Đề Thi Văn Lớp 8 Học Kì 2 Năm 2021-2022 Có đáp án
Có thể bạn quan tâm
Đề thi Văn lớp 8 cuối học kì 2 có đáp án
- Đề thi học kì 2 Văn 8 KNTT (14 đề)
- Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh Diều
- Đề thi học kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo (6 đề)
- Đề thi Văn lớp 8 cuối học kì 2 có đáp án 2024
- Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8 sách mới có đáp án - đề 1
- Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8 sách mới có đáp án - đề 2
- Đề tham khảo thi học kì 2 Văn 8
Đề thi Văn lớp 8 cuối học kì 2 có đáp án được Hoatieu chia sẻ đến các em học sinh trong bài viết này là đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 mới nhất bao gồm các mẫu đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo, đề kiểm tra Ngữ văn 8 học kì 2 Cánh Diều, đề tham khảo thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 sách mới với đầy đủ gợi ý đáp án sẽ là tài liệu ôn thi cuối kì bổ ích cho các em học sinh.
- 11 mẫu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Top 6 mẫu phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
Lưu ý: Trọn bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024 các em có thể xem đầy đủ trong file tải về.
Đề thi học kì 2 Văn 8 KNTT (14 đề)
Xem tại đây.
Đề thi học kì 2 Văn 8 Cánh Diều
Xem tại đây.
Đề thi học kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo (6 đề)
Xem tại đây.
Đề thi Văn lớp 8 cuối học kì 2 có đáp án 2024
Dưới đây là một số mẫu đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 sách mới 2024 vừa được các thầy cô biên soạn, mời các em cùng tham khảo.
Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8 sách mới có đáp án - đề 1
Phần 1: Đọc hiểu (6đ)
Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.
Lão Hạc – Bi kịch bảo tồn thiên lương
Thiên lương là đức tính, phẩm chất tốt đẹp mà ông trời phú cho con người. Nó là cốt lõi trong đạo đức cá nhân mỗi người. Nó được thể hiện qua những đức tính như tự lực, tự lập, tự tin, tự trọng, tự ái,… Ý thức về nhân cách chính là cơ sở của loại đức tính này. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là con người có ý thức sâu sắc về đạo đức cá nhân, kiên quyết giữ cho bằng được thiên lương lành sạch.
Xung đột bi kịch trong “Lão Hạc” là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiên lương của lão Hạc với cái đói. (1) Trong truyện, nhà văn không trực tiếp tả cái đói nhưng cái đói dưới ngòi bút Nam Cao có một sức mạnh vô hình ghê gớm luôn rình rập, chực bẻ gãy thiên lương, quật ngã con người. (2) Vì đói nghèo, lão Hạc phải sống cuộc sống lay lắt trong sự cô đơn. (3) Vì đói nghèo, lão phải bán đi người bạn thân thiết của mình là cậu Vàng. (4) Cái đói cũng khiến lão phải lựa chọn cái chết để giữ được mảnh vườn cho con và giữ lương tâm trong sạch. (5)
Cuộc đời lão Hạc là những tấn bi kịch chất chồng - nghèo khó, bệnh tật, đớn đau về cả thể xác lẫn tinh thần - mà chung quy lại đều xuất phát từ tấm lòng của một người cha, của một con người quá đỗi lương thiện. Đọc “Lão Hạc” ta thấy thấm thía và xót xa về một kiếp người khốn khổ, là đại diện cho số phận những người nông dân ở chế độ cũ bị cái nghèo, cái đói dồn ép họ đến đường cùng, hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần buộc họ phải chọn cho mình cái chết để giải thoát.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?
Câu 3. Xác định câu văn mang luận điểm của đoạn (2) trong phần trích trên? Chỉ rõ các lí lẽ và bằng chứng được sử dụng trong đoạn (2)?
Câu 4. Chỉ rõ thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn 3.
Câu 5. Xác định 1 câu phủ định trong phần trích?
Câu 6. Theo tác giả, thiên lương là gì? Tìm thêm 4 từ trong đoạn trích cũng thuộc nhóm từ Hán Việt?
Câu 7. Câu văn cuối đoạn 1 là câu khẳng định hay câu phủ định? Vì sao em kết luận như vậy?
Câu 8. Câu chuyện của lão Hạc là câu chuyện của tình yêu thương. Tìm 4 câu ca dao/tục ngữ/thành ngữ nói về tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu 9. Từ câu chuyện về cuộc đời lão Hạc em có suy nghĩ gì? Em rút ra bài học gì cho mình trong cuộc sống. (viết khoảng 3-5 câu)
Câu 10. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định (gạch chân câu phủ định)
Phần 2: Viết (4đ)
Nhà văn William Shakespeare đã từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
------- Hết ------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
- PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 2. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?
- Đoạn trích bàn về vấn đề xung đột bi kịch trong truyện ngắn “Lão Hạc” là xung đột giữa ý thức bản tồn thiên lương của lão Hạc với cái đói.
Câu 3. Xác định câu văn mang luận điểm của đoạn (2) trong phần trích trên? Chỉ rõ các lí lẽ và bằng chứng được sử dụng trong đoạn (2)?
- Câu luận điểm ở đoạn 2: Câu 1.
- Lí lẽ và bằng chứng: Lí lẽ: Câu 2
Bằng chứng: Câu 3,4,5.
Câu 4. Chỉ rõ thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn 3.
- TPBL phụ chú: nghèo khó, bệnh tật, đớn đau về cả thể xác lẫn tinh thần.
Câu 5. Xác định 1 câu phủ định trong phần trích?
- Câu phủ định: Trong truyện, nhà văn không trực tiếp tả cái đói nhưng cái đói dưới ngòi bút Nam Cao có một sức mạnh vô hình ghê gớm luôn rình rập, chực bẻ gãy thiên lương, quật ngã con người.
Câu 6. Theo tác giả, thiên lương là gì? Tìm thêm 4 từ trong đoạn trích cũng thuộc nhóm từ Hán Việt?
- Thiên lương là đức tính, phẩm chất tốt đẹp mà ông trời phú cho con người. Nó là cốt lõi trong đạo đức cá nhân mỗi người.
Câu 7. Câu văn cuối đoạn 1 là câu khẳng định hay câu phủ định? Vì sao em kết luận như vậy?
- Câu khẳng định.
- Vì trong câu không có dấu hiệu hình thức của câu phủ định (không có từ phủ định), câu văn có ý nghĩa xác nhận nhân cách, đạo đức của lão Hạc.
Câu 8. Câu chuyện của lão Hạc là câu chuyện của tình yêu thương. Tìm 4 câu ca dao/tục ngữ/thành ngữ nói về tình yêu thương trong cuộc sống.
- Ví dụ: Thương người như thể thương thân
Yêu nhau chín bỏ làm mười
Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Lá lành đùm lá rách
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Nhường cơm sẻ áo
Câu 9. Từ câu chuyện về cuộc đời lão Hạc em có suy nghĩ gì? Em rút ra bài học gì cho mình trong cuộc sống. (viết khoảng 3-5 câu)
- Suy nghĩ: Lão Hạc là lão một lão nông dân nghèo khổ, bất hạnh, đáng thương. Cuộc đời lão Hạc là một chuỗi dài bi thảm. Lão là người giàu tình yêu thương, có tấm lòng vị tha và rất tự trọng. Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương và lòng tự trọng chính là cái chết của lão…
- Bài học: (Ví dụ)
+ Sống cần phải có tình yêu thương, đặc biệt là với những con người bất hạnh.
+ Cần tìm hiểu kĩ lưỡng, sâu sắc trước khi đánh giá một người nào đó.
+ Dù trong hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng không được đánh mất đi lòng tự trọng, nhân cách.
Câu 10. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định (gạch chân câu phủ định)
* Gợi ý.
- Tình yêu thương (lòng nhân ái) là tình cảm mà người ta có thể dành cho một người khác hoặc cho mọi người trong xã hội. Đó là tình cảm giữa cha mẹ với con cháu; tình cảm giữa thầy cô và học trò; tình cảm giữa những người đồng nghiệp;…
- Tình yêu thương có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau: từ việc quan tâm (thăm hỏi, lắng nghe); sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ và tạo điều kiện tốt cho người khác (cả về vật chất lẫn tinh thần); khoan dung và vị tha…
- Tình yêu thương có ý nghĩa quan trọng:
+ Giúp ta thấy vui tươi, hạnh phúc, yêu đời, biết sống có ý nghĩa hơn.
+ Là động lực, ý chí, sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách.
+ Nuôi dưỡng rèn luyện tâm hồn, nhân phẩm, hoàn thiện nhân cách.
+ Giúp ta được mọi người yêu mến, quý trọng; thành công trong công việc, đời sống.
+ Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người.
- Cần phê phán lối sống ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân; lối sống vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ với những nỗi đau của người khác.
- Bài học, liên hệ:
+ Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng với mỗi người chúng ta.
+ Biết lan tỏa tình yêu thương tới mọi người, tiếp tục tham gia những hoạt động thiện nguyện, ủng hộ, đồng cảm với những cảnh ngộ khó khăn, vất vả trong đời sống.
+ Cần biết trân trọng những gì mình đang có.
Phần 2:
DÀN Ý:
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề nghị luận: tính trung thực.
2. Thân bài:
a. Giải thích: trung thực là sự thật thà, ngay thẳng, không gian dối, luôn tôn trọng lẽ phải. Trung thực còn có nghĩa là không hổ thẹn với chính mình, biết lên án điều gian dối.
b. Bàn luận, chứng minh:
- Biểu hiện của sự trung thực:
· Sống thật với chính mình, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế
· Biết thẳng thắn nhận lỗi, không làm những việc trái với lương tâm, pháp luật.
· Ăn nói ngay thẳng trong giao tiếp, chân thành trong các mối quan hệ xã hội, không lợi dụng người khác.
· Thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ trong công việc.
- Ý nghĩa, vai trò của trung thực:
· Biết đánh giá mọi việc trong đời sống một cách khách quan, chân thật.
· Giúp con người hoàn thiện bản thân, có can đảm để khắc phục khuyết điểm.
· Bồi đắp cho ta nhiều đức tính tốt đẹp như sự kiên trì, chăm chỉ, lòng dũng cảm,...
· Giúp tâm hồn con người thanh thản.
· Những người trung thực sẽ nhận được sự tín nhiệm, tôn trọng từ cộng đồng, trở thành những công dân tốt cho xã hội. Từ đó, xã hội thêm văn minh, con người thêm đoàn kết.
· Thiếu đi sự trung thực, xã hội sẽ không thể phát triển.
- Dẫn chứng: học sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp. VD:
+ 5 em học sinh ở Đan Phượng, Hà Nội. Khi trên đường đi học về, các em đã nhặt được phong bì có tổng số tiền 5 triệu đồng. Các em đã đem đến trụ sở Đội Cảnh sát giao thông để trả lại người làm rơi.
+ Bạn sinh viên Lê Doãn Ý (Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng) đã nhặt được 1,3 tỷ đồng và trả lại cho người làm rơi.
+ Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng, 38 tuổi, quê ở Quảng Ngãi, cùng chồng làm nghề thu mua ve chai tại TP Hồ Chí Minh. hồi năm ngoái đã mua được một chiếc loa cũ, khi về đập ra thì bên trong có đến 5 triệu yên Nhật. Lúc đầu thì chị Hồng cũng không biết đó là tiền nhưng sau khi biết đó là số tiền lớn, chị đã mang giao nộp cho Công an.
=> Những hành động này, đều khiến người làm rơi cảm thấy vui mừng, yêu mến con người và cuộc sống này hơn.
+ Ông George Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gãy cây hoa anh đào yêu thích của bố. Khi thấy bố tức giận, Washington cảm thấy cực kỳ lo lắng. Khi được bố hỏi về cây hoa anh đào, Washington đã bật khóc và thú nhận: “ Con không thể nói dối! Cha biết con không thể nói dối mà! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Chính đức tính tốt đẹp đó đã giúp Washington trở thành vị tổng thống đầu tiên, khai sinh Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
+ Một ông vua nọ tìm người đủ tài đức để trao lại ngôi vua. Vua quyết định giao cho dân mỗi người một đấu thóc và ra lệnh: “Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!”. Đến vụ mùa, mọi người thi nhau chở thóc lúa về kinh thành, chỉ có một cậu bé đến tay không, kính cẩn quỳ xuống trước mặt vua và tâu xin nhận tội vì thóc mà vua ban cậu gieo không thành. Cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ của mình.
=> Như vậy, đức tính trung thực không chỉ giúp cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn mà còn giúp ta nhận được niềm vui, sự yêu mến từ người khác. Sự thật thà, trung thực là yếu tố quan trọng để tạo nên uy tín, thành công của con người.
c. Phản đề: những kẻ sống dối trá, giả tạo, đua đòi, lừa bịp người khác => Phê phán
d. Liên hệ, bài học : Là một hs …
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của tính trung thực.
- Lời kêu gọi
Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8 sách mới có đáp án - đề 2
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
BẾN NHÀ RỒNG NĂM ẤY
Cảng Nhà Rồng mờ mờ ánh đèn. Đêm hè trải dài theo gió. Gió va vào những boong tàu, dây buồm, phát ra những âm thanh hiu hắt hòa trong tiếng sóng vỗ bờ. Mấy con thuyền câu, bè vó như những chấm đen trôi lững đững trên sông loang loáng ánh đêm. Từ bên Thủ Thiêm, những ngôi sao lạc kẻ từng đường sáng giữa mênh mông.
Anh Ba1 ngồi kề vai với anh Tư Lê bên bờ sông. Họ im lặng nhìn xuống dòng sông. Anh Ba vẻ thận trọng hỏi Tư Lê:
- Anh Tư nầy. – Tư Lê xoay người nhìn vào mặt anh Ba – anh có dám nghĩ đến việc đuổi Tây ra khỏi nước mình không?
- Tôi là người thợ. Nhà tôi có thù với chúng mà, anh Ba!
Hai người im lại im lặng. Trước mặt họ một chân trời đen kịt. Anh Ba dè dặt hỏi:
– Anh có giữ kín được không?
– Kín chớ. Ơn sâu nghĩa nặng từ kinh đô Huế. Rượu thề kết nghĩa trên sông Phan Thiết, quên làm sao được, anh Ba.
Bóng tối như loãng ra quanh hai người. Anh Ba thì thầm:
– Nỗi khổ của người dân mất nước, chúng mình đã từng tâm sự nhiều lần. Bây giờ... bây giờ mình đã quyết định đi ra nước ngoài... Mình muốn anh cùng đi.
Tư Lê hơi bối rối. Anh cầm bàn tay anh Ba:
- Đi tới đâu hả anh Ba?
- Sang Pháp và… đi tới các nước văn minh khác. Sau khi xem xét họ làm ăn thế nào, chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do....
Tư Lê băn khoăn:
- Đuổi Tây, giành độc lập tự do, sao chúng mình lại sang Tây?
- Tôi đọc báo, đọc sách của những người Pháp viết, họ bàn nhiều đến quyền tự do, bình đẳng, bác ái. Tôi nghĩ, quyền lợi tối cao của một dân tộc là độc lập, tự chủ. Quyền cơ bản nhất của con người ở trong xã hội là quyền tự do, bình đẳng giữa người với người. Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bác ái ẩn náu những gì.
Anh Tư Lê do dự:
- Lấy tiền đâu mà đi và sang tận bên Tây lạ nước lạ cái, sống bằng cách chi được, anh Ba?
- Đây – anh Ba giọng cương quyết, chìa hai tay ra giữa bóng đêm – tiền đây. Chúng ta sống bằng bàn tay, bằng cái đầu của chúng ta.
Anh Tư Lê thở dài:
– Tìm đường cứu nước, cứu dân, việc quá lớn. Đầu óc tôi mới được vài chữ anh vừa chia sớt cho. Đi sang bên đó, họ văn minh, tôi lĩnh hội hổng nổi, anh Ba ạ.
Hai người lại im lặng. Tiếng sóng thầm thì và tiếng đờn cò của ông già Đờn vắt qua sông, lan dài trong đêm xa mịt: ... Kéo neo... kéo... neo... tàu chạy... Gạt... nước... nước mắt... tiễn... đưa... Thương người đi... người... đi muôn... trùng… sóng... vỗ.
(Sơn Tùng, trích trong Búp sen xanh, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020)
[1] Anh Ba: một trong những tên gọi của Bác Hồ, nhân vật chính trong tác phẩm.
Câu 1:
a) (1.0 điểm). Văn bản trên được viết theo thể loại gì?
b) (1.0 điểm). Xác định bối cảnh câu chuyện được xây dựng trong văn bản.
c) (1.0 điểm ). Câu: Đây – anh Ba giọng cương quyết, chìa hai tay ra giữa bóng đêm – tiền đây sử dụng thành phần biệt lập nào?
Câu 2:
a) (1.0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.
b) (1.0 điểm). Hãy giải thích nghĩa của từ Hán Việt “ văn minh ” trong câu sau: Sang Pháp và… đi tới các nước văn minh khác.
Câu 3:
a) (0.5 điểm ). Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với nhân vật anh Tư Lê. Theo em, cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy đã thể hiện tính cách gì của nhân vật “anh Ba”?
b) (0.5 điểm ). Đã 113 năm từ ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville từ bến cảng Nhà Rồng, Bác Hồ đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc. Là học sinh, em cần có những việc làm nào để noi theo tấm gương vĩ đại của Bác trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về câu nói của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm : “ Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ”
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I. ĐỌC HIỂU | Về đoạn trích Bến Nhà Rồng năm ấy của Sơn Tùng, tríchtrong Búp sen xanh, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020 | 6.0 | |
1 | a) Thể loại: Truyện lịch sử. | 1.0 | |
b) Bối cảnh câu chuyện: Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 tại bến cảng Nhà Rồng. | 1.0 | ||
c) Thành phần biệt lập: Phụ chú. | 1.0 | ||
2 | a) Nội dung chính: Kể lại cuộc trò chuyện của nhân vật anh Ba với anh Tư Lê về mục đích của chuyến đi sang nước ngoài. | 1.0 | |
b) Nghĩa của từ văn minh: trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người bao gồm nền văn hoá vật chất và tinh thần. | 1,0 | ||
3 | a) Cuộc trò chuyện với anh Tư Lê đã góp phần thể hiện tính cách của anh Ba: - Tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng. - Giàu bản lĩnh, dám hành động vì mục tiêu, lí tưởng sống. Chấp nhận cách diễn đạt tương đồng về nghĩa. (HS trình bày được 1 ý được ½ số điểm, HS trình bày được 1/3 ý được 0,25 điểm; 2/3 ý được điểm tối đa) | 0.25 0.25 | |
b) Những việc làm nào để noi theo tấm gương vĩ đại của Bác trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: - Sống có ý chí, niềm tin, có lí tưởng sống vì đất nước quê hương. - Trân trọng giá trị của nền hòa bình và độc lập. - Phấn đấu học tập, rèn luyện phẩm chất xây dựng và phát triển đất nước. Chấp nhận cách diễn đạt tương đồng về nghĩa. (HS trình bày được 1 ý được ½ số điểm, HS trình bày được 1/3 ý được 0,25 điểm; 2/3 ý được điểm tối đa) | 0.25 0.25 | ||
II. VIẾT | Trình bày suy nghĩ về câu nói của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm : “ Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ” | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ về câu nói của Đặng Thùy Trâm: “ Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ” | 0.25 | ||
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: | 3.0 | ||
1. Mở bài: - Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận: - Trích dẫn câu nói của Đặng Thuỳ Trâm: 2. Thân bài * Giải thích câu nói: + Giông tố có nghĩa là gì? + “Không cúi đầu trước giông tố” có nghĩa là gì? => Câu nói của Đặng Thùy Trâm đã khẳng định: * Chứng minh tính đúng đắn của câu nói - Các bằng chứng từ lịch sử: - Các bằng chứng từ cuộc sống: * Bình luận câu nói: - Khẳng định ý nghĩa và giá trị của câu nói. - Phê phán tư tưởng, đạo lí sống ngược lại. 3. Kết bài: - Khái quát lại các ý đã nêu. - Rút ra bài học cho thế hệ trẻ. | 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng việt. | 0.25 | ||
e. Sáng tạo: bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, thể hiện cảm xúc chân thành. | 0.25 |
Đề tham khảo thi học kì 2 Văn 8
Đề 1
Tên chủ đề | Nhận biết (cấp độ 1) | Thông hiểu (cấp độ 2) | Vận dụng | Tổng cộng | |
Cấp độ thấp (cấp độ 3) | Cấp độ cao (cấp độ 4) | ||||
1. Đọc hiểu Ngữ liệu: văn bản nhật dụng/văn bản văn học. - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương trình | -Nhận biết tên tác giả, tác phẩm (đoạn trích), -Xác định được thể loại, phương thức biểu đạt, các biện pháp nghệ thuật trong văn bản. | -Hiểu được đặc điểm, tính cách của nhân vật. -Nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong các bài thơ và trong các văn bản nghị luận trung đại. -Giải thích ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm. | - Trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản bằng một đoạn văn. - Đặt câu liên quan kiến thức tiếng Việt, ngữ liệu. | Số câu: 3->5 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% | |
- Nhận biết đặc điểm và chức năng các kiểu câu trong văn bản. -Nhận biết khái niệm hội thoại. | - Phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của các kiểu câu trong văn bản. -Hiểu tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu, trong trong văn bản. - Xác định các kiểu hành động nói. | Số câu: 2->3 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% | |||
2. Tạo lập văn bản Văn nghị luận | - Tạo lập văn bản nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. | Số câu: 1 Số điểm: 4,0 Tỉ lệ: 40% | |||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1->2 2,0 20% | 3->4 2,0 20% | 1->2 2,0 20% | 1 4,0 40% | 6->8 10,0 100% |
ĐỀ THAM KHẢO | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học ..... Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) |
Phần I: Đọc – hiểu (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:
- Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
- Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Và thầy kết luận:
- Có người thường. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ mong các em đừng quá chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.
(Trích Quà tặng cuộc sống - Dẫn theo http://gacsach.com)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (1 điểm)
Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu dưới đây thuộc kiểu câu gì? Nêu chức năng của kiểu câu ấy? (1 điểm)
Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo : “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời” thì “vệt đen” tượng trưng cho điều gì? (1đ)
Câu 4. Đặt một câu cầu khiến liên quan đến nội dung văn bản. (1đ)
Câu 5. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (Trả lời bằng đoạn đoạn văn khoảng 5-7 câu) (2đ)
Phần II: VIẾT (4 điểm)
Hiện tượng nghiện game ở học sinh hiện nay là một hiện tượng khá phổ biến. Nhiều bạn vì mải chơi game mà sao nhãng học tập và còn mắc nhiều sai lầm khác. Trình bày ý kiến của em về hiện tượng này.
Đáp án
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ | ||
1. Đọc– hiểu | Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Câu 2. - Kiểu câu nghi vấn: Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? - Chức năng: Bộc lộ cảm xúc Câu 3. Hình ảnh “Vệt đen” tượng trưng cho những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mọi người đều có thể mắc phải. Câu 4. Học sinh rút ra được một hoặc nhiều bài học cho bản thân hợp lí, thuyết phục bằng đoạn văn 5-7 câu. Tham khảo các gợi ý sau: - Đừng vội đánh giá người khác qua sai lầm, thiếu sót, hạn chế của họ mà hãy đánh giá người khác một cách toàn diện. - Nhìn nhận, đánh giá người khác bằng tấm lòng bao dung, độ lượng,… -Đừng nên chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ | 1.0 Đ 1.0 đ 1.0 đ 2.0 đ |
2. Tạo lập văn bản | Câu 1. HS đặt câu Gợi ý: - Bạn hãy đừng đánh giá người khác qua sự sai lầm nhé! - Hãy khoan dung với những sai lầm của người khác bạn nhé! Câu 2. Phần Viết: a.Yêu cầu về kĩ năng: - Bố cục bài văn bài văn rõ ràng, đảm bảo từ 2 đến 3 trang giấy - Nắm được kĩ năng làm bài văn trình bày luận điểm: nghị luận về một vấn đề đời sống - Lập luận chặt chẽ, lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục - Diễn đạt mạch lạc, hạn chế các lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả… - Bài văn có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm b.Yêu cầu về kiến thức: * Mở bài: Nêu hiện tượng trò chơi điện tử rất hấp dẫn giới trẻ gây tác hại rất lớn Biểu hiện: Sao nhãng học tập, thậm chí còn phạm những sai lầm nghiêm trọng. * Thân bài: - Nêu tình hình thực trạng của trò chơi điện tử: + Là trò chơi tiêu khiển hấp dẫn giới trẻ, có tác dụng………. + Các tiệm net mọc tràn lan ở mọi nơi, thu hút một số lượng không nhỏ giới trẻ, nhất là tầng lớp học sinh… + Một số bạn đã trở thành con nghiện….. - Nguyên nhân: Bản thân không kiềm chế, có tính tò mò, bạn bè rủ rê, gia đình quản lí lỏng lẻo, chính quyền địa phương chưa có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lí các quán điện tử. - Tác hại: Mắc các bệnh về mắt, suy sụp về tinh thần, sao nhãng học tập, chán học, bỏ học, nói dối cha mẹ, ăn cắp ăn trộm … - Giải pháp: Tự kiềm chế bản thân, cha mẹ quản lí giờ giấc của con cái, tham gia các hoạt động bổ ích: Văn nghệ, thể thao … * Kết bài: Nhận định của bản thân về hiện tượng – Rút kinh nghiệm cho bản thân. | 1đ 1đ 3.0 đ 0,5 đ |
Lưu ý: Khuyến khích những bài làm sáng tạo. |
Đề 2
Mức độ Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Chủ đề 1 Văn bản | - Chép đoạn văn. | - Phân tích hiệu quả dùng từ, ngữ điệu. | . | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu:0,5 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ:10% | Số câu:0,5 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ:10% | Số câu 1 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ:20% | ||
Chủ đề 2 Tiếng Việt | - Nhớ đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu | - Hiểu và giải thích kiểu câu. . | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu 0,5 Số điểm:1.0 Tỉ lệ:10% | Số câu 0,5 Số điểm 1.0 Tỉ lệ:10% | Số câu 1 Số điểm:2.0 Tỉ lệ:20% | ||
Chủ đề 3 Tập làm văn - Văn nghị luận | -Viết bài văn nghị luận giải thích kết hợp chứng minh | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu 1 Số điểm:6.0 Tỉ lệ:60% | Số câu 1 Số điểm:6.0 Tỉ lệ:60% | |||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | Số câu 1 Số điểm:2.0 Tỉ lệ:20% | Số câu 1 Số điểm 2.0 Tỉ lệ:20% | Số câu 1 Số điểm:6.0 Tỉ lệ:60% | Số câu 3 Số điểm:10 Tỉ lệ:100% |
Đề bài
Câu 1: (2 điểm)
Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có một đoạn văn nói rất cảm động về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Đó là đoạn nào? Hãy chép lại chính xác đoạn văn đó theo bản dịch của sách giáo khoa. Phân tích hiệu quả của việc dùng từ ngữ, giọng điệu trong đoạn văn.
Câu 2: (2 điểm)
a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
b. Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.
“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
Câu 3: (6 điểm)
Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên./
Đáp án
Câu 1: (2 điểm)
- Chép chính xác đoạn văn sau: (0,5 điểm)
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."
(Sai 3 lỗi chính tả trừ 0,25đ)
- (1,0 điểm) Cách sử dụng câu văn biền ngẫu (0,5đ) các động từ mạnh kết hợp với việc sử dụng điển cố thể hiện lòng căm thù sôi sục sâu sắc của vi chủ tướng đối với quân giặc. (0,5đ)
Câu 2: (2 điểm)
a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán (1 điểm)
Câu cảm thán là câu có chứa các từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào…(0,5đ) dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.(0,5đ)
* Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
b. Câu cảm thán: Than ôi! Lo thay! Nguy thay! (0,5 điểm)
- Các câu trên là câu cảm thán vì chúng chứa các từ ngữ cảm thán: than ôi, thay và kết thúc câu bằng dấu chấm than. (0,5 điểm)
Câu 3: (6 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày đúng chính tả, ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
* Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật vấn đề: Học luôn đi với hành, lý thuyết luôn đi với thực hành thực tế, phê phán lối học chỉ cốt lấy danh...
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt một số ý cơ bản sau:
Mở bài (1 điểm):
– Nêu xuất xứ La Sơn Phu Tử trong “Bàn luận về phép học” đã nêu “Theo điều học mà làm” (0,5đ)
– Khái quát lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của chúng ta.(0,5đ)
Thân bài (4 điểm):
a. (1 đ): giải thích học là gì:
– Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, học là nắm vững lý luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm … nói chung là trau dồi kiến thức mở mang trí tuệ.(0,5đ)
– Hành là: Làm là thực hành, ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống.
Học và hành có mối quan hệ đó là hai công việc của một quá trình thống nhất để có kiến thức, trí tuệ.(0,5đ)
b. (1,5đ): Tại sao học đi đôi với hành:
Tức là học với hành phải đi đôi không phải tách rời hành chính là phương pháp.
– Nếu chỉ có học chỉ có kiến thức, có lý thuyết mà không áp dụng thực tế thì học chẳng để làm gì cả vì tốn công sức thì giờ vàng bạc…(0,75đ)
– Nếu hành mà không có lý luận chỉ đạo lý thuyết soi sáng dẫn đến mò mẫm sẽ lúng túng trở ngại thậm chí có khi sai lầm nữa, việc hành như thế rõ ràng là không trôi chảy….(Có dẫn chứng).(0,75đ)
c. (1,5đ): Người học sinh học như thế nào:
– Động cơ thái độ học tập như thế nào: Học ở trường, học ở sách vở, học ở bạn bè, học trong cuộc sống (0,5đ); Luyện tập như thế nào: Chuyên cần, chăm chỉ…. (0,25đ)
– Tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ lấy bằng cấp là đủ mỹ mãn, lối học hình thức.(0,5đ) Cần học suốt đời, khoa học càng tiến bộ thì học không bao giờ dừng lại tại chỗ.(0,25đ)
Kết bài (1 điểm):
– (0,5đ) Khẳng định “Học đi đôi với hành” đã trở thành một nguyên lý, phương châm giáo dục đồng thời là phương pháp học tập.
– (0,5đ) Suy nghĩ bản thân.
Đề 3
Cấp độChủ đề | Nhận biết | Thônghiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Phần 1 ĐỌC – HIỂU | - Nêu được tên văn bản được trích. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu:2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | |||
Nêu được nội dung chính của đoạn văn. Nêu được tác dụng trật tự từ trong những bộ phận in đậm | |||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ:20 % | Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % | |||
Phần 2 LÀM VĂN | Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ cá nhân về việc bảo vệ môi trường | Viết được bài văn nghị luận về một bài thơ | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % | Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50 % | Số câu: 2 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70 % | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ:20 % | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % | Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50 % | Số câu: 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % |
Đề bài
PHÒNG GD - ĐT............... TRƯỜNG THCS ............... | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2020 – 2021 Môn: Ngữ Văn Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
Phần I: ĐỌC-HIỂU: (3 điểm)
Đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?
Câu 2: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
Câu 3: (1 điểm) Câu văn: “Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa”. Trật tự từ trong những bộ phận in đậm thể hiện điều gì?
Câu 4: (1 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Phần II: LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trên em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về lợi ích của bảo vệ môi trường.
Câu 2: (5 điểm)
- Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ “ Ngắm trăng”.
Đáp án
PHÒNG GD - ĐT............... TRƯỜNG THCS ............... | HƯỚNG DẪN CHẤM ĐẾ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học..... Môn: Ngữ văn 8 |
Phần I. Đọc- hiểu (3 điểm)
Câu 1 (0.5 đ)
Yêu cầu trả lời:
- Đoạn văn trên được trích từ văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
Hướng dẫn chấm :
- Điểm 0.5 : Trình bày đầy đủ các ý trên.
- Điểm 0 : Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 2 (0.5 đ)
Yêu cầu trả lời: -----
- Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh.
Hướng dẫn chấm :
- Điểm 0.5 : Trình bày đầy đủ các ý trên.
- Điểm 0 : Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.
Câu 3 (1 đ)
Yêu cầu trả lời :
Trật tự từ trong những bộ phận in đậm trên thể hiện trình từ quan sát của người nói.
Hướng dẫn chấm:
- Điểm 1: Trình bày đầy đủ các ý trên.
- Điểm 0.5 : Trình bày được ½ ý trên.
- Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
Câu 4 (1 đ)
Yêu cầu trả lời:
Nội dung của đoạn văn nêu những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
Hướng dẫn chấm:
- Điểm 1: Trình bày đầy đủ các ý trên.
- Điểm 0.5 : Trình bày được ½ ý trên.
- Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (2 đ)
*Yêu cầu chung:
Bài viết của học sinh đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Kiểu bài: Viết đúng kiểu bài văn nghị luận.
- Diễn đạt: Rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
- Bố cục: Chặt chẽ, ngắn gọn.
* Yêu cầu cụ thể:
TT | ĐIỂM | |
1 | Đảm bảo cấu trúc 1 đoạn văn NL | 0,25 |
2 | Xác định đúng vấn đề NL | 0,25 |
3 | Triển khai các vấn đề NL Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau xong cần nêu được: - Suy nghĩ cả nhân về tác hại của bao bì ni lông với môi trường. - Trách nhiệm của các tổ chức xã hội (nói chung) và cá nhân em. (nói riêng) vói việc hạn chế và không sử dụng bao bì ni lông | 1 |
4 | Sáng tạo | 0,25 |
5 | Chính tả, dùng câu, đặt câu. | 0,25 |
6 | TỔNG CỘNG | 2 |
Hướng dẫn chấm:
Điểm 2: Viết được đoạn văn với đầy đủ các ý.
Điểm 1: Viết được đoạn văn với 1/2 các ý.
Điểm 0.5: Viết được đoạn văn với 1/3 các ý.
Điểm 0.: Không viết được đoạn văn.
Câu 2: (5 đ)
*Yêu cầu chung:
Bài viết của học sinh đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Kiểu bài: Viết đúng kiểu bài văn nghị luận kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự.
- Diễn đạt: Rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
- Bố cục: Chặt chẽ, đủ ba phần của bài văn.
* Yêu cầu cụ thể:
a, Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận. (0,5đ)
- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề. Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Phần kết bài khái quát được vấn đề.
- Điểm 0,25: Trình bày đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đầy đủ như trên. Phần thân bài có một đoạn văn.
- Điểm 0: Không làm bài.
b, Xác định đúng vấn đề nghị luận. (0.25 đ)
- Điểm 0,25: Xác định đúng đối tượng nghị luận, nêu được vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ
- Điểm 0: Xác định sai, trình bày sai đối tượng nghị luận.
c, Chia đối tượng nghị luận thành các phần phù hợp, được triển khai hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ, trình bày được những kiến thức về đối tượng nghị luận.
- Điểm 3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên. Có thể tham khảo dàn bài sau:
+ Bài thơ lấy thi đề quen thuộc – ngắm trăng song ở đây, nhân vật trữ tình lại ngắm trăng trong hoàn cảnh tù ngục.
+ Hai câu đầu diễn tả sự bối rối của người tù vì cảnh đẹp mà không có rượu và hoa để thưởng trăng được trọn vẹn. Đó là sự bối rối rất nghệ sĩ.
+ Hai câu sau diễn tả cảnh ngắm trăng. Ở đó có sự giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên. Trong khoảnh khắc thăng hoa ấy, nhân vật trữ tình không còn là tù nhân mà là một "thi gia" đang say sưa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên nhưng xét đến cùng, tâm hồn ấy là kết quả của một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng.
- Điểm 3 – 3,5 đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên nhưng còn một số phần chưa đầy đủ hoặc còn liên kết chưa chặt chẽ.
- Điểm 2 – 2,5 đáp ứng được 2/4 – ¾ các yêu cầu trên.
- Điểm 1 – 1,5 đáp ứng được ¼ các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25 – 0.5 hầu như không đáp ứng được các yêu cầu trên.
- Điểm 0 không đáp ứng được các yêu cầu trên.
d, Sáng tạo (0.5đ)
- Điểm 0.5: Có cách diễn đạt độc đáo, lời văn chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo, dập khuôn, máy móc.
e, Chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.25đ)
- Điểm 0.25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
....................
Đề 4
Mức độChủ đề/Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
1. Bài thơ, tác giả 2. Phương thức biểu đạt 3. Biện pháp tu từ 4. Nội dung văn bản | …1… …1… …..… …..… | .…… ….… …1… …1… | ….… ….… ….… ……. | ….… ….… ….… ……. | …1… …1… …1… …1… |
Số câu Số điểm | ...2… …2,0… | …2… …2,0… | ….… ….… | ….… ….… | …4… …4,0… |
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. | ……. | ……. | ……. | …1… | …1… |
Số câu Số điểm | ……. ……. | ……. ……. | .....… .....… | …1… …6,0… | …1… …6,0... |
Đề bài
A. ĐỌC HIỂU : (4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới :Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe về.“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
(Ngữ văn 8, tập 2)
1. Tên của bài thơ trên là gì ? Tác giả là ai ? (1,0 điểm)
2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là gì ? (1,0 điểm)
3. Câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” được sử dụng biện pháp tu từ nào? (1,0 điểm)
4. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. (1,0 điểm)
B. TẬP LÀM VĂN : (6,0 điểm)
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
A | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | - Tên của bài thơ : Quê hương. - Tác giả : Tế Hanh. | 0,5 0,5 | |
2 | Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm. | 1,0 | |
3 | Biện pháp tu từ : So sánh. | 1,0 | |
4 | Nội dung chính của văn bản : - Miêu tả bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. - Thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. | 0,5 0,5 | |
B | LÀM VĂN | ||
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. | 6,0 | ||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn. | 0,5 | ||
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | |||
b. Xác định đúng luận đề. | 0,5 | ||
Mối quan hệ giữa học và hành. | |||
c. Triển khai vấn đề nghị luận. Vận dụng tốt các phương thức nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm,… | 4,0 | ||
- Giới thiệu mối quan hệ giữa học và hành. - Giải thích : + Học là gì ? + Hành là gì ? + Vì sao học phải đi đôi với hành ? - Tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành. - Bài học/ ý nghĩa/… rút ra. | |||
d. Sáng tạo. | 0,5 | ||
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | |||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,5 | ||
Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu. | |||
ĐIỂM TOÀN BÀI : I +II = 10,0 điểm |
Đề 5
A. ĐỌC HIỂU : (4,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới :
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !
(Ngữ văn 8, tập 2)
1. Tên của bài thơ trên là gì ? Tác giả là ai ? (1,0 điểm)
2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là gì ? (1,0 điểm)
3. Câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” được sử dụng biện pháp tu từ nào? (1,0 điểm)
4. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. (1,0 điểm)
B. TẬP LÀM VĂN : (6,0 điểm)
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Đáp án
A. ĐỌC HIỂU : (4,0 điểm)
1. - Tên của bài thơ: Quê hương.
- Tác giả: Tế Hanh.
2. Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm.
3. Biện pháp tu từ : So sánh.
4. Nội dung chính của văn bản :
- Miêu tả bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài.
- Thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
B. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng luận đề.
Mối quan hệ giữa học và hành.
c. Triển khai vấn đề nghị luận.
Vận dụng tốt các phương thức nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm,…
- Giới thiệu mối quan hệ giữa học và hành.
- Giải thích :
+ Học là gì ?
+ Hành là gì ?
+ Vì sao học phải đi đôi với hành ?
- Tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành.
- Bài học/ ý nghĩa/… rút ra.
d. Sáng tạo.
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu.
.............
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Tài liệu của HoaTieu.vn.
Từ khóa » đề Văn 2021 Lớp 8
-
Top 100 Đề Thi Ngữ Văn Lớp 8 Năm 2021 - 2022 Có đáp án
-
Bộ đề Thi Học Kì 1 Lớp 8 Môn Ngữ Văn Năm Học 2020 - 2021
-
Bộ đề Thi Học Kì 1 Lớp 8 Môn Ngữ Văn Năm Học 2021 - 2022
-
2022 5 Đề Thi Học Kì 1 Lớp 8 Môn Ngữ Văn (Có Ma Trận, đáp án)
-
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 8 Mới Nhất - Tìm đáp án
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 8 Môn Văn 2022 - Mới Nhất
-
[Năm 2021] Đề Thi Học Kì 1 Ngữ Văn Lớp 8 Hà Nội Có đáp án (10 đề)
-
Bộ đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 8 Năm 2020 - 2021
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 8 Môn Ngữ Văn Năm 2021-2022 - HOC247
-
Đề Thi Văn Lớp 8 Học Kì 2 Năm 2021 - 2022 (5 Đề)
-
Đề Thi Học Kỳ 2 Môn Văn Lớp 8 Năm 2020 - 2021 Tuyển Chọn
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 8 Môn Văn 2021 - Ôn Thi HSG
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 8 Môn Văn 2021 - Đề Số 3
-
Đề Thi Kì 2 Môn Văn Lớp 8 Huyện Thanh Hà 2022