ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN NĂM 2022 SỞ NAM ĐỊNH

Bạn muốn tải về tài liệu ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN NĂM 2022 CỦA SỞ NAM ĐỊNH để thử sức mình? Hãy cùng chúng tôi tham khảo đề thi thử môn văn  dựa theo chuẩn cấu trúc đề thi môn văn của Bộ GD&ĐT đã ra.

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN NĂM 2022 CỦA SỞ NAM ĐỊNH

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN NĂM 2021 SỞ NAM ĐỊNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng

Rút những cọng rơm vàng về kết tổ

Đá dạy ta với cánh diều thơ nhỏ

Biết kéo về cả một sắc trời xanh

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành

“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ

Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi…

Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly

“Chuyền chuyền một…” miệng, tay buông bắt

Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt

Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga…

Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa

Những dấu chân trần, bùn nặng vết

Ta đi học quen dẫm vào không biết

Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi…

(Trích Lời chào trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm,

Dẫn theo Tư liệu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, tr.69) 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn với những đối tượng nào?

Câu 3. Nêu hiệu quả của phép lặp cú pháp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị?

Đọc tiếp Tải Sách Săn 8+ Văn Phương Pháp Ôn Văn Thông Minh thời 4.0 - Chị Minh Hiên

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói và hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươn mươn niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rá mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, tr. 30) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích.

-HẾT –

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN 2021 SỞ NAM ĐỊNH

Phần 1 

Câu 1.

Thể thơ: Tự do

Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình bày tỏ lòng biết ơn với những cảnh sẻ nâu, mẹ, trò chơi tuổi nhỏ, dấu chân bấm mặt đường xá.

Đọc tiếp [PDF] Tổng Hợp 35 Đề Phân Tích Tác Phẩm Văn Học 12

Câu 3.

– Phép lặp cú pháp: Biết ơn…

– Hiệu quả của phép lặp cú pháp: tạo giọng điệu trữ tình tha thiết, nhấn mạnh tình cảm biết ơn của nhân vật trữ tình đối với những điều bình dị thân thuộc đã làm nên ý nghĩa cuộc đời mình.

Câu 4. HS có thể trả lời theo những cách khác nhau nhưng phải gắn với nội dung, chủ đề của đoạn trích.

Phần II

Viết đoạn văn về giá trị của những điều bình thường, giản dị trong đời sống.

a. Đảm bảo hình thức và dung lượng đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề nghị luận, giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận.

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo những cách khác nhau nhưng phải làm rõ giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống. Có thể trình bày theo hướng sau

+ Những điều bình thường, giản dị nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp con người cảm nhận được niềm hạnh phúc đích thực và biết trân quý cuộc sống.

+ Những điều bình thường, giản dị có vai trò quan trọng, góp phần tạo nên những điều lớn lao, vĩ đại, đó là những giá trị bền vững của đời sống con người,

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề  nghị luận.

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong đoạn trích; nhận xét về sự thay đổi của nhân vật. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong đoạn trích, nhận xét về sự thay đổi của nhân vật.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng hợp lí các thao tác lập luận để triển khai và đánh giá vấn đề.

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật, đoạn trích.

* Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích:

– Hoàn cảnh: Tràng là một nông dân ngụ cư, nghèo khổ, xấu xí, ngờ nghệch, giữa lúc đói khát, thân mình cũng nuôi không xong lại đưa người vợ nhặt về nhà. Bỗng nhiên có vợ theo không, lúc đầu hắn cảm thấy lo sợ, bối rối nhưng niềm khát khao muốn có một mái ấm gia đình đã khiến Tràng vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu để quyết định đưa người đàn bà ấy về nhà.

Đọc tiếp Bí quyết chinh phục ngữ văn nâng cao dành cho học sinh thi THPT

– Diễn biến tâm trạng của nhân vật:

+ Bất ngờ, vui sướng khi đón nhận hạnh phúc: trong người êm ái hửng lơ như vừa ở trong giấc mơ đi ra; nhận thấy ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt;…

+ Thấm thía, cảm động khi nhìn thấy xung quanh mình có những thay đổi mới mẻ: nhà cửa sân vườn sạch sẽ, gọn gàng, cảnh tượng bình thường, giản dị: người mẹ lúi húi giấy những bụi cỏ dại, vợ hắn quét lại cái sân,…

+ Gắn bó, yêu thương, và có tinh thần trách nhiệm với gia đình: hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng, hắn thấy hắn nên người, thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này;…

+ Khao khát đắp xây hạnh phúc khi xăm xăm chạy ra giữa sân muốn làm việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà,

– Tâm trạng của nhân vật Tràng được miêu tả chân thực, sinh động gắn với tình huống nhặt vợ éo le, độc đáo, miêu tả ngoại cảnh, nét mặt, cử chỉ kết hợp với miêu tả nội tâm bằng lời nửa trực tiếp, ngôn ngữ nông thôn giản dị, tự nhiên:.

* Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật trong đoạn trích:

– Từ lo lắng, bối rối chuyển sang vui sướng, hạnh phúc khi đón nhận hạnh phúc, từ vô tư, vô tâm chuyển sang gắn bó, yêu thương và có trách nhiệm với gia đình, từ gã trai ngốc nghếch, ngờ nghệch trở thành người đàn ông trưởng thành trong suy nghĩ và hành động…

– Sự thay đổi của nhân vật góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân: trong tận cùng đói khát, những con người năm đói vẫn khao khát sống, khao khát hạnh phúc, vẫn muốn yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, chính tình người, tình thương và hạnh phúc gia đình đã thắp lên hy vọng, mở ra tương lai cho Tràng và các nhân vật khác trong truyện.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu, đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt

e. Sáng tạo, có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Tải tài liệu: Tại đây

Từ khóa » đề Thi Thử Văn Thpt 2021 Nam định