Đề Và Đáp àn Thi Tuyển HSG Sinh 11 Năm Học 2018-2019 (cô Phạm ...
Sở Giáo Dục – Đào tạo Hà Tĩnh
Trường THPT Nguyễn Trung Thiên
ĐỀ CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG SINH 11
Năm học 2018-2018- Ngày thi 25/9/2018
Thời gian làm bài : 120 phút
Chủ đề 1: Trao đổi nước ở thực vật
Câu 1: (5 điểm) Sự trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật
Nước được hấp thụ từ đất vào cây theo hai con đường:
1. Đó là hai con đường nào? Nêu những đặc điểm lợi và bất lợi của hai con đường đó?
2. Tìm những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước? Nhiều loài thực vật không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng như thế nào?
Câu 2: (4điểm)
a. Ở một loài thực vật trên cạn, xét các cấu trúc sau: tế bào vỏ rễ, tế bào thuộc mạch gỗ của rễ, tế bào lông hút, tế bào nhu mô lá gần khí khổng, nội bì, tế bào thuộc mạch gỗ của thân. Trong các cấu trúc trên, thế nước ở cấu trúc nào thấp nhất? Giải thích
b. Sắp xếp các cấu trúc ở phần a theo thế nước tăng dần.
c. Giải thích vì sao khi cắt ngắn cành hoa trước khi cho vào bình cắm, người ta thường để vị trí cắt ngập trong nước?
Câu 3: ( 5điểm)
a. Phân biệt thoát hơi nước qua khí khổng với thoát hơi nước qua cutin.
b. Những lực nào tham gia vận chuyển nước trong cây? Lực nào đóng vai trò quan trọng nhất?
c.Trình bày những tác nhân ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá:
Câu 4: ( 3 điểm)
Trong tế bào tồn tại 2 dạng là nước tự do và nước liên kết:
a. Phân biệt nước tự do và nước liên kết về tính chất vật lý, tính chất hóa học của phân tử nước.
b. Vì sao nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong tế bào thực vật làm tế bào trương lên?
Câu 5: (3 điểm) Giải thích các hiện tượng sau:
- Khi bón nhiều phân hóa học thì cây bị héo.
- Khi đất bị ngập nước thì cây bị héo.
- Khi rể cây bị nén chặt thì cây bị chết
Sở Giáo Dục – Đào tạo Hà Tĩnh
Trường THPT Nguyễn Trung Thiên
ĐÁP ÁN ĐỀ CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG SINH 11
Năm học 2018-2018- Ngày thi 25/9/2018
Chủ đề 1: Trao đổi nước ở thực vật
Câu | Nội dung | Điểm | ||||
1.1
1.2
2.
3.
4.
5. | - 2 con đường: + gian bào: Nước đi vào thành tế bào của tế bào lông hút sau đó di chuyển vào thành tế bào và gian bào của tế bào vỏ đến các tế bào nội bì. + tế bào chất: Nước đi vào TBC của tế bào lông hút, sau đó qua cầu sinh chất sang các tế bào vỏ tới tế bào chất của tế bào nội bì, TBC của tế bào vỏ trụ rồi vào mạch gỗ - Đặc điểm : + Gian bào: . có lợi: vận tốc nhanh . bất lợi:không kiểm soát được thành phần dịch vận chuyển,không vào đến mạch gỗ do dòng vận chuyển đến nội bì bị đai capari bị chặn lại + Tế bào chất: . có lợi : kiểm soát được thành phần dịch vận chuyển, đi đến tận mạch gỗ, ko bị đai capari chặn lại . bất lợi: vận tốc chậm, 1 phần dịch vận chuyển bị giữ lại tế bào. a.* Cấu tạo lông hứt phù hợp chức năng - Thành TB mỏng, không thấm cutin -> nước dễ dàng đi vào theo theo cơ chế thụ động. - Chỉ có một không bào ở trung tâm lớn -> tạo Ptt lớn giúp TB hấp thụ nước dễ dàng. - Lông hút chứa nhiều ty thể: Quá trình hô hấp ở rễ biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản -> làm tăng nồng độ dịch bào -> tăng Ptt -> rễ lấy được nước tự do và nước liên kết yếu trong đất một cách dễ dàng. - Đầu lông hút nhỏ, thuôn nhọn để len lỏi vào các mao quản đất => Vì vậy các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt từ đất được lông hút hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu (từ thế nước cao đến thế nước thấp) b* - Thực vật thủy sinh không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng toàn bộ bề mặt cơ thể. - Ở tế bào rễ còn non, vách của tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ nước và ion khoáng. - Một số cây ở trên cạn, hệ rễ không có lông hút nhưng rễ được nấm rễ bao bọc. Nhờ nấm rễ, các loại cây đó hấp thụ nước và ion khoáng một cách dễ dàng và có tính chọn lọc. Mặt khác, sợi nấm tạo nên bề mặt hấp thụ lớn. a. Thế nước ở tế bào nhu mô lá gần khí khổng thấp nhất. Giải thích: Tế bào nhu mô lá gần khí khổng bị mất nước do sự thoát hơi nước do đó thế nước thấp nhất b. Tế bào nhu mô lá gần khí khổng => tế bào thuộc mạch gỗ của thân => tế bào thuộc mạch gỗ của rễ => nội bì => tế bào vỏ rễ => tế bào lông hút c. Khi để vị trí cắt ngập trong nước sẽ tránh cho bọt khí xâm nhập vào mạch gỗ => tạo ra dòng nước liên tục từ ngoài vào thân và đi lên cánh hoa, từ đó hoa sẽ tươi lâu hơn. a. Phân biệt thoát hơi nước qua khí khổng với thoát hơi nước qua cutin.
b. Những lực nào tham gia vận chuyển nước trong cây? Lực nào đóng vai trò quan trọng nhất? - Có 3 lực: Áp suất rễ, lực hút phía trên do thoát hơi nước gây ra, lực liên kết giữa các phân tử nước và liên kết giữa phân tử nước với thành mạch dẫn. - Lực hút của thoát hơi nước đóng vai trò quan trọng nhất. c. Trình bày những tác nhân ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá: + Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng ® ảnh hưởng đến thoát hơi nước. + Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí). + Độ ẩm: Độ ẩm đất càng tăng thì quá trình hấp thụ nước tăng, độ ẩm không khí càng tăng thì sự thoát hơi nước càng giảm. + Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng khoáng trong đất càng cao thì áp suất dung dịch đất càng cao ® hấp thụ nước càng giảm. a. Phân biệt nước tự do với nước liên kết: - Nước tự do là những phân tử nước có khả năng chuyển động trong dung dịch mà chưa gắn kết với một phân tử nào khác. Nước tự do có đầy đủ các tính chất của nước như khả năng hòa tan các chất, khả năng dẫn điện, là môi trường diễn ra các phản ứng, là nguyên liệu tham gia vào các phản ứng... - Nước liên kết là những phân tử nước đã liên kết với các phân tử hữu cơ hoặc vô cơ khác. Ví dụ các phân tử nước bao quanh ion Na+ tạo nên một lớp vỏ bao bọc ion này. Nước liên kết không còn các đặc tính vật lý, hóa học của phân tử nước (không có khả năng dẫn nhiệt, không trở thành dung môi...). Nước liên kết có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ các chất hữu cơ, bảo vệ các cấu trúc của tế bào. b. Nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong tế bào thực vật làm tế bào trương lên là vì: các chất luôn có khuynh hướng chuyển động từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp. Ở trong tế bào thực vật thường có nồng độ chất tan cao hơn ở môi trường nên có áp suất thẩm thấu lớn. Do vậy các phân tử nước sẽ thẩm thấu từ môi trường vào tế bào thực vật làm cho tế bào trương lên. a.Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, làm cho rẽ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lai đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo. và chết. b.Rễ cây bị ngập nước lâu ngày dẫn đến các tế bào rễ không hô hấp được, vì vậy sẽ không cung cấp đủ oxy cho hoạt động của các tế bào rễ cùng với việc tích lũy các chất độc hại, do đó sẽ làm chết đi các lông hút ở rễ và không thể hình thành được lông hút mới, vì vậy cây cũng không thể hút nước được nữa, sẽ bị héo dần rồi chết. c. Rể bị nén chặt -> rể thiếu oxi – rể ko hô hấp được-> rể bị chết-> Cây bị chết |
0.5
0,5
0,5đ
0.5đ.
2đ
1đ
2đ
1đ
1đ
2đ
1đ
2đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ |
…………………………..hết………………………….
Từ khóa » điều Xảy Ra Với Thực Vật Sống Trên Cạn Khi Rễ Ngập Trong Nước Là
-
Cây Trên Cạn Bị Ngập úng Lâu Sẽ Chết Vì Sao?
-
Bài 3 Trang 9 SGK Sinh Học 11
-
Bài 3 Trang 9 SGK Sinh Học 11. Giải Thích Vì Sao Cây Trên Cạn Bị Ngập ...
-
Giải Thích Vì Sao Cây Trên Cạn Bị Ngập úng Lâu Sẽ Chết? - Top Lời Giải
-
Giải Thích Vì Sao Cây Trên Cạn Bị Ngập úng Lâu Sẽ Chết
-
Vì Sao Cây Trên Cạn Bị Ngập úng Lâu Sẽ Chết? Bạn Biết Chưa? - GiaiNgo
-
Giải Thích Vì Sao Cây Trên Cạn Bị Ngập úng Lâu ...
-
Vì Sao Cây Trên Cạn Bị Ngập úng Lâu Sẽ Chết?
-
Vì Sao Cây Trên Cạn Bị Ngập úng Lâu Sẽ Chết ? - Hoc24
-
Ý Nào Sai Khi Nội Về Nguyên Nhân Cây Trên Cạn Bị Ngập úng Lâu Sẽ Chết
-
Giải Thích Vì Sao Cây Trên Cạn Bị Ngập úng Lâu Sẽ ...
-
Tại Sao Cây Trên Cạn Ngập úng Lâu Ngày Sẽ Chết - Bí Quyết Xây Nhà
-
Cây Trên Cạn Bị Ngập úng Lâu Sẽ Chết Vì Sao?
-
Vì Sao Cây Trên Cạn Bị Ngập úng Lâu Sẽ Chết? Bạn Biết Chưa?