Đề Thi Văn Lớp 8 Học Kì 2 Năm 2021 - 2022 (5 Đề)

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 gồm 5 đề kiểm tra được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi học kì 2 sắp tới.

TOP 5 Đề thi cuối kì 2 Văn 8 được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 8 Chân trời sáng tạo, Cánh diều và Kết nối tri thức với cuộc sống. Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 8 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đồng thời đây là tư liệu hữu ích cho các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh giúp cho con em học tập tốt hơn.

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024

  • 1. Đề thi cuối kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức
    • 1.1 Đề thi cuối kì 2 Văn 8
    • 1.2 Đáp án đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8
    • 1.3 Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8
  • 2. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều
    • 2.1 Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8
    • 2.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8
    • 2.3 Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8
  • 3. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

1. Đề thi cuối kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức

1.1 Đề thi cuối kì 2 Văn 8

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO

Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trong số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh.

Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hia mươi tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ may bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là Góc sân và khoảng trời hay.

Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.

Mười tuổi ông đã có những câu thơ vo cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến. . . . [ Hạt gạo làng ta]

Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng cảu một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên. . . . [Trăng ơi từ đâu đến?]

Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứng đáng với danh xưng “thần đồng” thi ca. Không những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉnh, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế. . . [ Cây dừa]

Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ. . .

Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm.

(Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Nghị luận văn học. B. Nghị luận xã hội. C. Văn bản thơ D. Văn bản truyện trưởng.

Câu 2. Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì?

A. Con người và các mối quan hệB. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanhC. Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngàyD. Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

Câu 3. Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?

A. Châm biếm, đả kích B. Hài hước vui vẻ, tự nhiênC. Mạnh mẽ, mãnh liệt D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc

Câu 4. Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trong veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích những bài nào?

A. Cây dừa. B. Đám ma bác giun. C. Hạt gạo làng ta. D. Trăng ơi từ đâu đến?.

Câu 5. Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm dẫn chứng cho chủ đề gắn bó với quê hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa?

A. Cây dừa. B. Đám ma bác giun. C. Hạt gạo làng ta. D. Trăng ơi từ đâu đến?

Câu 6.

Đánh dấu X vào đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong văn bản?

STT

Đặc trưng nghệ thuật

Đánh dấu

1

Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp

2

Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ

3

Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để

4

Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy

Câu 7. Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào?

A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng KhoaB. Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa. C. Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca. D. Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại.

Câu 8. Câu “Trăng ơi. . . từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu hỏiB. Câu cầu khiếnC. Câu cảm thán. D. Câu kể.

Câu 9. Chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa?

Câu 10. Liệt kê danh sách những bài thơ của Trần Đăng Khoa mà em đã học?

II. VIẾT. (4,0 điểm)

Phân tích nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất.

1.2 Đáp án đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8

PhầnCâuNội dungĐiểm
I. Đọc hiểu1A0,5
2B0,5
3D0,5
4C0,5
5D0,5
61,40,5
7A0,5
8A0,5

9

Học sinh chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa.

VD: Mưa, Mẹ ốm, Trăng ơi từ đâu đến?

1,0

10

Học sinh liệt kê những bài thơ đã học của Trần Đăng Khoa theo trí

1,0

II. Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Phân tích nhân vật trong thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất dựa trên hoạt động, ngôn ngữ, cử chỉ của nhân vật.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu về bài thơ, tác giả Trần Đăng Khoa và nhân vật

- Phân tích các đặc điểm của nhân vật, các đoạn văn cần nêu đủ ý kiến, lí lẽ, và dẫn chứng cụ thể minh họa

- Phân tích nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật và các nghệ thuật tiêu biểu khác

- Khái quát, đánh giá chung về đặc điểm của nhân vật trong bài thơ của Trần Đăng Khoa

0,5

1,0

1,0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

1.3 Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận văn học

3

0

5

1

0

1

0

0

60

Tỉ lệ %

10

0

10

15

0

15

0

0

2

Viết

Viết bài văn nghị luận

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tỉ lệ %

0

5

0

20

0

15

0

10

Tổng điểm %

100

15%

45%

30%

10%

60%

40%

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận văn học (ngữ liệu ngoài SGK)

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chủ đề của văn bản.

- Xác định được các kiểu câu.

Thông hiểu:

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, các nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

- Hiểu được nội dung văn bản đề cập.

Vận dụng:

- Nhận xét được nội dung phản ánh của tác giả trong văn bản.

- Nêu suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.

4 TN

4TN

1TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận

Nhận biết: Đủ bố cục 3 phần, đúng dạng bài văn nghị luận

Thông hiểu: Nêu được chủ đề và biết phân tích các biểu hiệ để làm rõ chủ đề của tác phẩm. Biết sử dụng lí lẽ, chứng cứ từ tá phẩm để làm rõ luận điểm

Vận dụng:

Bài viết nêu được chủ đề và phan tích được từng biểu hiện để làm rõ chủ đề của tác phẩm, xây dựng được lí lẽ, dẫn chứng có hệ thống phù hợp, bước đầu thể hiện kĩ năng lập luận mạch lạc, rõ ràng.

Vận dụng cao:

Bài viết nêu rõ chủ đề và phân tích tốt từng biểu hiện để làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm, sử dụng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng đa dạng phong phú, có kĩ năng lập luận tốt, thuyết phục.

1*TL

1*TL

1*TL

1*TL

Tổng

4TN

1*TL

4TN

2*TL

2* TL

1 *TL

Tỉ lệ %

15

40

35

10

2. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều

2.1 Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8

PHÒNG GD&ĐT.........

TRƯỜNG THCS...........

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024

MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

Thời gian: 90 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.Sột soạt gió trêu tà áo biếc,Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trờiBao cô thôn nữ hát trên đồi;– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,Hổn hển như lời của nước mây,Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,Nghe ra ý vị và thơ ngây…

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:– “Chị ấy, năm nay còn gánh thócDọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

Câu 1 (1.0 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 3 (1.0 điểm): Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,Hổn hển như lời của nước mây

Câu 4 (2.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ thiên nhiên.

II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm) Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

2.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8

Câu 1 (1.0 điểm):

Bài thơ trên được viết theo thể thơ thơ mới bảy chữ

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2 (1.0 điểm):

Bức tranh mùa xuân đẹp, xanh tươi, đầy sức sống qua tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức.

Câu 3 (1.0 điểm): Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,Hổn hển như lời của nước mây

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là: so sánh: "Hổn hển như lời của nước mây."

Tác dụng của những biện pháp tu từ này: thể hiện được thần thái của tiếng hát màu xuân vừa hồn nhiên trong trẻo vừa thiết tha rạo rực.

Câu 4 (2.0 điểm):

HS bày tỏ quan điểm cá nhân, có thể theo hướng.

- Môi trường hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nên việc cấp thiết ngay lúc này là chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ nơi sinh sống của chính chúng ta.

- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu không chỉ của riêng ta, là vấn đề sống còn của nhân loại.

- ......

II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

DÀN Ý THAM KHẢO

1. Mở bài

Giới thiệu chung về nhà văn Nam Cao, quan điểm sáng tác của tác giả, đặc biệt là tinh thần nhân đạo trong những tác phẩm của ôn và tác phẩm lão Hạc.

2. Thân bài

- Sự đồng cảm của tác giả đối với những nhân vật nghèo khổ, khó khăn. Trong đó có lão Hạc- Sự khám phá của tác giả về cuộc đời và số phận của những con người nghèo khó- Những vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của những nhân vật trong tác phẩm- Từ giá trị hiện thực đến giá trị nhân đạo: Lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến, gián tiếp đẩy con người đến bước đường cùng.

3. Kết bài

Cảm nhận của em về giá trị nhân đạo trong tác phẩm

2.3 Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

0

2

2

Thực hành tiếng Việt

0

1

0

1

1

Viết

0

2

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

1

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

Nhận biết

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

C1

Thông hiểu

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

C2

Vận dụng

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

- Thông điệp từ văn bản

1

0

C4

Vận dụng cao

- Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn trích.

1

0

C3

VIẾT

1

0

Vận dụng

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

1

0

C1 phần tự luận

...........

3. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Xem chi tiết đáp án, đề thi trong file tải về

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Ngữ văn 8

Từ khóa » đề Thi Ngữ Văn 8 Hk2 Có đáp án