Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn Bình Phước 2022
Có thể bạn quan tâm
Mời bạn đọc tham khảo đề thi vào 10 môn Văn Bình Phước năm học 2024 - 2025. Cập nhật nhanh nhất đề chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo kèm đáp án chi tiết bên dưới.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước 2024
Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại tỉnh Bình Phước sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Đoạn trích trên được trích từ văn bản Làng của tác giả Kim Lân
Câu 2.
Nội dung chính của đoạn văn trên: Những suy nghĩ của ông Hai khi hồi tưởng về quá khứ những năm tháng chiến đấu, làm việc cùng các anh em ở làng xóm
Câu 3.
Biện pháp điệp ngữ: “nhớ làng”, “nhớ cái làng”
Tác dụng: Nhấn mạnh, khắc sâu thêm nỗi nhớ làng da diết của ông Hai. Đồng thời tạo nhịp điệu tha thiết cho câu văn.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng yêu nước.
2. Thân bài
a. Giải thích
Lòng yêu nước: sự biết ơn, trân trọng đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước. Yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.
b. Phân tích
- Biểu hiện của lòng yêu nước:
Cố gắng học tập, làm việc rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên để thực hiện những kế hoạch mình đề ra.
Tìm hiểu, trân trọng và có ý thức lan tỏa những nét bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, địa lí của nước nhà.
Đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn.
Tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ý nghĩa của lòng yêu nước:
Lòng yêu nước là nền tảng để một đất nước vững mạnh, khi có lòng yêu nước, ta sẽ biết cống hiến nhiều hơn cho đất nước.
Người có lòng yêu nước là người có những nhận thức đúng đắn, sống theo chuẩn mực xã hội.
Lòng yêu nước giúp con người gắn kết lại với nhau nhiều hơn, tinh thần đồng bào từ đó được nâng cao hơn.
c. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. Lại có những người cố ý có hành vi chống phá nhà nước, khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đây là những suy nghĩ, hành vi lệch lạc mà chúng ta cần tẩy chay.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng yêu nước.
Câu 2.
I. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
+ Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
+ Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác, đặc biệt là hai khổ thơ cuối.
- Dẫn dắt, giới thiệu hai khổ cuối: Hai khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
II. Thân bài:
* Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:
- Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:
"… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim”
+ Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
+ Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.
* Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam:
– Khổ thơ thứ tư (khổ cuối) diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Muốn ở mãi bên lăng Bác, nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam, chỉ có cách gửi lòng mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác để luôn được ở bên Người.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
– Từ “muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn, sự tự nguyện của tác giả. Hình
ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo.
– Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu, muốn được gắn bó bên Bác:
“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”
III. Kết bài:
– Qua hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ.
– Bài thơ có giọng điệu phù hợp với nội dung bài tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết đau xót tự hào.
Xem thêm thông tin:
- Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Bình Phước
- Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 Bình Phước
- Đáp án đề thi vào 10 môn Toán Bình Phước 2024
- Đáp án đề thi vào 10 môn Anh Bình Phước 2024
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước 2023
Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Bình Phước sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ văn bản Bếp lửa của Bằng Việt
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc, là kí ức đã gắn với những năm tháng tuổi thơ của tác giả bên bà.
Câu 3.
Các em có thể nêu 1 trong các biện pháp tư từ sau:
- Điệp ngữ: một bếp lửa (2 lần): nhấn mạnh hình ảnh về hồi ức đã được in sâu trong trí nhớ. Hình ảnh bếp lửa tự nhiên, đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà
- Ẩn dụ: “Bếp lửa ấp iu nồng đượm”. Bếp lửa, ngọn lửa là biểu tượng của lòng bà, tình yêu thương che chở, niềm tin bà truyền cho cháu. Gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút, tỉ mỉ của người nhóm lửa.
- Từ láy trong dòng thơ đầu: “Chờn vờn”: dòng hồi tưởng được bắt đầu bằng hình ảnh thân thương, ấm áp: bếp lửa “chờn vờn sương sớm”. Gợi tả hình ảnh bếp lửa có thật được cảm nhận bằng thị giác ẩn hiện trong sương sớm “chờn vờn”.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1.
*Giới thiệu vấn đề: suy nghĩ của bản thân về tình cảm gia đình.
*Bàn luận vấn đề
1. Giải thích vấn đề: Tình cảm gia đình là gì?
- Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái
- Tình cảm của ông bà dành cho con cháu
- Tình cảm của con cái dành cho ông bà, cha mẹ
- Tình cảm của anh chị em đối với nhau
2. Biểu hiện của tình cảm gia đình:
- Ba mẹ thương yêu, chăm sóc con cái, luôn quan tâm và hỏi han con cái
- Là cha mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con
- Là sự hi sinh cả tuổi thanh xuân của cha mẹ nuôi dạy con
- Ông bà tảo tần nuôi con khôn lớn, thương yêu cháu, dạy dỗ cháu nên người
- Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Là khi con cháu học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui
- Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ
- Anh chị em trong nhà yêu thương nhau, không tranh đua, không ganh ghét nhau
- ......
3. Ý nghĩa của tình cảm gia đình
- Gia đình có tình cảm gia đình sẽ vô cùng hạnh phúc
- Được mọi người xung quanh thương yêu, quý mến và tôn trọng
- Ông bà cha mẹ tự hào về con cháu hiếu thuận
4. Em cần làm gì để duy trì tình cảm trong gia đình:
- Cố gắng học tập và rèn luyện: chăm ngoan học giỏi, tránh xa thói hư tật xấu
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ: giúp làm việc nhà, nghe ông bà kể chuyện, xoa bóp tay chân cho ông bà bố mẹ
Kêt thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình
Câu 2.
I. Mở Bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật: ông Sáu là nhân vật chính của tác phẩm, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc, cho ta thấy được tinh thần yêu nước và tình cảm sâu nặng của người cha đối với con.
II. Thân Bài
- Ông Sáu là một người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước, từng cẩm súng suốt cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng ông không tập kết ra Bắc mà ở lại kiên trì đấu tranh, gây dựng lực lượng để tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ. ông đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc, là một người lính anh hùng của dân tộc nhưng nhà văn không tập trung khắc họa con người ông ở khía cạnh đó mà đi vào đời sống riêng của ông để viết về tình phụ tử.
- Tình cảm của ông Sáu với con rất sâu nặng. Đó không chỉ là tình cảm cha con mà còn là tình đồng chí, đồng đội giữa các thế hệ. Tác giả cũng không đi sâu vào cuộc chiến đấu mà tập trung miêu tả tình cha con sâu sắc, cao đẹp, là giá trị vĩnh hằng của con người. Tình thương con của ông được thể hiện trong hai tình huống:
* Tình huống thứ nhất
Sau tám năm vào sinh ra tử, chỉ được ngắm nhìn con trong ảnh, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông Sáu không kìm nén được cảm xúc. ông vội vàng, hấp tấp nhảy lên bờ gọi con, đưa tay đón và bước những bước dài tới bên con, khuôn mặt biến đổi vì nỗi xúc động.
Bé Thu không nhận ra cha bởi vết thẹo trên mặt khiến ông khác quá và trông dữ tợn. Nó sợ hãi bỏ chạy khiến ông vô cùng đau khổ: sẩm mặt, đứng sững lại, hai tay buông thõng như bị gãy.
Suốt 3 ngày phép, ông đã làm mọi cách để được gần con, để được nghe bé Thu gọi một tiếng "ba":
+ ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn bên con.
+ Không giận con mà chỉ khe khẽ lắc đẩu, cười trước sự bướng bỉnh, xa lánh của con.
+ Thậm chí khi con bé hất miếng trứng cá ra ngoài, chối từ sự chăm sóc của ông, ông đã đau đớn không giữ được bình tĩnh mà trách phạt con.
=> Vì yêu con, ông đã kiên nhẫn, dịu dàng, bao dung rất mực đối với con mình. Song cũng chính vì tình yêu ấy cộng với nỗi đau đớn khi bị khước từ và thời gian bên con đang dẩn rút ngắn lại mà ông đã lỡ tay đánh con. Hành động đó đã cho thấy tột cùng của sự đau khổ và nỗi bất lực nơi ông.
- Trong giờ phút chia tay, ông bộc lộ tình yêu con sâu nặng.
+ Ông không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rẩu và cố nén giọt nước mắt.
+ Cuối cùng, khi con gọi "ba", ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, ôm chặt lấy nó rồi ra đi, mang theo ước nguyện của con về một cây lược nhỏ.
=> Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li. Tình cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đẩy.
* Tình huống thứ hai
- Khi nằm vùng ở khu căn cứ, thiếu gạo, nhiều khi phải ăn bắp thay cơm, lại bị giặc khủng bố liên miên, cái chết bủa vây từng ngày nhưng tâm trí ông luôn nhớ về những ngày ở nhà, nhất là việc đã nóng vội mà đánh con vô lí. Đó là nỗi ân hận luôn ám ảnh, day dứt trong tâm hồn ông.
- Ông nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay "Ba vể, ba mua cho con một cây lược nghe ba!".Điểu đó thôi thúc ông làm một chiếc lược ngà. ông đã dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ con để tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược, cần thận khắc từng nét chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Lúc nhớ con, ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc.
- Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu. Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăn trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình. Cây lược đã được trao lại cho bé Thu, trở thành cầu nối giữa hai cha con, để nối dài tình phụ tử thiêng liêng.
* Nhận xét:
- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng và miêu tả nhân vật:
+ Tác giả xây dựng được những tình huống truyện đặc sắc, đầy éo le, bất ngờ và cảm động.
+ Ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thưong, trân trọng con người.
+ Sử dụng ngôi kể thứ 3 khiến câu chuyện trở nên khách quan, đồng thời dễ dàng xen vào những lời bình đầy cảm xúc.
* Từ đó, nhà văn đã khắc họa thành công hình ảnh ông Sáu - một người lính yêu nước, một người cha rất mực yêu con. ông là biểu tượng cho tình yêu thưong, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con.
III. Kết Bài
Bộc lộ suy ngẫm của bản thân về chiến tranh, về tình cảm gia đình.
ĐỀ THI
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
(Trích sách Ngữ văn 9 – Tập 1)
Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích phần đọc – hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm gia đình.
Câu 2. (5,0 điểm):
Phân tích nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng để thấy được tinh thần yêu nước và tình cảm sâu nặng của người cha đối với con (Phần trích ở SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD).
.Hết.
Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Bình Phước các năm gần nhất bên dưới:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước 2022
ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU:
1.
- Đoạn thơ trích trong văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Tác giả: Phạm Tiến Duật.
2.
Nội dung đoạn thơ trên: đoạn thơ nói lên dù những chiếc xe bị phá hỏng, nhưng tấm lòng yêu nước thì không gì có thể lay chuyển được.
3.
- Điệp ngữ: Không có...
- Tác dụng:
+ Biện pháp điệp ngữ “không có” kết hợp với liệt kế: đèn, mui,... để nói lên sự ác liệt, tàn khốc của chiến tranh.
+ Nhưng từ cái không có ấy để nhấn mạnh, làm nổi bật cái có đó là trái tim yêu nước bất khuất của những người lính ngang tàng, dũng cảm.
II. LÀM VĂN:
Câu 1:
a. Yêu cầu về mặt hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
b. Yêu cầu về mặt nội dung:
* Xác định vấn đề nghị luận: Lòng dũng cảm.
* Giải thích: Lòng dũng cảm là việc con người dám đương đầu với nguy hiểm, khó khăn thử thách gặp phải trong cuộc sống, đám nghĩ, dám làm không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu cái ác.
* Bàn luận:
- Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có trong hành trình chinh phục cuộc sống.
- Lòng dũng cảm giúp con người dễ dàng vượt qua những khó khăn thử thách để đạt được những thành công đáng mong đợi.
- Lòng dũng cảm là phẩm chất cần thiết tạo nên giá trị, bản lĩnh của con người.
- Người có lòng dũng cảm là người luôn được yêu quý, được mọi người tôn vinh. Trong nhiều trường hợp người có lòng dũng cảm còn trở thành những người truyền cảm hứng cho cộng đồng.
- Lòng giúp cảm giúp con người có chính kiến hơn, dám đứng lên đấu tranh chống lại những điều tiêu cực trong xã hội, góp phần tạo nên một xã hội đáng sống.
- Lòng dũng cảm góp phần làm cho cuộc sống chúng ta trở nên có ý nghĩa hơn, đáng sống hơn.
* Mở rộng vấn đề:
- Chúng ta cần phải rèn luyện lòng dũng cảm cho chính bản thân mình.
- Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược, không dám nói lên tiếng nói của mình hoặc để mặc cái ác, cái xấu diễn ra mà không dám lên tiếng.
- Tránh sự nhầm lẫn giữa lòng dũng cảm và sự liều lĩnh, mù quáng.
Câu 2.
Gợi ý
1. Mở bài phân tích Phương Định
- Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ
- Giới thiệu nhân vật Phương Định - là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ
2. Thân bài phân tích Phương Định
a) Khái quát chung về tác phẩm và nhân vật
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt.
- Nội dung tác phẩm: viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Tình hình thực tế lúc bấy giờ: Thanh niên miền Bắc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
- Nhân vật Phương Định: nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường.
b) Phân tích nhân vật Phương Định
* Luận điểm 1
: Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định.
- Xuất thân: là con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu, tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn.
- Công việc: đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, "chạy trên cao điểm cả ban ngày".
-> Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.
* Luận điểm 2: Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định
- Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy)
- Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường
+ Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyến đường Trường Sơn
+ Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom
- Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục
-> Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng.
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng
+ Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc
+ Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên
+ Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội
* Mở rộng vấn đề: Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ
- Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh
- Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình
- Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời
3. Kết bài phân tích Phương Định
Nhân vật Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, hình ảnh nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ nói riêng
Tuyển tập đề thi vào 10 môn Văn Bình Phước qua các năm
Cùng luyện giải đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Bình Phước các năm để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Phước năm 2021
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
"...Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2005, trang 144)
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1,0 điểm) Lời người bà dặn cháu đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 3. (1,0 điểm) Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn thơ và dẫn lại theo cách dẫn gián tiếp.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hai câu thơ: “Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi - Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh” đã thể hiện truyền thống đoàn kết của dân tộc ta. Bằng bài văn ngắn (khoảng 200 từ), em hãy làm rõ truyền thống ấy.
Câu 2. (5,0 điểm) Từ văn bản Làng của nhà văn Kim Lân, em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ của mình về nhân vật ông Hai.
Đáp án đề Văn vào 10 Bình Phước 2021
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt
Câu 2: Phương châm hội thoại đã bị vi phạm là phương châm về chất. Sự không tuân thủ ấy là để thực hiện mục đích khác: bà không muốn cháu thông báo cho cha mẹ biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ cháu yên tâm công tác.
Câu 3.
Lời dẫn trực tiếp:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Dẫn lại:
- Bà dặn cháu là bố ở chiến khu, bố còn việc bố, mày có viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên.
- Người bà dặn cháu nếu có viết thư thì chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn bình yên, bố ở chiến khu còn nhiều việc lắm
III. Làm văn
Câu 1.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.
Thân bài: Bàn luận
- Giải thích:
- Đoàn kết: nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn làm.
- Biểu hiện
+ Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc?
- Là yếu tố đi đầu dẫn đến mọi thành công và vượt qua khó khăn.
- Tình đoàn kết tạo nên một sức mạnh lớn lao, vĩ đại.
+ Dẫn chứng: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết được thể hiện thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Như trong bài thơ Bếp lửa từng nêu: “Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi - Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh” đã thể hiện rõ nét truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.
- Mở rộng
+ Phê phán, lên án những con người đoàn kết lại để làm việc xấu, gây phương hại đến những người khác; vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình,... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích
+ Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết trong lớp. Có học sinh chỉ vì lợi ích cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp…
Kết bài:
- Tinh thần đoàn kết là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.
- Bản thân luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xung quanh tạo nên tình đoàn kết theo đúng nghĩa của nó.
Gợi ý: Chiến tranh: Chỉ cần nhắc đến hai chữ ấy thôi, ai trong chúng ta cũng đều liên tưởng đến tính khốc liệt, tàn ác mà nó đem đến cho dân tộc. Nó đã gây ra bao đau thương, mất mát cho bao người, bao gia đình. Hai bà cháu trong bài thơ Bếp lửa cũng không ngoại lệ: gia đình bị chia cắt, nhà cửa bị đốt "cháy tàn cháy rụi". Những lúc như vậy, duy chỉ có tình làng xóm, tình cảm giữa những con người cùng khổ, những con người cùng thấm thía được nỗi đau thương của chiến tranh, là không bị hủy diệt. “Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi - Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh” - họ đỡ đần nhau, đùm bọc nhau, cùng nhau vượt qua những ngày tháng gian lao, vất vả. Đó chính là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta từ bao đời nay.
Câu 2.
Dàn ý tham khảo
1) Mở bài
Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai:
- Truyện ngắn được viết năm 1948, là một trong số những truyện ngắn xuất sắc của thời kì kháng chiến chống Pháp, với ông Hai là nhân vật chính của truyện.
- Tình yêu làng, yêu cách mạng tha thiết của ông Hai được thể hiện một cách chân thực, chất phác và giản đơn nhưng cũng đặc biệt thiêng liêng.
- Nhân vật ông Hai là tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân yêu nước trong thời kì kháng chiến.
2) Thân bài
Tình cảm, tính cách, phẩm chất của Ông Hai được tác giả diễn tả hết sức chân thật qua mỗi tình huống.
a) Trong bối cảnh sống tản cư xa làng:
- Vì kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư: ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.
- Ở nơi tản cư:
+ Ông buồn chán, nhớ làng quê, sinh ra lầm lì cáu gắt.
+ Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông “một cách say mê và náo nức lạ thường”, khoe làng có phòng thông tin, con đường lát đá, nhà ngói san sát. Ông khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.
⇒ Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.
- Tình yêu Làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng:
+ Trước cách mạng: ông tự hào khoe làng giàu và đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.
+ Sau cách mạng: ông chỉ nói về những buổi tập quân sự, những hào giao thông,… Ông thường đến phòng thông tin nghe lỏm tin kháng chiến, vui mừng với những thắng lợi của quân và dân ta.
b) Khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi nghe được tin: ông sững sờ “lặng đi tưởng như không thể thở được”, lảng tránh khỏi đám đông.
- Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:
+ Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.
+ Ông xấu hổ, sợ hãi không dám ra đường, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.
+ Có lúc ông muốn về làng vì bị người ta hắt hủi, coi khinh. Nhưng ông suy nghĩ: “làng theo Tây thì phải thù” và chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.
⇒ Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.
c) Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.
Khi ông chủ tịch làng đến thông báo tin cải chính:
+ Ông phấn khởi đem quà về cho các con
+ Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.
+ Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.
⇒ Sự hào hứng, hân hoan ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.
d) Đưa ra nhận xét về nghệ thuật
- Nhà văn Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện vô cùng đặc biệt, mỗi tình huống đều khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chân thực.
- Ông miêu tả cụ thể diễn biến tâm lý của nhân vật qua những đoạn độc thoại nội tâm, những hành động giàu cảm xúc.
- Ngôn ngữ nhân vật vừa mang đặc trưng vùng miền, vừa mang đậm tính thuần phác, đôn hậu chung của người nông dân.
3, Kết bài:
- Đưa ra kết luận về nhân vật ông Hai và truyện ngắn Làng:
+ Nhân vật ông Hai là một bức chân dung sống động, riêng biệt về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến: bình dị nhưng có lòng yêu làng, yêu nước chân thành, sâu nặng, cao quý.
+ Truyện ngắn Làng của Kim Lân: nội dung truyện gần gũi, đơn giản nhưng thể hiện được những ý nghĩa to lớn, sâu sắc; nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sống động.
Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2020
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới.
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bông tái đi, rồi vụt chạy và kêu thé lên "Má! Má!. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy."
(Ngữ văn 9 tập 1)
a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?
c. Tìm câu văn có khởi ngữ trong đoạn trích trên? Chỉ ra đầu là khởi ngữ trong câu văn đó? Nêu tác dụng của khởi ngữ vừa tìm được?
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Bình Phước (có đáp án)
Đề thi vào 10 môn Văn năm 2019
Câu 1 (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Ngữ văn 9 - Tập 2)
a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Nêu ngắn gọn nội dụng của đoạn thơ trên?
c. Xác định thành phần biệt lập của đoạn thơ trên? Cho biết đó là thành phần biệt lập nào? Nêu tác dụng của thành phần biệt lập vừa tìm được?
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Bình Phước
Đề thi vào 10 môn ngữ Văn năm 2018
Câu 1 (1,0 điểm). Cho khổ thơ sau:
Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường
(Ngữ văn 9 Tập 1, NXB Giáo dục, 2015)
a. Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Nêu ngắn gọn nội dung chính của khổ thơ trên.
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Bình Phước 2018
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 và các năm gần nhất của tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.
Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.
Từ khóa » đề Thi Thử Văn Bình Phước 2021
-
Đề Thi Thử THPTQG Môn Văn Năm 2022 Sở GD Bình Phước
-
Đề Thi Thử Vào Lớp 10 Môn Văn Tỉnh Bình Phước Năm 2020 - 2021 Có ...
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Năm 2021 Lần 2 Môn Văn ... - Đề Thi Học Kì
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Văn Có đáp án
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Năm 2021 Lần 2 Môn ... - MarvelVietnam
-
Đề Thi Tuyển Sinh Vào Lớp 10 Môn Văn Tỉnh Bình Phước Năm 2021.
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Năm 2021 Tỉnh Bình Phước Môn Văn Lần 2
-
[lop12] 25. Đề Thi Thử TN THPT 2021 - Ngữ Văn - Chuyên Quang ...
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Năm 2021 Môn Tiếng Anh Có đáp án
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Toán Sở GD&ĐT Tỉnh Bình ...
-
Đề Thi Thử Toán THPT Quốc Gia 2021 Sở GD Tỉnh Bình Phước Lần 2 ...
-
Đề Thi Thử THPT Chuyên Quang Trung, Bình Phước 2021
-
Đáp án Môn Văn Thi Lớp 10 Tỉnh Bình Phước đầy đủ, Chính Xác Nhất
-
Đáp án đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn Bình Phước 2022