Đề Thi Thử Vào Lớp 10 Môn Toán Vĩnh Phúc 2022
Có thể bạn quan tâm
Đề thi thử vào 10 môn Toán Vĩnh Phúc năm 2022 bao gồm 5 đề thi thi thử vào 10 của các trường nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều tài liệu ôn luyện, củng cố kiến thức Toán 9 để đạt được kết quả cao trong kì thi vào 10 sắp tới. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm 95 đề thi vào lớp 10 môn Toán, đề thi thử vào 10 môn Toán Hà Nội. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bộ đề thi thử vào 10 môn Toán Vĩnh Phúc 2022, mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Bộ đề thi thử vào 10 môn Toán Thanh Hóa 2022
- Đề thi thử vào 10 môn Toán - Đề 1
- Đề thi thử vào 10 môn Toán - Đề 2
Đề thi thử vào 10 môn Toán - Đề 1
Câu 1: (1,0 điểm). Thực hiện các phép tính sau:
\(a) \sqrt{25}+\sqrt{81}\)
\(b) \sqrt{7} \cdot \sqrt{7}-\sqrt{15+1}\)
Câu 2: (1,5 điểm).
Cho biểu thức \(\mathrm{A}=\frac{5 \sqrt{\mathrm{a}}-3}{\sqrt{\mathrm{a}}-2}+\frac{3 \sqrt{\mathrm{a}}+1}{\sqrt{\mathrm{a}}+2}-\frac{\mathrm{a}^{2}+2 \sqrt{\mathrm{a}}+8}{\mathrm{a}-4} với \mathrm{a}>0, \mathrm{a} \neq 4\)
a) Rút gọn biểu thức A
b) Tìm tất cả các giá trị của a để A>0.
Câu 3: (2,5 điểm)
1) Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đường thẳng \((\mathrm{d}) : \mathrm{y}=3 \mathrm{x}+2\) song song với đường thẳng \(\left(\mathrm{d}^{\prime}\right): \mathrm{y}=(5 \mathrm{~m}-2) \mathrm{x}+8\)
2) Cho hệ phương trình:\(\left\{\begin{array}{l}2 x+y=3 \\ x-2 y=m\end{array}\right.\)
a) Giải hệ phương trình (1) khi m=-1
b) Tìm m để hệ phương trình (1) có nghiệm duy nhất \(( \mathrm{x}, \mathrm{y}) sao cho \mathrm{x}>\mathrm{y}.\)
Câu 4: (2,0 điểm) Cho phương trình \(\mathrm{x}^{2}-2 \mathrm{x}+2 \mathrm{~m}-5=0 (1)\) (m là tham số)
a) giải phương trình (1) khi m=1
b) Tìm m để hệ phương trình (1) có hai nghiêm phân biệt \(\mathrm{x}_{1}, \mathrm{x}_{2}\) sao cho biểu thức \(\mathrm{A}=\left(\mathrm{x}_{1}^{2}-2\right)\left(\mathrm{x}_{2}^{2}-2\right)\) đạt giá trị nhỏ nhất.
Câu 5: (3,0 điểm). Cho đường tròn tâm O đường kính \(\mathrm{AB}=2 \mathrm{R}. Goi \mathrm{C}\) là trung điểm của OA, qua C kẻ dây MN vuông góc với OA tại C. Gọi K là điểm tùy ý trên cung nhỏ BM, H là giao điểm của AK và MN
a) Chứng minh tứ giác \(\mathrm{BCHK}\) là tứ giác nội tiếp.
b) Chứng minh \(\mathrm{AK} . \mathrm{AH}=\mathrm{R}^{2}\)
c) Trên KN lấy điểm I sao cho \(\mathrm{KI}=\mathrm{KM}\), chứng \(\operatorname{minh} \mathrm{NI}=\mathrm{KB}.\)
Đề thi thử vào 10 môn Toán - Đề 2
1. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm).
Hãy viết vào tờ giấy thi chữ cái A, B, C hoặc D đúng trước đáp án đúng.
Câu 1. Biểu thức \(\sqrt{2 x+3}\) xác định khi:
\(A. x \leq \frac{3}{2}\)
\(B. x \geq-\frac{3}{2}\)
\(C. x \geq \frac{3}{2}\)
\(D. x \leq-\frac{3}{2}\)
Câu 2. Biểu thức \(\sqrt{(3-2 x)^{2}}\) bằng
A. 3-2 x
B. 2 x-3
C. |2 x-3|
D. 3-2 x và 2 x-3
Câu 3. Trong các hàm số sau, hàm số nào đồng biến ?
A. y=2-x
\(B. y=-\frac{1}{2} x+2022\)
\(C. y=2-\sqrt{2}(1-x)\)
\(D. y=2-2021(x-1)\)
Câu 4. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=18 ; AC=24. Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đó bằng
A. 30
B. 20
C. 15
\(D. 15 \sqrt{2}\)
II. TƯ LUẬN ( 8.0 điểm)
Câu 5 (1,5 điểm).
a) Tính giá trị của biểu thức: \(A=\sqrt{(1-\sqrt{3})^{2}}-\sqrt{(2+\sqrt{3})^{2}}\)
b) Cho hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l}2 x+(m-1) y=5 \\ x-m y=2\end{array}\right.\) (m là tham số). Tìm m để hệ phương trình
có nghiệm duy nhất.
Câu 6 ( 2,0 điểm).
Cho phương trình bậc hai \(x^{2}-2 x+m-1=0\) (1) với m là tham số
a) Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình (1) có nghiệm
b) Tính theo m giá trị của biểu thức \(A=x_{1}^{3}+x_{2}^{3} với x_{1} ; x_{2}\) là hai nghiệm của phương trình (1). Tìm giá trị nhỏ nhất của A
Câu 7 (1,0 điểm).
Một nhóm thợ đặt kế hoạch sản xuất 1200 sản phẩm. Trong 12 ngày đầu họ làm theo đúng kế hoạch đề ra, những ngày còn lại họ đã làm vượt mức mỗi ngày 20 sản phẩm, nên hoàn thành kế hoạch sớm 2 ngày. Hỏi theo kế hoạch mỗi ngày cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm.
Câu 8 (3,0 điểm).
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC). Hai đường tròn (B ; BA) và (C ; CA) cắt nhau tại điểm thứ hai là D. Vẽ đường thẳng a bất kì qua D cắt đường tròn (B tại M và cắt đường tròn (C) tại \(\mathrm{N}(\mathrm{D}\) nằm giữa M và N). Tiếp tuyến tại M của đường tròn (B) và tiếp tuyến tại N của đường tròng (C) cắt nhau tại E
a) Chứng minh BC là tia phân giác của góc ABC
b) Gọi I là giao điểm của AD và BC. Chứng minh \(A D^{2}=4 B I. CI\)
c) Chứng minh rằng số đo góc MEN không phụ thuộc vào vị trí đường thẳng a
Câu 9 (0.5 điểm) Chứng minh rằng: \(3\left(a^{4}+b^{4}+c^{4}\right) \geq(a+b+c)\left(a^{3}+b^{3}+c^{3}\right)\)
..................
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi thử vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc
Từ khóa » đề Thi Vào 10 Môn Toán Vĩnh Phúc 2022
-
Đáp án đề Thi Môn Toán Vào Lớp 10 Tỉnh Vĩnh Phúc Năm 2022
-
Đề Thi Vào Lớp 10 Môn Toán Tỉnh Vĩnh Phúc Năm 2022 đầy đủ Nhất
-
Đề Thi Toán Vào 10 THPT Tỉnh Vĩnh Phúc 2022-2023 Có đáp án
-
Đề Thi Vào Lớp 10 Môn Toán Tỉnh Vĩnh Phúc 2022
-
Đáp án đề Thi Môn Toán Tỉnh Vĩnh Phúc Thi Vào Lớp 10 Năm 2022
-
Đề Tuyển Sinh Lớp 10 THPT Môn Toán Năm 2022 - 2023 Sở GD&ĐT ...
-
Đáp án đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Toán Vĩnh Phúc 2022
-
Đáp án đề Thi Môn Toán Vào Lớp 10 Tỉnh Vĩnh Phúc Năm 2022
-
Đáp án đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn, Toán, Tổ Hợp Vĩnh Phúc 2022
-
Đề Thi Các Môn Vào Lớp 10 Chuyên Vĩnh Phúc Năm Học 2022-2023
-
Đề Thi Tuyển Sinh Vào Lớp 10 Năm 2021 - 2022 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
-
Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Toán 2022 Vĩnh Phúc (có đáp án)
-
Đề Thi Thử Vào 10 Môn Toán Năm 2022 - 2023 Phòng GD&ĐT Yên Lạc
-
Đáp án đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Toán Tỉnh Vĩnh Phúc 2022