẽ đến: – Để không đưa ra một quyết định vội vã, thiếu suy nghĩ, để chờ mọi việc diễn ra theo đúng quy luật của nó. – Để chọn được thời điểm tốt nhất cho những hành động đúng đắn đã nung nấu trong trái tim. – Để chuẩn bị kĩ càng cho một sự khởi đầu mới trong tương lai. – Để giảm bớt áp lực nặng nề của cuộc sống, bình thản đối diện với cuộc sống, xây dựng, vun đắp những tình cảm đẹp đẽ, bền chặt với mọi người xung quanh, để có những phút giây tĩnh tại, thấu hiểu những cảm xúc của chính mình,… -> Sống biết chờ đợi, sống chậm không phải là sống ít mà thực ra là sống được rất nhiều, sống sâu sắc, chất lượng -> lối sống có ý nghĩa nhân văn * Mặt trái của vấn đề: – Sống chậm không có nghĩa là phủ nhận cuộc sống văn minh hiện đại. – Sống chậm không có nghĩa là sống không mục đích, không lí tưởng, mơ ước. – Sống quá chậm sẽ thành ra trì trệ, lạc hậu với xã hội b. Sống là không chờ đợi: * Vì sao sống là không chờ đợi: – Để bắt kịp sự phát triển của xã hội: + Thời gian luôn chảy trôi không ngừng, không chờ đợi bất cứ ai. + Trong bối cảnh xã hội hiện đại: khoa học công nghệ có sự phát triển vượt bậc, con người di chuyển với tốc độ của máy bay, tên lửa, liên tục có những phát minh mới, mọi công việc đều được rút ngắn thời gian, mọi thông tin đều có thể xử lí, truyền đi bằng máy tính trong thời gian tính bằng giây-> chần chừ, thiếu nhanh nhạy sẽ không thể theo kịp sự phát triển của xã hội. – Để tích cực, chủ động, tự tìm kiếm và nắm bắt cơ hội: nếu sống thụ động, được đến đâu hay đến đấy, dựa dẫm vào người khác con người sẽ bị tụt hậu. * Mặt trái của vấn đề: – Sống chạy đua cùng thời gian sẽ có lúc khiến con người mỏi mệt. – Sống là không chờ đợi nhưng không có nghĩa là để bản thân bị cuốn vào vòng quay bận rộn của công việc mà lãng quên nhiều giá trị khác của cuộc sống, không còn thời gian dành cho cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em, không có lấy một phút giây thư thái cho riêng bản thân, một khoảnh khắc yên bình giữa thiên nhiên, dần bị biến thành con người hời hợt, vô cảm. – Phê phán lối sống cẩu thả, sống gấp, tranh giành, bon chen, yêu cuồng, sống vội của một bộ phận trong xã hội. 1,0
    *Tổng kết hai ý kiến và rút ra bài học: – Hai ý kiến tưởng chừng đối lập, mâu thuẫn nhưng khi đặt chung trong bình diện tích cực đều đúng và là sự bổ sung cho nhau:Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến chất lượng sống, độ sâu trong từng khoảnh khắc sống; ý kiến thứ hai nhắc nhở con người chú ý đến tốc độ sống, – Bài học: + Cần kết hợp hài hòa giữa sống tích cực, chủ động, nhanh nhạy và sống bình yên, thư thái, sâu sắc, hài hòa mọi nhu cầu, cảm xúc bản thân và hài hòa mọi mối quan hệ, nuôi dưỡng những tình cảm tự nhiên, tốt đẹp trong mỗi người. + Sống năng động, sáng tạo, tận dụng thời gian. + Tự tạo cho mình những khoảng thời gian sống chậm phù hợp hoàn cảnh. 0,25
  2 1.     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, 2 chi tiết  lá ngón 0.25
    2.     Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị 3.     Phân tích chi tiết lá ngón: – Hình ảnh “lá ngón” xuất hiện nhiều  lần trong tác phẩm và chỉ gắn liền với nhân vật Mị – người con gái miền cao xinh đẹp, tài hoa, hiếu thuận nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Ở đây, nhà văn chú trọng đến 2 lần: * Lần 1: – Hoàn cảnh xuất hiện: Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà Pá Tra, bị đọa đầy, khổ cực đến nỗi không chị được. Cô dã lên rừng tìm lá ngón để mong thoát khỏi cảnh ngục tù ấy. Nhưng khi về gặp cha. “Mị chỉ bưng mặt khóc…” –  “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất để thoát khỏi cuộc sống nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Tiếc rằng đây là lối thoát để chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát để bước sang trang mới của cuộc đời Mị. -> Bởi vậy, chi tiết “lá ngón” mang ý nghĩa tố cáo: gián tiếp cho thấy sự độc ác của giai cấp thống trị cũng như nỗi thống khổ của người dân lao động miền núi. – Quỳ lạy cha xong, nghe cha nói, Mị “bưng mặt khóc… ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng”. Tự tìm đến lá ngón – độc dược của rừng xanh – đã là sự can đảm của Mị. Nhưng ném đi độc dược để tiếp tục sống khổ lại càng can đảm hơn. -> Nó nói lên vẻ đẹp phẩm chất của Mị: Đối với Mị, thà chết đi hơn sống nhục, nhưng rồi lại thà sống nhục còn hơn bất hiếu. Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ. *Lần 2: – Hoàn cảnh xuất hiện: Lá ngón xuất hiện trong ý thức của Mị vào đêm tình mùa xuân: Những đêm tình mùa xuân đã đến. Thiên nhiên rạo rực, tiếng sáo “thiết tha bổi hổi” cộng thêm những bát rượu ấm, cay, nồng giúp Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, từ vô thức dần lấy lại ý thức. Mị nhớ về quá khứ ngọt ngào, tự do, hạnh phúc “Mị uốn chiếc lá trên môi thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Mị đau đớn nhận ra thực tại: hôn nhân không có tình yêu “Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết… A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau” . Sự đối lập nghiệt ngã giữa quá khứ và hiện tại, giữa cuộc sống tự do và nô lệ thôi thúc Mị hướng đến sự giải thoát. Làm thế nào để giải thoát?… Và lá ngón xuất hiện một lần nữa: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy ứa nước mắt ra”. – Như vậy, lá ngón lần này xuất hiện lại với ý nghĩa giải thoát: giải thoát khỏi địa ngục trần gian. – Cao hơn, ở đây lá ngón lần này xuất hiện với ý nghĩa về sự tự ý thức của Mị: + Vượt qua tình trạng sống phi thời gian trước đó, Mị đã ý thức được thời gian – không gian sống, nỗi đau của kiếp đời nô lệ cả về thể xác và tâm hồn. + Đánh dấu sự trở lại của ý thức sống, đánh dấu sự thức tỉnh của một tâm hồ tưởng như đã chết. =>Đây là lần xuất hiện quan trong nhất, mạnh mẽ nhất của hình ảnh lá ngón. Bởi lẽ, Mị nghĩ đến lá ngón với sự kiên quyết tột cùng, trạng thái phẫn nộ và ý thức rõ nhất vì giờ đây cô không còn gì để luyến lưu: Tuổi xuân đẹp nhất đã hết, cha già cũng không còn. Lá ngón đối với Mị không còn là thuốc độc mà là phương tiện để đi đến một thế giới không còn cay đắng, để phản kháng lại xã hội. 4.     Đánh giá: –         Đây là chi tiết nhỏ nhưng đặc sắc, có ý nghĩa lớn –         Cả 2 lần xuất hiện, hình ảnh lá ngón đều cho thấy: + Tố cáo tội ác của gia cấp thống trị. + Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn Mị: Hiếu thảo, có sức sống mãnh liệt: khát vọng được sống, được hạnh phúc. –         Khơi dậy lòng thương cảm trong lòng người đọc   0,25 4,0                                                                                               1,0
đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn, vợ chồng a phủ Bấm vào đây để xem tiếp nội dung

Bài viết liên quan

Đề HSG Bài thơ làm xong, cỏ cây cũng được đẹp và truyền đến ngàn năm

Tháng Năm 1, 2024

Bài thơ Sang thế kỉ, Bằng trải nghiệm văn học của mình hãy đối thoại cùng nhà thơ Hữu Thỉnh về vấn đề bản chất của người nghệ sĩ

Tháng Năm 1, 2024

Đề HSG Nỗi đau cũng là một món quà,Đá cuội hay kim cương

Tháng Năm 1, 2024

Đọc hiểu Tờ hoa Nguyễn Tuân,NLXH tự chữa lành vết thương

Tháng Tư 25, 2024

Đề ôn tập văn 12 Cảnh vượt thác trong người lái đò sông Đà

Tháng Tư 9, 2024

Luyện đề ôn tập bài Chiếc thuyền ngoài xa theo đoạn

Tháng Tư 9, 2024 Xem tất cả các bài viết của admin →

Điều hướng bài viết

Đề thi theo cấu trúc mới 2019 đề 35 : Tây Tiến Quang DũngĐề thi khảo sát chất lượng THPT QG năm 2019, đề số 36 Vợ chồng A Phủ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Tìm kiếm: Tìm kiếm

Bài viết mới

  • Đề thi về truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư, Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi
  • Đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay, viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen làm việc riêng trong giờ học
  • Đề đọc hiểu, nghị luận về truyện Làm bạn với bầu trời – Nguyễn Nhật Ánh
  • Đề đọc hiểu Truyện ngắn Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu
  • Đọc hiểu truyện ngắn Nguồn suối Nguyễn Minh Châu

Danh mục

  • Dạy văn
  • Đề thi Khối 10
  • Đề thi Khối 11
  • Đề thi Khối 12
  • Đọc hiểu + NLXH
  • Giáo án
    • Giáo án Ngữ văn 10
    • Giáo án Ngữ văn 11
    • Giáo án Ngữ văn 12
  • Học sinh giỏi
    • HSG 10
    • HSG 11
    • HSG 12
  • Học văn
    • khối 10
    • khối 11
    • khối 12
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
    • Tài liệu Khối 10
    • Tài liệu Khối 11
    • Tài liệu Khối 12
  • TẢI MIỄN PHÍ TÀI LIỆU MÔN VĂN
  • Tổng hợp
  • Tuyển sinh vào 10
  • Uncategorized

Chuyên đề

Ai đã đặt tên cho dòng sông Bài tập tiếng việt Chiếc thuyền ngoài xa Chiều tối chuyên đề môn văn Chí Phèo Chữ người tử tù Câu cá mùa thu Cảnh ngày hè Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11 dạng đề so sánh văn học Hai đứa trẻ hạnh phúc của một tang gia Hồn trương ba da hàng thịt Lí luận văn học Nghị luận xã hội Nghị luận ý kiến bàn về văn học nguyễn du người lái đò sông Đà những đứa con trong gia đình rừng xà nu sáng kiến kinh nghiệm môn văn sóng xuân quỳnh thơ mới thơ đường luật thương vợ trao duyên truyện an dương vương và mị châu trọng thủy Tràng giang Tuyên ngôn độc lập tây tiến tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tỏ lòng từ ấy tố hữu tự tình việt bắc vội vàng vợ chồng a phủ vợ nhặt Đàn Ghi ta của Lor- ca Đây thôn vĩ dạ Đất nước nguyễn khoa điềm đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn đề đọc hiểu đề đọc hiểu tự luận khuyen mai sieu re

Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản Con Gà Không Có Lông