Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 Vòng 1 Năm 2020 - 2021
Có thể bạn quan tâm
Bài 1: Trâu vàng uyên bác
Em hãy giúp bạn Trâu điền từ, số thích hợp vào ô trống
1. Đen như củ …… thất
Đáp án: tam
2. Đi guốc trong …..
Đáp án: bụng
3. Điệu hổ li …..
Đáp án: sơn
4. Đồng ….. hiệp lực
Đáp án: tâm
5. Đa sầu …… cảm
Đáp án: đa
6. Đất khách …. người
Đáp án: quê
7. Đất lành …. đậu
Đáp án: chim
8. Đầu bạc, răng …..
Đáp án: long
9. Đồng …… cộng khổ
Đáp án: cam
10. Đá thúng đụng …..
Đáp án: nia
Bài 2:
Em hãy giúp bạn Dê nối 2 ô với nhau để được cặp từ trái nghĩa
Đáp án:
Lười nhác - siêng năng
Giữ - bỏ
Vui sướng - buồn rầu
Cẩn thận - cẩu thả
Vội vàng - thong thả
Tập thể - cá nhân
Chật chội - rộng rãi
Sâu - nông
Trầm - bổng
Chùng - căng
Bài 3. Trắc nghiệm
Câu hỏi 1: Để thể hiện quan hệ phản bác giữa các vế câu, ta có thể dùng cặp quan hệ từ nào?
A. Không những - mà
B. Không chỉ - mà còn
C. Tuy - nhưng
D. Nhờ - mà
Đáp án: C
Câu hỏi 2: Chọn cặp từ phù hợp điền vào chỗ trống
“Trời …. tối là lũ gà con … nháo nhác tìm mẹ.”
A. Vừa - đã
B. Đã - đã
C. Chưa - nên
D. Chưa - vừa
Đáp án: A
Câu hỏi 3: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:
“Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng”
(Về ngôi nhà đang xây, Đồng Xuân Lan)
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Lặp từ
D. Nhân hóa và so sánh
Đáp án: B
Câu hỏi 4: Từ nào viết sai chính tả?
A. Da đình
B. Da diết
C. Giã gạo
D. Giúp đỡ
Đáp án: A
Câu hỏi 5: Từ nào viết đúng chính tả?
A. Chang trại
B. Nung ninh
C. Ríu rít
D. Trăm chỉ
Đáp án: C
Câu hỏi 6: Những sự vật nào được so sánh với nhau trong câu:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”
A. Cày đồng - ban trưa
B. Mồ hôi - thánh thót
C. Mưa - ruộng cày
D. Mồ hôi - mưa
Đáp án: D
Câu hỏi 7: Điền vào chỗ trống cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu biểu thị quan hệ tương phản: “….. trời mưa rất to ………Lan vẫn đi thăm bà ngoại bị ốm?
A. Nếu - thì
B. Tuy - nhưng
C. Do - nên
D. Vì - nên
Đáp án: B
Câu hỏi 8: Chỉ ra cặp từ trái nghĩa trong câu thơ:
“Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.”
(“Hạt gạo làng ta”, Trần Đăng Khoa, SGK TV5, Tập 1, tr.139)
A. Ngoi, lên
B. Xuống, ngoi
C. Cua, cấy
D. Lên, xuống
Đáp án: D
Câu hỏi 9. Điền cặp quan hệ từ phù hợp: …… trời đã sang hè …. buổi sớm ở Sapa vẫn lạnh cóng.
A. Tuy - nhưng
B. Vì - nên
C. Nếu - Thì
D. Không những - mà
Đáp án: A
Câu hỏi 10: Từ nào khác với các từ còn lại?
A. Lễ nghĩa
B. lễ phép
C. lễ vật
D. lễ độ
Đáp án: C
==> Luyện thêm:
I. Chuột vàng tài ba
Em hãy giúp bạn chuột nối các ô chứa từ, phép tính phù hợp vào các giỏ chủ đề
Cho các từ: tốt, làm, nhưng, bàn, trắng, học, ghế, như, bơi, xinh, cây, tuy, chạy.
- Động từ:
- Tính từ:
- Danh từ:
II. Trâu vàng uyên bác
Em hãy giúp bạn Trâu điền từ, số thích hợp vào ô trống
1. Người sống đống ...……
2. Bán sống bán ………..
3. Cá không ăn muối cá ….……..
4. Cầm …….. nảy mực
5. Cầm kì …….. họa
6. Cây ………. bóng cả
7. Cây ngay không …….. chết đứng
8. Ăn …….. làm ra
9. Buôn …….. bán đắt
10. Cha nào ……… con nấy
III. Điền từ
Chọn những đáp án đúng
Câu hỏi 1: Câu tục ngữ "Người ta là hoa đất" ca ngợi điều gì?
A. vẻ đẹp của con người
B. vẻ đẹp của đất đai
C. sự khó khăn của con người
D. vẻ đẹp của bông hoa
Câu hỏi 2:
Không dấu là nước chấm rau
Có dấu trên đầu là chỉ huy quân.
Từ không dấu là từ gì?
A. nước
B. muối
C. mắm
D. tương
Câu hỏi 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
"Sông La ơi sông LaTrong veo như ánh mắtBờ tre xanh im mátMươn mướt đôi hàng ...."
(Bè xuôi sông La - Vũ Duy Thông)
A. mi
B. môi
C. mũi
D. miệng
Câu hỏi 4: Từ nào viết đúng chính tả?
A. lăng xăngB. nhăng lăngC. tiu xỉuD. máp máy
Câu hỏi 5: Bộ phận in đậm trong câu văn: "Trống báo vào lớp lúc 8 giờ." trả lời cho câu hỏi gì?
A. Là gì?B. Ở đâu?C. Khi nào?D. Vì sao?
Câu hỏi 6: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả ?
A. siêng năngB. sung sướngC. xung phongD. xức khỏe
Câu hỏi 7: Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:
"Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo"
(Trần Đăng Khoa)
A. so sánhB. nhân hóaC. nhân hóa và so sánhD. lặp từ
Câu hỏi 8: Xác định trạng ngữ trong câu văn sau: "Để khỏe mạnh, em phải ăn uống đủ dinh dưỡng."
A. để khỏe mạnh, em phảiB. để khỏe mạnhC. em phải ănD. đủ dinh dưỡng
Câu hỏi 9: Bộ phận in đậm trong câu văn: "Bằng sự kiên trì, rùa con đã về đích trước thỏ." thuộc kiểu trạng ngữ nào?
A. trạng ngữ chỉ nơi chốnB. trạng ngữ chỉ thời gianC. trạng ngữ chỉ mục đíchD. trạng ngữ chỉ phương tiện
Câu hỏi 10: Xác định vị ngữ cho câu văn sau: "Ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng."
A. đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúngB. mà sáng sủa, ấm cúngC. ấm cúngD. tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng
Nhắn tin cho tác giả Hoàng Mai @ 15:29 16/02/2022 Số lượt xem: 405 Số lượt thích: 0 ngườiTừ khóa » Câu Tục Ngữ đen Như Củ Gì Thất
-
Đen Như Củ ....... Thất - Giải Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 |
-
'đen Như Củ Tam Thất' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Đen Như Củ Tam Thất Là Gì
-
điền Từ Vào Chỗ Chấm : đen Như Củ ........... Thất
-
Đen Như Củ Súng - Từ điển Thành Ngữ Việt Nam - Rộng Mở Tâm Hồn
-
Từ Điển - Từ đen Như Củ Tam Thất Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Đen Như Củ ...thất
-
Meaning Of ' Đen Như Củ...Thất, Định Nghĩa
-
7 Câu Thành Ngữ Tục Ngữ Quen Thuộc Nhưng Ai Cũng đang Dùng Sai
-
Đen Như Củ...Thất
-
Đề Luyện Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 Vòng 15 Năm Học 2020
-
Top 15 đen Như Cột Nhà Cháy