Để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Cần Xác định - Toploigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu trả lời chính xác nhất:
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật. Để truy cứu trách nhiệm pháp lý cần phải xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc truy cứu đối với tổ chức hay cá nhân nào đó. Để hiểu rõ hơn trách nhiệm pháp lí và căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể vi phạm pháp luật như thế nào. Mời các bạn tìm hiểu phần nội dung dưới đây
Mục lục nội dung 1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý2. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý3. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hoặc gây ra hành vi vi phạm pháp luật của mình, các cá nhân, tổ chức phải chịu các chế tài theo quy định pháp luật. Các chế tài này có thể là chế tài về dân sự, hình sự hoặc hành chính…
2. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm chính trị… Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc chủ thể phải chịu những sự thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, về tự do… mà phần chế tài của các quy phạm pháp luật đã quy định.Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
3. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức hay cá nhân nào đó cần phải xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc truy cứu.
- Về cơ sở thực tiễn để truy cứu trách nhiệm pháp lý thì phải có vi phạm pháp luật xảy ra.
- Về cơ sở pháp lý đó là những quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến vi phạm pháp luật đó và thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết vụ việc đó.
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật. Để truy cứu trách nhiệm pháp lý cần phải xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc truy cứu đối với tổ chức hay cá nhân nào đó.
Từ khóa » để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Cần Xác định
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý ? Yêu Cầu ... - Luật Minh Khuê
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là? - Luật Hoàng Phi
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? (cập Nhật 2022)
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là - Top Lời Giải
-
Câu 22. Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là - Khóa Học
-
[PDF] Bài 7: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ - Topica
-
Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý đối Với Chủ Thể Vi Phạm Pháp Luật
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? 5 Loại Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì?
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Nguyên Tắc áp Dụng Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? - Luật Minh Gia
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý ? - Văn Phòng Luật Sư đms
-
Nội Dung Thuyết Trình Trách Nhiệm Pháp Lý - StuDocu
-
[DOC] 1.2.3.2. Các Nguyên Tắc Của Hoạt động Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Trách Nhiệm Hình Sự Là Gì? Quy định độ Tuổi Chịu Trách Nhiệm Hình Sự?
-
Xác định Dấu Hiệu để Chuyển Hồ Sơ Vi Phạm Hành Chính Sang Truy ...
-
Có Mấy Loại Vi Phạm Pháp Luật? Trách Nhiệm Pháp Lý Thế Nào?